Hướng dẫn cách nuôi nghêu của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

Loan Nguyen

Con gái Đất Võ
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.

Con nghêu phân bố ở phía Nam (tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau... Nghêu sống vùi ở các vùng triều gần các cửa sông.

Nghêu có con đực, con cái riêng. Nó có khả năng đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào tháng 4-6 và vào tháng 11-12. Số trứng trong con cái trung bình cũng khoảng trên 5.300.000 trứng/con.

Con đực và con cái cùng xuất tinh trùng và trứng vào trong nước. Nếu gặp được nhau để thụ tinh thì chúng sẽ phát triển thành ấu trùng.

Ấu trùng sống trôi nổi. Nó dần dần hình thành vỏ rồi chìm xuống đáy để thành nghêu ấu thể. Nghêu ấu thể lớn thên thành nghêu cám (bằng nửa hạt gạo). Sau hơn 1 tháng, nghêu cám lớn lên thành nghêu giống. Từ nghêu giống mà nuôi thành nghêu thịt cũng phải trải qua 10-11 tháng.

Người ta ước tính, con nghêu từ lúc sinh ra cho đến lúc ta thu hoạch được cũng phải khoảng 18-20 tháng.

3cenuoi-ngheu.jpg

Nuôi nghêu không khó, lại cho thu nhập cao.
Khi nuôi nghêu, quan trọng nhất là chỗ nuôi. Ta phải chọn những bãi vùng triều và dưới triều tương đối bằng phẳng, ít dốc, nền đáy hơi xốp và là lớp cát bùn. Nghêu sẽ găm mình trong đó, nằm há mồm để đợi thức ăn lọt vào. Nhiệt độ của nước không nên vượt quá cao. Vì vậy, khi triều rút, trên bãi thả nghêu, ta không được để đọng các vũng nước. Ta phải khơi cho nó thoát đi để tránh bị mặt trời hun thành nước nóng, làm chết nghêu.Nghêu hoạt động mạnh khi nồng độ muối trong nước khoảng 25-30%o, lúc triều lên. Còn khi gặp mưa hoặc lũ thượng nguồn đổ về làm nồng độ muối giảm thì nghêu ngừng hoạt động và đóng vỏ lại.

Ở bãi thả nghêu, ta phân thành từng lô. Ta đóng cọc xung quanh và vây lưới để nghêu không bị trôi đi (mắt lưới chỉ độ 4-5mm). Phải thận trọng khi chọn nghêu giống. Ta không dùng những con nghêu giống đã há miệng hoặc có mùi ươn thối. Nó có thể chết do ta khi vận chuyển đã để mưa thấm vào, để bị khô hoặc thời gian vận chuyển quá lâu.

Ta rải đều giống vào lô khi thủy triều lên. Khi triều xuống, nếu nghêu bị dạt vào một góc thì ta lại san ra. Việc này phải làm liên tục trong 3-4 tháng đầu. Lưu ý, bắt các loại ốc hại nghêu lọt vào trong khu nuôi. Phải thường xuyên kiểm tra rào chắn, đặc biệt là chân rào. Trành việc nghêu bị xô vào một chỗ rồi bị đẩy ra ngoài...

Nuôi nghêu không khó. Nếu nuôi tốt thì có thể thu được cả bạc tỷ! Vậy, chỗ nào nuôi được nghêu thì bà con phải lo để nuôi.
Nguồn: http://danviet.vn/
 


Ông tiến sỹ này oải ổng lắm. ông ta thấy ở đâu có mùi tanh tanh là ông ta mò tới. Ông ta mò đến trang trại chồn ở Củ Chi, ông nói tầm bậy tầm bạ, con chồn cây , mà ông ta cũng không biết. Phong trào nuôi cầy vòi hương ( chồn hương) ông ta coppy hình con chồn cây vào, đăng chà bá và giới thiệu trang trại bán chồn giống, thấy mắc cười. Sau khi ông ta và những người cùng làm với ông ta, đọc được câu tôi viết " con chồn hương giống, hay giống con chồn hương" ông ta giựt mình mới xóa cái hình con chồn cây .Con chồn nhung đen hình như cũng có ông ta nhúng tay vào thì phải .................Chuyện nuôi nghêu nông dân đã nuôi từ lâu rồi, chứ không có ai có sáng kiến này. Thấy nông dân làm được nhẩy vô hô hào và tô vẻ màu mè. Nhưng sau này nuôi số nhiều, thì có ai đến giúp bán buôn gì đâu. Nhà khoa học chạy theo đuôi nông dân, vô tay hô hào cho xôm tụ và lấy oai
 
Last edited by a moderator:
Từ tỉ phú xuống thành triệu phú thì có.
Lao đầu theo nữa là thành nghèo phú luôn quá.
 
con nghêu từ lúc sinh ra cho đến lúc ta thu hoạch được cũng phải khoảng 18-20 tháng.

Thời gian như thế này là quá lâu ... Ngoài Quảng Ninh . Ở chợ bán nghêu ( ngao) kích thước vừa vừa thôi to hơn nắp chai bia một chút . Nhà mình nấu canh mồng tơi,rau đay,mướp vợ mua 15 ngàn là ăn mệt rồi . Nước rất ngọt,đằm... hoặc ngao trần sả dứa uống giải rượu cũng tốt ... Nói về nuôi nghêu ... có lẽ chẳng ở đâu nhiều bằng quảng ninh ... Có những bãi triều,có những hòn đảo ... ngày xưa thanh niên chúng tôi ru nhau thuê thuyền đi chơi hè ... giờ khoán cho dân nuôi thủy sản ... Vòng ngoài đảo nước sâu họ nuôi hàu và cá lồng .... vòng trong sát chân đảo với nhiều bãi cát trắng mịn tuyệt đẹp họ nuôi ốc đá ( để bám lên núi đá vôi) và ngheu,sò, ... thế là mất những chỗ chơi tuyệt đẹp
 

OẢi, hồi nhỏ cháu cũng mê cái ông tiên gì lân lân gì đó trong một chương trình trên vtv, sau nghe cũng tiến sĩ lâng lâng gì đó quảng cáo cây bơ cho anh mươiì bơ trên vtv2 cháu sợ, nông dân mà cứ theo mấy kênh truyền hình lớn cỡ như kênh khoa giáo đài truyền hình vịt nam có mà thành tỉ phú hết, sợ...
Nông dân theo ông lâng lâng kiểu gì cũng có người giàu
 
Cá nhân tôi đã xem, đọc, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với ông Hùng. Tôi thấy ông Nguyễn Lân Hùng đúng là mẫu người ăn tục, nói phét và làm giàu trên máu và nước mắt của nông dân. Tôi không hiểu học vị Giáo sư ở đâu mà ông có nhưng con gì ông cũng chỉ người ta nuôi được trong khi ông chưa từng nuôi con gì. Ông ta chỉ mang các danh là giao sư để trục lợi,...cũng chẵng muốn nói nữa..
 


Back
Top