Hướng đi nào để phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.

Mặc dù, đứng trước tình trạng thiên tai, dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, biến động của tỷ giá nhưng tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn bảo đảm kế hoạch, góp phần ổn định KT – XH, tạo tiền đề để hướng tới phát triển các sản phẩm chăn nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững. Tuy nhiên, làm thế nào để chăn nuôi phát triển thực sự hiệu quả trong thời gian tới vẫn còn là thách thức lớn, rất cần sự tháo gỡ của các chính sách và sự vào cuộc của các cấp, các ngành và các trang trại, nông hộ.

Thực trạng chăn nuôi

Theo đánh giá kết quả chăn nuôi 9 tháng qua của Bộ NN và PTNT, tính tại thời điểm tháng 4.2011, đàn lợn cả nước có 26,3 triệu con, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm 2010; đàn trâu, bò có hơn 8,5 triệu con, giảm 4,6%; đàn gia cầm có 293,7 triệu con, tăng 5,87% so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượng đầu con giảm nhưng số lượng thịt sản xuất lại tăng. Cụ thể, tổng sản lượng thịt hơi sản xuất tăng 6,66% trong đó sản lượng thịt bò tăng 4,8%, thịt trâu tăng 9,3%, sản lượng thịt lợn tăng 2,6%, sản lượng thịt gia cầm tăng 16,8%; sản lượng trứng tăng 18,97%; sản lượng sữa tăng 5,44%.


Một điều đặc biệt là hiện nay đang có xu hướng phát triển hình thức chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm và thúc đẩy phát triển. Đây cũng là hướng đi tiếp theo của ngành chăn nuôi trong thời gian tới, trong khi đó, chăn nuôi nông hộ có xu hướng giảm dần. Cả nước hiện có trên 23.558 trang trại với tốc độ tăng trưởng trang trại là 13,2% năm 2010 so với 2009. Và có sự phân khúc phát triển theo đặc trưng vùng miền. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là 43,62%; Đông Nam bộ 17,35%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 13,46%; ĐBSCL 13,92%, Trung du và miền núi phía Bắc 8,17%; Tây Nguyên 3,44%.

Thách thức cho ngành chăn nuôi


Thực tế thời gian qua, ngành chăn nuôi nước ta đứng trước những thách thức lớn. Một là, trong 9 tháng qua, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tình hình thời tiết và dịch bệnh. Trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ cuối năm 2010 đến tháng 2.2011 và một số đợt rét đậm bất thường sau đó cho đến cuối tháng 3.2011 đã làm gần 100 nghìn con trâu bò và gia súc bị chết đói, rét do đó đã làm giảm số lượng đàn gia súc. Bên cạnh đó, dịch lở mồm, long móng ở lợn, trâu bò, dịch cúm tai xanh đã trở lại hoành hành vào năm 2010 đã gây ảnh hưởng đến đàn gia súc sinh sản làm giảm nguồn cung trên thị trường. Hai là, chi phí đầu vào tăng như giá điện tăng 15,5%, xăng dầu 43,26%, than 32,29%, thức ăn chăn nuôi tăng từ 12 – 14%, chi phí vận chuyển tăng 20,19%, lãi suất tăng 9,21% so với tháng 1.2011 đã thiết lập mặt bằng giá mới đối với tất cả sản phẩm chăn nuôi. Thứ ba là khâu lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập. Theo Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT Nguyễn Thanh Sơn thì hiện nay đang có sự chênh lệch lớn về giá thu mua tại chuồng và giá bán ở chợ đến người tiêu dùng, giữa các vùng miền cũng có khác biệt lớn. Ở đây đã có sự làm giá của giới thương lái. Điều này, đã làm mất đi tính ổn định của thị trường thời gian qua, và không ai khác chính người chăn nuôi và người tiêu dùng bị ảnh hưởng về quyền lợi.

Hướng đi nào cho phát triển chăn nuôi thời gian tới?

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 thì cần phải xác định rõ đối tượng vật nuôi chủ yếu lợi thế; quy hoạch vùng chăn nuôi cho từng loại vật nuôi; quy mô đầu con hợp lý của từng vùng; phương thức chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ. Chuyển hướng chăn nuôi từ chiều rộng sang chiều sâu; không khuyến khích phát triển ồ ạt về số lượng đầu con mà tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về phát triển chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch bệnh, bền vững, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới. Trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên phát triển lợn, gia cầm, riêng đối với ĐBSCL chú trọng phát triển chăn nuôi vịt, bò thịt. Đối với các loại vật nuôi khác chỉ phát triển theo điều kiện của từng vùng sinh thái, từng địa phương và khả năng tiêu thụ của thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới phương thức chăn nuôi, khuyến khích và hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp với quy mô hợp lý; có chính sách phù hợp để hỗ trợ chăn nuôi hộ gia đình có kiểm soát, an toàn dịch bệnh, tăng thu nhập cho nông dân nghèo. Cần có chính sách hỗ trợ giảm thiểu chăn nuôi thả rông, quy định điều kiện thả rông vịt, trâu bò, hướng dẫn chăn nuôi có kiểm soát; hướng dẫn chăn nuôi có chuồng nuôi đối với các tỉnh miền núi, ĐBSCL; hướng dẫn chăn nuôi khoa học, tiếp cận chăn nuôi công nghiệp bằng giống tốt, thức ăn chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cho chăn nuôi đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu chất lượng cho sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu thì cần có chính sách tăng cường quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất lượng. Tăng cường công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, trước mắt, cần tập trung hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các quy định về quản lý môi trường, rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động chăn nuôi; khuyến khích áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải vật nuôi, trong đó tiếp tục hỗ trợ phát triển chương trình Biogas. Đây là một hướng đi tạo nên sự phát triển bền vững trong ngành chăn nuôi.

Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng bền vững ngành chăn nuôi các tháng cuối năm năm 2011, bảo đảm đủ nguồn cung thực phẩm từ nay đến cuối năm đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, vừa có lợi cho người chăn nuôi, vừa góp phần bình ổn giá thị trường; phấn đấu đạt sự tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi cả năm 6,5%; khống chế được dịch bệnh, đặc biệt dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng và các loại dịch bệnh khác thì các địa phương cần phải chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm có chính sách hỗ trợ vật tư cho hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường công tác quản lý thị trường các sản phẩm chăn nuôi, từng bước thiết lập thị trường sản xuất kinh doanh thực phẩm cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết, quản lý của nhà nước bảo đảm quyền lợi các bên tham gia, trong đó giết mổ và chế biến thực phẩm là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện, nhà nước không chỉ quản lý về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm mà cần thu thuế VAT thay cho thuế VAT của thức ăn chăn nuôi hiện đang đánh vào người chăn nuôi (5%). Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch, dành quỹ đất cho phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Đây vừa là mục tiêu vừa là hướng đi mang tính dài hạn cho ngành chăn nuôi trong thời gian tới, bảo đảm phù hợp với chính sách xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
 


Last edited:
Ghi nhận công lao của bạn vì đã cất công sưu tầm bài viết này !
Mọi chuyện đều nằm ngoài tầm với của người trực tiếp chăn nuôi nên bó gối chờ quy hoạch !?
 
Người chăn nuôi chỉ đoán và nhận định và tìm ra hướng đi thôi! Chứ không thể tạo ra, quy hoạch hay hoạch định một ngành quy mô và vĩ mô như thế được!
 
Ghi nhận công lao của bạn vì đã cất công sưu tầm bài viết này !
Mọi chuyện đều nằm ngoài tầm với của người trực tiếp chăn nuôi nên bó gối chờ quy hoạch !?

Thưa các ACE,Ảơ đây tôi không đơn giản là chỉ đi sưu tầm sưu bài viết và đưa vào đây cho mọi người đọc. bản thân tôi là người trực tiếp chăn nuôi,và tôi luôn chăn trở suy nghĩ để trả lời câu hỏi "phát triển chăn nuôi của gia đình mình theo hướng nào?"
 
Last edited:
Thưa các ACE,Ảơ đây tôi không đơn giản là chỉ đi sưu tầm sưu bài viết và đưa vào đây cho mọi người đọc. bản thân tôi là người trực tiếp chăn nuôi,và tôi luôn chăn trở suy nghĩ để trả lời câu hỏi "phát triển chăn nuôi của gia đình mình theo hướng nào?"

Chào mọi người!
Đọc tâm sự của bác huyvumanh tôi nhận thấy bác là người có tâm huyết và đang suy nghĩ hướng đi cho phát triển chăn nuôi theo quy mô gia đình. Việc xác định hướng đi thì chắc mọi người ở diễn đàn ta đã có bán nhiều rồi tuy ở các dang tựa đề khác nhau thôi. ở đây tôi cũng có vài ý nhỏ muốn chia sẻ với những ai đang băn khoăn suy nghĩ hoặc đang tìm hướng đi cho mình và cộng đồng (ý kiến cá nhân thôi):

1. Để xác định phương hướng phát triển và là người sản xuất hàng hoá bạn phải xác định được tiềm năng thế mạnh của mình và của vùng bạn đang sống (kinh tế gia đình, đất đai, vùng miền (miền núi, đồng bằng, miền sông nước)) từ đó đầu tư vào vật nuôi mà thị trường rộng và phù hợp với môi trường. Bạn có thể chọn nuôi một loài mới ở vùng đó nhưng phải tính đến thị trường về lâu dài sẽ phát triển được đến đâu và đâu là đích đến của bạn

2. Bạn phải có sự yêu thích và đam mê với ngành và với con vật bạn nuôi (bởi không yêu thích vật nuôi và chăn nuôi bạn sẽ bị chán khi gặp khó khăn) từ đó bỏ công tìm hiểu kinh nghiệm kỹ thuật của những người đi trước và bắt đầu thử nghiệm và phát triển theo hướng tăng dần

3. Khi bạn đã chăn nuôi rồi bạn phải tính đến các hoạt động đi kèm như xây dựng quy trình chăn nuôi, khẩu phần thức ăn, quy trình vệ sinh phòng bệnh tối ưu nhằm mang lại hiệu quả cao mà giảm giá thành sản xuất

4. Xây dựng hệ thống sản xuất: khi bạn đã vững mạnh về kỹ thuật, có sản luợng vật nuôi số lượng lớn, thị trường ổn định thì bạn tiến hành xây dựng các cở sở vệ tinh ( hợp tác xã cũng ngành nghề) và các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm hướng tới thị trường lớn là các trung tâm mua sắm, siêu thị tiền tới hơn nữa là xuất khẩu.

Trên đây là suy nghĩ và mục tiêu phát triển chăn nuôi từ quy mô nhỏ tới phát triển lơn hơn cho chăn nuôi của hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế mong nhận đựoc chia sẻ của mọi người
 
Chào mọi người!
Đọc tâm sự của bác huyvumanh tôi nhận thấy bác là người có tâm huyết và đang suy nghĩ hướng đi cho phát triển chăn nuôi theo quy mô gia đình. Việc xác định hướng đi thì chắc mọi người ở diễn đàn ta đã có bán nhiều rồi tuy ở các dang tựa đề khác nhau thôi. ở đây tôi cũng có vài ý nhỏ muốn chia sẻ với những ai đang băn khoăn suy nghĩ hoặc đang tìm hướng đi cho mình và cộng đồng (ý kiến cá nhân thôi):

1. Để xác định phương hướng phát triển và là người sản xuất hàng hoá bạn phải xác định được tiềm năng thế mạnh của mình và của vùng bạn đang sống (kinh tế gia đình, đất đai, vùng miền (miền núi, đồng bằng, miền sông nước)) từ đó đầu tư vào vật nuôi mà thị trường rộng và phù hợp với môi trường. Bạn có thể chọn nuôi một loài mới ở vùng đó nhưng phải tính đến thị trường về lâu dài sẽ phát triển được đến đâu và đâu là đích đến của bạn

2. Bạn phải có sự yêu thích và đam mê với ngành và với con vật bạn nuôi (bởi không yêu thích vật nuôi và chăn nuôi bạn sẽ bị chán khi gặp khó khăn) từ đó bỏ công tìm hiểu kinh nghiệm kỹ thuật của những người đi trước và bắt đầu thử nghiệm và phát triển theo hướng tăng dần

3. Khi bạn đã chăn nuôi rồi bạn phải tính đến các hoạt động đi kèm như xây dựng quy trình chăn nuôi, khẩu phần thức ăn, quy trình vệ sinh phòng bệnh tối ưu nhằm mang lại hiệu quả cao mà giảm giá thành sản xuất

4. Xây dựng hệ thống sản xuất: khi bạn đã vững mạnh về kỹ thuật, có sản luợng vật nuôi số lượng lớn, thị trường ổn định thì bạn tiến hành xây dựng các cở sở vệ tinh ( hợp tác xã cũng ngành nghề) và các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm hướng tới thị trường lớn là các trung tâm mua sắm, siêu thị tiền tới hơn nữa là xuất khẩu.

Trên đây là suy nghĩ và mục tiêu phát triển chăn nuôi từ quy mô nhỏ tới phát triển lơn hơn cho chăn nuôi của hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế mong nhận đựoc chia sẻ của mọi người

Rất cảm ơn bác n_hung_cj. em rất tâm đắc với bài viết của bác.em sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về bài viết này,nó bao hàm rất nhiều ý nghĩa, nếu đọc 1 lần có lẽ sẽ k hiểu hết đc ý nghĩa sâu sắc của bài viết.
 
thực ra trong lúc đọc topic của bác chợt suy nghĩ và viết ra vậy còn nếu bác muốn trao đổi thêm bác nêu ra suy nghĩ của mình thì không chỉ tôi mà các anh em khác trong diễn đàn sẽ cùng trao đổi sâu hơn với bạn
 

Tại sao người chăn nuôi nói riêng và nông dân nói chung chưa tìm được phương hướng liên kết phát triển bền vững???
Mô hình chăn nuôi hiệu quả và phát triển bền vững như thế nào đây?
Mọi người cùng suy ngẫm!
 
Theo tôi trong thời buổi kinh tế thị trường đầy khó khăn như hiện nay để phát triển bền vững và lâu dài là điều không đơn giản. điều quan trọng là người chăn nuôi cần phải chủ động đối phó những khó khăn sẽ xẩy ra.
 


Back
Top