Hướng Làm Giàu Mới từ nuôi thú hoang dã

  • Thread starter thienanfarm@gmail.com
  • Ngày gửi
T

thienanfarm@gmail.com

Guest
Chào mừng Quý khách đến với Thiên Ân Farm !</SPAN>
Kính chào Quý vị! Chúng ta rất vui mừng và tự hào rằng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta đang uốn mình mạnh mẽ vươn lên khỏi cảnh đói nghèo. Và, giờ đây Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập vào hạng trung bình trên thế giới. Đang trở thành con rồng của Châu á. Không lâu xa cũng sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hùng mạnh. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đó, đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao. Từ chỗ chỉ lo sao "ăn no mặc ấm" sang chỗ "ăn ngon mặc đẹp". Bởi vậy, nhu cầu thường thức các món ăn ngon, lạ và bổ dưỡng của đại đa số các tầng lớp trung lưu khá giả và dân sành nhậu đang rất thịnh - "hot". Nắm bắt được cơ hội đó, nhiều hộ gia đình nông dân đang chuyển hướng chăn nuôi vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Chuyển từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt...tốn nhân công và hao hụt nhiều do chúng dễ mắc dịch bệnh sang chăn nuôi nai, lợn rừng, nhím, don, dúi, gà sao, chim trĩ...ít rủi ro hao hụt do bản chất hoang dã nên chúng có sức kháng bệnh rất cao.</SPAN>
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu Kỹ thuật cơ bản để nuôi con dúi mà chúng tôi đúc kết qua chăn nuôi thực tế, qua sách báo, qua kênh VTC 16, qua kênh VTV 2, qua internet,..</SPAN>

Kỹ Thuật Nuôi Dúi</SPAN>

- Dúi hay còn được gọi là chuột tre, chuột nứa và được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro.
- Hiện nay, nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường nhất là các nhà hàng, khách sạn và các quán lẩu Dúi..
- Nuôi Dúi ít vốn, tốn ít diện tích, thức ăn rẻ dễ kiếm. Trước nhu cầu của thị trường thì con dúi đang được bà con nông dân trên cả nước ta đã và đang đưa vào nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đầu ra của Dúi dễ tiêu thụ vì trọng lượng một con dúi khoảng vài ba ki-lô-gram, giá thành không quá cao, rất vừa cho một bàn nhậu, vừa cho một nồi lẩu, cho một buổi sum họp gia đình…

1.Thức ăn
- Trong tự nhiên, Dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, Dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía...
- Khi nuôi thức ăn: cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, trẩy, bương, luồng, nứa, hóp…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, cỏ ghi-lê, các loại mía… ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi) và nó ăn một số loại thức ăn khác như: củ khoai lang, củ sắn, nghô (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).

2. Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản
a) Chuồng nuôi
Chuồng nuôi: Mỗi ô chuồng rộng 40– 50 cm, dài 70 –80 cm xây tường cao 70 cm, bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dùng cho một con.
b) Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản
- Mỗi năm dúi đẻ trung bình 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.
- Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 22-23 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía, ngô… tuy nhiên nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập.</SPAN>
- Khi dúi con được khoảng 30–40 ngày tuổi thì nên tách dúi con ra khỏi dúi mẹ. Vì nếu để cho dúi con bú lâu thì dúi mẹ có thể bị kiệt sức mà chết. Sau khi tách con thì nên ngừng cho dúi mẹ ăn một ngày và sau 3-5 ngày dúi mẹ được nghỉ ngơi lại sức thì kiểm tra và ghép đôi với Dúi đực.
c) Chọn giống</SPAN>
- Khi cai sữa dúi con thì nên gom chúng lại nuôi tập thể cho giảm công chăm sóc, giảm công dọn dẹp chuồng trại và đỡ tốn diện tích chuồng nuôi. Hơn nữa, Dúi con tranh nhau ăn cũng lớn nhanh. Tuy nhiên, ta chỉ nên nuôi chung dúi con khoảng 4–7 tháng tuổi rồi tách chúng ra nuôi riêng. Vì khoảng 8 tháng tuổi trở lên là dúi cái có dấu hiệu động dục nhưng phải khoảng 12 tháng tuổi thì Dúi sinh sản mới tốt. Giai đoạn này chúng dễ cắn nhau vì tranh bạn tình hoặc chiếm vị thế con đầu đàn…</SPAN>
- Trong khi nuôi tập thể ta tiến hành lựa Dúi giống để nuôi những con có thân hình thon chắc, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, các chi không khiếm khuyết, các núm vú bình thường đều nhau đối với Dúi cái. Những Dúi quá mập hay gầy ốm thì để nuôi xuất bán Dúi thương phẩm. Khi nuôi ta theo dõi nếu Dúi sinh sản ít và thưa thì ta cũng không nên tiếc mà xuất bán Dúi thương phẩm.</SPAN>
* Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản: </SPAN>
- Kiểm tra Dúi cái động dục: xách đuôi con Dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.
- Tiến hành gép đôi: chọn con đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một chút) thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy con đực và con cái vừa phát ra tiếng kêu khực khực vừa quấn quýt hít hít ngửi ngửi với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè, chèn ép hay cắn nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần đến nửa tháng hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra. Bắt buộc phải tách Dúi đực ra khỏi Dúi cái trước ngày đẻ. Vì Dúi đực sẽ ăn con non khi mới được sinh ra và có thể Dúi cái cũng cùng ăn con non luôn.
- Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà chúng đã hợp nhau thì ta đánh dấu lại và lần giao phối kế tiếp nên sử dụng lại con đực đó. Mỗi con đực có thể giao phối thành công với 4-5 con cái, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.
- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái được đực thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ xung thêm ngô hoặc khoai lang hoặc củ sắn.
- 3 ngày đầu sau khi đẻ cần nhẹ nhàng và hạn chế thăm Dúi vì Dúi có thể ăn con (do tập tính loài). Nhưng sau 7–10 ngày sau thì người chăm sóc có thể thăm Dúi bình thường. Với người lạ, độ an toàn thì phải từ 10 ngày sau mới nên vào thăm Dúi.</SPAN>

3. Kỹ thuật nuôi Dúi thương phẩm
a) Chuồng nuôi
- Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 1,5m[SUP]2 [/SUP]- 2 m[SUP]2[/SUP] trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng nhẵn hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch để tránh Dúi đào khoét lỗ chui ra ngoài tẩu thoát. Trong chuồng nên đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng trú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau…
- Chú ý: Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản. Tuy nhiên, người nuôi Dúi cần phải nhận biết được khi nào con Dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết hoặc bị làm ung mủ.
- Khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý trong chuồng phải được thoáng mát về mùa hè, che chắn ấm áp về mùa đông. Nếu mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi vào chuồng. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt nhiều thì chúng có thể bị mù. Bố trí làm chuồng ở khu vực yên tĩnh. Chuồng phải rào kín để tránh chó mèo (đôi khi cả rắn) tấn công Dúi, nhất là dúi con.
b) Kỹ thuật nuôi Dúi thương phẩm
- Cần chú ý phải cho Dúi ăn đủ thức ăn để tránh trường hợp khi đói thì chúng sẽ cắn nhau, đục phá chuồng trại. Ngoài ra, cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.
- Chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên dúi khi nuôi. Tuy nhiên nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì Dúi sẽ bị dài răng sinh ra cắn phá chuồng để mài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để Dúi cắn nhau không phát hiện chữa trị thì nó cũng rất dễ bị viêm nhiễm rồi chết.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn để bổ sung cho bài viết được tốt hơn. Xin chân thành ghi ơn!</SPAN>
Vậy nếu quý vị nào có nhu cầu liên hệ mua con giống hay muốn tư vấn thêm về kỹ thuật chăn nuôi, xây chuồng trại... thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:</SPAN>
Cơ sở chăn nuôi Thiên Ân Farm - Đc: Xóm 5, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa – Đt: 0919 08 34 38 - E-mail: </SPAN>thienanfarm@gmail.com</SPAN> (Lưu ý: chúng tôi không trả lời trực tiếp câu hỏi trên điễn đàn)</SPAN></SPAN>


Kỹ thuật nuôi dúi, nguồn: Sưu tầm và bổ sung bởi Thiên Ân Farm</SPAN>

</SPAN>
 




Back
Top