Keo Lai Nuôi Cấy Mô - Những Điều Cần Biết

  • Thread starter vuthilan_thsln
  • Ngày gửi
Khác với sự phát triển mạnh mẽ của một số loài cây. Cây keo lai nuôi cấy mô ở Việt Nam phát triển rất chậm, có thể nói là không phát triển. Vậy lý do tại sao?
Nguyên nhân đang được các nhà khoa học trên cả nước và nhóm nghiên cứu chúng tôi tim hiểu và sẽ công bố kết quả sớm nhất cho Quý bà con. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy một số hạn chế của cây keo lai nuôi cây mô, mong bà con chú ý khi chọn giống:
- Cây con nuôi cấy mô rất yếu, thân tròn mềm dẫn tới khả năng cây mau già, lá mỏng hơi dài. Khi trồng cây khó đứng thẳng tự nhiên.
- Tỷ lệ cây con sống sau khi trồng đạt từ 83 - 87% ( rất thấp so với >95% của cây keo lai giâm hom ).
- Sau khi trồng cây phát triển bình thường ( môt số trường hợp phát triển kém hơn cây keo giâm hom ), khả năng tỉa thưa tự nhiên kém.
- Cây từ tuổi thứ 3 xuất hiện lõi xốp, tỷ trọng kém. Hiện nay ở Nước ta chưa có mô hình trồng cây keo lai mô lớn nào thành công đáng kể về mặt kinh tế cũng như về chất lượng sản phẩm.
- Vấn đề mà bà con quan tâm nhất là giá cả cây giống rất cao từ 800 - 1200đ/cây.
Trên đây là mật số chi tiết mong bà con quan tâm. Chúng tôi sẽ công bố kết quả nghiên cứu chi tiết trong thời gian sớm nhất. Chúc Bà con thành công!
 


Giống Keo lai cấy mô và Keo lai cành giâm khi đưa vào sản xuất , canh tác có 2 chức năng hoàn toàn khác nhau .
- Giống keo lai cấy mô hầu hết là được xử dụng làm cây mẹ cho cống tác nhân giống đại trà ( thu hoạch cành giâm ) , thời gian sinh trưởng của chúng dài và cần điều kiện chăm sóc thường xuyên , chì có các Cty cây giống , vườn ươm là xử dụng nguồn này . Khi cây mô lớn người ta thu hoạch cành giâm để nhân giống và qua nghiên cứu các nhà KH trên thế giới khuyến cáo chỉ nên thu hoạch cành giâm từ 3 - 4 đợt , không nên lạm thu vì những đợt sau phẩm chất cành giâm sẽ kém đi .
- Cây giống keo lai nhân bằng cành giâm có sức tăng trưởng nhanh , giá thành rẻ , thích nghi trên mọi địa hình ( bộ rể tăng trưởng mạnh ở tầng đất mặt độ sâu từ 0,4 - 1m ) , và nhiều thổ nhưỡng khác nhau , phù hợp cho sản xuất , canh tác trồng rừng .
Hơn 2 năm qua có rất nhiều thông tin khá bi quan cho các pháp nhân , hộ trồng rừng bằng nhóm cây trồng này .
- Giá thành thu mua thấp từ 700k - 1200k/tấn ( giá tại nhà máy ) .
- 1 ha đất keo lai cho thu hoạch từ 70 - 120 tấn gổ
Với chi phí nhân công khai thác + vận chuyển ra khỏi rừng + bóc vỏ + bốc xếp lên xe tải + Vận chuyển về nhà máy ... tất cả phí cộng lại gần tương đương với tổng số tiền bán gổ nếu trồng rừng ở khu vực xa , sâu với trục lộ chính . cự ly xa với nhà máy thu mua . Do vậy một số hộ đã bỏ hoặc cho không sau khi đã trồng 5 - 6 năm mà vẫn khống có người nhận ( cây sau 7 năm giá trị sẽ thấp hơn rất nhiều , nhà máy không thu mua do vậy bắt buộc phải khai thác ) .
Có một đặc tính quan trọng là đất sau khi trồng keo lai sẽ trở nên màu mở hơn ( cây keo lai trên thế giới được trồng để cải tạo đất rừng nghèo kiệt do bộ rể của nó sản sinh ra những nốt sần hấp thụ mạnh Ni tơ trong tự nhiên tương tự như cây họ đậu ) . Và vấn đề là sau Keo lai thì nên triển khai chủng loại cây trồng nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao , vừa có công năng tương tự cây rừng . Đó là bài toán dành cho những nhà KH Nông Lâm Nghiệp trong nước , nghiên cứu tìm ra lời giải ( vì thực chất trồng keo lai không mang lại hiêu quả kinh tế cho người trồng rừng ) .
Riêng mình thì đã và đang nghiên cứu lĩnh vực phát triển Rừng Citrus xứ lạnh ( các giống Cam , Quýt , Bưởi , Chanh cận nhiệt đới nhập ngoại ) cho những khu vực Cao Nguyên Nam Trung Bộ có độ cao từ 800 - 1700m , để giải bài toán này .
Agriviet.Com-1._Navel_%252833%2529.jpg
Chào bạn
Đọc bài viết của bạn tôi rất thắc mắc về thông tin bi đát cho người trồng keo mà bạn cung cấp.Bởi vì thực tế chính tôi đã bán hơn 3 ha keo 3,5 tuổi vào tháng 3/2012 145.000k theo hình thức tôi chỉ giao cây tại rừng thu tiền cho người ta khai thác (vậy mà còn nghe nói là bán hớ đó).Trừ chi chí giống,trồng ,chăm sóc tôi cũng còn thu hơn 100.000k.Tất nhiên nếu chia ra lợi nhuận trên 1 năm thì quá ít nhưng phù hợp vì đất rộng tôi chăm sóc không xuể đồng thời rừng keo còn có tác dụng chắn gió cho vườn cây ăn trái của tôi.
Khác thác xong tôi lại trồng keo tiếp nên mới hỏi nên trồng bằng cấy mô hay giâm hom(hiện nay đã được 1 năm tuổi).Vì vậy thông tin rừng keo 5-6 năm tuổi cho không mà không có người nhận là quá vô lý.Mong bác và bà con trồng keo phản hồi nhé.Thanks
 


http://baonghean.vn/news_detail.asp?Catid=113&NewsId=102800
http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2013/4/197121.cand
http://baodaklak.vn/channel/3483/201304/dau-ra-cho-go-rung-trong-gap-kho-2230069/
http://www.vietlinh.com.vn/library/news/agriculture_plantation_news_show.asp?ID=8562
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/105358/nong-dan-trong-keo-keu-troi.aspx

Trên đây là một số thông tin mà mình thu thập được , như mình đã nói ở bài trước " nếu trồng rừng ở khu vực xa , sâu với trục lộ chính . cự ly xa với nhà máy thu mua " thì mọi chi phí sẽ tự nhiên vượt lên cao là điều tất yếu .
 
Đã đọc các thông tin của bạn.Có thể một số tỉnh không có nhà máy chế biến nên chi phí vận chuyển đội lên nhưng không đến nỗi bi đát như thế (không biết chở sang Tàu hay sao mà báo nói chở 1 tấn hết 550k.Năm ngoái bán keo có hỏi người mua chi phí 1 chuyến xe trên 10 tấn chở về nhà máy hết có 450k)Tôi trồng keo bán từ lúc giá mua của nhà máy 600k/tấn mà vẫn thu khá.Tại khu vực tôi hiện nay ngày nào cũng nghe máy cưa ầm ầm.
 
Những bài trên không thể đại diện cho lĩnh vực trồng keo lai ở các nơi để nhận định tình hình. Gần chỗ tui (Vĩnh Cửu-Đồng Nai) nó đắt như tôm tươi!
 
Có lần nghe một ông cán bộ nói chuyện ... Trồng keo một năm chỉ lãi vài ba triệu/ha ... Ko biết thực hư có đúng ko nữa . Nhưng quả thực đi trong vòng bán kính 100Km xung quanh chỗ tui . Chả có ai trồng cây gì khác ngoài cây keo... Hiện giờ chủ rừng ko trồng thì họ đi thuê,giá cắt cỏ 1,2 triệu/ha ... Thu hoạch thì ko phải nhúng tay . Bên mua tự điều máy xúc đến tận nơi ... Họ tự xẻ núi để làm đường chuyển keo ... Sau vụ khai thác chủ cho đốt ... mua giống .. thuê người trồng ... Mặc dù lợi nhuận không quá cao . Nhưng với diện tích được khoán,thầu,diện tích rừng do bố mẹ để lại từ xưa ... Rất ít người ở chô tui tự trồng keo,tự thu hoạch ....
 
Trồng keo thu lời lớn

Ở huyện Đam Rông của tỉnh Lâm Đồng hiện có hàng vạn ha keo quá chu kỳ khai thác mà không có người mua, mà cây keo ở đây chủ yếu là keo lai dâm hom nên khi quá chu kỳ cây bị rỗng ruột và bị mối xông. Nguyên do là không có nhà máy tại địa phương nên điểm thu mua gần nhất là Phú Yên cách xa 360km-450km. Làm một bài toán kinh tế:
Giá tại nhà máy dăm Phú Yên 1,1 triệu/tấn, xe chở 20 tấn bán được 22 triệu
Cước xe 20 tấn 30k/km vị chi hết 10,8 triệu- 13,5 triệu một chuyến chưa kể thời gian chở đợi xuống hàng.
Trừ chi phí vận chuyển tính ra mỗi tấn còn 500k
Chi phí khai thác, bóc vỏ, vận chuyển từ rừng ra xe và xếp lên xe hết khoảng 100k/ tấn
Người mua phải có lãi định mức 20% vốn bỏ ra, tổ chức khai thác, vận chuyển...vị chi 200k
Như vậy người trồng còn 200k/ tấn
Chu kỳ 6-7 năm thu được 100-120 tấn/ha= 20-24 triệu
Vốn đầu tư chăm sóc 7 năm 10 triệu ( công nimhf làm không tính)
Vậy sau 7 năm lời 10-14 triệu chia ra mỗi năm lời 1,5-2 triệu/ha
 
Các bác thảo luận vấn đề này cũng đã lâu, nhưng vẫn chưa thấy kết luận trồng loại nào thì hiệu quả kinh tế cho bà con hơn?
 

vườn ươm keo hom

một dự án trong thuộc lĩnh vực sinh học đương đại. chỉ với cây keo mô va hom mà kéo dài đến hơn 3 năm chưa có kết quả gì. chán thật.
hiện tôi đang triễn khai ươm cây giống keo hom. nhưng lại gặp phải vấn đề nan giải đây. mong mấy bác giúp.
cây dâm được khoảng 1 tuần trở lên thì xuất hiện một số cây chết đen từ dưới gốc lên. hiện tượng này ngày càng nhiều. có bác nào biết căn nguyên xin giúp đỡ.
cảm ơn nhiều.
 
Tôi chắc chắn cây ươm cấy mô phải đắt hơn giâm chồi rồi.
*
Giâm chồi ra sao, thi ai cũng biết: làm đất, cắm chồi,
chăm sóc tưới bón.
*
Ươm cấy mô thì phải bỏ vốn và công ra làm cho đến khi mô
ươm to lớn bằng chồi. Đó là đoạn đắt tiền hơn chứ còn ở
đâu nữa? Tôi chưa biết phải lấy Mô to lớn chừng nào, xài
những chất hoá học khó kiếm và đắt tiền ra sao, môi trường
to rộng, nhiệt độ, độ ẩm, và độ tiệt trùng như thế nào,
và tốc độ mọc lớn ra sao (để tính ra thời gian Mô lớn bằng
Chồi giâm, và nhờ đó mà tính ra tiền phí tổn).
*
Ươm cấy hạt, thì cũng đắt hơn giâm chồi ở đoạn ươm cấy
cho đến khi to lớn bằng chồi. Tuy thế, ươm cấy hạt thì
ai cũng biết làm. Chỉ ươm cấy mô thì tôi chưa biết làm
như thế nào thôi.
*
Giá thành thì khác nhau cái đoạn từ Mô hay Hạt cho đến khi
lớn bằng Chồi, nhưng chất lượng thì khác nhau ở Hạt và
Mô hay Chồi. Tôi cho rằng Mô và Chồi không khác nhau mấy,
nhưng ươm từ Hạt thì khác hẳn. Nếu tôi kinh doanh, tôi không
bao giờ ươm cấy Mô. Lý do là tôi không có máu mạo hiểm. Cái
gì mình đã làm được rồi, thì không muốn thử của lạ nữa. Nếu
khong thích giâm chồi, thì ươm hạt, cũng thừa sức tính đưọc
trước cả tiền vốn, lẫn thời gian có cây giống, và mùa trồng.
*

Tôi thấy keo ươm hạt nhất là keo đen hoặc keo vàng ba vì trồng ko bị xốp mấy keo ở ba vì 7 năm tuổi đường vanh 70 cm trở lên đắt giá gỗ xẻ ra gõ vào nhau kêu cứ cong cong, nhà máy wood land ngoài bắc thích nhất loại này, cây keo trồng dâm cành tôi thấy vẫn có rễ cọc mà, có thấy đổ đâu, chỉ có điều keo lai làm gỗ nguyên liệu thì tốt hơn vì lớn nhanh nhưng xốp lõi
 
Last edited by a moderator:
Tôi nghĩ bạn cần thêm thông tin trước khi đưa ra khuyến cáo!

Tôi xin gửi kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam triển khai tại Thừa Thiên Huế để mọi người tham khảo
Tên bài báo: Đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang
Cơ quan: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt kết quả
Keo tai tượng, Keo lai trồng trong mô hình trình diễn ở các huyện Phong Điền, Hương Trà và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế sau 2 năm cho thấy đều đạt tỷ lệ sống trên 95%. Sau 2 năm sinh trưởng của Keo lai mô đạt đường kính trung bình là 6,6cm và chiều cao trung bình là 7,3m, trong khi đó sinh trưởng trung bình của Keo lai hom là D1.3 = 6,1cm, Hvn = 6,6m và của Keo tai tượng là D1.3 = 6,0cm và Hvn = 5,8m. Việc áp dụng biện pháp tỉa thân, tỉa cành đến tuổi 2 chưa có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng của các loài Keo, chỉ có 25% số mô hình cho sinh trưởng của các loài Keo trong ô được tỉa thân, tỉa cành tốt hơn so với trong ô không được tỉa thân, tỉa cành cả về đường kính và chiều cao.
Như vậy, cây Keo lai nuôi cấy mô vẫn là tiềm năng và cần được nghiên cứu thêm.
 
Xin chào
Thấy các anh thảo luận mình muốn góp tý ý kiến
Bài báo bên dưới là viết về ba mình, nhà mình trồng rừng (Keo, bạch đàn )
Keo phát triển còn tuỳ thuộc vô địa hình đất nữa, kinh nghiệm mình nghe được (mình làm việc hcm chỉ hỏi ba và quan sát thôi.). “Trung bình mỗi héc ta keo lai, bạch đàn sau 5-7 năm trồng, nếu được chăm sóc tốt cho năng suất khoảng 100 tấn gỗ nguyên liệu, với giá thu mua như hiện nay dao động từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/tấn; mỗi ha rừng sẽ cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 40 - 60 triệu đồng/ha”. Đây là chi phí chính xác do bên mình cung cấp. Tuy nhiên, giá thu mua này biến động và phụ thuộc vô thị trường trung quốc, có lúc giảm còn 7-800k/ tấn.

Trồng keo nhẹ công chăm sóc, chỉ cực giai đoạn trồng chăm ko cho bò phá, còn các năm còn lại thì chi phí không đáng kể.

Anh nào muốn liên hệ chia sẻ kinh nghiệm thì có thể contact với mình nguoibinhdinh76@gmail.com


http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=32&macmp=32&mabb=6054
 
Keo lai - cây tiên phong trong lâm nghiệp!

KEO LAI hiện nay là cây tiên phong trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Mật độ trồng: 2.200 cây/ha.
Năng suất bình quân: 20-25 m3/ha/năm.
Chi phí trồng + chăm sóc + QLBV + PCCCR năm đầu: 8-12 triệu/ha.
Chi phí chăm sóc + QLBV + PCCCR năm 2,3: 3-5 triệu/ha.
Chi phí QLBV + PCCCR năm 4, 5, 6, 7, ...: 1-2 triệu/ha.
Chu kỳ kinh doanh: 5-7 năm.
Là loài cây lấy gỗ nguyên liệu, gỗ bao bì, gỗ đóng đồ mộc gia dụng, sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Mình có kinh nghiệm hơn 5 năm, từ gieo ươm -> trồng -> chăm sóc -> quản lý bảo vệ -> phòng chống cháy rừng -> khai thác. Bác nào cần trao đổi kinh nghiệm thì Alo hoặc Pm nhé.
 
Nên trồng keo lai nuôi cấy mô.

Keo lai là giống lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, do đó khi nhân giống Keo lai bắt buộc phải sử dụng cách nhân giống vô tính (giâm hom, nuôi cấy mô) để bảo đảm sự ổn định các đặc tính nổi trội của giống lai ở cây con, nếu nhân giống bằng hạt sẽ làm phân hóa các tính trạng ở cây con, dẫn đến năng suất thấp.
Hạn chế của cây giống giâm hom là khó kiểm soát được các mầm bệnh (chủ yếu là do các loại nấm hại) nên tỉ lệ cây chết do bị bệnh cao hơn cây giống nuôi cấy mô.
Đối với cây trồng rừng chúng ta chỉ có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh chứ không thể chống bệnh được vì diện tích trồng rất lớn, không thể thực hiện các biện pháp thủ công hay hóa học được. Do đó, chỉ có một biện pháp tốt nhất để tránh cho cây bị bệnh là sử dụng giống có nguồn gốc tốt, sạch bệnh - chính vì vậy người ta mới nghĩ đến việc sử dụng giống nuôi cấy mô vì nó đảm bảo được các yêu cầu này.
Tôi là người đã có gần 20 năm trồng rừng ở Đồng Nai, đã từng trồng từ Tràm bông vàng đến Keo tai tượng và giờ đang trồng Keo lai. Mấy năm vừa rồi tôi thất thu lớn do Keo lai bị chết nhiều quá. Mời kỹ sư về xem, kết luận: Keo lai chết do bị nấm trắng, nấm hồng - nguyên nhân do giống bị nhiễm bệnh. Do cây chết nhiều nên sản lượng gỗ thấp, nhiều diện tích phải chuyển sang bán cây bao bì. Hiện nay tôi đã đặt hàng giống Keo lai nuôi cấy mô để trồng thử trong năm tới.
 
Ôi trời .Chẳng biết đường nào mà lần cả Thông tin nào chính xác đây.Tôi đã từng trồng keo bằng hạt,giâm hom và sắp tới định thử trồng keo cấy mô sao nghe các bác nói thấy chao đảo quá.Theo bác chủ topic thì từ tỉ lệ sống,sức tăng trưởng ,chất lượng gỗ đều kém cả.Vậy lý do gì giá cây giống cấy mô lại đắt gấp 2 lần cây giâm hom.Ở chỗ tôi cây giâm hom giá đã 800d/cây.Nhờ bác nào tỉnh táo chỉ giúp vì chỉ khoảng 1 tháng nữa là tôi trồng keo rồi.Thanks
co 700d/cây thôi mua ở hữu lũng lạng Sơn
 
Top pic này cũng đã được 4 năm, thời gian đủ để chủ top cho mọi người lời khuyên thực tế. Lí thuyết thì chắc người có kiến thức căn bản về sinh học sẽ có chứng kiến của mình. Nhưng thực tế sẽ là bài học đắt giá không phải ai cũng có, mong @vuthilan_thsln chia sẻ cho những người đi sau như tôi học hỏi. Cảm ơn
 
Ôi trời .Chẳng biết đường nào mà lần cả Thông tin nào chính xác đây.Tôi đã từng trồng keo bằng hạt,giâm hom và sắp tới định thử trồng keo cấy mô sao nghe các bác nói thấy chao đảo quá.Theo bác chủ topic thì từ tỉ lệ sống,sức tăng trưởng ,chất lượng gỗ đều kém cả.Vậy lý do gì giá cây giống cấy mô lại đắt gấp 2 lần cây giâm hom.Ở chỗ tôi cây giâm hom giá đã 800d/cây.Nhờ bác nào tỉnh táo chỉ giúp vì chỉ khoảng 1 tháng nữa là tôi trồng keo rồi.Thanks


vì cây mô khi nhập về thì loại cây này được lấy từ tế bào nhưng cây lơn khỏe không bị bệnh
tỉ lệ phát triển của cây mô cũng mạnh hơn nhiều . có gì thắc mắc bạn gọi vào số 0978796191
 


Back
Top