Khẩn cấp: Gà nhà em bị liệt chân!

  • Thread starter HungTranVan_01656303797
  • Ngày gửi
Các bác ơi không biết làm sao mà gà nhà em từ 2-3 ngày hôm nay bỗng dưng có vài con bị liệt chân!
Đầu tiên có 1 con sau bị thêm 3 con! ban đầu gà không đứng thắng được rồi dần dần thì không đi lại được. Gà vẫn ăn bình thường, vẫn khỏe nhưng không đi được, em đổ cám ở ngay miệng thì gà mí ăn được vì nó không đi lại được! Mong mọi người giúp em với em lo quá! không biết là bệnh gì, tại sao, phương pháp giải quyết như thế nào ạ?
Email em là: hungtranvan.01656303797@gmai.com- đt 01656303797
Khẩn cấp lắm ạ!
 


Trước hết bạn nên cách ly những con ốm yếu, bị bệnh khỏi đàn trước đã. rồi hãy tính tiếp.
Đàn gà nhà bạn bao nhiêu ngày tuổi rồi đã chủng vacxin những loại nào? bạn chỉ nói gà bị liệt chân và không nói thêm triệu trứng nào khác thì có thể gà bị bệnh Marek, bạn quan sát xem lại các triệu chứng khác nữa đi như là phân, cánh có rũ ra không, bàn chân có chụm lại hay không? khi chết chân có ruỗi thẳng căng ra phía trước và phía sau không? hoặc bạn có thể mổ khám xem thế nào?
 
Vấn đề này hơi khó chẩn đoán bệnh, nó có nhiều nguyên nhân gây ra: Do thiếu Vitamin hoặc do một số loại bệnh gây nên. Cần Xem Gà ciủa bạn bao nhiêu ngày tuổi, có tiền sử bệnh như thế nào. Bạn có thể tham khảo:
http://dungvls.webmienphi.in
 
Bệnh mycoplasma ở gia cầm

--------------------------------------------------------------------------------

A. Đặc điểm chung

Mycoplasma là vi cơ thể sống không có thành tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất. Nó là cơ thể sống có khả năng tự nhân đôi có kích thước nhỏ nhất. Trong phân loại học, mycoplasma thuộc lớp Mollicutes ( mollis nghĩa là mềm, cutes là da, vỏ bọc). Hai đặc điểm khác biệt của mycoplasma so với các loại vi khuẩn khác là kích thước genome và thành phần các bazơ nitơ của DNA. Mycoplasma có cả DNA và RNA, nó mang bộ gene nhỏ nhất trong tất cả cơ thể sống tự do khoảng 600 kb ( kilo base pairs) và có ít hơn 300 gene, tổng thành phần Guanine và Cytosine trong ADN thấp, ở một số loài tỷ lệ G+C thấp hơn 25 mol% và tỷ lệ đó phân bố không đều trên bộ gene, có vùng rất cao lại có những vùng rất thấp. Một cơ thể sống có kích thước và số lượng gene nhỏ như vậy nhưng nó cũng thể hiện là một mầm bệnh tương đối hoàn chỉnh và thực hiện rất nhiều chức năng của một cơ thể sống, chứng tỏ tính tổ chức và sự điều hành của bộ gene của mycoplasma khá hoàn chỉnh. Khi mới được phát hiện, người ta cho rằng mycoplasma là virus bởi vì nó có thể qua lọc vi khuẩn dễ dàng. Tuy nhiên, chúng không giống với virus là ở chỗ chúng có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường nhân tạo không có tế bào. Sau đó, người ta còn nhầm mycoplasma với vi khuẩn dạng L (L-forms bacteria) mà dạng này cũng không có thành tế bào, không giống như mycoplasma, vi khuẩn dạng L không có sterols ở trong màng nguyên sinh và chúng có thể chuyển thành dạng có thành tế bào. Nuôi cấy và phân lập mycoplasma rất khó vì nó đòi hỏi chất lượng môi trường khá cao, trong môi trường thạch, khuẩn lạc của nó có dạng trứng ốp nếp.
Phần lớn mycoplasma có lối sống ký sinh, nó chỉ sống và phát triển mạnh ở một số vật chủ cụ thể (dải thích nghi hẹp) ví dụ mhững loài gây bệnh cho người thì hoàn toàn khác biệt với các loài gây bệnh ở động vật khác như gặm nhấm hoặc nhai lại. Mycoplasma gây bệnh tự nhiên ở động vật có vú, chim, bò sát, chân đốt, thực vật và cá. Cùng với khả năng gây bệnh trên người và động thực vật, mycoplasma còn có mặt trong các chế phẩm sinh học như vaccin, môi trường nuôi cấy tế bào và gây ra những khó khăn rất lớn trong nghiên cứu cũng như trong công nghệ sinh học sử dụng tế bào nuôi cấy.
Số loài mycoplasma thì nhiều nhưng vì chúng không có thành tế bào nên chúng không phát triển phong phú được. Cho đến nay, hơn 100 loài gây bệnh cho người và động vật đã được phân lập.
Về vật chủ nhiễm bệnh thì Mycoplasma gây bệnh chủ yếu ở đường hô hấp cho người và động vật, Ureaplasma gây bệnh cho người và động vật chủ yếu ở đường tiết niệu và trong hoạt động trao đổi chất, nó cần có thành phần urea. Spiroplasma gây bệnh trên thực vật và Acholeplasma gây bệnh cho động vật.
Hệ thống phân loại của mollicus như sau:

B. Những mầm bệnh chủ yếu

Mầm bệnh mycoplama ở gia cầm được phân lập lần đầu tiên năm 1935. Lúc đầu, người ta phân thành vài chủng kháng huyết thanh sau đó chúng được chia thành các loài và nuôi cấy phân lập chủ yếu trên gà và gà tây. Tuy nhiên, sự phân bố của mycoplama ở trên phạm vi toàn cầu và hầu hết các loài thuộc lớp chim đều bị nhiễm mycoplasma.
Các nhà chuyên gia về chăn nuôi gia cầm và bệnh gia cầm thường chỉ quan tâm đến những loài mycoplama liên quan đến bệnh của gia cầm đó là Mycoplama (M.)gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis và M.iwoae, chúng gây lên những bệnh như viêm đường hô hấp mãn tính, rối loạn sinh sản...
Cho đến nay, 16 loài mycoplama được phân lập đó là:M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis, M.iwoae, M.iners, M.gallinarum, M.gallopavonis, M.gallinaceum, M.pullorum, M.lipofaciens, M.glycophilum, M.cloacale, A.laidlawii, A.equifetale, M.imitans và ureaplasma gallorale được phân lập từ gà và gà tây và 7 loài (M.anseris, M.imitans, M.anatis, M.glycophilum, M.lipofaciens, A.axanthum và A.laidlawii) được phân lập từ ngỗng và vịt, một vài loài nữa cũng được phân lập từ bồ câu như: M.columbinum, M.columbinasale và M. columborale.
Tuy nhiên, các công ty xuyên quốc gia về tạo giống gia cầm đã và đang tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm cố gắng loại trừ những sự xâm nhiễm của các loài mymô chủ yếu như MG, MS và MM ở đàn gà giống cấp 1. Sự nhiễm bệnh thường ở dạng ẩn tính và lác đác có những vụ dịch nổ ra, thậm chí ở các nước phát triển như Mỹ và các nước Tây âu tỷ lệ nhiễm bệnh ở trong đàn gà giống bố mẹ khoảng 20-30%. ở các nước khác trên thế giới, nơi mà nền công nghiệp chăn nuôi gà đang được mở rộng và phát triển, trong khi đó, việc quản lý và khả năng chẩn đoán chưa phù hợp thì sự xâm nhiễm có thể lan tràn. Thuật ngữ bệnh mycoplasma ở gia cầm thường được dùng để chỉ những bệnh của gà và gà tây do các loài mycoplasma khác nhau gây ra.
1. Bệnh do Mycoplasma gallisepticum (MG).
MG gây nên bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (Chronic Respiratory Disease hay CRD) và gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm của gà tây (Infectius Sinusitis hay IS). Các đặc điểm chính của bệnh là ho, chảy nước mũi, viêm xoang và những tổn thương rất nặng ở ***i khí. Bệnh này được coi là một trong những vấn đề được quan tâm đối với gà thịt, gà giống và gà đẻ thương phẩm. Những tổn thất do bệnh gây ra có thể rất lớn; đối với gà thịt, sự tụt giảm về tăng trọng có thể từ 20% đến 30%, sự tụt giảm về hiệu quả chuyển hóa thức ăn khoảng 10%-20%; tỷ lệ chết từ 5%-10% và có đến 10%-20% tỷ lệ thịt xẻ phải thải loại trong các nhà máy giết mổ. ở đàn gà giống và gà đẻ, bệnh có thể gây ra 10%-20% tụt giảm về sản lượng trứng (khoảng 16 trứng /mái/năm); tăng 5%-10% tỷ lệ chết phôi. Khi mầm bệnh truyền qua trứng, những đàn gà giống thường cần phải giảm số lượng đi. Sự có mặt của các yếu tố trung gian truyền bệnh, chuồng trại kém, mật độ nuôi cao, điều kiện vệ sinh chuồng trại kém và nếu sử dụng chương trình vaccin phòng chống một số bệnh khác thì những tổn thất kinh tế có thể cao hơn.
1.1. Dịch tễ học.
MG chủ yếu gây bệnh ở gà và gà tây, tuy nhiên người ta cũng phân lập được mầm bệnh này ở gà lôi, gà gô, công, trĩ, chim sẻ, chim cút, gà tây hoang dã, vịt, đà điểu... Một số chủng được phân lập từ vịt và ngỗng, sau khi nuôi cấy và kiểm tra các đặc tính sinh học người ta đề nghị gọi chúng là một loài riêng M.imitans. Những nghiên cứu về sinh học phân tử như nghiên cứu về sự tương đồng ADN, PCR, RFLP và lai phân tử đã chứng minh rằng 2 loài này có mối tương đồng về di truyền rất gần gũi.
Sự lây nhiễm MG rất dễ dàng từ con này qua con khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Khi MG khu trú ở đường hô hấp trên, một lượng lớn mầm bệnh được giải phóng ra môi trường xung quanh bằng sự xuất tiết của dịch rỉ mũi, qua hô hấp, ho. Sự truyền lây phụ thuộc vào kích thước của vùng khu trú mầm bệnh, số lượng cá thể mẫn cảm và khoảng cách giữa chúng. Sự lan truyền có thể rất mạnh ở giai đoạn bệnh cấp tính và nó chụi sự ảnh hưởng của khả năng nhân lên của mầm bệnh trong đường hô hấp. Khi con vật bị nhiễm vi khuẩn này thì nó bị coi là mang khuẩn suốt đời bởi vì mầm bệnh có khả năng thay đổi hình thức của cấu trúc kháng nguyên bề mặt một các rất tinh vi, nhờ vậy nó có thể tạo ra sự thay đổi liên tục về sự biểu hiện của kháng nguyên bề mặt và tránh được sự tấn công của hệ thống miễn dịch của vật chủ. Khả năng phân lập mầm bệnh rất khác nhau từ một tỷ lệ rất thấp cho đến 70%. Sự mang bệnh lâu như vậy cho nên một đàn bị nhiễm bệnh thì đó là một nguồn bệnh cho các đàn khác trong quá trình nhiễm bệnh mới. Đây là một điều đáng lưu ý trong quá trình tạo giống, khi các dòng khác nhau được đưa vào lai ghép. Những đàn gà bị nhiễm bệnh mà phải đối đầu với với các tác động bất lợi khác nữa như nồng độ amoniac ở ngoài môi trường cao, thời tiết thay đổi đột ngột, các mầm bệnh như virus Newcastle, Gumboro, cúm, virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Heamophilus paragallinarum, E.coli thì có thể làm tăng bài tiết mầm bệnh MG . Thời gian tồn tại của MG ở ngoài cơ thể vật chủ (phân, lông...) thì khác nhau từ 1-14 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ của vật mà nó bám vào. Vì vậy việc vệ sinh quần áo, đồ dùng, dụng cụ chăn nuôi mà kém thì đó cũng là một con đường truyền lây của bệnh. Thời gian tồn tại của mầm bệnh được quan sát ở lòng trắng trứng là 3 tuần ở 5?C, 4 ngày ở tủ ấp, 6 ngày ở nhiệt độ phòng; ở lòng đỏ, mầm bệnh tồn tại 18 tuần ở 37?C, 6 tuần ở 20?C. Như vậy những quả trứng giập, vỡ trong máy ấp có thể là nguồn lây lan bệnh. Điều đáng thú vị là mầm bệnh có thể tồn tại trong tóc, da của người từ 1-2 ngày vì vậy người làm việc trong đàn gà bệnh có thể là yếu tố trung gian truyền bệnh. Một con đường truyền lây bệnh khác được mô tả khá kỹ càng đó là sự truyền lây qua trứng. ở giai đoạn cấp tính, MG dễ dàng tiến đến buồng trứng, tử cung và định cư ở đó; những con gà mái này sẽ đẻ ra trứng nhiễm bệnh. MG không những được phân lập từ phôi mà còn phân lập được từ màng lòng đỏ của trứng tươi. Tỷ lệ trứng nhiễm bệnh của các đàn gà khác nhau đáng kể. Một phần phôi nhiễm bệnh bị chết trong quá trình ấp, một phần nở ra sẽ là nguồn bệnh lây nhiễm cho đàn gà. Trong một số trường hợp cụ thể, sự lây nhiễm có thể thực hiện thông qua việc sử dụng vaccin virus mà không được làm từ trứng sạnh bệnh. MG còn được tìm thấy ở trong tinh dịch của gà trống bị bệnh vì vậy sự truyền lây có thể thực hiện qua con đường thụ tinh nhân tạo và từ gà trống truyền cho gà mái.
1.2. Căn bệnh.
Dựa trên rất nhiều chủng phân lập được, các dẫn liệu về bệnh học từ nhiều nước khác nhau, từ các đàn và các vật chủ khác nhau. Những sự khác biệt khá lớn của các chủng thông qua khả năng xâm nhiễm, độc lực, xu hướng xâm nhập và đặc biệt khả năng cư ngụ ở các tổ chức khác nhau như não, khớp, mắt, niêm mạc, phổi, ***i khí, ổ nhớp, lỗ huyệt... và các chủng khác nhau thì cũng gây ra các triệu chứng lâm sàng, bệnh lý khác nhau. Có những chủng gây tổn thương rất lớn ở phổi, ***i khí hoặc giảm sản lượng trứng tuy nhiên có những chủng với độc lực trung bình cũng có thể gây ra triệu chứng lâm sàng nếu nó kết hợp với các yếu tố khác. Một số chủng có khả năng lan truyền rất mạnh ở trong đàn chỉ bằng tiếp xúc thông thường, sau 4 tuần đã có những đáp ứng miễn dịch rất mạnh. Một số trường hợp, cả đàn mắc bệnh chỉ sau 1 đến 2 tuần trong đàn có con xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Trong khi đó có những chủng khác thì lan truyền rất chậm, sản sinh kháng thể sau 16 tuần gây nhiễm. Hậu quả là bệnh có thể rất khác nhau từ rất nhẹ cho đến rất nặng, có thể lây lan rất chậm hoặc rất nhanh. Việc chẩn đoán đôi khi gặp khó khăn do có thể gặp những chủng không đặc trưng hoặc sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ đối với mầm bệnh rất chậm. Một số chủng MG đã trở lên rất thông dụng và phổ biến thông qua những đặc tính sinh học của nó đã được nghiên cứu khá chi tiết ví dụ chủng S6 được phân lập từ não gà tây bị nhiễm bệnh viêm xoang truyền nhiễm, chủng A5969 trở thành chủng chuẩn để sản xuất kháng nguyên, chủng R được phân lập từ gà bị bệnh viêm ***i khí truyền nhiễm được sử dụng để sản xuất vaccin vô hoạt, chủng F được dùng làm vaccin sống trong các chương trình phòng chống bệnh này.
Về cơ chế gây bệnh, vì mầm bệnh mycoplasma không có thành tế bào nên hình dạng của nó không cố định. Nó có thể hình cầu đến hình sợi mảnh, có cơ quan bám dính ở một đầu, cơ quan này có hình bán cầu, nhô ra và được gọi là ?blebs". Khi mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ, nó chui vào giữa các nhung mao niêm mạc đường hô hấp hoặc đường sinh dục, phần ?blebs" của vi khuẩn gắn vào phần đuôi sialic của thụ quan sialoglycoprotein hoặc sialoglycolipit của tế bào vật chủ, sự bán dính này đủ chắc để nó không bị đào thải ra ngoài bởi nhu động và quá trình tiết dịch của niêm mạc. Vì nó không có thành tế bào nên cũng có hiện tượng hòa nhập màng tế bào vật chủ và màng nguyên sinh của vi khuẩn. Các enzyime thủy phân, neuraminidase, peroxidase, heamolysin và các loại độc tố khác được đưa vào tế bào vật chủ. Những tác động đó có thể dẫn tới tế bào bị tổn thương, thoái hóa và cơ thể có thể có những đáp ứng miễn dịch và sốt. Hơn nữa, có sự thâm nhập của tế bào đơn nhân tới phần mô bào của hạ niêm mạc, một số lượng lớn tế bào lymphô và đại thực bào dẫn tới có sự dày lên của phần tổ chức bị tấn công
Những tiến bộ gần đây trong phương pháp nghiên cứu đặc biệt là trong các kỹ thuật di truyền phân tử được áp dụng cho việc đánh giá về sự tương đồng di truyền giữa các chủng và giải quyết vấn đề về phân biệt các chủng MG với các đặc tính sinh học khác nhau. Những kỹ thuật như so sánh đa hình mẫu ADN mycoplama của các chủng được cắt bằng các loại enzyme giới hạn (RFLP), kỹ thuật lai phân tử với các mẫu dò bổ xung với các trình tự bảo tồn trên gen tổng hợp ARN ribôxôm. Về cơ bản, có 3 nhóm chủng MG như sau:
Nhóm thứ nhất bao gồm những chủng mà có kháng huyết thanh giống hệt nhau nhưng chúng khác nhau về độc lực. Ví dụ điển hình là chủng F được phân lập ngoài tự nhiên, nó được sử dụng để làm vaccin. Chủng này được coi như không độc đối với gà nhưng có độc đối với gà tây. Nhóm này bao gồm cả các chủng độc lực cao như chủng R, chủng A5969, các chủng này thường được dùng trong các thí nghiệm về công cường độc. Sử dụng kỹ thuật ?dấu vân tay" (fingerprinting, kỹ thuật phát hiện sự khác nhau của mỗi cá thể thông qua thông tin về ADN khác nhau như dấu vân tay của mỗi con người), chủng F có thể phân biệt một cách dễ dàng với các chủng độc lực cao khác bằng việc sử dụng kỹ thuật PCR, phân biệt thông qua sự khác biệt về protein trên điện di SDS-P.A.G.E. hoặc phương pháp lai phân tử.
Nhóm thứ hai bao gồm những chủng khác nhau, không có tính đặc trưng ổn định ví dụ như chủng 503, Y5, Y9, M876 và M35 những chủng này có thể phân biệt do thiếu một băng protein ở trong khoảng 35 và 45 kDa. Những đặc điểm chủ yếu của chủng này là: giảm tối thiểu khả năng đáp ứng miễn dịch điển hình, giảm sự tương tác kháng nguyên với kháng thể do các chủng MG chuẩn kích thích tạo thành và ít gây những biến đổi lâm sàng. Hơn nữa, đáp ứng huyết thanh khác nhau trong nhóm nhưng những thông tin về ?dấu vân tay" thì chỉ là một.
Nhóm thứ ba bao gồm những chủng được phân lập từ các vật chủ khác gà và gà tây; ví dụ như: ngỗng, vịt, gà lôi và chúng có những thông tin ADN khác biệt.
1.3. Các biểu hiện lâm sàng
Trong tự nhiên, thời kỳ ủ bệnh có khác nhau đáng kể (từ 3 đến 38 tuần), Trong những đàn mà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 đến 6 tuần tuổi còn những trường hợp khác thì phát trển ở giai đoạn chuẩn bị sinh sản. Trong trường hợp đàn gà bị nhiễm từ trứng bệnh nhưng được xử lý bằng kháng sinh và được nuôi trong điều kiện tốt thì những biểu hiện lâm sàng không thể hiện cho đến khi đàn bị kết hợp với những mầm bệnh khác hoặc các yếu tố stress xuất hiện. Những biểu hiện lâm sàng chung nhất bao gồm xuất tiết dịch rỉ mũi, ho, sùi bọt, bong bóng, hắt hơi, vẩy mỏ, khò khè, con vật vẫn còn ăn được. Thỉnh thoảng có những trường hợp mất điều hòa thần kinh, què, xưng đầu và có những con còn quan sat thây hiện tượng mắt to hơn bình thường. Những dấu hiệu không đặc trưng phổ biến như giảm tốc độ sinh trưởng và năng suất đẻ trứng, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn. Những triệu chứng lâm sàng thường nặng hơn ở con trống, gà tây biểu hiện nặng hơn ở gà. Tỷ lệ chết phụ thuộc vào lứa tuổi, con non bị ảnh hưởng nhiều hơn ở con trưởng thành và ở nhiệt độ càng thấp, bệnh càng nặng và thời gian bệnh kéo dài hơn. Bệnh CRD phối hợp (thường phối hợp với với các yếu tố khác như E.coli) thì thường gặp ở ngoài tự nhiên. Tỷ lệ chết thường là thấp ở trường hợp không phối hợp nhưng có thể chiếm tới 30% so với trường hợp bệnh phối hợp. ở gà tây, xưng to ở một hoặc hai xoang mũi, dịch dỉ mũi, dịch viêm chảy ra ngoài đôi khi rất nhớt
1.4. Tổn thương.
Những tổn thương bao gồm sự xuất tiết quá nhiều chất nhầy, chảy nước mũi, xoang, khí quản, cuống phổi, phổi, thành ***i khí và đường sinh dục. Hiện tượng phù nề ở thành ***i khí. ở những trường hợp bệnh ở thể phức, viêm bao tim, viêm gan và thỉnh thoảng có hiên tượng xưng, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp (arthritis), viêm bao gân, ổ nhớp và viêm màng hoạt dịch, có hiện tượng xuất hiện những đám nhạt màu ở não.
1.5. Chẩn đoán.
Các dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm tổn thương của đường hô hấp chưa thể khẳng định con vật có bị nhiễm MG hay không. Việc chẩn đoán sự nhiễm bệnh MG phải được khẳng định bằng các kết quả phòng thí nghiệm mà có thể thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Có 2 cách để khẳng định con vật nhiễm bệnh, chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp sự có mặt của mầm bệnh ở cơ thể vật chủ thông qua bệnh phẩm hoặc chúng ta có thể kiểm tra sự nhiễm bệnh thông qua đáp ứng của vật chủ đối với mầm bệnh đó là kiểm tra kháng thể đặc hiệu.
1.5.1. Phân lập và xác định mầm bệnh MG
MG có thể phân lập được từ đường hô hấp của con vật như ***i khí, phổi, dịch nhày, xoang, họng hoặc từ đường sinh dục và buồng trứng, dịch hoàn, lỗ huyệt cũng như từ rất nhiều cơ quan khác. MG có thể tồn tại trong dịch mật. Để phân lập MG, hai loại môi trường là Frey và B (modified Hayflick?s) thường được sử dụng. Những chú ý trong việc định loại mẫu cần được tiến hành bởi vì có rất nhiều loại mycoplasma có thể cư trú trong đường hô hấp của gia cầm, quá trình phân lập thường thu được hỗn hợp nhiều loại mycoplasma khác nhau. Do vậy quá trình phân lập cần phải có các bước kiểm tra và xác định. Cho đến nay, các phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc oxi hóa khử miễn dịch là những phương pháp tối ưu trong việc xác định sự có mặt MG trong hỗn hợp môi trường nuôi cấy sau khi thực hiện cấy chuyển trên thạch. Việc áp dụng phương pháp miễn dịch hỳnh quang trực tiếp với sự tham gia của kháng thể đánh dấu isothiocyanate đối với MG và ngược lại dùng tetramethylrhodamine isothiocyanate để đánh dấu kháng thể đối với các loài khác ví dụ như MS thì chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được 2 loài trên chỉ trong một phép thử. Nừu ta sử dụng phối hợp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và phương pháp nhuộm oxy hóa khử miễn dịch (sử dụng kháng thể đánh dấu peroxidaze đó với loài thứ 3 ví dụ như MM ) thì có thể giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện 3 loài cùng một lúc. Phương pháp này rất tiện lợi để xác định ở vật chủ như ở gà tây vì cả 3 loài này đều gây bệnh ở gà tây. Nếu quá trình phân lập mà không được xác định như trên, những bước kiểm tra khác cần được thực hiện. Sự phân lập cần được thực hiện qua 3 lần chọn lọc nhân dòng và có thể được thực hiện qua các kiểm tra như sau:
Những phương pháp xác định mầm bệnh có thể sử dụng là phương pháp sinh hóa học nhằm xác định khả năng lên men glucose, thủy phân arginine, giảm tetrazolium, hoạt tính phosphatase, tạo phim, ngưng kết hồng cầu gà hoặc gà tây. Các phương pháp kiểm tra huyết thanh học bao gồm phản ứng ức chế sinh trưởng, kết tủa sinh trưởng, kiểm tra khuẩn lạc bằng kháng huyết thanh, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng ức chế trao đổi chất, ELISA, lai phân tử... Trong các phương pháp này, người ta sử dụng kháng huyết thanh tối miễn dịch đã biết để kiểm tra các đặc tính sinh học của MG và để phân biệt với các loại mycoplasma khác. Điểm yếu của các phương pháp này là không đủ tính đặc hiệu vì có sự tương đồng kháng nguyên giữa MG và MS, khi chúng ta sử dụng kháng thể đơn dòng thì có thể khác phục được những yếu điểm nêu trên. Để xác định mầm bệnh, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nữa như phương pháp điện di SDS-PAGE để xác định và phân biệt dựa trên sự đa hình protein, phương pháp so sánh đa hình ADN bằng các loại enzyme giới hạn (RFLP), phương pháp dùng ADN mẫu dò và PCR cũng như kết hợp cả 3 phương pháp ADN dò, PCR, RFLP để xác định chủng. Đến nay rất nhiều tác giả đã tiến hành và thành công với việc chẩn đoán và xác định chủng bằng kỹ thuật PCR.
1.5.2. Kiểm tra huyết thanh học.
Trong các công việc hàng ngày, phát hiện sự nhiễm bệnh MG có thể được thực hiện thông qua việc phát hiện sự có mặt của kháng thể chống lại MG ở trong cơ thể vật chủ. Để thực hiện mục đích này, hàng loạt phép thử có thể được thực hiện .
1.5.2.1.Phản ứng ngưng kết trên phiến kính (Serum plate agglutination -SPA).
Hỗn hợp bao gồm 1 giọt kháng nguyên nhuộm màu và 1 giọt huyết thanh được trộn đều, để yên trong vòng 2 phút, phản ứng dương tính thể hiện bằng sự cụm lại của màu kháng nguyên và phần còn lại trở nên trong suốt. Phản ứng được sử dụng rộng rãi do tính đơn giản và nhạy, bản chất của nó là để phát hiện IgM sơ cấp. Tuy nhiên, phản ứng thường không đặc hiệu và nó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như chủng vi khuẩn và môi trường nuôi cấy trong qúa trình chuẩn bị kháng nguyên, (kháng nguyên của các hãng khác nhau có độ nhạy và tính đặc hiệu khác nhau), chất lượng huyết thanh, vật chủ cần kiểm tra, mối quan hệ kháng nguyên giữa các loài (ví dụ kháng nguyên MG có thể phản ứng với kháng huyết thanh MS) hoặc sự nhiễm bệnh của các loài mycoplasma khác. Sử dụng vaccin nhũ dầu phòng bệnh coryza hoặc vaccin vô hoạt IBDV hoặc những vaccin khác mà thành phần có trong vaccin chưa tinh sạch và có thể gây đáp ứng miễn dịch thì nó cũng có thể tương tác với các thành phần có trong môi trường nuôi cấy MG và tạo nên những phản ứng dương tính giả. Những phản ứng đó có thể quan sát được sau 2 đến 5 tuần tiêm vaccin. Chúng không thể hạn chế được bằng cách vô hoạt huyết thanh bằng nhiệt hoặc xử lý bằng 2-mercaptoethanol dithiothreitol hoặc NaCl 3M.
1.5.2.2. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination inhibition - HI)
Canh trùng nuôi cấy ở giai đoạn sinh trưởng mạnh (log phase) hoặc tế bào mycoplasma được ly tâm, phần lắng cặn (pha và trộn đều với một nồng độ xác định) được trộn lẫn với các nồng độ huyết thanh cần kiểm tra, sau đó hồng cầu gà tươi hoặc đã xử lý với formanin được thêm vào. Sự ức chế ngưng kết hồng cầu thể hiện sự có mặt của kháng thể chống lại MG . Phép thử được thực hiện với cả huyết thanh, huyết tương hoặc chất chiết từ lòng đỏ trứng nhờ phương pháp tách chiết chloroform, phản ứng nhằm kiểm tra kháng thể IgG. Kháng thể được phát hiện trong trường hợp này có thể tồn tại đến vài tháng. Phản ứng này rất đặc hiệu, không có hiện tượng phản ứng chéo với MS hoặc với các loài mycoplasma khác nhưng độ nhạy của phản ứng thấp. Phản ứng HI thể hiện tính đa dạng kháng nguyên rất cao mà sử dụng kỹ thuật enzyme cắt hạn chế cũng không phát hiện ra được. Hiệu giá HI phụ thuộc vào các chủng vi khuẩn được sử dụng trong phép thử. Phép thử này không phát hiện đáp ứng huyết thanh của các chủng khác nhau. Tuy nhiên, sự phối hợp sử dụng SPA và HI có thể mang lại những thông tin quan trọng trong việc xác định sự lây nhiễm của mycoplasma trong đàn.
Tỷ lệ dương tính thấp đối với SPA (thấp hơn 30% và 3%-10% dương tính ở phản ứng HI chỉ ra rằng đàn gà mới bị nhiễm bệnh.
Tỷ lệ nhiễm cao cả ở 2 phản ứng chứng tỏ đàn gà bị nhiễm bệnh 3 đến 8 tuần,
Tỷ lệ dương tính SPA thấp, tỷ lệ HI cao thể hiện đàn gà bị nhiễm bệnh 3-6 tháng trước đây.
1.5.3.Phản ứng ELISA
Đĩa nhựa nhiều lỗ loại dành riêng cho phản ứng ELISA được xử lý kháng nguyên đặc hiệu với MG và tiếp tực xử lý với các nồng độ huyết thanh cần được kiểm tra. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể được nhìn thấy thông qua sự thêm vào kháng huyết thanh chống IgG của huyết thanh cần kiểm tra và có mặt của enzyme. Phản ứng ELISA phát hiện chủ yếu là IgG và phản ứng dương tính thể hiện thời gian sau khi nhiễm dài hơn so với phản ứng SPA. Phản ứng ELISA được chấp nhận rộng rãi bởi độ nhạy, dễ thao tác và khả năng tự động hóa trong các thao tác của nó. Những chú ý cần phải thực hiện đó là nồng độ kháng nguyên, độ pha loãng kháng thể, thời gian phản ứng KN-KT và thời gian đọc kết quả sau khi đã cho dừng phản ứng. Một vài bộ thử phản ứng đã có sãn trên thị trường, phản ứng này đặc hiệu hơn phản ứng HI rất nhiều. Những bộ kít gần đây cho kết quả không đặc hiệu tương tự như đối với phản ứng SPA, đặc biệt là đối với những đàn có đáp ứng miễn dịch với những loại vaccin nhũ dầu có nguồn gốc từ môi trường tế bào nuôi cấy và có phản ứng với huyết thanh lấy từ những con gà bị nhiễm MS. Tuy nhiên rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm loại trừ phản ứng không đặc hiệu này bằng việc tinh lọc kháng nguyên với Triton X-100, lectin và phức hợp kích thích miễn dịch (immunostimulation complex). Tinh lọc những protein đặc hiệu cho loài (p64, p56 và p26 kDa) để làm kháng nguyên cho phản ứng ELISA đã được chứng minh về tính đặc hiệu và độ nhạy trong phản ứng Dot-ELISA.
1.5.4.Blocking ELISA
Đĩa nhựa nhiều lỗ được gắn kháng nguyên MG và xử lý với huyết thanh không pha loãng cần được kiểm tra. Một loại kháng thể đơn dòng được gắn enzyme oxy hóa là peroxidase, B3 (kết hợp trực tiếp với p56) được đưa vào và đọc kết quả nhờ enzyme như các phản ứng ELISA khác. Phản ứng xuất hiện màu thể hiện sự không có mặt kháng thể chống MG và ngược lại những mẫu nào không xuất hiện màu là dương tính. Khi gây nhiễm cho gà dưới 3 tuần tuổi, phản ứng ELISA cho kết quả dương tính kéo dài hơn so với phản ứng SPA 1 tuần, còn đối với gà trưởng thành, kết quả cho tương tự nhau bởi vì kháng thể chống p56 ở gà non xuất hiện ở tuần thứ 2 sau khi tiêm. Độ nhạy của blocking ELISA cũng tương dương với phản ứng ELISA trực tiếp. phương pháp kiểm tra này cho kết quả dương tính cao hơn phương pháp SPA là 50% trong khi đó tất cả những mẫu cho kết quả dương tính với HI thì đều cho dương tính với ELISA. Blocking ELISA có thể được thực hiện đối với huyết thanh và trứng, những thuận lợi của nó bao gồm.
Phương pháp này sử dụng kháng thể đơn dòng B3 chống lại tiểu phần kháng nguyên là p56, một trong những protein bền vững và đặc hiệu nhất trong nhóm kháng nguyên của MG, nó có mặt ở tất cả các chủng MG và cho đáp ứng miễn dịch mạnh ở cả gà và gà tây.
Huyết thanh sử dụng trong phản ứng không cần pha loãng và có thể dùng phương pháp gộp nhóm.
Phản ứng không có tính đặc hiệu với vật chủ, có nghĩa là nó có thể sử dụng để kiểm tra cho nhiều loại vật chủ khác nhau như gà, gà tây, gà gô, công...
Phản ứng có thể thực hiện để phát hiện kháng thể gà đối với các chủng MG khác nhau.
1.5.5. Phương pháp miễn dịch đánh dấu.
Màng nitrocellulose có chứa protein của MG được chuyển từ bản điện di SDS-PAGE được sử lý với huyết thanh của gà bị nhiễm bệnh. Huyết thanh của vật chủ nhiễm bệnh phản ứng với tất cả các tiểu phần protein kháng nguyên của MG ví dụ như p139, p120, p76 và p69 hoặc là p85, p64, p56 và p26 nhưng mà chúng cũng phản ứng với một số đoạn polypeptide của MS như p88 và p53 kDa). Huyết thanh của gà được gây nhiễm với chủng độc R có phản ứng yếu với protein của nhiều chủng khác (ví dụ chủng 236, 383, 503, 703, 730 và k1669) thể hiện sự khác biệt đáng kể về kháng nguyên. Huyết thanh từ gà tây bị nhiễm các chủng M876 có phản ứng khác nhau đối với chủng S6. Protein đặc hiệu cho loài p64 có thể phát hiện ở hầu hết các chủng MG khi sử dụng huyết thanh tối miễn dịch nhưng chỉ phát hiện có một nửa số chủng khi sử dụng huyết thanh trong giai đoạn hồi phục. Ngược lại, p56 thấy ở hầu hết các chủng và có thể gây đáp ứng miễn dịch tốt cho cả gà và gà tây thậm chí cho cả trường hợp bị nhiễm nhiều chủng MG khác nhau, p26 chỉ thấy ở khoảng 70 chủng và không thấy đáp ứng miễn dịch ở gà tây. Theo kinh nghệm của nhiều tác giả thì phản ứng này thích hợp trong việc phát hiện kháng thể với MG. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý trong khi tiến hành là tuổi của gà cần kiểm tra và thời gian kiểm tra sau khi bị nhiễm. ở những con gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi, kháng thể p64 và p67 phát triển nhanh ở tuần đầu gây nhiễm trong khi đó p56 có thể phát hiện được ở tuần thứ 2 sau gây nhiễm. ở gà lớn, những protein kháng nguyên trên có thể phát hiện ở tuần đầu gây nhiễm. Kháng thể đối với p85, p35, p26 và p24 có thể được phát hiện chậm hơn.

2. Bệnh do Mycoplasma synoviae (MS).
Mầm bệnh MS có thể gây nên bệnh viêm khớp truyền nhiễm và thỉnh thoảng gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên của gà và gà tây, đặc biệt khi nó kết hợp với các bệnh khác như bệnh Newcastle, viêm ***i nhớp truyền nhiễm hoặc là tiêm vaccine. MS có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến gà thịt. Một số tác giả nghiên cứu tác hại của bệnh đối với gà đẻ cho thấy, bệnh làm giảm trung bình 10 quả trứng /mái/năm. Sự khác biệt còn rõ hơn nếu như điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, mật độ nuôi cao. Tổn thất có thể tới 5-10% sản lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở tới 7% và tỷ lệ chết khoảng 5% ở đàn con. Những con số này được quan sát ở đàn gà bị nhiễm MS mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vì những sự khác biệt rất lớn về độc lực và đặc điểm kháng nguyên giữa các chủng MS đã dẫn tới những ý kiến cho rằng MS không quan trọng và chính vì vậy người ta ít chú ý tới việc phòng chống bệnh này, kết quả là MS đã lây lan rất mạnh trong vài năm gần đây.
2.1. Vật chủ nhiễm bệnh.
MS xuất hiện chủ yếu ở gà và gà tây, tuy nhiên người ta cũng đã phân lập được MS ở vịt, ngỗng, bồ câu, chim cút, gà gô, chim sẻ... Hơn nữa, những loại chim trên rất nhạy cảm khi gây nhiễm nhân tạo. Bệnh này đang bị nhiễm ngày càng rộng và lan tràn, giống như MG, MS lan truyền theo 2 con đường tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp và cũng lây cho thế hệ sau qua trứng. Tỷ lệ nhiễm trong đàn cao nhất vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và như vậy bệnh nhiễm nhanh và mạnh hơn bệnh do MG. MS rất phổ biến ở các trại nuôi tập trung và nuôi nhiều lứa tuổi xen kẽ. Sự khác biệt lớn về độc lực thể hiện trong các chủng MS dẫn tới những khác biệt rất lớn về biểu hiện bệnh. Những đặc điểm về di truyền, tuổi và tình trạng miễn dịch của vật chủ cũng như sự có mặt của các yếu tố khác như các mầm bệnh khác, điều kiện vệ sinh kém có những ảnh hưởng rất lớn đến việc phối hợp biểu hiện bệnh và quá trình lây nhiễm bệnh. MS cũng phân lập được ở mật.
2.2. Căn bệnh.
Với sự khác biệt rất lớn về độc lực giữa các chủng và thậm chí ở cả vị trí gây bệnh, ví dụ như ở đường hô hấp khác với ở khớp. Tuy nhiên sự khác biệt đó không phát hiện được bằng phương pháp kiểm tra miễn dịch học. Có sự khác biệt nhỏ về bệnh học giữa chủng có khả năng và không khả năng gây ngưng kết hồng cầu. Về mặt bệnh lý thì số lượng mầm bệnh và con đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể vật chủ đóng vai trò khá quan trọng trong biểu hiện bệnh. Xâm nhiễm qua chân thì dẫn tới bị viêm khớp, trong khi đó nếu mầm bệnh xâm nhiễm qua con đường hô hấp thì sẽ dẫn đến viêm ***i khí. Sự khác biệt này có thể được phát hiện bằng phương pháp lai ADN hoặc phân tích đa hình ADN. Sự truyền lây qua trứng có thể biểu hiện ở cả 2 dạng bệnh. Cơ chế sinh bệnh của MS giống với MG, nhưng đối với MS, sự thiếu máu thể hiện là do hậu quả của việc phá vỡ hồng cầu, đây là đặc điểm khác biệt quan trọng. Quá trình định cư của MS tại mô bào và sản phẩm trao đổi chất của nó hấp dẫn bạch cầu đa nhân trung tính, khi nó bị phá hủy thì giải phóng ra lysosmes và chất này có khả năng phá vỡ hồng cầu hàng loạt. Điều này cũng có thể giải thích quá trình tích lũy các chất bã đậu xung quanh gân, ổ nhớp và khớp. Những tổn thương này cũng giải thích sự thâm nhập của tế bào đơn nhân, tương bào, đại thực bào vào những nơi bị tổn thương (khớp hoặc ***i khí), trong quá trình này những tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào phụ thuộc tuyến ức cũng có liên quan. Sự tương đồng kháng nguyên thể hiện rất rõ giữa MS và MG làm cho việc chẩn đoán và xác định bệnh trở nên khó khăn.
2.3.Triệu chứng lâm sàng.
Thời gian ủ bệnh có khác nhau rất rõ rệt, nó phụ thộc vào số lượng, con đường xâm nhiễm và độc lực của mầm bệnh. Khả năng mẫn cảm của vật chủ cũng như sự tồn tại của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cũng có ảnh hưởng tới quá trình này. ở những con gà bị nhiễm bệnh qua trứng thì thời gian ủ bệnh khoảng 6 tuần, những con bị nhiễm thông qua tiếp xúc là 11-21 ngày, nhiễm qua chân là 2-10 ngày, tiêm tĩnh mạch là 7-10 ngày, nhỏ mũi sau 7 đến 14 ngày, qua màng kết mạc là 20 ngày. Kháng thể của cơ thể có thể quan sát trước khi con vật biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh có thể biểu hiện ở 2 dạng sau.
2.3.1. Dạng què.
Dạng bệnh này được quan sát phổ biến 20-30 năm trước đây, tỷ lệ bệnh khoảng 5-15%, đôi khi có thể cao hơn. Tỷ lệ chết 1-10%. Những biểu hiện bên ngoài là sinh trưởng chậm, mệt mỏi, ủ rũ, mặt và mào nhợt nhạt, què, xưng khớp và ***i khí, lông xù, phân xanh có bột và nhiều acid uric và urea.
2.3.2. Dạng bệnh hô hấp.

Dạng bệnh hô hấp rất phổ biến hiện nay, những con bị bệnh thường biểu hiện bệnh ở đường hô hấp trên, què, sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết và giảm sản lượng trứng. ở gà tây, bệnh trầm trọng hơn gà thường nhưng dấu hiệu lâm sàng thường không quan sát thấy.
2.4. Tổn thương
Những tổn thương chủ yếu của bệnh la xưng, phù nề các khớp với sự xuất tiết dịch viêm, thoái hoá khớp sụn (viêm khớp, viêm bao gân) xưng gan, xưng lách, thận xưng và nhạt màu, teo ***i fabricius, thymus. Những tổn thương ở đường hô hấp cũng tương tự với bệnh do M. gallisepticum nhưng thường biểu hiện nhẹ hơn.
2.5. Chẩn đoán.
Những triệu chứng và tổn thương thì chưa đủ để khẳng định con vật bị bệnh. Việc chẩn đoán MS cũng được thực hiện các bước giống ở MG. Trong các khâu phân lập, cần phải lưu ý rằng MS đòi hỏi môi trường có NAD (nicotinamide-adenine dinucleotide) và cystein. Dùng tăm bông trơn hoặc tăm bông có sử lý than hoạt tính thì có khả năng thu được kết quả cao hơn là dùng tăm tơ nhân tạo hoặc que nhôm vì 2 loại vật liệu sau có thể gây ức chế sinh trưởng. Việc phân lập MS ở khớp, ***i nhớp và bao hoạt dịch của những con bị nhiễm bệnh thì rất khó khăn và việc lấy mẫu phân lập ở đường hô hấp dễ dàng hơn nhiều. MS có thể được phân lập ở những con gà không cho phản ứng SPA dương tính. Khi sử dụng các phương pháp kiểm tra sinh hóa học và huyết thanh học để xác định chủng thì cũng cần làm các thủ tục tương đương như ở MG. Một kỹ thuật mới là phản ứng ngưng kết được phát triển, nó sử dụng kháng thể đơn dòng để xác định chủng MS trong phòng thí nghiệm. Kháng thể đơn dòng S2 (IgG3 isotype) làm ngưng kết MS, mà nó gắn với protein p55 kDa và một số protein p11 và p75 của MS ( nhưng không gắn với protein của MG) được hấp phụ với Staphilococcus aureus (chủng Cowan 1) nó có protein A. Trộn lẫn với canh trùng MS thì xuất hiện kết tủa với MS. đây là phản ứng đặc hiệu với MS.
Mẫu điện di ADN được xử lý enzyme giới hạn Eco RI và HindIII có thể thể hiện những dữ liệu di truyền đặc trưng nhưng sử dụng Bgl II có thể quan sát được thêm một số khác biệt, dựa vào đó, người ta phân chia các chủng MS làm các nhóm:
Các chủng có tính hướng khớp ( như các chủng WVU 1853 và Olson)
Chủng có độc lực cao có tính hướng ***i khí (K1415)
Sử dụng Bgl II có thể xác định được sự tương đồng giữa các chủng và có thể được sử dụng trong phân tích dịch tễ học của bệnh. Các đặc tính của protein và ADN không thay đổi qua quá trình tiêm truyền rất dài (hơn 400 đời).
MS không gây ra đáp ứng miễn dịch mạnh, sự có mặt của các yếu tố như điều kiện môi trường bất lợi, các mầm bệnh khác xuất hiện, tính hướng mô bào của mầm bệnh không những ảnh hưởng tới thể loại biểu hiện bệnh mà còn ảnh hưởng tới mức độ nặng nhẹ của bệnh và cũng tác động đến mức độ đáp ứng miễn dịch. Để phát hiện đáp ứng miễn dịch đối với MS, các phép thử SPA, HI, ELISA đều có thể được áp dụng. Phản ứng không đặc hiệu có thể xuất hiện khi đàn gia cầm sử dụng vaccin nhũ dầu trước đó hoặc đàn gà bị nhiễm MG. ở gà tây, nếu đàn bị nhiễm MG thì phản ứng kiểm tra MS có thể không còn hiệu quả. Kháng thể có thể phát hiện bằng HI và ELISA (không sử dụng SPA) cho không những huyết thanh mà còn với lòng đỏ trứng. ở những con gà bị nhiễm bệnh tự nhiên, kháng thể IgG chống lại MS có thể được phát hiện ở tuyến nước mắt, khớp xương, ổ nhớp, đường sinh dục và lòng trắng trứng (IgA và IgM). Đời sau của gà bố mẹ nhiễm bệnh xuất hiện dương tính với các phản ứng huyết thanh học vào khoảng 8-12 tuần tuổi. Trong kỹ thuật miễn dịch đánh dấu, người ta đã chứng minh được rằng p53 và p22 là những protein đặc hiệu cho MS (p53 chỉ xuất hiện trong giai đoạn cấp tính) trong khi đó p41 thì không có tính đặc hiệu. P22 và p92 kDa và những protein có trọng lượng khoảng 46 đến 52 kDa có biểu hiện tính đặc hiệu kháng nguyên trong phản ứng ELISA.
Một số nghiên cứu chấn đoán mầm bệnh MS bằng kỹ thuật PCR đã thực hiện và thông báo khả năng phát hiện đặc hiệu sự có mặt của mầm bệnh trên bệnh phẩm mà không có hiện tượng phản ứng chéo với các loài mycoplasma có mặt khác, độ nhạy phản ứng cao và có thể áp dụng vào xác định mầm bệnh có hiệu quả (Lauermann và cộng sự 1993, Zhao và cộng sự 1993 )

3. Bệnh do Mycoplasma meleagridis (MM).
M. meleagridis chỉ gây bệnh cho gà tây, chúng gây viêm ***i khí cho con non, làm giảm khả năng sử dụng thức ăn, giảm tốc độ sinh trưởng, ấp nở, chất lượng thịt xẻ và kéo dài thời gian nuôi dưỡng.
3.1. Dịch tễ bệnh.
Trước đây, MM gây nhiễm chủ yếu ở gà tây, những báo cáo gần đây cho biết, MM còn có mặt ở chim cút, công, bồ câu. Nhờ có những chương trình phòng chống bệnh nên bệnh này xuất hiện ít hơn. Bệnh lây lan theo con đường trực tiếp và gián tiếp, bệnh có thể nhiễm bất cứ lúc nào trong đời sống của chúng. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng truyền lây bệnh cũng tương tực như đối với MG và MS. MM có tính hướng lỗ huyệt và ổ nhớp gà non, đường sinh dục đực và cái của gà trưởng thành. Vì vậy thụ tinh nhân tạo cũng đóng vai trò khá lớn trong việc truyền lây bệnh ở gà tây. Tỷ lệ truyền lây qua trứng có thể từ 10 đến 60%, tỷ lệ thấp ở giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ sinh sản và tỷ lệ cao hơn ở giữa kỳ. MM có thể tồn tại ở đường sinh dục cái, dạ con, ống dẫn trứng, âm đạo, lỗ huyệt, vỏ trứng, màng lòng đỏ, lông, da, xoang khí quản, phổi, ổ nhớp, dịch hoàn. Khả năng phân lập ở dịch hoàn từ 13-32%.
3.2. Căn bệnh
Độc lực của MM có khác nhau ở các chủng và tính hướng của MM tới vị trí cư trú như lỗ huyệt, ***i nhớp của gà non, đường sinh dục của gà trưởng thành, sự khác nhau còn thể hiện ở đặc tính xâm nhập của vi khuẩn. Những sự khác nhau này không thể phát hiện được bằng phản ứng ngưng kết chéo, miễn dịch huỳnh quang hoặc dung hợp miễn dịch mà phải phát hiện bằng sự khác nhau trên điện di đồ SDS-PAGE. MM tấn công đường hô hấp, sinh dục và hệ xương của gà tây, con đường xâm nhập khá quan trọng vì viêm ***i khí và loạn dưỡng xương là những biểu hiện đi kèm với việc truyền lây bệnh qua phôi. Cơ chế gây bệnh của MM còn chưa được biết cặn kẽ, trong quá trình tổn thương của buồng khí, những yếu tố tương tự như của MS và MG cũng có liên quan. Sự tràn dịch ở xoang bụng có thể là hậu quả của tổn thương gan, sự loạn dưỡng xương có thể là nguyên nhân do ảnh hưởng của quá trình trao đổi axit amin ở mô bào. MM thường phối hợp với MI và MS trong việc hình thành viêm ***i khí.
3.3. Triệu chứng bệnh.
Những biểu hiện của bệnh bao gồm sự tụt giảm khả năng sinh trưởng, sự mất bình thường và cân đối ở khung xương (còi xương, xoắn vặn và xương bàn có thể ngắn lại, xưng khớp, ngẹo cổ) sự mất bình thường ở lông cánh sơ cấp, viêm xoang, tỷ lệ nở thấp. Những triệu chứng ở con non thường nặng hơn ở những con trưởng thành, những con trưởng thành bệnh ở dạng ẩn tính, trong tự nhiên nó thường kết hợp với các loại mầm bệnh khác như M. gallisepticum , MS, MI.
3.4. Tổn thương.
ở một số thể bệnh điển hình, những tổn thương có thể quan sát thấy bao gồm: Thành ***i khí dày, xuất tiết dịch viêm, bã đậu ở ngực, ***i khí, một số xương mất bình thường, lệch cổ, viêm bao hoạt dịch và tràn dịch xoang bụng.
3.5. Chẩn đoán.
Những triệu chứng lâm sàng, tổn thương và tỷ lệ ấp nở thấp có thể đặt cơ sử đầu tiên khẳng định về bệnh, tuy nhiên, mầm bệnh có thể bị nhiễm mà không có triệu chứng và tổn thương, vì vậy, việc chẩn đoán phải được tiến hành ở phòng thí nghiệm theo các bước như ở MG và MS. Một điểm riêng biệt là MM có thể phân lập dễ dàng từ ***i khí, tinh hoàn, lỗ huyệt, khí quản và xoang. Môi trường nuôi cấy giống như của MG. Để giảm sự tạp nhiễm, polymixin B và mycostatin có thể được sử dụng cùng với penicillin và thalium acetate. ở trong các phương pháp kiểm tra sinh học, khả năng thủy phân arginine, phosphatasa và không có khả năng lên men glucose được tiến hành. Phản ứng SPA kém hiệu quả, tiêm vaccin phòng bệnh có thể gây ra phản ứng không đặc hiệu với SPA, HI không đáng tin cây bởi vì khả năng ngưng kết hồng cầu nhanh chóng bị mất. Không có kháng nguyên MM có sãn trên thị trường vì rất khó sản xuất thành công kháng nguyên cho phản ứng SPA và HI. Phản ứng ELISA gián tiếp được sử dụng, kỹ thuật ADN dò và PCR được áp dụng và khẳng định ưu thế chẩn đoán của chúng.
4. Mầm bệnh Mycoplasma iowae (MI).
Bệnh do MI thường liên quan đến hiện tượng chết phôi, giảm tỷ lệ nở, viêm ***i khí dạng nhẹ và hiện tượng bất thường ở chân gà và gà tây. MI được phân lập chủ yếu ở gà tây và gần đây người ta thấy chúng xuất hiện ở gà.
4.1. Dịch tễ bệnh.
MI thấy xuất hiện ở Bắc mỹ, Châu Âu. Sự lan truyền của bệnh chưa được tìm hiểu tỷ mỷ nhưng con đường truyền lây qua đường sinh dục và trứng đã được nghiên cứu ở gà tây.
4.2.Bệnh học.
MI mọc tốt ở môi trường có 0,5-1% muối mật, những chủng của loài này có cấu trúc mấu lồi (blebs) như cơ quan bám dính ở MG. MI gồm có 6 chủng huyết thanh (I,J,K,N,Q và R). Những sai khác rõ rệt của các chủng được quan sát có liên quan đến khả năng gây bệnh, các đặc tính huyết thanh học và vị trí cư trú. Những thể hiện mối tương đồng rõ rệt trong bản điện di protein và nhuộm coomassie blue chỉ cho thấy sự khác biệt ở vùng từ 29 đến 45 kDa và từ 116 đến 205 kDa. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các chủng rõ ràng nhất thể hiện thông qua kỹ thuật lai phân tử.
4.3.Dấu hiệu lâm sàng.
Không có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt ở đàn gà trưởng thành mà chủ yếu ở phôi. Phôi thường chết ở 10 ngày cuối, phổ biến vào ngày 18-24, tỷ lệ chết phôi cao, tỷ lệ nở giảm 2-5%. Đàn gà trửng thành có triệu chứng nhẹ ở đường hô hấp, bất bình thường của khớp và chân.
4.4. Tổn thương.
ở phôi, những biểu hiện còi cọc, xung huyết, viêm gan, phù nề và xưng lách là những tổn thương thường được quan sát thấy. ở gà và gà tây trưởng thành, những biểu hiện thường là lông không mượt, viêm gân, bất bình thường ở chân ( loạn dưỡng xương, lệch ngón) có thể bị teo ***i fabricius.
4.5. Chẩn đoán.
Phân lập và xác định vi khuẩn thường được thực hiện ở những phôi chết, nơi được xác định là có tồn tại một lượng mầm bệnh khá lớn và dễ dàng phân lập được từ phôi. Ngoài ra, bệnh phẩm lấy ở lỗ huyệt cũng có thể phân lập được MI. Zhao và Yamamoto (1993) đã phát triển kỹ thuật PCR để chẩn đoán mầm bệnh này và phản ứng thể hiện tính đặc hiệu cho loài, không có phản ứng chéo với các chủng khác.

5. Một số loài mycoplasma khác ở gia cầm
Ngoài 4 loài gây bệnh ở trên ra, còn một số loài mycoplasma khác như M. anseris, M.sp.1220 gây bệnh viêm ***i khí, peritonitís , chết phôi cho ngỗng. Bệnh được thây nhiều ở châu Âu như Hungary, cộng hòa Séc, Pháp, Trung quốc.
Mầm bệnh Ureaplasma gallorale gây bệnh cho gà và gà tây, tuy nhiên người ta còn biết ít về khả năng gây bệnh của loài này. Gây nhiễm nhân tạo không thu được những triệu chứng và tổn thương điển hình. Ureaplasma có đặc điểm khác biệt là khả năng thủy phân urea mà các loại mycoplasma khác không có.
Mầm bệnh M.imitans có mối quan hệ gần gũi với MG, có tới 40-46% DNA của 2 loài giống hệt nhau, chúng có rất nhiều đặc tính chung như các phản ứng sinh hóa học, phản ứng hấp phụ hồng cầu, ngưng kết hồng cầu và sự có mặt của cơ quan bám dính. Hai loài này có thể phân biệt được bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang và ứng chế sinh trưởng người ta phân lập được từ ngỗng, vịt gà lôi.
Một loài mycoplasma thấy phổ biến ở gà và gà tây khác nữa là M. gallinarum. Loài này không được coi là mầm bệnh nhưng cũng có những thông báo về mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm M.gallinarum với biểu hiện bệnh viêm ***i khí và triệu chứng hô hấp. Khi gây nhiễm mà kết hợp với tiêm vaccin phòng bệnh Newcastle hoặc bệnh viêm ổ nhớp truyền nhiễm thì có những biểu hiện viêm ***i khí cao và rõ ràng. M.gallinarum và M.gallinaceum thường thu được trong quá trình phân lập các chủng mycoplasma gây bệnh (MG, MS, MM, MI) bởi vì M.gallinarum và M.gallinaceum rất dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy mycoplasma và nó cũng có những hình dáng khuẩn lạc điển hình của mycoplasma. Không có các test huyết thanh cho các chủng này, tuy nhiên chúng có thể phân biệt được bằng kỹ thuật PCR và RFLP.
Đối với bồ câu, có 3 loài mycoplasma phổ biến gây bệnh là M.columbinasal, M.columborale và M.columbinum. Chúng có thể được phân lập từ bồ câu khỏe lẫn bồ câu có biểu hiện về hô hấp, và đặc biệt là ở ***i khí của những chim có biểu hiện về hô hấp và người ta cũng chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng, những loài mycoplasma trên gây bệnh hô hấp ở bồ câu. Tuy nhiên sử dụng tylosin điều trị đem lại hiệu quả cao.

6. Điều trị và phòng chống bệnh mycoplasma ở gia cầm
Bệnh do mycoplasma là bệnh gây tổn thất khá lớn trong kinh tế chăn nuôi gia cầm. Vì bệnh không nổ ra trên phạm vi lớn cũng như không tạo thành ổ dịch nên nhiều người còn đánh giá thấp tác hại của mầm bệnh này, mầm bệnh truyền qua trứng cho thế hệ sau vì vậy việc phòng ngừa, quản lý, khống chế và điều trị bệnh là những khâu rất cần thiết. Các bước phòng chống bệnh được xây dựng dựa trên các biện pháp khác nhau, vấn đề đầu tiên là phâỉ nâng cao điều kiện vệ sinh chuồng trại, thường xuyên kiểm tra trong đàn sự có mặt hoặc tồn tại của mầm bệnh cũng như khả năng lây nhiễm bệnh với phương pháp kiểm tra thích hợp, sử dụng các loại kháng sinh phù hợp để điều trị, sử dụng vaccin để phòng chống.
6.1 Điều trị
Để đạt được hiệu quả điều trị như yêu cầu, các thuốc điều trị phù hợp cần được lựa chọn. Các loài mycoplasma có khả năng kháng các loại kháng sinh có hướng ức chế sinh tổng hợp thành tế bào như penicilline hoặc kháng sinh ức chế tổng hợp màng nhưpolymicine B. Tuy nhiên, chúng rất nhạy với những loại kháng sinh ức chế tổng hợp protein. Rất nhiều loại kháng sinh như tetracyline (oxytetraciline, chlotetracyline, doxycycline), Macrolides (erythromycin, tyloxin, spiramycin, lincomycin, kitasamycin), quinolones (imequil, norfloxaxin, enrofloxacin, danofloxacin) hooặc tiamulin đã được khẳng định là những thuốc có hiệu quả điều trị. Cùng một lúc có những thông báo khác nhau về hiệu quả điều trị ở các nơi phản ánh sự kháng thuốc của các chủng mycoplasma có liên quan đã xuất hiện rộng rãi. Do vậy, những bước gợi ý sau có thể làm giảm nguy cơ kháng thuốc:
-Chủng mycoplasma có mặt cần phải được thử kháng sinh đồ, tùy thuộc vào các dữ liệu quan sát gần đó để xác lập nồng độ thấp nhất có khả năng ức chế (MIC). Các giá trị MIC của tiamulin, danofloxacin, enrofloxacin và lincomycin có mức độ nhạy cảm ở các loài mycoplasma theo thứ tự giảm dần như sau:MG, MS, MM và MI. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa các chủng trong cùng một loài về khả năng kháng thuốc và một điều khá thú vị là erythromycin chỉ có hiệu quả với những chủng có khả năng lên men glucoz trong khi đó, các chủng có khả năng thủy phân arginine thì kháng lại.
-Do mycoplasma cư trú chủ yếu ở màng nhầy của đường hô hấp và sinh dục, nếu dùng các loại kháng sinh có tính hướng và tập trung nồng độ ở các mô bào trên thì sẽ có hiệu quả điều trị cao hơn ví dụ như tiamulin và enrofloxacin có thể tập trung ở các cơ quan này rất cao từ 500 đến 1000 lần chỉ số MIC chống lại mycoplasma.
-Vì mycoplasma xâm nhiễm và trở nên trầm trọng do kế phát và kết hợp với các loại vi khuẩn khác do vậy chúng ta nên dùng các loại kháng sinh có phổ rộng, có tác dụng không chỉ với mycoplasma mà còn với các loại vi khuẩn khác. Các loại kháng sinh như enrofloxacin, danofloxacin hoặc lincospectin là có hiệu quả điều trị. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng phối hợp tiamulin và chlortetacycline hoặc oxytetracycline đem lại hiệu quả điều trị cao. Liều điều trị có thể dùng như sau: đối với oxytetracicline hoặc chlortetracycline dùng 200 g/ tấn thức ăn. Tylosin có thể tiêm với liều 6-10 mg/kg thể trọng hoặc dùng 0,7-1 g/lít nước uống trong vòng 3-5 ngày. Sử dụng một lượng rất thấp tylosin vào thức ăn đối với gà đẻ có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc trong hệ thống nuôi nhiều lứa tuổi có hiệu quả chống lại sự tụt giảm sản lượng trứng.
Thuốc có thể đưa vào điều trị theo con đường tiêm hoặc thông qua nước uống ( trong vòng 3-5 ngày) hoặc cho vào thức ăn (5-10 ngày). Nói chung, biện pháp điều trị thường kém hiệu quả bởi vì những con bệnh nặng thường không điều trị triệt để được hoặc điều trị như thế nào đi nữa thì cũng không thể loại trừ hết mầm bệnh ra ngoài được. Vì vậy, việc điều trị đôi khi phải kéo dài cả tháng.
ở đàn gà có nghi ngờ bị nhiễm bệnh (ví dụ như đàn gà có nguồn gốc từ bố mẹ nhiễm bệnh hoặc nuôi trong hệ thống chăn nuôi nhiều lứa tuổi) thì sử dụng thuốc ở liều phòng bệnh là điều cần thiết. Việc phòng bệnh có thể tiến hành ở tuần đầu (để giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ trứng) và ở 3-5 tuần tuổi, thời gian này thường có nhiều stress (tiêm vaccine, ghép đàn, phân đàn, vận chuyển...) để giảm thiểu khả năng trỗi dậy của mầm bệnh. Một bước thiết yếu của đàn gà giống là phải tiến hành điều trị để giảm thiểu khả năng truyền bệnh qua trứng. Và điều cần thiết là phải nắm vững và tiến hành triệt để tuân theo những nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh để tránh sự kháng thuốc, tăng hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm.
6.2. Loại trừ sự lây nhiễm nguồn bệnh mycoplasma
Phương pháp loại trừ mầm bệnh mycoplasma bao gồm những bước sau.
1. Nâng cao điều kiện vệ sinh và quản lý.
Những điều kiện vệ sinh được đưa lên vị trí hàng đầu trong việc phòng chống việc lây nhiễm nguồn bệnh, giảm thiểu bài xuất mầm bệnh ra ngoài môi trường. Tiêm phòng vaccin để ngăn chăn sự nhiễm bệnh.
2. Điều trị đàn gà giống: Đàn gà giống được điều trị bằng các loại kháng sinh phù hợp để giảm thiểu việc truyền lây qua trứng.
3. Xử lý trứng. Trứng có thể được xử lý bằng nhiều cách như sau:
a.Tiêm kháng sinh: Các loại kháng sinh như lincomycin-spectinomycin, gentamycin hoặc tylosin có thể được sử dụng để tiêm vào buồng khí của trứng ấp hoặc tiêm vào đầu nhỏ của trứng gà tây.
b. Nhúng kháng sinh: Trứng làm ấm lên tới 37,8?C sau đó được nhúng vào kháng sinh lạnh trong vòng 15-20 phút, phương pháp này cũng có thể làm giảm khả năng truyền bệnh mycoplasma.
c. Đun nóng trứng: Trứng ở nhiệt độ phòng sau đó được đưa lên tới 46?C, mycoplasma có thể chết ở nhiệt độ này, thời gian đạt được nhiệt độ trên kéo dài từ từ trong khoảng 12-14 giờ. Phương pháp này có thể làm giảm tử lệ nở đến 12% và nó cũng không có hiệu quả đối với MM.
Không có phương pháp nào đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh mycoplasma ở trứng do vậy khả năng truyền lây từ thế hệ này cho thế hệ sau là không thể tránh khỏi. Vì vậy, đàn con cần phải được chia thành nhiều nhóm nhỏ, kiểm tra thường xuyên về khả năng và tình hình nhiễm bệnh. Huyết thanh hoặc bệnh phẩm của ít nhất 10% cá thể trong đang cần phải được kiểm tra bằng các phương pháp phù hợp, có độ tin cậy cao. Những nhóm có biểu hiện dương tính thì phải loại bỏ, những nhóm âm tính thì phải nuôi cách biệt và phải kiểm tra và tránh tiếp xúc với các mầm bệnh khác. Việc xây dựng đàn gà không bị bệnh này rất kỳ công và tốn kém.
6.3. Phòng bệnh bằng vaccine.
Cho đến nay, việc phòng bệnh bằng vaccine mới được thực hiện đối với mầm bệnh MG. Có 2 loại vaccin có sãn ngoài thị trường là vaccin sống hoặc vaccin nhũ dầu vô hoạt. Vaccin sống sử dụng những chủng có độc lực yếu hoặc không có độc lực còn vaccin vô hoạt thường sử dụng các chủng có độc lực cao. Mặc dầu tính kháng nguyên của các chủng có khác nhau nhưng chỉ cần sử dụng vaccin của một chủng là có thể đảm bảo an toàn.
*Vaccin sống:
Mục đích của tiêm vaccin sống là gây nhiễm trong đàn ở mức độ nhẹ, gây miễn dịch ở một giai đoạn mà khi đó nó không hoặc chỉ gây những tổn thất rất nhỏ. Kết quả của sự gây nhiễm này sẽ dẫn tới khả năng đề kháng với mầm bệnh trong thời gian sau kể cả cho đàn sau trong hệ thống chuồng nuôi nhiều lứa tuổi. Đàn gà được miễn dịch với MG thì sẽ có khả năng chống lại với bệnh hô hấp mãn tính, viêm ***i khí và sự tụt giảm sản lượng trứng gây ra bởi MG.
M. gallisepticum chủng F là chủng được sử dụng nhiều nhất trong việc sản xuất vaccin. Đó là chủng trong tự nhiên có độc tính trung bình và thấp đối với gà, nhưng nó hoàn toàn độc đối với gà tây. Chúng có khả năng lan truyền chậm từ con này sang con khác trong đàn. Khi chúng ta tiêm truyền vào gà khỏe thông qua đường hô hấp trên, rất ít hoặc không có những phản ứng về hô hấp được biểu hiện. Tuy nhiên, khi chúng ta chủng thông qua không khí hoặc phun sương hoặc khi có sự có mặt của các nhân tố gây bệnh ở đường hô hấp khác như Newcastle hoặc virus gây viêm phế quản truyền nhiễm (Bronchitis infectious virus) dấu hiệu đường hô hấp và ***i khí có thể xuất hiện. Gà chủng vaccin thuộc loại miễn dịch mang trùng vĩnh viễn do vậy chỉ cần một liều gây nhiễm là đủ. Sử dụng vaccin chủng F cho mỗi đời gà trong hệ thống nuôi dưỡng nhiều lứa tuổi (Multi-age site) sẽ tạo ra kết quả là chủng F thay thế hoàn toàn chủng tự nhiên. Chủng Ts-11 và 6/85 không độc nhưng nó không hoặc truyền rất chậm từ gà này sang gà khác trong đàn mặc dù chúng tiếp xúc gần gũi với nhau.
Đàn gà thương phẩm thường được chủng vaccin ở tuần tuổi thứ 12 đến 16, nhưng việc chủng sớm hơn hoặc muộn hơn vẫn được cho phép. Vấn đề thiết yếu là việc chủng vaccin phải được tiến hành trước khi nó có thể bị nhiễm ở ngoài tự nhiên. Trong trường hợp những nơi có nguy cơ cao, việc chủng vaccin có thể được tiến hành từ 2-4 tuần tuổi. Đối với vaccin chủng F, nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi là thích hợp. Việc chủng thông qua phun sương cần phải thực hiên một cách cẩn thận để mọi cá thể trong đàn đều được tiếp xúc với vaccine. Những dấu hiệu đường hô hấp có thể xuất hiện 5-7 ngày sau khi chủng nếu ta thực hiên thông qua con đường phun sương. Đàn gà sau khi chủng 3-4 tuần thì nên kiểm tra bằng phản ứng RSA để khẳng định rằng tất cả cá thể trong đàn đều được chủng vaccin. Chủng Ts11 nên thực hiện việc tiêm chủng vaccin thông qua con đường nhỏ mắt, chủng 6/85 được thực hiện thông qua con đường phun sương. Việc tiêm chủng vaccin Ts11có kết quả chậm nhưng nó có đáp ứng miễn dịch rõ ràng với các phản ứng RSA, HI và ELISA, nhưng nếu sử dụng chủng 6/85 thì thường không quan sát thấy hiện tượng đáp ứng miễn dịch. Không thấy những biểu hiện về hô hấp sau khi tiêm chủng đối với 2 chủng vaccin nói trên. Những đàn được sử dụng chủng F hoặc ts 11 thì có thể phân lập được vi khuẩn trong đời gà nhưng đối với những đàn mà sử dụng chủng 6/85 thì rất khó có thể phân lập được sau khi chủng vaccin 4-6 tuần.
Vaccin sống thương phẩm cần phải được sử dụng trong vòng 1-2 giờ sau khi mở. Vaccin đông khô cần phải bảo quản ở 4?C, một số nhà sản suất cung cấp vaccin đông lạnh, những vaccin như vậy cần phải bảo quản ở nitơ lỏng, đá khô(đá CO2) hoặc -70?C, vaccin sống không giữ được hoạt tính khi để lâu ở nhiệt độ tủ đá bình thường. Bảo quản một vài ngày ở nhiệt độ -20?C cũng cần phải hạn chế.
Sử dụng chủng ts-11 hoặc 6/85 thì an toàn hơn chủng F, tuy nhiên mức độ bảo hộ của chúng có kém hơn. Chúng có thể được sử dụng có hiệu quả như là vaccin thứ cấp trong hệ thống chuồng nuôi nhiều lứa tuổi hoặc là 'vaccin thế hệ thứ hai' trong những nơ mà đã từng sử dụng chủng F. Chúng cũng có hiệu quả trong trường hợp mà đàn bị tiếp xúc một cách thiếu thận trọng với một đàn khác có nguy cơ. Chủng F được sử dụng để loại bỏ chủng MG tự nhiên có hiệu quả hơn so với hai chủng còn lại thì chủng ts-11 lại được sử dụng để loại bỏ chủng F ra khỏi đàn đẻ thương phẩm trong hệ thống nhiều lứa tuổi. Trong hệ thống nhiều lứa tuổi sử dụng vaccin chủng 6/85 một cách thích hợp thì có kết quả âm tính với MG, có thể rằng nó đã thay thế hoàn toàn chủng tự nhiên. ở một số nước, vaccin được sử dụng cho cả đàn gà thịt thương phẩm lẫn gà đẻ thương phẩm, còn ở một số nước châu mỹ latinh, sau khi sử dụng chủng F trong một số năm họ quan sát thấy biểu hiện triệu chứng hô hấp ở thế hệ gà con cháu. Điều đó cho thấy rằng việc sử dụng đúng cách là rất cần thiết.
Vaccin vô hoạt MG được làm từ hỗn dịch tế bào nuôi cấy với nồng độ cao được bất hoạt và nhũ hóa bằng dầu, thành phần này thường được gọi là Bacterin. Bacterin thường được dùng trong đàn gà hậu bị thương phẩm để tránh hiện tượng tụt giảm năng suất trứng, trường hợp này thường thấy ở những nơi có nuôi gà đẻ nhiều thế hệ. Đối với gà thịt người ta ít sử dụng bacterin bởi vì nếu chủng vaccin trước 1-2 tuần tuổi thì không bảo vệ được mặc dù bacterin có thể bảo vệ đàn gà không bị các dấu hiệu về đường hô hấp, viêm ***i khí, giảm sản lượng trứng. Khoảng thời gian miễn dịch cũng chưa được biết đến nhưng phần lớn các đàn gà có biểu hiện sau 1-2 tháng tiêm chủng. Con đường đưa vaccin vào có thể thông qua tiêm bắp, tiêm dưới da với liều 0,5ml một con. Có một điều là phản ứng dai dẳng tại vị trí tiêm khi tiêm bắp và phải cắt bỏ đi trong trường hợp giết thịt. Vì vậy, tiêm dưới da ở phần phía lưng của cổ là một vị trí tiêm thường gặp. Hai liều vaccin là đảm bảo bền vững nhưng như vậy nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, kinh phí, công lao động do vậy thường chỉ dùng một liều và thường ở tuần tuổi 16-18 đối với gà đẻ thương phẩm. Syring nhiều liều có thể được sử dụng. Tất cả các dụng cụ phải được tiệt trùng riêng biệt cho các đàn, đội ngũ tiêm vaccin phải được thực hành một phương pháp vệ sinh an toàn phù hợp khi di chuyển giữa các đàn. Vaccin cần phải được bảo quản ở 2-8?C cho đến lúc sử dụng. Không được đông lạnh hoặc để nơi ánh sáng quá cao.
6.4. Xây dựng đàn giống không bị bệnh mycoplasma.
ở một số nước, người ta đã áp dụng những biện pháp triệt để nhằm xây dựng đàn giống không bị bệnh mycoplasma. Những biện pháp đó bao gồm:
Nâng cao công tác kiểm dịch, không cho người ngoài vào khu chăn nuôi. Những người tham gia vào khu chăn nuôi phải được ghi vào một cuốn sổ theo dõi. Hạn chế tham quan, nếu không thể được thì chỉ tham quan 1 đàn trong 1 ngày. Những người tham gia chăn nuôi không được đi thăm những trại khác, ở nhà của họ không được nuôi gà và không thành viên nào trong gia đình họ làm việc trong các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm cũng như trạm ấp. Xây dựng những khu riêng biệt, ngăn cách nếu như trong cơ quan có nhiều trại và không cho phép người nào được ra vào nhiều trại. Cung cấp ủng và quần áo bảo hộ cho những khách tham quan thật cần thiết. Lái xe không được phép vào khu chăn nuôi, những người tham gia sửa chữa nhỏ đột xuất trong trại cần phải thực hiện tốt các yêu cầu vệ sinh, bảo hộ mỗi ngày.
Để bắt đầu hình thành và xây dựng đàn không nhiễm bệnh, người ta tiến hành:
- Loại bỏ hoàn toàn phân, rác trong chuồng. Rửa sạch tất cả các bề mặt của chuồng như tường, nền nhà, mái, lỗ thông khí bằng nước có áp lực cao.
- Sử dụng các loại chất tẩy dùng để khử trùng bên trong chuồng nuôi như dung dịch phenolic hoặc acid cresylic, có thể sử dụng chất tẩy chứa clo (0,025%). Khử trùng toàn bộ các dụng cụ chăn nuôi. sau khi tẩy trùng, để chuồng không trong vòng ít nhất 2 tuần và luôn luôn nghĩ rằng khu vực xung quanh bị nhiễm bệnh để có ý thức về phòng bệnh
- Lấy gà con từ những đàn không nhiễm bệnh, dùng máy ấp không bị nhiễm bệnh, chuyên chở bằng phương tiện không bị nhiễm bệnh.
- Khi chăm sóc phải đi từ đàn non đến đàn già, không đi ngược lại. Hình thành những khu vực riêng cho một lứa tuổi nhất định và khoảng các giữa chúng là 200 m, vùng ngăn cách phải được xử lý đảm bảo vệ sinh.

Tài liệu tham khảo
1. Lay DH, Joder HW. 1997. Mycoplasma gallisepticum infection. In Disease of poultry.(B.W. Calnek, C.W. Beard, H.J. Barnes, Y.M Sail, L.R. McDougald). 10 th Edition. IowaStateUniversity Press, Ames, Iowa:194-207.
2. Stipkovits L, KempfI. 1996. Mycoplasmoses in poultry. Rev Sci Tech. 15(4):1495-525.
3. IOE Manual of standards for Diagnostic Tests and Vaccines. 2000. Chapter 2.7.3. Avian mycoplasmosis. Hoặc tại http://www.oie.int/eng/normes/mmanual/A_00089.htm
 
chao ban

nêu ko co them hien tuong gi đặc biệt khác thì co thể gà ban bị thiếu canxi rôi.ngoai thi trường hiện nay có bán remix canxi về trộn vào thức ăn cho ăn là được
 
gà bị viêm khớp thì chích amox cho nó
có thể do bị ngộ độc
thiếu ánh sáng mặt trời cũng có thể gây gà bị liệt
hiện có thuốc bại liệt cho gà mua về cho uống thử
 

Gà bị bại liệt cũng do nhiều nguyên nhân. rất khó có thể biết chắc bệnh gì Nhưng khi thấy gà bại liệt cũng là một trông những dấu hiệu đàn gà đang đến giai đoạn phát bệnh. Bạn nên mua kháng sinh về phòng như bệnh dịch tả, gum,.. ecoli..
 
Các bác ơi không biết làm sao mà gà nhà em từ 2-3 ngày hôm nay bỗng dưng có vài con bị liệt chân!
Đầu tiên có 1 con sau bị thêm 3 con! ban đầu gà không đứng thắng được rồi dần dần thì không đi lại được. Gà vẫn ăn bình thường, vẫn khỏe nhưng không đi được, em đổ cám ở ngay miệng thì gà mí ăn được vì nó không đi lại được! Mong mọi người giúp em với em lo quá! không biết là bệnh gì, tại sao, phương pháp giải quyết như thế nào ạ?
Email em là: hungtranvan.01656303797@gmai.com- đt 01656303797
Khẩn cấp lắm ạ!
Bác ra tiệm thú ý mua thuốc tên là TTS về trút trực tiếp vào miệng gà khoảng 5 muõng cà phê,ngày 3-4 lần sau 3 ngày hẳn sẽ khỏi.Nếu hết hãy cảm ơn mình nhé
 
trước đó bạn có tiêm vacxin ko nếu bạn tiêm vacxin quá liều cũng là nguyên nhân dẫn đến bại liệt đó . năm 2013 mình nuôi 200 gà dabaco vào mùa dịch mình lo quá tiêm phòng newcase luc gà được 2kg .sau đó bị liệt mất 15 con hix lúc đầu cũng ko pit nguyen nhân sau ra hỏi thú y thi mới bít mình tiêm quá liều .
 
bạn để ý kỹ xem gà bị liệt cả 2 chân hay 1 chân nhé.
nếu 1 chân 90% theo mình đoán là gà bên bị trúng gió(nhiễm lạnh)>>làm liệt dây thần kinh gây ra bại liệt
minh cung co 1 con nhu vay va da chua khoi
1/đầu tiên bạn tách riêng ra cho vào thùng giấy lót mùn cưa
2/thắp đến cho gà lấy lại hơi ấm+bôi dầu gió xanh
3/cho gà ăn uống bình thường(bạn cắt 1 ti trên mồng gà nặng máu ra)
tầm 5>>>7 ngày có dấu hiệu sẽ bình phục đi lại bthuong đc.nhớ tránh ko cho gà bị nhiễm lạnh lại sẽ bị liệt trở lại
mình vừa chữa khỏi 1 con của mìnhbạn để ý kỹ xem gà bị liệt cả 2 chân hay 1 chân nhé.
nếu 1 chân 90% theo mình đoán là gà bên bị trúng gió(nhiễm lạnh)>>làm liệt dây thần kinh gây ra bại liệt
minh cung co 1 con nhu vay va da chua khoi
1/đầu tiên bạn tách riêng ra cho vào thùng giấy lót mùn cưa
2/thắp đến cho gà lấy lại hơi ấm+bôi dầu gió xanh
3/cho gà ăn uống bình thường(bạn cắt 1 ti trên mồng gà nặng máu ra)
tầm 5>>>7 ngày có dấu hiệu sẽ bình phục đi lại bthuong đc.nhớ tránh ko cho gà bị nhiễm lạnh lại sẽ bị liệt trở lại
mình vừa chữa khỏi 1 con của mình
 
Bác ra tiệm thú ý mua thuốc tên là TTS về trút trực tiếp vào miệng gà khoảng 5 muõng cà phê,ngày 3-4 lần sau 3 ngày hẳn sẽ khỏi.Nếu hết hãy cảm ơn mình nhé
thuốc tên là TTS: là của hãng thuốc nào vậy
 


Back
Top