Khép lại Hội chợ Nông sản - Sản phẩm làng nghề miền Nam: Mở ra nhiều cơ hội phát triể

  • Thread starter tranduyninh
  • Ngày gửi
Trải qua bốn ngày của hội chợ Nông sản - Sản phẩm làng nghề tại Đồng Tháp, ý nghĩa quan trọng nhất của hội chợ là quảng bá thương hiệu và tìm cơ hội kết nối giao thương giữa các đơn vị tham gia từ nhiều tỉnh thành đã phát huy được tính hiệu quả.


hinh%203.JPG


Tìm cơ duyên cho những kết nối dài lâu

Tính tập trung chủ đề của hội chợ về hàng nông đặc sản và những sản phẩm làng nghề tạo một hiệu ứng khả quan cho các đơn vị tham gia hội chợ. Nhiều đơn vị, cơ sở đã tìm đến nhau, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Trong câu chuyện “trà dư tửu hậu” giữa những nhà kinh doanh, nhà sản xuất, nhà phân phối từ nhiều tỉnh thành, có những kết nối được thiết lập, những ký kết được thảo luận để đưa đặc sản của khu vực miền Tây sông nước đến các khu vực ngoài vùng nguyên liệu.

Ông Lê Văn Dững, chủ nhiệm HTX DVTM Nông Lâm Thủy Sản Hậu Giang tiết lộ “hội chợ đã mang đến cho HTX một cơ hội quảng bá thương hiệu cực tốt.” Hiện HTX Hậu Giang đã tìm được hợp đồng ký kết với Siêu thị Sài Gòn Tiếp Thị, là siêu thị chuyên về hàng đặc sản, nhằm đưa mặt hàng chả cá thát lát Hậu Giang vào hệ thống siêu thị đặc sản ở TP HCM. Thời gian trước tuy tự hào về sản phẩm mang tính đặc sản của mình, chả cá thát lát Hậu Giang cũng gặp không ít khó khăn trong việc thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận giá thành sản phẩm. Đó là vấn đề thường hay gặp phải khi sản phẩm chưa được sự bảo trợ của một đơn vị có uy tín.

Một HTX khác đến từ Đồng Tháp là HTX TM DV Chợ Tràm Chim cũng phấn khởi không kém khi thu được khá nhiều thành công từ hội chợ. Kể cả mặt hàng gạo đặc sản và khô cá lóc đặc sản của khu vực Tràm Chim, huyện Tam Nông đã cháy hàng từ chiều ngày cuối cùng hội chợ. Ông Phan Châu Bá, chủ nhiệm HTX cho biết đã bảo đảm được 90% cơ hội ký hợp đồng với một công ty tư nhân của Đồng Nai để đưa sản phẩm khô cá tiếp cận thị trường miền Đông Nam bộ.

Càng ngày càng ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc tham gia hội chợ, những đơn vị nhỏ hơn cũng rất lạc quan. “Để đánh giá hiệu quả hội chợ, không chỉ ngày một ngày hai mà đánh giá ngay được. Có thể cả tháng sau mới có người gọi điện tới đặt hàng là chuyện bình thường” Anh Nguyễn Trường Chinh, chủ cơ sở chả hoa Năm Thụy của Trà Vinh lạc quan chia sẻ. Lại nhắc đến bột lẩu bần của cô Tư Cúc, không chỉ được nhiều người trong khu vực biết đến mà sẽ còn được cả những khách của nước ngoài biết danh khi được một chủ nhà hàng ở Bỉ đem vào làm nguyên liệu cho thực đơn nhà hàng. Việt Kiều Bỉ Nguyễn Văn Thông chia sẻ, người nước ngoài khá ấn tượng với những món ăn Việt Nam bởi tính đậm đà và hòa quyện của gia vị. Dần dà, cái sự dân dã của miệt vườn sông nước như con mắm, con khô, trái khóm, trái bần… đã chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng.

So vai nông phẩm và làm thương hiệu


Người miền Tây chọn mua bưởi Tân Triều

Làng bưởi Tân Triều của Đồng Nai cử đại diện mang món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Biên Hòa đi về sông nước miền Tây để giao lưu với bưởi Da xanh, bưởi Năm Roi nức tiếng. Đây là một cơ hội cho người tiêu dùng so sánh những giống bưởi ngon có thương hiệu giữa các vùng khác nhau. Một điểm khác biệt của Tân triều là còn làm đặc sắc hơn cho giá trị trái bưởi bằng món rượu bưởi và nước cốt bưởi.

Trong khuôn khổ hội chợ cũng đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề mà người nông dân quan tâm. Ngoài những cơ hội được nghe, được bàn luận về những vấn đề liên quan trực tiếp đến mình như giống cây, kỹ thuật trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh; những kiến thức thị trường cần phải nắm bắt để sản phẩm làm ra được tiêu thụ hiệu quả hơn; những đánh giá chính xác về giá trị nông phẩm làm ra và cách để làm cho sản phẩm của mình được nhiều người biết đến.

Đã qua rồi thời người nông dân chỉ đơn thuần biết sản xuất. Nhu cầu thị trường đang ngày càng đòi hỏi sự năng động và nhạy bén hơn để chinh phục khách hàng và việc nông dân xây dựng thương hiệu được đề cập đến như một cách chủ động quyết định thành bại cho nông phẩm mình làm ra.

Những cái tên như quýt Hồng Lai Vung, Nem Giáo Thơ, Khô cá lóc Tràm Chim… sẽ không còn nức tiếng chỉ trong một vùng mà còn được nhiều nơi khác biết đến, một khi bà con nông dân đã biết đến làm thương hiệu cho nông sản, và quyết tâm làm nghiêm túc với sự hợp tác của các bên trong chuỗi giá trị.

Nguon : http://bsa.org.vn/1/chitiettin.php?n_id=6741&n_cat=38
 


Last edited by a moderator:


Back
Top