Khi sùng đất trở thành mặt hàng đắt giá...

  • Thread starter datvuon
  • Ngày gửi
Nhà nông từng dùng đủ mọi cách để tiêu diệt sùng đất bởi chúng là “hung thần” tàn phá mùa màng. Nơi nào sùng đào hang làm ổ, nương khoai mì, rẫy mía bị chúng cắn tan tành gốc rễ khiến cây chết khô như gặp nắng hạn. Thế rồi đùng một cái, sùng đất trở thành mặt hàng “nóng”, giá biến động đến chóng mặt!
300_sung.jpg

sungdat1.gif


sung-dat2.jpg

Xã An Thạnh (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) có nhiều giồng đất cao là nơi thích hợp cho sùng sinh sôi. Tháng 3 là lúc ấu trùng sùng từ lòng đất phá kén chui ra bươi phá rễ cây mía, khoai mì. Mấy năm trước, khi đào đất gặp sùng làm ổ lúc nhúc dưới rễ cây mía, khoai mì, nhà nông lắc đầu: “Con gì nhìn thấy ghê, ở đâu mà nhiều quá”! Bây giờ họ khen: “Con gì ăn thấy mê, sao còn ít quá”. Sùng đất là ấu trùng của con bọ hung, chúng chuyên ăn phá mía non, khoai mì. Sùng đất ăn mía có màu vàng đậm, còn ăn khoai mì chúng có màu trắng, to con hơn sùng mía. Trong thực đơn các món ăn lạ miệng, sùng đất được xếp loại... “thứ dữ” nên giá tăng chóng mặt! Lúc đầu 1 kg sùng đất giá vài chục ngàn đồng nay đã trên 100 ngàn đồng, rồi 140 ngàn đồng. Chẳng những đắt mà còn hiếm, dân trong vùng có tiền thèm sùng còn phải chịu nhịn, nói gì khách xa!

Sùng là thuốc... sung?


Đi loanh quanh các nhà hàng, quán nhậu, chúng tôi thấy bảng thực đơn ghi tên sùng đất đều bị gạch chéo. Đấy là dấu hiệu hết sùng hoặc không có sùng. Chị Nguyễn Thị Thắm, chủ quán nhậu 777 xã An Thạnh than: “Ngày nào khách cũng hỏi quá trời nhưng có được bao nhiêu sùng mà bán, phải bán lén cho khách thân, không thôi bị mối khác cự sao không bán cho họ”. Chị Thắm là đầu mối thu mua sùng có lẽ lớn nhất huyện này. Các nhà hàng ở đô thị Bến Tre và các huyện lân cận mỗi ngày cứ điện thoại tới tấp hỏi có sùng không họ cho người xuống gom. Ngay lúc cao điểm, chị Thắm mua được 30 kg sùng, để chưa đầy 30 phút là có người tới gom hết.

Tại sao loài côn trùng xấu xí từng bị nhà nông tìm cách diệt cho chết hết lại thành món ăn độc đáo? Nghe hỏi, một anh bạn rỉ tai, trả lời: “Tại thịt nó dai mềm ngon hơn thịt heo gà, nhưng cái khoản này mới quan trọng: nó là thuốc... sung cho đàn ông đó!”. Anh nói vào năm 2007, một số người thấy con sùng đất hình dáng giống như con đuôn dừa là món ăn đại bổ nên bắt sùng về nấu ăn. Ăn xong thấy ngon liền ăn tiếp, và họ để ý thấy thời điểm đó tự dưng cái “khoản kia” hơi bất thường, “chiến đấu” lâu hơn. Thế là lâu ngày chầy tháng, nhiều ông ngứa miệng không nhịn được, “nổ” với các ông khác trong bàn nhậu về bản lĩnh phòng the. Bài thuốc sung được chính các ông truyền khẩu quyết với nhau rằng: đem sùng rửa sạch, ngâm vào nước sôi khoảng vài phút vớt ra phơi hoặc sấy khô. Lúc đó “thuốc” sùng có tác dụng bổ thận, tráng dương, chữa chứng yếu sinh lý và đau lưng, chân tay nhức mỏi... Tin nóng cứ thế mà loan ra, câu mà các bà vợ thường nói mấy ngày đầu “ăn con gì thấy ghê”, nay các bà rối rít sửa lại là “ăn con gì thấy... mê”!

Nuôi “thuốc sung”

Sùng ngày càng khan hiếm nên thay vì chờ sùng đến đất làm ổ, người ta đã trồng khoai mì để dụ sùng đến ở. Một công (đất) khoai mì bình thường giá vài triệu đồng nhưng một công khoai... sùng giá gấp 3 - 5 lần tùy theo thời điểm. Người ta mua giá cao như thế chủ yếu để khai thác sùng, còn khoai có khi đổ bỏ. Chị Thắm nói: “Chuyện mua bán này cũng hên xui lắm. Hên thì đào được nhiều sùng bán lời to, còn xui thì đất đó ít sùng, lỗ nặng, phải vận chuyển khoai ra chợ bán được đồng nào hay đồng nấy. Biết là do hên xui nên người mua và người bán sau đó vẫn thân thiện nhau, không ai nặng nhẹ hay chửi sau lưng là đồ lừa đảo”.

Hôm tôi đến một quán nhậu nhỏ tình cờ thấy một thanh niên lấm lét xách bọc sùng đi bán. Chủ quán hiểu ý nên cân mua rất nhanh 600 gram sùng và trả tiền 100 ngàn đồng. Thấy chúng tôi dợm bước theo, chị chủ kêu giật lại và phân trần, sùng này là sùng trộm. Chị cười: “Nạn đào trộm sùng xảy ra hoài à. Sùng đất dễ bắt lắm, chúng làm hang cạn nên dùng tay moi đất vài tấc là đụng chúng, một ổ sùng có khi một con, có khi gần cả chục con”. Bà S. một người nuôi sùng, cho biết do nạn đào trộm sùng nên các chủ đất phải tăng cường canh gác. Kẻ trộm cũng tinh ranh, rình khi chủ đất vắng nhà liền ra rẫy khoai mì đào sùng. Bà S. nói: “Ra rẫy khoai thấy đất bị bươi lên là biết có người vừa đào trộm. Lúc đó tức cũng chửi đổng vài câu rồi bỏ qua chứ kiện cáo ai bây giờ”.

Cũng có trường hợp chủ đất phát hiện kẻ đào trộm chưa kịp tri hô thì kẻ trộm đã quăng bỏ tang vật gồm bọc đựng sùng, xuổng... rồi bỏ chạy. Biết đuổi theo cũng không làm được gì nên các chủ đất chỉ cười khổ, lo tập trung giữ rẫy..


NGUỒN: http://datvuon.net/dv/products/Khi-sùng-đất-trở-thành-mặt-hàng-đắt-giá....html
 


Bụng con sùng tòan đất

Bụng nó chứa tòan đất- không hiểu lúc chế biến thì giữ nguyên hay bóp cho phọt đất ra?
 
Bài này coi chơi cho vui, chứ không đúng đâu.
Bọ hung chỉ đẻ con và nở sùng trong đống cứt thôi.
Sùng đất có cả chục loại.
Bọ hung cũng có vài giống.
Ăn nhầm loại sùng độc, thì lăn quay ra chết, làm sao mà sung được?
*
 
con này nhà nuoi de đầy ...cứ lấy mùn cưa trộn với mấy mai phân lợn gà làm mồi nhử ... tự dưng có sùng ngay ...loại này rúc trong mùn ẩm nhiều lắm . Không cần phải có đất đâu
 
Quê e có sẵn nhiều sùng.Quý anh chị em nào quan tâm alô cho e theo sdt 0973119916
 



Back
Top