KHÓ KHĂN KHI NUÔI LỢN RỪNG - bán

  • Thread starter daobahoa
  • Ngày gửi
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG Hiện nay có nhiều thông tin nói rằng: nuôi lợn rừng là nghề mới “hốt bạc”. Đó là những thông tin không trung thực, có thiển ý xấu nhằn mục đích thu lợi cá nhân. Lợn rừng cũng giống như nhiều con vật nuôi khác, khi nuôi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, không phải cứ bắt tay vào nuôi là “hốt bạc” như một số thông tin trên mạng. Trên thực tế thì nhiều gia đình, cơ sở đã ăn nên làm ra từ việc nuôi lợn rừng, song bên cạnh đó cũng có không ít người đã tay trắng hoặc chán nản sau nhiều năm nuôi lợn rừng do trong quá trình nuôi lợn bị bệnh chết, mua phải con giống không tốt nên không bán được hàng, không có đầu ra cho sản phẩm… Không ít người do sự thiếu hiểu biết, chỉ đọc và nghe thấy những lời đường mật mà không lường hết được những khó khăn khi bắt tay vào nuôi lợn rừng nên dẫn đến tình trạng đâm lao thì phải theo lao đến cơ cực. Với suy nghĩ: Bất cứ việc gì cũng chỉ thành công khi ta hiểu rõ về nó, lường trước và khắc phục được những khó khăn khi nó xuất hiện. Nên, Haihoafarm với danh nghĩa là người đi đầu trong việc nuôi lợn rừng xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm về những khó khăn trong việc nuôi lợn rừng với mong muốn, tất cả bà con nếu có ý định nuôi lợn rừng thì cũng tự chủ động khắc phục được những khó khăn và thành công trong quá trình nuôi lợn rừng. Khó khăn trước tiên là việc chọn con giống: Về vấn đề này phần lớn bà con đều mù mờ về kiến thức. Thường chỉ nghe nói sơ qua về đặc điểm chung của lợn rừng như: Có ba lỗ chân lông, lợn con mới đẻ thì có sọc dưa… và khi đi xem giống cứ thấy lợn con có sọc dưa là mua mà không cần biết giống tốt, xấu thế nào, điều này là rất tai hại về sau. Nếu mua được giống tốt thì không sao, nhưng nếu mua phải giống không tốt sau này sẽ rất khó bán kể cả lợn giống cũng như lợn thương phẩm. Hiện đã có không ít bà con mắc vào cảnh khó khăn này nên bán cũng không xong mà nuôi cũng dở. Vì vậy, trong vấn đề này Haihoafarm khuyến cáo bà con cần phải trang bị kiến thức cơ bản về con giống trước khi bắt tay vào nuôi để tránh những khó khăn về sau. Bà con có thể tham khảo kinh nghiệm về chọn giống lợn rừng trong mục “ Chọn giống lợn rừng” hoặc cuốn sách về nghề nuôi lợn rừng do Haihoafarm phối hợp với Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng – Chuyên mục Mách nhỏ bà con – Đài Truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn. Khó khăn thứ hai là bệnh tật: Lợn rừng cũng hay mắc phải một số bệnh như ỉa chảy ở lợn con bú mẹ, ghẻ nở, bệnh phổi “ thở rốc”, bệnh phù nề. Các bệnh này thường chỉ xuất hiện ở lợn con và dưới 20 kg. Lợn trưởng thành rất ít khi mắc bệnh. Lợn con bú mẹ tỷ lệ bị ỉa phân trắng từ 70 – 90 %. Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng bà con cần kiểm tra ngay nguồn thức ăn có phải là nguyên nhân không, đồng thời tiêm hoặc cho lợn uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ thú y và người bán thuốc. Lợn con ỉa phân trắng không chữa trị kịp thời tỷ lệ chết từ 5 – 20%. Lợn con đã tách mẹ thỉnh thoảng bị đi ỉa chảy bà con không cần phải cho uống thuốc do bộ phận tiêu hoá của lợn ở giai đoạn này đã phát triển nên chúng chỉ bị 1 – 2 hôm rồi lại tự khỏi. Nói chung khi lợn con đã tách mẹ ( tự ăn được) thì bệnh đi ỉa không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. - Bệnh ghẻ nở: Thường do chuồng trại không đảm bảo vệ sinh hoặc trong những ngày mưa nhiều kéo dài đặc biệt là mua xuân ở phía bắc. Bệnh này xuất hiện ở tất cả đàn lợn, biểu hiện của bệnh này là da mốc, nứt nẻ, lông dụng, lợn ngứa hay lấy chân gãi hoặc cọ vào tường. Khi thấy triệu chứng trên cần tiêm hoặc bôi thuốc ngay, tốt nhất là tiêm vì hiệu quả cao hơn. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc. Nhìn chung khi lợn mắc phải bệnh này nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là 100% và là loại bệnh không quá phải lo ngại. - Bệnh phổi “ Thở rốc”: Nguyên nhân của loại bệnh này là do thời tiết thay đổi, chuồng trại ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Đây là loại bệnh tương đối nguy hiểm và có cơ chế truyền nhiễm.Vì vậy, nếu phát hiện lợn bị bệnh tốt nhất là cách li ngay và tiêm thuốc. Triệu chứng là lợn bỏ ăn, lông xù, chận chạp và thở rốc, bệnh phát triển rất nhanh, sáng cho ăn vẫn bình thường nhưng có thể đến trưa triệu chứng của bệnh đã rõ rệt, bệnh thường xuất hiện ở loại từ 10 – 25kg. Nếu chữa trị kịp thời khả năng khỏi bệnh là 95%, không chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời (Để 2 – 3 ngày sau mới tiêm) thì khả năng tử vong là 70%. Đây là loại bệnh đáng lo ngại, bà con cần phải hết sức lưu tâm. - Bệnh phù nề: Cũng thường xuất hiện ở lợn từ 10 – 25 kg. Nguyên nhân do chuồng trại ẩm thấp, không vệ sinh, nguồn thức ăn thay đổi đột ngột, lợn vận chuyển lâu ngày qua các vùng địa lý khác nhau. Triệu chứng của bệnh là mắt đỏ rồi sưng vành mi mắt, sưng đầu, đi loạng choạng, lao đầu về phía trước. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi bị mắc bệnh này thì khả năng chữa khỏi bệnh gần như là không thể. Nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa là giải pháp tối ưu. Khó khăn thứ ba là đầu ra của sản phẩm: Nhiều người quyết định nuôi chỉ vì nghe những thông tin đường mật ở đâu đó rằng nuôi lợn rừng là “Hốt bạc, lãi to…” mà không lường hết những khó khăn và đầu ra của sản phẩm ra sao, nên khi nuôi có sản phẩm rồi không biết bán cho ai và bán ở đâu, cơ sở cung cấp giống thì không bao tiêu sản phẩm… dẫn đến cảnh tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, khi quyết định nuôi ngoài việc tìm hiểu kỹ con giống bà con cũng nên nghĩ đến việc có đầu ra cho sản phẩm sau này hay không, bà con nên thoản thuận với cơ sở cung cấp giống về đầu việc lo đầu ra cho mình sau này. Nếu cơ sở đó từ chối thì nhiều khả năng cơ sở đó chỉ bán giống để thu lợi hoặc con giống không đảm bảo chất lượng nên không nhận bao tiêu sau này. Trên đây là một số khó khăn trong quá trình nuôi lợn rừng mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con khắc phục được những khó khăn và nuôi lợn rừng thành công. Kỳ sau Haihoafarm sẽ chia sẻ với bà con về một số ưu điểm nuôi lợn rừng so với các con vật nuôi khác. Hoặc bà con có thể liên hệ với phòng khuyến nông các huyện trên cả nước để mua cuốn sách về “Nghề nuôi lợn rừng” do Haihoafarm phối hợp với chuyên gia Nguyễn Lâm Hùng – Chuyên mục Mách nhỏ bà con - Đài truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn. Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư điện tử: haihoafarm@yahoo.com.vn Anh Đào Bá Hoà ĐC: Thôn Ngọc Trì, X.Bình Định, H.Lương Tài, T.Bắc Ninh ĐT: 094.461.3459; 093.648.0939 Xin trân trọng cảm ơn!
 


KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG LỢN RỪNG

Vài năm trở lại đây ngày càng có nhiều hộ gia đình tìm hiểu và chăn nuôi lợn rừng. Để chọn được con giống có chất lượng, đảm bảo cho đầu ra của mình sau này. Haihoafarm xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm chọn lợn rừng giống bố mẹ.



Lý do Haihoafarm chia sẻ kinh nghiệm cho bà con là vì:

Thứ nhất: Chi phí con giống tương đối đắt;

Thứ hai: Vì lợn mình nuôi là lợn rừng nên phần tướng mạo con lợn rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình sau này kể cả bán con giống cũng như bán thịt, khách hàng luôn luôn quan tâm đến tướng mạo hình dáng con lợn. Nếu tướng mạo lợn rừng bố mẹ mà giống như con lợn ỉ thì chắc chắn khi tiêu thụ sẽ rất khó và mất giá.



Vì vậy khi chọn giống cần lưu ý một số đặc điểm sau:

Một là: Trước tiên bà con nên đi thăm quan tìm hiểu con giống tại các cơ sở cấp giống, để có sự so sánh, không nên chỉ xem ở một cơ sở rồi mua giống như vậy sẽ không chọn được con giống tốt nhất.

Hai là: Vì lợn giống mua về nuôi còn nhỏ nên nhiều đặc điểm trên cơ thể chưa phát tướng, do đó khi mua bà con cần tìm hiểu kỹ con bố mẹ. Lợn bố mẹ mõm phải dài, nhọn và thẳng; đầu nhỏ hình tam giác nhọn không có thịt, về cơ bản đầu chỉ có da bọc hộp sọ mặc dù phần thân trắm, chắc không gầy, đây là đặc điểm chứng tỏ giống lợn đó có tỷ lệ lạc cao hơn so với những con nuôi cùng một chế độ dinh dưỡng nhưng không có đặc điểm đó; tiếp đến cổ phải dài, thắt ngẫng, không có má, đặc điểm này đối với lợn mẹ chứng tỏ con lợn đó sẽ mắn đẻ, đẻ sai ( giống như vịt ta cổ thắt mắt treo đẻ khoẻ), nuôi con khéo; phần thân phải cao, dài, lưng thẳng, chân thẳng, lợn mẹ bụng vừa phải khi không mang thai phải trở lại bụng bồ kết, trọng lượng cơ thể vừa phải ( lợn mẹ không nên vượt quá 50 kg) ; lợn bố bờm phải rậm, lông bờm dài, trông dữ tướng, màu lông lý tưởng là 1/3 phần đầu lông màu nâu sẫm, còn lại 2/3 là màu đen, bụng bồ kếp, lưng phải hơi ngù, hai chân trước cao hơn hai chân sau một chút tạo dáng đi giống con gấu bắc cực, hậu môn hơi nồi, phần mông ở tư thế hơi cụp giống hình con chuột đàn như thế chứng tỏ đó là con đực tốt và khoẻ.

Ba là: Đàn lợn con phải đều con, nhanh nhẹn, lợn mẹ khi nuôi con phải gầy, như vậy chứng tỏ con mẹ đó tốt sữa, nuôi con khéo;

Bốn là: Mới nuôi, bà con không nên ham hố nuôi quá nhiều mà nên nuôi thử nghiệm, nhiều cũng chỉ nên nuôi khoảng 2 đôi, vì mới nuôi còn ít kinh nghiệm trong phòng chống bệnh tật và chăm sóc, nếu không may gặp rủi ro sẽ thiệt hại lớn. Một điều quan trọng nữa bà con cũng không nên mua lợn mới nhập ở các vùng khác biệt về địa lý và môi trường sống về nuôi, vì như vậy sẽ có rủi ro về bệnh tật rất cao. Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, khí hậu, nguồn thức ăn, qúa trình vận chuyển lâu ngày lợn sẽ dễ mắc chứng bệnh phù lề, khi bị mắc bệnh này khả năng chữa khỏi bệnh gần như không có.



Trên đây là một số kinh nghiệm chọn lợn rừng giống mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con sáng suốt trong việc lựa chọn con giống và chọn được con giống tốt nhất.

Kỳ sau Haihoafarm sẽ chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi lợn rừng sau sinh. Hoặc bà con có thể liên hệ với phòng khuyến nông các huyện trên cả nước để mua cuốn sách về “Nghề nuôi lợn rừng” do Haihoafarm phối hợp với chuyên gia Nguyễn Lâm Hùng – Chuyên mục Nhà nông làm giàu Đài truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn.

Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư điện tử: haihoafarm@yahoo.com.vn

Anh Đào Bá Hoà

ĐC: Thôn Ngọc Trì, X.Bình Định, H.Lương Tài, T.Bắc Ninh

ĐT: 094.461.3459; 095.355.9545

Xin trân trọng cảm ơn!
 
Kỹ thuật nuôi lợn rừng sau sinh<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Kỳ trước Haihoafarm đã chia sẻ cùng bà con về kỹ thuật chọn giống lợn rừng. Kỳ này chúng tôi đề cập đến kỹ thuật nuôi lợn rừng sau sinh. Có thể nói trong tất cả các khâu nuôi thì đây là giai đoạn khó khăn nhất của việc nuôi lợn rừng. Vì sau khi sinh nếu bà con không lắm rõ kỹ thuật nuôi thì có tới 90% lợn con sẽ bị mắc bệnh ỉa chảy, mất nước và nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì khả năng dẫn đến tử vong là rất cao. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi từ khi lợn mẹ sinh đến lúc lợn con tách mẹ (2 tháng tuổi) thì coi như khả năng thành công đạt 95% do ở độ tuổi đó lợn con đã rất khoẻ, có sức đề kháng tốt và rất ít khi bị mắc các chứng bệnh thông thường khác ở lợn.<o:p></o:p>
Vậy làm thế nào để lợn con trong thời gian bú mẹ không bị ỉa chảy?<o:p></o:p>
Cách 1: Phòng bệnh: Đây là cách phòng chống chủ động và ít tốn kém nhất, rất mong bà con lưu tâm. Để phòng lợn con mắc bệnh ỉa chảy. Bà con chú ý đến chế độ ăn của lợn mẹ. Cụ thể, thời gian lợn mẹ nuôi con không cho lợn mẹ ăn những loại thức ăn quá nhiều chất, hoặc thức ăn bị chua, ôi thối… Tốt nhất trộn cám gạo sống, bột ngô, bột sắn với nước sạch cho lợn mẹ hút, hoà thêm chút muối, mem tiêu hoá thì càng tốt. Không cần thiết phải cho lợn mẹ ăn thức ăn nấu chín, đặc biệt là thức ăn được nấu để ăn nhiều bữa trong ngày. Vì như vậy thức ăn sẽ bị chua dẫn đến lợn con bú mẹ chắc chắn bị đi ỉa. <o:p></o:p>
Lợn con sinh ra vào mùa Hè và những ngày mưa nhiều dễ mắc bệnh đi ỉa hơn mùa Đông, vì vậy bà con cố gắng cho lợn mẹ nuôi con ở nơi thoáng mát vào mùa Hè và khô ráo vào những ngày mưa nếu không lợn con có khả năng bị đi ỉa tới 90%.<o:p></o:p>
Cách 2: Chữa bệnh: Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng một mặt cần kiểm tra nguồn thức ăn xem có mất vệ sinh không, điều chỉnh chế độ ăn của lợn mẹ đồng thời phải mua thuốc đi ỉa cho uống ngay, liều lượng theo chỉ dẫn của từng loại thuốc. Nếu lợn con được khoảng 15 ngày tuổi thì chúng đã bắt đầu tập ăn, bà con nên mua loại men tiêu hoá dạng cám viên vứt ra cho lợn con nhấm nháp, loại men này có tác dụng chữa bệnh đi ỉa rất tốt, lợn con sớm làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ sẽ giúp lợn con lớn nhanh hơn, đồng thời giảm tác hại đối với lợn mẹ, giúp lợn mẹ sớm hồi phục thể trọng sau khi nuôi con.<o:p></o:p>
Chú ý: Thời gian lợn con tập ăn bà con không nên cho ăn các loại rau, quả tươi sống, sau 2 tháng tuổi bắt đầu cho làm quen với các loại rau, củ quả, 3 tháng tuổi cho ăn bình thường như lợn trưởng thành. Chuồng nuôi phải thoáng mát, sạch sẽ, khi lợn mẹ đẻ bà con không nên can thiệp, cứ để lợn mẹ được tự nhiên, không bấn nanh lợn con, không mụng dái lợn đực. Khi lợn con ăn no thì tách mẹ (thường là 2 tháng tuổi).<o:p></o:p>
Trên đây là một số kinh nghiệm nôi lợn rừng sau sinh mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con áp dụng đúng kỹ thuật và nuôi thành công ở giai đoạn này<o:p></o:p>
Kỳ sau Haihoafarm sẽ chia sẻ kinh nghiệm với bà con về kỹ thuật phối giống để có được nhiều con và tỷ lệ lợn cái cao. Hoặc bà con có thể liên hệ với phòng khuyến nông các huyện trên cả nước để mua cuốn sách về “Nghề nuôi lợn rừng” do Haihoafarm phối hợp với chuyên gia Nguyễn Lâm Hùng – Chuyên mục Nhà nông làm giàu Đài truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn.<o:p></o:p>
Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư điện tử: haihoafarm@yahoo.com.vn<o:p></o:p>
Anh Đào Bá Hoà<o:p></o:p>
ĐC: Thôn Ngọc Trì, X.Bình Định, H.Lương Tài, T.Bắc Ninh<o:p></o:p>
ĐT: 094.461.3459; 093.648.0939
Xin trân trọng cảm ơn!<o:p></o:p>
 
Trong quá trình nuôi lợn rừng, việc việc tìm hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật trong phối giống cũng hết sức quan trọng. Để phối giống có hiệu quả cao, Haihoafarm xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm sau:
1. Đối với lợn đực (bố): Cần có chuồng riêng cho lợn bố, không nên nhốt chung hoặc thả đàn. Mục đích là để tránh lợn bố nhảy những con khác gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Mặc khác, lợn bố được nhốt riêng, khi cho tiếp xúc với lợn cái động dục lợn đực sẽ nhạy cảm và có sức khoẻ tốt hơn. Nếu nhốt chung lợn đực với lợn cái, rất dễ làm cho lợn đực thiếu nhạy cảm và không kiểm soát được hoạt động phối giống giữa lợn cái và lợn đực đã diễn ra hay chưa. Lợn đực khoảng 25 kg trở lên là có thể cho phối giống được.
2. Đối với lợn cái: Khi quan sát thấy bộ phận sinh dục của lợn cái nở to và chuyển sang màu đỏ tươi, thì đó là dấu hiệu lợn cái đã động dục. Nếu là động dục lần đầu thì tốt nhất nên bỏ qua. Lý do là lần đầu động dục bộ phận sinh dục của lợn cái chưa hoàn thiện, trứng dụng ít, nếu cho phối giống tỷ lệ mang thai không cao, nếu được thì cũng sẽ đẻ ít con. Vì vậy, nên bỏ qua 1 hoặc 2 kỳ động dục đầu tiên.
3. Khi nào thì có thể phối giống được: Chu kỳ động dục của lợn rừng là 21 ngày giống như lợn nhà. Và thời gian động dục diễn ra trong khoảng 4 ngày. 2 ngày đầu bộ phận sinh dục của lợn cái nở to và có màu đỏ tươi. Ngày thứ 3 bắt đầu chuyển sang màu đỏ thẫm, hơi tái, đây cũng là thời điểm tốt nhất để phối giống. Vì ở thời điểm đó trứng dụng nhiều nhất và lợn cái cũng mê đực nhất.
4. Cách phối giống: Chỗ phối giống phải bằng phẳng để lợn đực dễ thao tác. Có thể cho lợn cái vào chuồng lợn đực hoặc ngược lại. Không nên cho lợn đực tiếp xúc với nhiều lợn cái khác dễ làm cho lợn đực mất tập trung. Trước khi cho phối giống khoảng 1h nên cho lợn đực ăn một vài quả trứng và cám gạo, ngô…Khi lợn đực nhảy mà lợn cái đứng yên là lợn cái đã chịu đực, nếu lợn cái vẫn còn chạy thì có nghĩa là lợn cái chưa chịu đực và nên tách lợn đực ra.
5. Để thụ thai được cao và có nhiều lợn cái: Cần cho phối làm nhiều lần, ít nhất là 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, tránh cho phối vào trưa nóng. Khi phối giống được cần tách lợn đực ra khỏi lợn cái, lấy lần 2 mới lại cho vào. Lợn cái mang thai khoảng 3 tháng 20 ngày thì đẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm phối giống lợn rừng mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con áp dụng đúng kỹ thuật
Kỳ sau Haihoafarm sẽ chia sẻ kinh nghiệm với bà con về kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm. Hoặc bà con có thể liên hệ với phòng khuyến nông các huyện trên cả nước để mua cuốn sách về “Nghề nuôi lợn rừng” do Haihoafarm phối hợp với chuyên gia Nguyễn Lâm Hùng – Chuyên mục Nhà nông làm giàu Đài truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn.
Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư điện tử: haihoafarm@yahoo.com.vn
Anh Đào Bá Hoà
ĐC: Thôn Ngọc Trì, X.Bình Định, H.Lương Tài, T.Bắc Ninh
ĐT: 094.461.3459; 093.648.0939
Xin trân trọng cảm ơn!
 
KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG LỢN RỪNG Trong quá trình nuôi lợn rừng, việc việc tìm hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật trong phối giống cũng hết sức quan trọng. Để phối giống có hiệu quả cao, Haihoafarm xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm sau:1. Đối với lợn đực (bố): Cần có chuồng riêng cho lợn bố, không nên nhốt chung hoặc thả đàn. Mục đích là để tránh lợn bố nhảy những con khác gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Mặc khác, lợn bố được nhốt riêng, khi cho tiếp xúc với lợn cái động dục lợn đực sẽ nhạy cảm và có sức khoẻ tốt hơn. Nếu nhốt chung lợn đực với lợn cái, rất dễ làm cho lợn đực thiếu nhạy cảm và không kiểm soát được hoạt động phối giống giữa lợn cái và lợn đực đã diễn ra hay chưa. Lợn đực khoảng 25 kg trở lên là có thể cho phối giống được.2. Đối với lợn cái: Khi quan sát thấy bộ phận sinh dục của lợn cái nở to và chuyển sang màu đỏ tươi, thì đó là dấu hiệu lợn cái đã động dục. Nếu là động dục lần đầu thì tốt nhất nên bỏ qua. Lý do là lần đầu động dục bộ phận sinh dục của lợn cái chưa hoàn thiện, trứng dụng ít, nếu cho phối giống tỷ lệ mang thai không cao, nếu được thì cũng sẽ đẻ ít con. Vì vậy, nên bỏ qua 1 hoặc 2 kỳ động dục đầu tiên.3. Khi nào thì có thể phối giống được: Chu kỳ động dục của lợn rừng là 21 ngày giống như lợn nhà. Và thời gian động dục diễn ra trong khoảng 4 ngày. 2 ngày đầu bộ phận sinh dục của lợn cái nở to và có màu đỏ tươi. Ngày thứ 3 bắt đầu chuyển sang màu đỏ thẫm, hơi tái, đây cũng là thời điểm tốt nhất để phối giống. Vì ở thời điểm đó trứng dụng nhiều nhất và lợn cái cũng mê đực nhất.4. Cách phối giống: Chỗ phối giống phải bằng phẳng để lợn đực dễ thao tác. Có thể cho lợn cái vào chuồng lợn đực hoặc ngược lại. Không nên cho lợn đực tiếp xúc với nhiều lợn cái khác dễ làm cho lợn đực mất tập trung. Trước khi cho phối giống khoảng 1h nên cho lợn đực ăn một vài quả trứng và cám gạo, ngô…Khi lợn đực nhảy mà lợn cái đứng yên là lợn cái đã chịu đực, nếu lợn cái vẫn còn chạy thì có nghĩa là lợn cái chưa chịu đực và nên tách lợn đực ra.5. Để thụ thai được cao và có nhiều lợn cái: Cần cho phối làm nhiều lần, ít nhất là 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, tránh cho phối vào trưa nóng. Khi phối giống được cần tách lợn đực ra khỏi lợn cái, lấy lần 2 mới lại cho vào. Lợn cái mang thai khoảng 3 tháng 20 ngày thì đẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm phối giống lợn rừng mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con áp dụng đúng kỹ thuật Kỳ sau Haihoafarm sẽ chia sẻ kinh nghiệm với bà con về kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm. Hoặc bà con có thể liên hệ với phòng khuyến nông các huyện trên cả nước để mua cuốn sách về “Nghề nuôi lợn rừng” do Haihoafarm phối hợp với chuyên gia Nguyễn Lâm Hùng – Chuyên mục Nhà nông làm giàu Đài truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn.Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư điện tử: haihoafarm@yahoo.com.vnAnh Đào Bá HoàĐC: Thôn Ngọc Trì, X.Bình Định, H.Lương Tài, T.Bắc NinhĐT: 094.461.3459; 093.648.0939 Xin trân trọng cảm ơn!
 
HAIHOAFARM<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>


<o:p> </o:p>


Haihoafarm nhận cung cấp con giống và thu mua lợn rừng thịt số lượng không hạn chế cho các tổ chức cá nhân. Các tổ chức cá nhân trên toàn quốc có nhu cầu mua con giống hoặc tiêu thụ sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:<o:p></o:p>


Anh Đào Bá Hoà<o:p></o:p>


<o:p> </o:p>ĐC: Thôn Ngọc Trì, Xã Bình Định, Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh<o:p></o:p>
<o:p></o:p>


ĐT: 094.461.3459; 093.648.0939<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>


Email: haihoafarm@yahoo.com.vn<o:p></o:p>


<o:p> </o:p>Chú ý: Chúng tôi không nhập lợn rừng Thái Lan thuần chủng. Bà con từ Nghệ An trở vào, Haihoafarm chỉ nhập khi ít nhất có từ 30 con trở lên, trọng lượng 15 kg trở lên. Bà con từ TP.HCM trở vào rất nhiều trường hợp Haihoafarm nói lời từ chối vì điều kiện vận chuyển không cho phép.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>


– Mua bán con giống liên lạc theo số: 094.461.3459<o:p></o:p>


– Mua bán thương phẩm, tư vấn kỹ thuật liên lạc theo số: 093.648.0939<o:p></o:p>
 
Do dịch tai xanh đang hoành hành và diễn biến phức tạp tại miền Bắc và đang nan rộng vào miền Trung. Để góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh chung và để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi cho bà con cung như cho Haihoafarm. Haihoafarm tạm ngừng cung cấp con giống và thu mua sản phẩm lợn rừng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Việc cung cấp con giống và thu mua sảm phẩm sẽ bình thường trở lại sau khi hết dịch.
 

Bệnh tai xanh là một loại bệnh rất nguy hiểm, ngay cả đối với lợn rừng được coi là có khả năng kháng bệnh rất cao khi bi mắc bệnh tai xanh thì nguy cơ tử vong là rất cao. Vì vậy, Haihoafarm khuyến cáo bà con ở những vùng chưa bị mắc bệnh trên cả nước đặc biệt là ở phía Nam nên đề cao các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, đặc biệt là cần tiên vacxin phòng bệnh tai xanh. Lợn được tiên đúng loại vacxin có khả năng không bị mắc bệnh tới 100%. Dưới đây là 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh:
BSL-PS100 và BSK - PS100.
 
Chỉ trong vòng 1 tháng dịch tai xanh đã nan từ miền Bắc vào đến miền Trung. Vì vậy, 1 tháng nữa dịch hoàn toàn có thể tấn công vào miền Nam. Do đó, ngay từ bây giờ bà con các tỉnh phía Nam nên đề cao cảnh giác, không nên có suy nghĩ dịch đang còn ở rất xa vì thế nó không thể nan đến chỗ mình, suy nghĩ như vậy là rất nguy hiểm. Ngay từ bây giờ bà con các tỉnh chưa bị nhiễm bệnh cần triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa như: Kiểm soát nguồn thức ăn chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa người lạ vào khu nuôi, tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 tuần/1lần, cách ly con lợn có biểu hiện bị bệnh, hạn chế tối đa việc xuất, nhập lợn cho đến khi hết dịch, đặc biệt là phải tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ngay lập tức (tiên vacxin phòng bệnh lợn có khả năng kháng bệnh 100%). Dưới đây là 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh:
BSL-PS100 và BSK - PS100, (Vacxin nhược độc của Đức). Triển khai các biện pháp phòng bệnh chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.
---------------
Chỉ trong vòng 1 tháng dịch tai xanh đã nan từ miền Bắc vào đến miền Trung. Vì vậy, 1 tháng nữa dịch hoàn toàn có thể tấn công vào miền Nam. Do đó, ngay từ bây giờ bà con các tỉnh phía Nam nên đề cao cảnh giác, không nên có suy nghĩ dịch đang còn ở rất xa vì thế nó không thể nan đến chỗ mình, suy nghĩ như vậy là rất nguy hiểm. Ngay từ bây giờ bà con các tỉnh chưa bị nhiễm bệnh cần triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa như: Kiểm soát nguồn thức ăn chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa người lạ vào khu nuôi, tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 tuần/1lần, cách ly con lợn có biểu hiện bị bệnh, hạn chế tối đa việc xuất, nhập lợn cho đến khi hết dịch, đặc biệt là phải tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ngay lập tức (tiên vacxin phòng bệnh lợn có khả năng kháng bệnh 100%). Dưới đây là 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh:
BSL-PS100 và BSK - PS100, ( Vacxin nhược độc của Đức). Triển khai các biện pháp phòng bệnh chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.
 
Last edited by a moderator:
Do dịch tai xanh đang hoành hành và diễn biến phức tạp tại miền Bắc và đang nan rộng vào miền Trung. Để góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh chung và để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi cho bà con cung như cho Haihoafarm. Haihoafarm tạm ngừng cung cấp con giống và thu mua sản phẩm lợn rừng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Việc cung cấp con giống và thu mua sảm phẩm sẽ bình thường trở lại sau khi hết dịch.
 
Chỉ trong vòng 1 tháng dịch tai xanh đã nan từ miền Bắc vào đến miền Trung. Vì vậy, 1 tháng nữa dịch hoàn toàn có thể tấn công vào miền Nam. Do đó, ngay từ bây giờ bà con các tỉnh phía Nam nên đề cao cảnh giác, không nên có suy nghĩ dịch đang còn ở rất xa vì thế nó không thể nan đến chỗ mình, suy nghĩ như vậy là rất nguy hiểm. Ngay từ bây giờ bà con các tỉnh chưa bị nhiễm bệnh cần triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa như: Kiểm soát nguồn thức ăn chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa người lạ vào khu nuôi, tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 tuần/1lần, cách ly con lợn có biểu hiện bị bệnh, hạn chế tối đa việc xuất, nhập lợn cho đến khi hết dịch, đặc biệt là phải tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ngay lập tức (tiên vacxin phòng bệnh lợn có khả năng kháng bệnh 100%). Dưới đây là 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh:
BSL-PS100 và BSK - PS100, (Vacxin nhược độc của Đức). Triển khai các biện pháp phòng bệnh chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.
 
Thông tin của bác cứ lặp đi lặp lại, bác đang dùng phương châm mưa dầm thấm lâu. Rất mong có nhịp ghé thăm Haihoafram ,nói chung cám ơn những thông tin của bác rất nhiều.Chúc bác đạt được ý đồ mong mún của mình.
 
<HR style="COLOR: #e1e1e1" SIZE=1> <!-- / icon and title --><!-- message -->
Do dịch tai xanh đang hoành hành và diễn biến phức tạp tại miền Bắc và đang nan rộng vào miền Trung. Để góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh chung và để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi cho bà con cung như cho Haihoafarm. Haihoafarm tạm ngừng cung cấp con giống và thu mua sản phẩm lợn rừng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Việc cung cấp con giống và thu mua sảm phẩm sẽ bình thường trở lại sau khi hết dịch.
 
Chỉ trong vòng 1 tháng dịch tai xanh đã nan từ miền Bắc vào đến miền Trung. Vì vậy, 1 tháng nữa dịch hoàn toàn có thể tấn công vào miền Nam. Do đó, ngay từ bây giờ bà con các tỉnh phía Nam nên đề cao cảnh giác, không nên có suy nghĩ dịch đang còn ở rất xa vì thế nó không thể nan đến chỗ mình, suy nghĩ như vậy là rất nguy hiểm. Ngay từ bây giờ bà con các tỉnh chưa bị nhiễm bệnh cần triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa như: Kiểm soát nguồn thức ăn chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa người lạ vào khu nuôi, tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 tuần/1lần, cách ly con lợn có biểu hiện bị bệnh, hạn chế tối đa việc xuất, nhập lợn cho đến khi hết dịch, đặc biệt là phải tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ngay lập tức (tiên vacxin phòng bệnh lợn có khả năng kháng bệnh 100%). Dưới đây là 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh:
BSL-PS100 và BSK - PS100, (Vacxin nhược độc của Đức). Triển khai các biện pháp phòng bệnh chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.
 
Bieu hien cua benh tai xanh la lon bua an, bua kkong, sot cao, chay nuoc mui, benh nang co the chay vao lao khien lon bi dong kinh va dan dan se bi tu vong! Ngoai ra co the con phat sinh mot so benh ke phat nhu tu huyet trung, viem phoi...
Cach tot nhat la ba con nen trien khai ngay cac bien phap phong chong thuong xuyen, dinh ky khi lon con chua bi nhiem benh!
 
Last edited by a moderator:
cần bán gắp 1 đàn lợn rừng[ trại heo rừng 5 trung] kg người trong coi,cần bán gắp 25heo nái đang mang thai từ 1 đến 3 tháng, 3con heo đực giống,40con heo thịt từ 15kg đến 35kg.liên hệ;427 ấp 1 xã thới lai huyện bình đại tỉnh bến tre.đt;01223.129.139,gặp trung[ giá thật rẻ]
 
Chỉ trong vòng 1 tháng dịch tai xanh đã nan từ miền Bắc vào đến miền Trung. Vì vậy, 1 tháng nữa dịch hoàn toàn có thể tấn công vào miền Nam. Do đó, ngay từ bây giờ bà con các tỉnh phía Nam nên đề cao cảnh giác, không nên có suy nghĩ dịch đang còn ở rất xa vì thế nó không thể nan đến chỗ mình, suy nghĩ như vậy là rất nguy hiểm. Ngay từ bây giờ bà con các tỉnh chưa bị nhiễm bệnh cần triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa như: Kiểm soát nguồn thức ăn chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa người lạ vào khu nuôi, tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 tuần/1lần, cách ly con lợn có biểu hiện bị bệnh, hạn chế tối đa việc xuất, nhập lợn cho đến khi hết dịch, đặc biệt là phải tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ngay lập tức (tiên vacxin phòng bệnh lợn có khả năng kháng bệnh 100%). Dưới đây là 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh:
BSL-PS100 và BSK - PS100, ( Vacxin nhược độc của Đức). Triển khai các biện pháp phòng bệnh chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.
 
Bieu hien cua benh tai xanh la lon bua an, bua kkong, sot cao, chay nuoc mui, benh nang co the chay vao lao khien lon bi dong kinh va dan dan se bi tu vong! Ngoai ra co the con phat sinh mot so benh ke phat nhu tu huyet trung, viem phoi...
Cach tot nhat la ba con nen trien khai ngay cac bien phap phong chong thuong xuyen, dinh ky khi lon con chua bi nhiem benh!
 
Do dịch tai xanh đang hoành hành và diễn biến phức tạp tại miền Bắc và đang nan rộng vào miền Trung. Để góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh chung và để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi cho bà con cung như cho Haihoafarm. Haihoafarm tạm ngừng cung cấp con giống và thu mua sản phẩm lợn rừng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Việc cung cấp con giống và thu mua sảm phẩm sẽ bình thường trở lại sau khi hết dịch.
 
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top