Khoa học việt nam yếu kém làm nông dân việt nam khổ sở

  • Thread starter khanhcdla
  • Ngày gửi

Theo bạn nhà khoa học có vào Agriviet không ?!

  • Tôi biết là Có

    Votes: 13 65.0%
  • Tôi chính là nhà khoa học

    Votes: 2 10.0%
  • Nhà khoa học không có ở diễn đàn nông dân

    Votes: 2 10.0%
  • Tương lai sẽ có

    Votes: 3 15.0%

  • Total voters
    20
Anh bạn trẻ này bức xúc cũng có lý do chính đáng! Nền nông nghiệp Việt Nam cũng giống như nền bóng đá nước ta so với thế giới vậy đó. Những nhà khoa học nông nghiệp tâm quyết như GS Võ Tòng Xuân chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi. Phần lớn các nhà khoa học khác thì làm để có thêm học vị cho mình thôi, còn không thì làm nghiên cứu khoa học cho có cái để rút ruột công trình, tăng thêm thu nhập ví lương quá thấp không đủ sống. Cái chính là do hệ thống quản lý các nhà khoa học còn nhiều yếu kém! Muốn nông nghiệp Việt Nam phát triển thì trước hết các cơ chế và cái hệ thống quản lý phải đổi mới đã, nhưng điều này chưa biết đến bao giờ, hãy cứ đợi xem.
 


Ở nơi nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, hai mặt tiêu cực và tích cực luôn tồn tại song song, đấu tranh chống cái tiêu cực phát huy cái tích cực để xã hội vươn lên và phát triển.

Tại sao lại trách các nhà khoa học khi cơ chế sử dụng con người hiện nay quá lạc hậu, chất xám, nhân tài hiện được sử dụng như thế nào? đó mới là điều quan trọng và đáng nói. Một xã hội không khuyến khích học tập, chê bay vị trí và tầm quan trọng của khoa học, vai trò của nhà khoa học thì xã hội đó sẽ phát triển như thế nào?

Đứng trên bình diện tổng thể mang tính vĩ mô thì nói rằng sự yếu kém của khoa học VN là trách nhiệm của những nhà khoa học là không chính xác. Trước tiên hãy nói về cơ chế sử dụng con người đã đúng chưa và phù hợp chưa? Giữa những người xây dựng và thực thi chính sách, thể chế và những người làm công tác nghiên cứu khoa học là hai vế khác nhau, chúng ta phải phân định cho rõ.
 
Tôi thấy vấn đề cốt lõi là con người chứ không phải cái nghiên cứu sản xuất ra máy, đào tạo anh nông dân, chú kỹ sư.

Nước VN tái phục hồi sau chiến tranh, mở cửa đổi mới kinh tế chỉ mới gần đây thôi (Xin nhắc lại, mới gần đây thôi!), những ký ức khốn khó, bất cập còn in dấu trong nhiều người. Các nước Âu-Mỹ họ có cơ giới hoá, công nghệ sinh học tiên tiến thì phải có những ưu thế đặc biệt và không phải ngày một ngày hai đạt được thành quả đó.

Trên thế giới có hàng trăm quốc gia, mà hình như không có nhiều quốc gia có nền nông nghiệp mạnh, tiên tiến, cơ giới hoá. Ở đâu cũng có khó khăn, thiếu thốn, thậm chí đói khổ. Đừng nhìn vào sự thuận lợi của ng khác mà tự ti cho mình.

Yếu tố con người, nhắc đến anh Nhật, sau tai hoạ vừa qua, điều người ta nhớ nhất và thán phục là tinh thần kỷ luật và sẻ chi của họ. Cá nhân tôi, nhận thấy rằng, trong thời điểm hiện tại, người Việt ta không đoàn kết. Than thở nhiều quá!

Nói xa làm chi, nói gần thôi!

Đơn cử trong diễn đàn này, có nhiều ý kiến, có ý tưởng thế này thế kia, tôi không phủ nhận là ý kiến tốt nhưng vô hình chung có sự ỷ lại vào BQT, chờ và chờ! Một câu hỏi đặt ra, làm thế nào phát triển diễn đàn thêm nữa? Trả lời thì dễ, nhưng để làm thì khó lắm. Chung quy là yếu tố con người. Chúng ta trông chờ, khép nép và suy đi tính lại lâu quá!

Các diễn đàn khác, để trở nên mạnh mẽ ngoài định hướng chọn mảng "hot" (vd: điện thoại, giải trí, máy tính) thì trụ cột là sự đóng góp của vô vàn thành viên.

Trở lại vd Nông Nghiệp:
Tôi cũng công nhận là nền khoa học NN VN là yếu. Yếu và bất cập nhiều mặt lắm. Mối lo thời giá luôn là chuyện thường ở huyện. Đến nỗi TV cũng năm lần bảy lượt làm phóng sự về sự chênh lêch giá từ tay ng nông dân đến người tiêu dùng.

Nếu,
Người nông dân có mức thu nhập an toàn thì hẳn đủ tiền để mua máy móc. Có cung thì phải có cầu, nghiên cứu sản xuất dịch vụ về máy móc thiết bị nông nghiệp phải phát triển.

Đã từng có bài viết than thở về máy móc nông nghiệp và than phiền về chất lượng máy TQ (ngay trên diễn đàn này). Có một anh, anh ta giới thiệu mình là kỹ sư cơ khí nông nghiệp. Anh bộc bạch nỗi lòng mà tôi thấy phải lắm. Anh nói:
Chúng tôi hoàn toàn đủ khả năng để làm ra được những loại máy phục vụ nông nghiệp (cụ thể là máy phục vụ nông nghiệp lúa nước). Nhưng chi phí hoàn thành đắt hơn máy TQ, chúng tôi không bán được!

Nghiên cứu- Sàn xuất đến cho cùng cũng là để bán. Thương mãi đã không lợi thì lấy chi nuôi khoa học? Người nghiên cứu, công trình nghiên cứu phải kết hợp với sản xuất-dịch vụ-thương mại-thương hiệu. Nếu không thì cứ xếp tủ.

Tôi là một người nông dân, thay vì làm công ăn lương, tôi tự sản xuất tại gia. Là một người nông dân, tôi không cần biết ông A nghiên cứu được cái gì? khoa học phát triển đến XYZ thế nào? Cái tôi muốn biết: có thứ nào cần cho việc sx của tôi để tôi mua nó. Giá cả hợp lý và quan trọng hơn hết: Tôi có tiền để mua từ việc sản xuất.

Nền khoa học Nông Nghiệp VN yếu kém, vậy chúng ta làm được gì và phải làm gì? Tôi cũng không biết! Cho đến khi tôi đọc bài viết của KTD
- Một sàn giao dịch thực sự, tránh bà con bị lừa đảo như ToanLongFarm (mấy trăm năm nữa thì xong ?!)
- Một trung tâm dám tư vấn kỹ thuật + bao tiêu đầu ra cho bà con ( kiếp này làm dc ko?)
- Những buổi Offline ý nghĩa hơn(không phải ăn nhậu) đi vào những vùng sâu, vùng xa, tư vấn bà con nghèo chút kỹ thuật, tặng bà con những giống vật nuôi,giống cây trồng giúp họ bớt khổ (Quá khó với KTD ?!)
- Một cái quỷ Agriviet nho nhỏ để thăm hỏi giúp đở bà con Agriviet khi ốm đau bệnh tật (không thực hiện được ngay cả vừa mới mở ra).
- Những lần phone cho cán bộ khuyến nông thì mới nhận ra, ôi sao mình trẻ con quá, chẳng ai rãnh mà đi tư vấn hay nhiệt tình giới thiệu mô hình đâu . Họ cũng có nổi lo riêng với tình hình lạm phát ngày nay, họ cũng chưa chắc đã yêu nghề nông hay chỉ là học nhầm ngành thi nhầm trường :wacko:

Link: http://agriviet.com/home/threads/65...rong-thi-ai-ton-trong-chung-ta-#ixzz1g2Wl0JaX

Vài điểm ấy khai mở cho tôi lối tư duy mới. Muốn làm gì thì cá nhân tôi phải mạnh lên! Hằng đêm, tôi vẫn đau đáu về những nghĩ suy đó.


 
Tôi thấy nhận xét của anh nguyenhungdung là khá chính xác ở một mức độ nào đó, với xã hội không trọng nhân tài, tuyển sinh viên vào làm, thay vì hỏi:
- Bằng cấp của cậu là gì?
thì lại hỏi:
- Bố cậu là ai? Làm ở bộ phận nào?
Như vậy thì việc chảy máu chất xám không có gì khó hiểu. Tôi hiện là sinh viên năm 3 đại học BKTPHCM, ngành công nghệ sinh học, với nền CNSH chỉ mới ở mức độ phục tráng từ các thành tựu của thế giới thì để đạt mức phát triển như họ, thời gian cần thiết có thể lên đến vài chục năm. Ngay cả việc gây đột biến sinh học, hoặc ứng dụng công nghệ gen trong việc tạo dòng, để từ mô hình thí nghiệm ra đến mô hình sản xuất đại trà cần cả 1 thời gian cũng như sự đầu tư dài hạn.

Ở bài viết đầu có nhắc đến việc trái cây ngoại tràn lan trong thị trường VN, điều này xảy ra cũng một phần lỗi người tiêu dùng, chứ đừng có đổ hết lên đầu khoa học kỹ thuật cũng như người nông dân. Nếu người VN chỉ dùng hàng VN, tư tưởng sính ngoại bị bài trừ, thì những mặt hàng ngoại quốc còn đất sống được không? Tư tưởng xài hàng ngoại ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, dẫn đến khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, hàng làm ra ko được người trong nước dùng, xuất khẩu thì cạnh tranh ko lại thị trường chính quốc. Chưa kể đến năm 2015, theo hiệp ước trong hiệp hội thương mại tự do mà VN tham gia, mọi mặt hàng hầu như sẽ giảm thuế xuống còn 0%, lúc đó tinh thần dân tộc cần phải mạnh mẽ hơn nữa, nếu để các doanh nghiệp trong nước chết hết, lúc đó tha hồ cho doanh nghiệp nước ngoài vào thao túng thị trường VN. Mỹ đã từng tuyên bố 1 câu trước khi cho VN gia nhập WTO: Chúng tôi sẽ đánh thắng VN trong hòa bình. Nếu không có tinh thần dân tộc, thì điều đó sớm muộn cũng xảy ra thôi.
 
Xin chào các nhà Khoa Học Việt Nam.

Em là sinh viên.
Hôm nay em muốn chia sẽ những điều mà em rất bức xúc về vấn đề khoa học nông nghiệp.
Em cũng là con nhà nông, phần lớn thời gian em lớn lên bên ruộng đồng gần 22 năm.
Em không biết đó có phải là quảng thời gian ngắn không mà em không thấy được sự thay đổi nào từ nền nông nghiệp nước nhà.

Hôm nay em muốn chia sẽ một số ý kiến. Nếu có làm phật lòng ai thì cho em xin lỗi trước nha!

Thứ 1: Vấn đề ngành Công nghệ sinh học.

Chúng ta cứ tụ hào nước mình là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, mà gạo Việt Nam lại bán rẻ nhất. Tại sao vậy?
Nông nghiệp Thái Lan, Trung Quốc hơn Việt Nam không?
Cách đây khoảng 10 năm. Em có thể khẳng định là sản phẩm nông nghiệp của họ không hơn Việt Nam, mà còn thua xa. Tại sao? Là vì Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi.
Trước khi có Sầu Riêng hạt lép Thái, Sầu Riêng Cái Mơn của chúng ta rất nổi tiếng.
Nhưng bây giờ tại sau ra đường em chỉ toàn thấy người ta bán trái cây của Thái Lan không vậy? Hay là thị trường trong nước không cung cấp đủ nhu càu cho người dân. " chắc có lẽ thế............."
Vì nguyên nhân nào mà các tiểu thương phải lấy hàng hóa của nước ngoài bán trong thị trường trong nước?
Thái Lan có 1 đồng bằng chắc cỡ đồng bằng sông Hồng. Vậy mà họ vẫn xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới? Tuy Việt Nam có đến 2 đồng bằng lớn đó nha. Tại sao vậy? " Chắc tại dân số họ ít ăn không nhiều bằng Việt Nam............ "
Đó là do khoa học nông nghiệp Việt Nam qua kém. Ngành Công nghệ sinh học ở đâu mà không thể nghiên cứu ra sản phẩm tốt hơn chứ.

Thứ 2: Vấn đề Cơ giới hóa.

Nói đến cơ giới hóa chắc là còn lâu lắm phải không các nhà khoa học. " Ah quên chúng ta có máy cày rồi mà, Hi... vậy là cũng có cơ giới cùng với các nước xung quanh rồi?
Thế giới đang bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 rồi mà ở Việt Nam vẫn còn lao động tay chân. Tại sao? " Chắc là tại dân số đông của chúng ta nên để nông dân ở không thì phí nguồn lao động dồi dào chứ gì............"
Em thật sự chưa thấy sản phẩm nào của các nhà khoa học ứng dụng để giảm bớt sức lao động cho bà con nông dân hết. " Ah chắc là các nhà khoa học muốn cho nông dân tự tìm tòi nghiên cứu khoa học chứ gì?........ Theo phương pháp học tín chỉ thì người học tự tìm tòi là chính mà."

Có lẽ vì vậy mà một số nông dân tự mài mò chế tạo ra các loại máy gặt đập liên hợp, máy tuốt bắp, máy làm đất trồng rau, máy tưới cà phê cao su......... "Họ đúng là những sinh viên giỏi" " Thầy giỏi (nhà khoa học) nên trò giỏi (nông dân) là chuyện bình thường mà"

Trên tuyến đường quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh em chỉ toàn thấy bán sản phẩm máy nông nghiệp của Trung Quốc không thật sự đáng buồn lắm.
" Có thể là chi phí để làm ra máy đó ở Việt Nam là đắt hơn nhưng những cái máy Trung Quốc đó được nhập về nên nó sẽ hoạt động không tốt vì họ làm ra nó trong điều kiên tự nhiên của nước họ. Nói tóm lại các nhà khoa học hãy có tiếng nói của mình đi trước khi cúng ta mở của hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào"

Cuộc sống của nông dân vô cùng khó khăn, vất vả...... Nên em thật sự muốn các nhà khoa học hãy kết hợp với các trường Đại Học và các công ty làm ra những sản phẩm giúp người nông dân Việt Nam đỡ vất vả lam lũ với ruộng đồng mà hộ vẫn không đủ ăn.

Người ta làm được thì em tin các nhà khoa học Việt Nam cũng làm được

[video=youtube;Q2_oFuBzjBY]http://www.youtube.com/watch?v=Q2_oFuBzjBY[/video]







Theo tôi thì bất cứ xã hội nào, bất cứ quốc gia nào và không riêng gì nông nghiệp thì đều vẫn cần khoa học và công nghệ.Vẫn luôn rất cần những nhà khoa học có đủ trình độ và tâm quyết.Những nước phát triển trên thế giới hàng năm đều đầu tư một lượng lớn ngân sách để dành cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ.Với nguồn kinh phí thật ...nhỏ giọt mà nhà nước ta cung cấp cho việc nghiên cứu khoa học thì thật khó mà có được những kết quả vượt bậc.
Về chính sách vĩ mô của nhà nước lại là vấn đề quan tọng không kém.Tậi sao nông dân ta suốt ngày ...đầu tắt mặt tối mà vẫn nghèo theo tôi phần lớn là do những công cụ điều tiết nền kinh tế của chính phủ ta.
Chắc các ACE vẫn còn nhớ khoảng thời điểm cuối năm 2008 thế giới thì sốt lương thực, nước ta thì xảy ra cơn sốt gạo ( giả tạo). Giá gạo xuất khẩu lúc đó tăng hon gấp đôi lên hơn 1200 USD/ tấn, giá lúa mà thương lái thu mua cũng tăng cao, nông dân rất phấn khởi, thời điểm này thời gạo trong kho trữ và của nông dân vẫn còn rất nhiều, lúa đông xuân của ĐBSCL cũng chuẩn bị thu hoạch với sản lượng khá lớn nhưng ngài thủ tướng đáng kính của chúng ta lại dỏng dạt tuyên bố rằng " cấm tất cả các công ty xuất khẩu gạo".Sau thời điểm đó lúa từ >6000vnd/kg tuột xuống < 4000vnd/kg, nông lơ đểnh trên mây bỏng bị kéo tuột về mặt đất.Đó chỉ là đơn cử về những bất cập của chính sách, cứ như vậy hoài thử hỏi nông dân bao giờ mới khá lên được đây???
 
Mình Cũng có ý kiến giống bạn Hai Phuoc, đúng là muốn nông nghiệp nước ta phát triển thì quan trọng nhất là ở những người làm chính sách có đưa ra được những chính sách đúng đắn kịp thời thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn, khi chưa có những chính sách hợp lý thì chúng ta chẳng thể nào trách cứ rằng các nhà khoa học không sáng tạo để giúp nông dân , không thể trách nông dân không tận tâm với nghề... Theo mình nước ta chưa có được những người như thế, bản thân mình cũng chẳng kì vọng vào đội ngũ lãnh đạo nước mình. Sẽ chẳng có gì đột phá đâu, dạo này cứ đọc chuyện cưỡng chế đầm tôm ở Hải Phòng mà buồn cho cuộc đời những người nông dân. Đội ngũ lãnh đạo huyện như vậy thì những người dân sao ngóc đầu lên được.
 
Xin chào các nhà Khoa Học Việt Nam.

Em là sinh viên.
Hôm nay em muốn chia sẽ những điều mà em rất bức xúc về vấn đề khoa học nông nghiệp.
Em cũng là con nhà nông, phần lớn thời gian em lớn lên bên ruộng đồng gần 22 năm.
Em không biết đó có phải là quảng thời gian ngắn không mà em không thấy được sự thay đổi nào từ nền nông nghiệp nước nhà.

Hôm nay em muốn chia sẽ một số ý kiến. Nếu có làm phật lòng ai thì cho em xin lỗi trước nha!

Thứ 1: Vấn đề ngành Công nghệ sinh học.

Chúng ta cứ tụ hào nước mình là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, mà gạo Việt Nam lại bán rẻ nhất. Tại sao vậy?
Nông nghiệp Thái Lan, Trung Quốc hơn Việt Nam không?
Cách đây khoảng 10 năm. Em có thể khẳng định là sản phẩm nông nghiệp của họ không hơn Việt Nam, mà còn thua xa. Tại sao? Là vì Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi.
Trước khi có Sầu Riêng hạt lép Thái, Sầu Riêng Cái Mơn của chúng ta rất nổi tiếng.
Nhưng bây giờ tại sau ra đường em chỉ toàn thấy người ta bán trái cây của Thái Lan không vậy? Hay là thị trường trong nước không cung cấp đủ nhu càu cho người dân. " chắc có lẽ thế............."
Vì nguyên nhân nào mà các tiểu thương phải lấy hàng hóa của nước ngoài bán trong thị trường trong nước?
Thái Lan có 1 đồng bằng chắc cỡ đồng bằng sông Hồng. Vậy mà họ vẫn xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới? Tuy Việt Nam có đến 2 đồng bằng lớn đó nha. Tại sao vậy? " Chắc tại dân số họ ít ăn không nhiều bằng Việt Nam............ "
Đó là do khoa học nông nghiệp Việt Nam qua kém. Ngành Công nghệ sinh học ở đâu mà không thể nghiên cứu ra sản phẩm tốt hơn chứ.

Thứ 2: Vấn đề Cơ giới hóa.

Nói đến cơ giới hóa chắc là còn lâu lắm phải không các nhà khoa học. " Ah quên chúng ta có máy cày rồi mà, Hi... vậy là cũng có cơ giới cùng với các nước xung quanh rồi?
Thế giới đang bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 rồi mà ở Việt Nam vẫn còn lao động tay chân. Tại sao? " Chắc là tại dân số đông của chúng ta nên để nông dân ở không thì phí nguồn lao động dồi dào chứ gì............"
Em thật sự chưa thấy sản phẩm nào của các nhà khoa học ứng dụng để giảm bớt sức lao động cho bà con nông dân hết. " Ah chắc là các nhà khoa học muốn cho nông dân tự tìm tòi nghiên cứu khoa học chứ gì?........ Theo phương pháp học tín chỉ thì người học tự tìm tòi là chính mà."

Có lẽ vì vậy mà một số nông dân tự mài mò chế tạo ra các loại máy gặt đập liên hợp, máy tuốt bắp, máy làm đất trồng rau, máy tưới cà phê cao su......... "Họ đúng là những sinh viên giỏi" " Thầy giỏi (nhà khoa học) nên trò giỏi (nông dân) là chuyện bình thường mà"

Trên tuyến đường quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh em chỉ toàn thấy bán sản phẩm máy nông nghiệp của Trung Quốc không thật sự đáng buồn lắm.
" Có thể là chi phí để làm ra máy đó ở Việt Nam là đắt hơn nhưng những cái máy Trung Quốc đó được nhập về nên nó sẽ hoạt động không tốt vì họ làm ra nó trong điều kiên tự nhiên của nước họ. Nói tóm lại các nhà khoa học hãy có tiếng nói của mình đi trước khi cúng ta mở của hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào"

Cuộc sống của nông dân vô cùng khó khăn, vất vả...... Nên em thật sự muốn các nhà khoa học hãy kết hợp với các trường Đại Học và các công ty làm ra những sản phẩm giúp người nông dân Việt Nam đỡ vất vả lam lũ với ruộng đồng mà hộ vẫn không đủ ăn.

Người ta làm được thì em tin các nhà khoa học Việt Nam cũng làm được

[video=youtube;Q2_oFuBzjBY]http://www.youtube.com/watch?v=Q2_oFuBzjBY[/video]


Chào bạn.
Mình thấy bạn có những đóng góp rất hay nhưng mình có vài điều bình luận về vấn đề của bạn
1. về công nghệ sinh học trong chọn giống và vật nuôi
Ở các nước khác có ngiều loại trái cây ngon và vật nuôi tốt nhập vào việt nam là từ đâu, đó là do tiến bộ nghiên cứu của họ tốt và nghiên cứu ra thì họ được bảo hộ giống, sau khi tạo ra được giống đó họ không làm gì vẫn có nguồn thu nhập. còn giống tạo ra bởi các bác nghiên cứu tại Việt Nam thì ai bảo hộ, ai trồng mặt ai. Nhưng quan trọng là kinh phí cho nghiên cứu không phải nhỏ và khó có nguồn để nghiên cứu.
2. vấn đề về cơ giới hóa
- Vấn đề mình nghĩ đầu tiên là nông dân không có "vốn" đầu tư như các nước khác (nước tiên tiến). Như bác chế tạo máy bay phun thuốc ở Tây Ninh chẳng hạn, làm rồi có dùng được đâu. không có vốn mới mua đồ rẽ, đồ tệ của Trung Quốc. Đừng nói đồ Trung Quốc tệ. Tại Người nước mình cả. Do mua đồ tệ về bán cho mình. thử đem vốn nhiều qua đó nhập máy ngon về xem.
- Nếu bạn muốn làm cơ giới hóa thì bạn có chịu đầu tư hay không. Như mình thấy đi Thái Lan họ có cả máy gặt liên hợp trên đồng cứ đem máy ra mà chở thôi và cần 1 bác lái xe gặt là xong, có cần công như nước mình đâu. Còn đi Tây Bắc ruộng bậc thang không dùng trâu thì máy nào lên.

Tóm Lại: Nông dân nào có vốn thì cái gì thiên về kỹ thuật làm được hết. vd: nhập máy bay phun thuốc, xây nhà kính trồng hoa như bên Úc chẳng hạn, đi thu bằng máy. bỏ vốn ra học 1 lớp về kỹ thuật tạo cây giống về mở phòng thí nghiệm ra làm xem có được không.
 



Back
Top