Khoai lang vùng ĐBSCL rớt giá: Một phần do tin đồn thất thiệt

Những ngày gần đây, giá khoai lang (KL) ở các địa phương vùng ĐBSCL liên tục giảm mạnh từ 800.000 - 840.000 đồng/tạ (1 tạ = 60 kg) xuống còn 350.000 - 370.000 đồng/tạ khiến nông dân (ND) như... ngồi trên lửa. Nguyên nhân một phần có thể do có thương lái tung tin đồn thất thiệt: Cửa khẩu biên giới phía bắc “bị đóng”...
Tại các xã Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi, Tân Thành, Tân Hưng... (huyện Bình Tân, Vĩnh Long), KL đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng nhiều hộ ND không vui bởi giá giảm mạnh. Ông Nguyễn Văn Ký - chủ 11 công KL ở xã Thành Lợi - lo lắng:

“Hồi tháng 3 giá KL từ 800.000 - 840.000 đồng/tạ, vậy mà nay giảm liên tục xuống mức 350.000 - 370.000 đồng/tạ. Với giá này, ND hầu như không được gì sau hơn 4 - 5 tháng chăm sóc”.

Cùng tâm trạng trên, ông Hồ Văn Tám - xã Tân Thành - cho biết, vụ rồi KL tím Nhật xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trúng lớn về giá nên thu hoạch xong lúa đông xuân 2013 - 2014, nhiều hộ đầu tư trồng KL. Nay đến thời điểm thu hoạch, giá rớt sẽ đẩy ND vào nguy cơ thua lỗ.

Ở Đồng Tháp, bà Trương Thị Út - chủ 6 công KL ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành - than: “Gia đình tui lâu nay chuyên trồng lúa, nhưng vụ đông xuân rồi giá lúa thấp trong khi KL trúng đậm nên bỏ lúa để trồng khoai. Nào ngờ bây giờ khoai lại rớt giá, khó tiêu thụ...”.

Theo Phòng NNPTNT huyện Châu Thành, mỗi năm ND trồng khoảng 2.000 - 2.500ha KL, nhiều nhất là KL tím Nhật. Loại khoai này đa phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hệ thống thương lái chứ không có hợp đồng bao tiêu giữa ND với doanh nghiệp nên “đầu ra” chưa ổn định, giá lên xuống thất thường.

Ông Huỳnh Văn Quân - Phó Chủ nhiệm HTX KL Tân Thành - cho rằng: “ND phải hết sức tỉnh táo trước những tin đồn thất thiệt, bởi nếu nhẹ dạ sẽ rơi vào bẫy của những kẻ hám lợi. Thời điểm vụ nghịch (tháng 2 - 3), sản lượng ít nên “sốt giá”. Còn hiện nay vào chính vụ thu hoạch, sản lượng nhiều, giá giảm hơn so với thời điểm vụ nghịch là chuyện hiển nhiên. Tin đồn đóng cửa khẩu là không có cơ sở”. UBND tỉnh Lạng Sơn cũng khẳng định, cửa khẩu Hữu Nghị vẫn hoạt động bình thường...
Chủ tịch UBND huyện Bình Tân Lê Văn Thuận cho biết, các ngành chức năng của huyện, xã đã tuyên truyền cho người dân cảnh giác tin đồn này là bịa đặt. Thị trường Trung Quốc vẫn tiêu thụ KL bình thường. Hiện ngành chức năng quản lý các nhà kho, vựa khoai... của thương lái Trung Quốc rất chặt chẽ. Vì vậy, tin đồn thất thiệt này không loại trừ là do thương lái địa phương tung ra nhằm kiếm lợi...
Nguồn: danviet
 


Khoai lang không giữ được lâu nếu không xắt ra phơi khô.
Người miền Bắc chỉ trồng khoai lang để tận dụng những rẻo
đất nhỏ trong những lúc giữa những vụ mùa lớn khi chưa trồng
cấy gì. Bây giờ thì còn trồng khoai Tây nữa cũng vào mục
đích ấy. Khoai lang muốn để lâu, phải cày cuốc củ lên rất
cẩn thận khéo léo, không cho xây xước, và ruộng khoai phải
khô ráo nhiều ngày, cho khoai không mọng nước. Sau đó phải
rải khoai ra trên kệ thoáng mát, chứ không được đè chồng lên
nhau. Vì thế, khoai thường có giá rất thấp, vì tốn công gìn
giữ. Mỗi khi địa phương có nhiều người cùng trồng khoai lang,
thì giá rớt rất thấp, vì lợn cũng không thích ăn củ khoai lang
bằng ăn lá khoai lang.

Bà con miền Nam trồng nhiều thứ chỉ trông chờ bán cho Trung Quốc
nên bị phụ thuộc vào người buôn. Người buôn chỉ buôn những mặt
hàng nào chạy hàng, và ít hư hao trong vận chuyển. Khoai lang vừa
không chậy hàng, vừa hư hao nhiều nếu không tốn thêm tiền công gìn
giữ khi chuyên chở, nên giá thấp là tất yếu. Nếu đất ấy mà trồng
lúa gạo, có thể giữ được lâu, tuy giá thấp nhưng không bao giờ thấp
hơn khoai lang. Ấy thế mà bỏ lúa trồng khoai, thật là ngoài sức
suy nghĩ bình thường của người nông dân. Tham thì thâm, còn trách
chi ai?
 


Back
Top