Khôi phục cây gió bầu - Muộn còn hơn

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Trầm là sản phẩm được tạo ra từ cây gió bầu (aquilaria) hay còn gọi là cây trầm hương và được dùng làm nhang, dược liệu, hương liệu quý... từ lâu con người đã biết đến. Tuy nhiên trước đây chủ yếu người ta khai thác trầm từ cây gió bầu mọc tự nhiên trong rừng mà không nghĩ đến việc đầu tư phát triển nó...

Trong một lần tâm sự với chúng tôi, PGĐ Cty Đầu tư Phát triển lâm nông công nghiệp và dịch vụ Kon Plông Huỳnh Thanh Công - một cán bộ cố cựu trong ngành lâm nghiệp, kể lại rằng vào những năm giữa thập niên tám mươi của cuối thế kỷ trước, một xí nghiệp liên hiệp đóng chân trên địa bàn huyện Kon Plông thu mua mỗi năm khoảng 5-6 tấn trầm, còn lượng trầm "trôi" theo "đường ngầm" từ các tay săn trầm ra nước ngoài bằng con đường bất hợp pháp không ai có thể tính được. Quả không có gì là đại ngôn khi họ gọi nơi đây là "xứ trầm"! Bởi ngày đó dân "săn trầm" vào rừng ít ngày thế nào là cũng có trầm mang về. Theo các "đại gia" có nhiều kinh nghiệm trong nghề "săn trầm": Hễ đi trong rừng gặp nơi nào nghe tiếng con chim gõ kiến là bụng khấp khởi mừng thầm, vì thế nào xung quanh nơi đó cũng có trầm...
phục cây gió bầu, tổ chức phi chính phủ Rừng mưa nhiệt đới (TRP) và Ủy ban Châu Âu (EC) đã tài trợ thực hiện dự án phát triển cây gió bầu ở huyện Kon Plông, Kon Rẫy (Kon Tum) và một số nơi khác ở Việt Nam. Riêng tại huyện Kon Rẫy một vườn ươm cây gió bầu đầu tư 40.000 Euro đã được xây dựng tại huyện Kon Rẫy vào năm 2002 để cung cấp giống cho huyện Kon Plông và huyện Kon Rẫy. Theo kế hoạch, mỗi năm vườn ươm sẽ SX và cung ứng cho người dân trong vùng dự án ở địa phương 100.000 cây gió giống - ứng với việc trồng được 200 ha gió. Và được biết, mới đây vườn ươm đã xuất vườn 55.000 cây gió (ứng với việc trồng 110 ha gió) cho người dân hai huyện trên.

Dự án phát triển cây gió bầu huyện Kon Lông và Kon Rẫy là dự án mới với quy mô lớn hơn, nhằm mục tiêu tạo nguồn cung cấp trầm bền vững trong những năm tới. Ngăn chặn nạn tuyệt chủng của cây gió bầu. Hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn...

Cũng theo tổ chức TRP, sản phẩm trầm mà tổ chức này tạo ra thu được có tính chất hóa học giống với mẫu trầm trên thị trường của các nước kinh doanh trầm bắt nguồn từ những nước SX trầm khác nhau. Những cây gió bầu từ 4 - 5 tuổi, có đường kính từ 10 cm trở lên được kích thích tạo trầm và sau hai năm có thể khai thác thu trầm. Từ những thành công đó, bắt đầu từ tháng 5/2002, TRP cho thử nghiệm trên qui mô lớn với những phương pháp kích thích tạo trầm hoàn hảo nhất. Để bảo đảm cho sự tự lực sau này, TRP còn tạo nguồn nhân lực theo nhiều cấp độ khác nhau: Bậc đại học được đào tạo ở nước ngoài và tại Việt Nam, sẽ cung cấp một nền tảng kiến thức chuyên sâu, tạo ra những chuyên viên có thể hướng dẫn nông dân các kỹ thuật trồng cây, kích thích tạo trầm và thu sản phẩm. Kỹ thuật tạo trầm ở đây chi phí lại thấp và người nông dân có thể áp dụng dễ dàng. Được biết ngoài TRP, hiện nay một số người thuộc dân săn trầm ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cũng đã tạo ra trầm từ những cây gió được trồng trong vườn nhà mà báo chí cũng đã nhiều lần nhắc đến. Như vậy, không còn nghi ngờ, việc con người kích thích tạo ra trầm từ cây gió bầu do chính mình trồng, là hoàn toàn có căn cứ và có cơ sở khoa học.

Hơn nữa, hiện nay trầm hương và kỳ nam (trầm có ba loại: Gỗ tóc, trầm hương và kỳ nam) là sản phẩm đặc biệt có giá trị trên thị trường thế giới, nhất là Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, vùng Trung Đông, châu Âu ... Hiện giá trầm loại 1 ở Singapore dao động trên dưới 10.000 USD/kg, loại tạp từ 1.000 - 5.000 USD/kg và tinh dầu trầm 15.000 USD/lít. Theo giới buôn trầm, trầm Việt Nam được xem là thượng hạng trên thị trường quốc tế và giá luôn luôn cao hơn trầm các nước khác.

Với việc con người tự tạo ra trầm từ cây gió bầu và với giá trị của trầm thì việc đầu tư mở rộng khôi phục cây gió bầu xứ trầm để làm giàu là một việc nên làm, nếu không muốn để lãng phí tiềm năng quí của đất nước mà thiên nhiên đã ban tặng.


Người viết:/Người gửi :: NNVN, 16/9/2003
 


Last edited:


Back
Top