Khổng Minh bàn về tác dụng phong thủy của cây "vàng xanh" đàn hương

  • Thread starter Vũ Thoại
  • Ngày gửi
25577603000_1298c73f1c_o.jpg

Thời Chiến Quốc, khắp phố phường ở nước Ngô, Việt đã từng lưu truyền câu ngạn ngữ: “ trời có ông thần tài, dưới đất có Đào Chu Công”. Sau khi mở đầu câu chuyện, Khổng Minh dừng lại hỏi Lỗ Mãng và Tùy Biện: “Đào Chu Công là người ở đâu vậy? Các anh có biết không?”.

Lỗ Mãng không biết, Tùy Biện cũng ấm ớ.

Khổng Minh nói: “Đào Chu Công đây chính là tổ sư của những người theo nghiệp buôn bán”.
Tùy Biện và Lỗ Mãng cũng chẳng hiểu mô tê gì.

Khổng Minh nhẫn nại giải thích thêm: “Đào Chu Công chính là Phạm Lãi, một vị tướng quốc nổi tiếng của nước Việt”.

Lỗ Mãng và Tùy Biện vẫn ngơ ngác chẳng hiểu gì. Khổng Minh đành nói: “Hai anh này sao mà chậm hiểu quá, Đào Chu Công chính là phu quân của tuyệt sắc giai nhân Tây thi đấy”.
“Ồ…” hai kẻ hậu sinh lúc này mới hiểu ra: “Thưa st, sao tiên sinh không sớm nói cho chúng con biết”.

Khổng Minh thở dài một tiếng, chậm rãi tiếp tục câu chuyện dang dở của ông.
Đào Chu Công vốn tên Phạm Lãi, là bậc đại mưu sĩ, từng giữ chức tướng quốc nước Việt. Ông là người đa mưu túc trí, đã vì vua nước Việt lập bao công lao hiển hách. Đang lúc danh tiếng lẫy lừng thiên hạ, ông ta lại cùng người trong mộng của mình – tuyệt sắc giai nhân Tây Thi lánh vào chốn thường dân, làm kẻ buôn bán. Chẳng mấy chốc, Phạm Lãi đã trở thành Đào Chu Công, một người rất rành rẽ trên thương trường.

Năm xưa làm quan tham gia triều chính, phò tá vua nước Việt, Phạm Lãi là bậc nhân sĩ thành công nhất trong chốn quan trường. Về sau chuyển sang lĩnh vực kinh doanh buôn bán, Đào Chu Công trở thành một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong giới kinh doanh. Mai danh ẩn tích giữa đám thường dân không bao lâu thì Đào Chu Công phát tài to và trở nên vô cùng giàu có, hầu bao rủng rình nhất thiên hạ.

Tại vùng đất Thiệu Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang, Đào Chu Công có một dinh thự bí mật mà mọi người không hề biết. Cứ sau mỗi lần đến ẩn cư tại nơi đây vài ngày, Đào Chu Công lại có một tuyệt chiêu kinh doanh thực thi trong thiên hạ, sau đó tin thắng lợi được liên tiếp báo về, tài lộc thu về cuồn cuộn như nước.


25757454832_e436d02a9a_o.jpg

TS. Vũ Văn Thoại bên khúc gỗ đàn hương quý hiếm tại bảo tàng gỗ Đàn hương Ấn Độ

Trong giới kinh doanh, Đào Chu Công có một kình địch tên là Lã Bạch Đinh, người này là cụ kỵ của Lã Bất Vi – một thương gia và cũng là một vị tướng quốc nổi tiếng của nước Tần. Thủ đoạn kinh doanh của họ Lã cũng vô cùng xảo quyệt. Trước kia khi Đào Chu Công chưa gia nhập giới kinh doanh, Lã Bạch Đinh chính là thương nhân lợi hại nhất trong thiên hạ. Sự xuất hiện của Đào Chu Công làm cho sự nghiệp của Lã Bạch Đinh dần lụn bại.

Lã Bạch Đinh vẫn không hiểu rốt cuộc mình vì sao mà thất bại bèn bí mật điều tra Đào Chu Công hòng giải mã tuyệt chiêu của đối phương, nhằm khôi phục vị thế, giành lại thị phần đã mất trên thương trường.

Với mưu đồ ấy, Lã Bạch Đinh đã nghe ngóng được Đào Chu Công có một tòa dinh thự bí mật ở Thiệu Hưng, dinh thự này có tên “Ngũ Hành Cư”.

Vốn là người tinh quái, Lã Bạch Đinh còn nhận thấy sau mỗi lần đến ẩn cư tại đây, Đào Chu Công lại có những chiêu thức tuyệt diệu, và sau đó luôn luôn “mã đáo thành công”. Y nghĩ bụng: “Ngũ Hành Cư” này nhất định có bí mật thần kỳ gì đây.

Lã Bạch Đinh đã luyện tập võ nghệ từ nhỏ nên tuy đã ngoài tứ tuần nhưng cơ thể vẫn cường tráng, chân tay vẫn linh hoạt. Y quyết định tìm cách xâm nhập vào Ngũ Hành Cư để tra rõ ngọn nguồn, xem rốt cuộc trong tòa dinh thự của Đào Chu Công có những bí quyết kinh doanh nào.

Vào một đêm không trăng, gió to, nhân lúc Đào Chu Công không có trong “Ngũ Hành Cư”, Lã Bạch Đinh vượt mái băng tường xâm nhập vào tòa dinh thự, điều tra những điều bí mật bên trong. Nhưng mất cả đêm lén lút dò tra Lã Bạch Đinh vẫn chưa thu thập được gì. “Lẽ nào lại mất công toi!”. Lã Bạch Đinh không cam thất bại. Là người am hiểu sâu sắc về phong thủy Ngũ hành, Lã Bạch Đinh biết trong đại sảnh của tòa nhà có một chỗ gọi là “Hoàng cực tôn vị”, y quyết chí sẽ vào đó xem. Vừa bước qua bậc cửa y cảm nhận ngay có một luồng khí khác lạ vây quanh người, toàn thân lập tức cảm thấy thoải mái bội phần, thân tâm sảng khoái, thần chí minh mẫn. Lần theo hướng luồng khí đến, dưới ánh sáng yếu ớt phát ra từ phía góc phòng, y nhìn thấy xung quanh kệ hương nến có một vòng khí lành màu vàng lượn lờ trong bóng tối. Vị trí đó thuộc góc Đông Nam của đại sảnh. Là một người rành rẽ y lập tức phát hiện đây chính là nơi phát nguyên luồng khí vừa rồi. Đương lúc nghiền ngẫm suy xét, đột nhiên trước mắt hiện ra một khung cảnh sáng sủa, thì ra những đám mây đen trên bầu trời đã bị ánh trăng xua tan. Từ cửa sổ trên mái nhà chiếu xuống ánh sáng rực rỡ. Cảnh tượng trải ra trước mắt y rộng rãi, thoáng đạt, ở đó có cái bàn gỗ đàn hương vô cùng quý hiếm, trên bàn thờ các vị thần Phước, Lộc, Thọ. Lúc này, Lã Bạch Đinh lại trông thấy luồng khí lành màu vàng chầm chậm bay lên, hòa quyện với ánh trăng vằng vặc trên cao rồi lan tỏa đi, trần ngập mọi ngõ ngách trong đại sảnh. Lã Bạch Đinh hiểu ngay ra rằng thì ra mọi nguyên nhân khiến tài vận của Đào Chu Công thông thuận đều nằm tại đây – nơi đây chính là tài vị bên trong của Đào Chu Công.
“Thiệt người lợi mình, chỉ có làm hại người khác thì mình mới được lợi”, trong đầu Lã Bạch Đinh lập tức lóe lên ý nghĩ ấy. Y là người thích hành động, những gì trong lòng đã nghĩ thì ắt phải hành động ngay. Lã Bạch Đinh quyết định phá hoại tài vị của Đào Chu Công nhằm xoay chuyển tình thế đang xuống dốc của mình. Quyết định xong, y bèn giở trò xấu xa xung quanh tài vị, rồi lặng lẽ biến mất.

Nghe nói những ngày này Đào Chu Công ở bên ngoài, mọi sự đều không thuận lợi, việc mua bán đều bị thua lỗ. Hôm đó, đột nhiên ông cảm thấy nội khí trong người không thông. Sau khi tự ấn tay bắt mạch cho mình Đào Chu Công bỗng linh cảm rằng nhất định đại sảnh trong Ngũ Hành Cư gặp vấn đề. Ông vội lên đường ngay trong đêm, vượt đường xa hơn năm trăm dặm gấp rút trở về Ngũ Hành Cư. Vừa bước vào phòng nhìn quanh, tuy không thấy điều gì bất thường nhưng khứu giác mách bảo ông rằng đã xảy ra đại sự. Thì ra, khắp nơi trong sảnh bốc lên mùi uế khí, Đào Chu Công bịt mũi, ông phát hiện đó là mùi nước tiểu: có người đã mở ám trút một bãi nước tiểu bên dưới tài vị. Tài vị bị hôi thối là điều đại kỵ. Uế khí đã làm tổn hại tài khí. Đào Chu Công đau đớn kêu than: Ai, là ai đã thất đức như thế. Sau khi phân tích, suy xét kỹ lưỡng, Đào Chu Công đưa ra kết luận đây chắc chắn là âm mưu của kẻ thù đối đầu với mình.

“Giở trò với ta ư, đừng hòng!”. Đào Chu Công vốn định ăn miếng trả miếng. Nhưng rồi suy đi nghĩ lại ông cảm thấy tốt nhất nên lặng lẽ tự tìm cách hóa giải điềm xấu cho chính mình. Phải làm sao đây? Đào Chu Công vẫn chưa biết, vì bản thân tu luyện chưa đủ cao thâm. Nhưng trí óc ông khá minh mẫn, ông lập tức ý thức được rằng mình chưa đủ tài nghệ, do vậy phải mời cao thủ đến giúp. Thế là Đào Chu Công âm thầm mời đạo sĩ Nam Nhạc đến giúp ông trừ khử uế khí. Sau khi uế khí được hóa giải vượng khí của Đào Chu Công trở lại như ban đầu, việc mau bán lại thông thuận…

TS. Vũ Văn Thoại
Viện nghiên cứu cây đàn hương
 


Cây Đàn Hương và cây Giáng Hương có khác nhau không? thưa bác Thoại chỉ bảo giúp ạ!
 
Cây Đàn hương và Dáng hương khác nhau bác ạ. Cây Dáng hương thuộc họ đậu (Fabaceae), chi Dáng hương (Pterocarpus). Còn cây Đàn hương thuộc họ Đàn hương (Santalaceae) và chi Đàn hương (Santalum). Đàn hương có 2 loại thông dụng là đàn hương đỏ (Tử đàn) và đàn hương trắng tuy nhiên 2 loại này không cùng họ và không cùng chi.

Cây Dáng hương có cùng họ Đậu với cây sưa đỏ (Huê, Trắc thối), cây tử đàn (Đàn hương đỏ) bác ạ. Tuy nhiên câu Dáng hương không cùng họ, không cùng chi với cây Đàn hương trắng mà có tác dụng phong thủy như em nói ở trên.
 


Back
Top