KHÔNG THÀNH CÔNG TRONG CHĂN NUÔI NHÍM VÀ DÚI???? Nông dân chưa có kinh nghiệm.

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Chí
  • Ngày gửi


Tôi muốn chuyển đến bà con nông dân của chúng ta về nuôi dúi và nhím sinh sản (động vật hoang dã).

Trong chăn nuôi những con vật truyền thống như heo, bò, gà...là những con vật nuôi lâu đời được thuần hóa và được nhiều nước trên thế giới đã đã chọn lọc tuyển chọn nguyền gien tốt để duy trì cho nhiều mục đích... (thương phẩm và làm giống nền), cũng từ đó nền chăn nuôi của chúng ta dễ dàng hơn so với nuôi động vật hoang dã...
Agriviet.Com-Nh%25C3%25ADm_gi%25E1%25BB%2591ng.jpg



Nhím và dúi được xếp vào loài động vật hoang dã, nhưng những năm gần đây chúng ta vẫn thuần hóa được và đã đưa vào nuôi nhiều nhưng thành công không cao...
Sự thành công không cao đó chính là vấn đề ""Vô sinh"" của 2 loài này...! Nếu ta giải quyết được bài toán này thì việc chăn nuôi Dúi và Nhím trở thành đơn giản đúng không bà con..???. Vì có Nhím và Dúi con ổn định thì việc nuôi thương phẩm đơn giản đi nhiều và độ thành công sẽ sao hơn...

Hôm nay tôi sẽ đưa ra vấn đề mang tính chất gợi mở cho bà con nuôi Dúi và Nhím tham khảo thêm...
Vì tôi không thể nào nói hết ra một cách rõ ràng được, mong bà con thông cảm... vì đây là quá trình nghiên cứu mang tính chất kỉ thuật cao. Tôi không thể đưa ra mà ko có lợi cho mình..!

Bệnh vô sinh ở Nhím và Díu có nhiều trường hợp, nhưng tôi chỉ đề cập vấn đề chúng ta nuôi trong môi trường không phù hợp (Thiết kế chuồng trại) và (ghép con đực ko phù hợp).

Nhím và Dúi ở môi trường hoang dã chúng tự tìm bạn tình và tự ghép đôi khi chúng thích. Có sự chọn lọc tự nhiên...con đực nào to và khỏe mạnh hơn thì chúng có quyền chiếm nhiều con cái hơn...và những con cái vẫn thích bạn tình là những con như vậy..!


Đến mùa sinh sản con đực tiết ra hooc moon là Testosterone đăc trưng của chúng để dụ bạn tình và cũng để cảnh báo với tình địch (đây là lãnh địa "Tuần trăng mật của ta"), con đực khác khi hít phải mùi đó một là tránh xa. hai là trực tiếp khiêu chiến để giành lãnh thổ và bạn tình...Ai thắng thì được đất và được "Gái" thôi. Vậy chỉ có con đực mạnh thì mới chiến thắng..! Đây là 1 quy trình đào thải tự nhiên có chọn lọc...
Còn bà con chúng ta tự ghép đôi cho nó thử hỏi có tốt không...??? Con cái có muốn ko khi hít phải mùi (phe) mà chúng ko thích...Nếu con đực đó (có cố tinh hãm hiếp thì cũng khó thành)...!

Khi nhận được phe (mùi testosterone) của con đực tiết ra kích thích con cái trứng nhanh chín và rụng để quá trình giao phối tiến hành...
Hoặc phe của con cái tiết ra (mùi của oesterone) kích thích con đực...

Trong tự nhiên 1 con đực chiếm lĩnh đến 5 -7 con cái có khi tới 9 con cái..! Khi ta nuôi nhốp cứ 1 đực 1 cái, vậy vừa tốn thức ăn và sẽ gây vô sinh cho cả cái lẫn đực, có những nguyên sau:

Con đực sau khi giao phối xong rồi thì nghỉ cả 1 chặn dài, chờ mùa sau...!
Nếu con đực quá sung mãn thì nhảy hoài (cưỡng bức) dẫn tới con cái sẩy thai (dù cho con cái có đậu rồi)...! Nếu ở chung mà con cái mạnh hơn ko cho phối nữa thì con đực thừa tinh, nó dẫn đến thoái hóa tinh hoàn coi như là hỏng mất con đực.

Còn nhiều trường hợp chúng ko thích nhau thì số lứa trong năm có được rất ít và rất ít con trong lần đẻ....
Có những điều kiện gây nên vô sinh và giảm năng suất sinh sản khác như:
Chế đọ dinh dưỡng ko hợp lí và chăm sóc, nhưng mắt này chúng ta khắc phục được...
Đây là bài toán nan giải về sinh sản bà con tính sao????...!!!!

Từ bài toán trên rất ít bà con chăn nuôi nhỏ lẻ thành công.
Vấn đề đó những trang trại lớn họ đã khắc phục và họ đã thành công.

Bản thân tôi đã nghiên cứu qua thực tế chăn nuôi và đã áp dụng thành công.

Vấn đề đó là gì....?
Tôi xin bật mí là vấn đề thiết kế chuồng trại cho phù hợp giống như chúng ở ngoài tự nhiên, vậy tốn đất nhiều lắm sao???
_ Không hẳn vậy..! Chúng tôi vẫn áp dụng cho lối nuôi công nghiệp (ít đất, ít tốn công chăm sóc) vẫn thành công như thường.
_ Nếu nhiều đất chúng tôi xây chuồng theo lối bán công nghiệp, thì thành công cao hơn...nhưng tốn công chăm sóc hơn...

Vậy kỉ thuật xây chuồng trại như thế nào để đạt hiệu quả cao...!

Email: Hoaxuantruong79@Yahoo.com
ĐT: 0933 525 939
 


Last edited by a moderator:
Anh Chí mở topic này trong mục Chăn Nuôi cho dễ tìm kiếm, em lót dép ngồi xem, chờ các bác có kinh nghiệm vào chia sẽ :).
 
Chào các bạn yêu nghề chăn nuôi...

Tôi là 1 thành viên mới, viết 1 vài bài cho Diễn đàn biết tên tuổi mình thôi...

Chứ không mong muốn làm thầy ai hết..! Và càng ko muốn chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy (công nghệ cao)...tạm gọi là (chất xám công nghệ) của tôi cho ai hết..!
Ngoại trừ BQT mạng mời tôi làm cộng tác viên và có kinh phí (thõa đáng) thì tôi xin cộng tác ..!
Trên đời ko ai bán "sức lực" và "chất xám công nghệ" của mình một cách không có tiền...(!)
Thân chào tất cả các bạn,
 
Chào các bạn yêu nghề chăn nuôi...

Tôi là 1 thành viên mới, viết 1 vài bài cho Diễn đàn biết tên tuổi mình thôi...

Chứ không mong muốn làm thầy ai hết..! Và càng ko muốn chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy (công nghệ cao)...tạm gọi là (chất xám công nghệ) của tôi cho ai hết..!
Ngoại trừ BQT mạng mời tôi làm cộng tác viên và có kinh phí (thõa đáng) thì tôi xin cộng tác ..!
Trên đời ko ai bán "sức lực" và "chất xám công nghệ" của mình một cách không có tiền...(!)
Thân chào tất cả các bạn,

- Tôi thấy anh hơi tự cao. những vấn đề kỹ thuật của anh về con nhím và con dúi thì đã quá cũ rít. đầy ở diễn đàn này rồi.
- tôi không biết về con dúi như thế nào.
- về con nhím, bây giờ mà đi nuôi thì chỉ có bán nhà, bán cửa, đi ăn mày. anh đừng tự lừa gạt bản thân và lừa gạt gười.

- hãy mở to mất ra và đọc cái này nè:

[h=2]cảnh báo nông dân, cảnh báo mọi người -"Cay đắng" khi con đặc sản tắc đầu ra[/h]
trích tại : http://cafef.vn/20120921022612938CA5...tac-dau-ra.chn

Thời gian gần đây, nhiều loại vật nuôi đặc sản (động vật quý hiếm) bị “tắc” đầu ra. Nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí phá sản vì nuôi những loại vật nuôi này.
Đặc sản thành… phá sản
Anh Nguyễn Văn Thành hiện là hộ nuôi nhím quy mô nhất xã Lâm Giang (huyện Văn Yên, Yên Bái) với 50 ô chuồng và gần 100 nhím con, nhím bố mẹ. Cách đây 3 năm, khi phong trào nuôi nhím phát triển rầm rộ ở khắp các tỉnh, thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương…, anh Thành đầu tư gần 200 triệu để nuôi. Những tưởng sau vài năm anh sẽ hốt bạc, nhưng bây giờ anh không bán được nhím.

“Nhím mấy chục triệu một đôi chỉ là bán nhím giống gây nuôi thôi; còn mua để ăn, chẳng ai dám bó từng ấy tiền để ăn cả. Giờ muốn bán 300.000 - 400.000 đồng/kg nhím cũng không có khách” – anh Thành chán nản.
Chỉ tính riêng tỉnh Bắc Giang đã có hàng trăm mô hình, trang trại nuôi con đặc sản, với số lượng hàng chục, thậm chí cả trăm con mỗi trang trại. Tuy nhiên, hiện đầu ra của hầu hét các con đặc sản đang tắc nghẽn. Hầu hết các chủ trang trại nuôi con đặc sản bán con giống là chính, số lượng bán thịt thương phẩm rất hạn chế. Từ đó dẫn tới tình trạng, những người đi đầu nuôi con đặc sản, thì có được một nguồn thu đáng kể do bán con giống, còn những người nuôi sau thì lâm vào cảnh không bán được thịt thương phẩm.Không riêng nhím, nhiều loại đặc sản khác cũng đang lâm vào cảnh tắc đầu ra. Anh Nguyễn Văn Đề (thôn Quất, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, Bắc Giang), năm 2010 mua 400 con chim trĩ giống, với giá 120.000 đồng/con về nuôi. Là người đầu tiên nuôi trĩ nên anh trở thành đầu mối cung cấp chim giống chính ở đây. Nhưng hiện nay khi chim giống bão hòa, hàng trăm con chim đến kỳ xuất chuồng, nhưng anh vẫn phải nuôi tiếp, vì không bán được. “Giá chim trĩ thịt khoảng 400.000 đồng/kg, nên rất ít người mua” – anh Đề cho biết.
Đối với lợn rừng, nếu cách đây 2 năm, người nuôi còn bán được giá xấp xỉ 1 triệu đồng/kg, thì hiện giá nhiều chủ trại đưa ra chỉ còn chưa đến 300.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Thành Trung (thôn Lý 2, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, Bắc Giang) là một trong những người đi đầu nuôi lợn rừng ở Tân Yên. Trang trại của anh lúc nhiều có tới 100 con lợn rừng/lứa. “Trong nhiều tháng trở lại đây, giá thịt lợn rừng đã liên tục giảm nhưng vẫn không thể bán được”- anh Trung nói.
Không phải “cuộc chơi” của số đông
“Cay đắng” nhất có lẽ là “bài học kinh nghiệm” từ con dế. Anh Nguyễn Văn Tuyên - chủ “nông trang kinh dị” tại xã Đông Kỳ (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) nuôi từ kỳ đà, kỳ nhông, ốc sên, kiến đen, rết, bò cạp đến dế, chán nản nói: “Khi dế bắt đầu được nhân rộng, các đầu nậu đánh ô tô đi bán giống dế thu về tiền tỷ từ nông dân. Còn nông dân sau một thời gian nuôi, không bán đi đâu được. Dế đổ cho lợn, lợn cũng không ăn phải đốt, phải đào hố chôn”.
Theo anh Tuyên, đặc thù vật nuôi đặc sản là thị trường tiêu thụ rất hẹp. Như dế chỉ dành cho một số quán nhậu chuyên về món côn trùng; bò cạp hay rết chủ yếu bán cho các hiệu thuốc Đông y hay những người có thú ngâm rượu động vật. Vì thế, khi nhiều hộ nông dân nuôi sẽ khiến cung vượt cầu, từ đó dẫn đến dư thừa, thua lỗ. “Nuôi các con đặc sản quý hiếm là để tạo ra những mặt hàng độc, có thế mạnh khi cạnh tranh. Nếu nhiều hộ nuôi thì không còn tính cạnh tranh nữa”– anh Tuyên nói.
PGS - TS Hoàng Văn Tiệu - nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho rằng: “ Bộ NNPTNT cần khảo sát nhu cầu tiêu thụ các vật nuôi này của thị trường, từ đó đưa ra những dự báo, khuyến cáo cho nông dân”.
Ông Nguyễn Thế Huy – Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến các mô hình nuôi con đặc sản đang có nguy cơ “chết yểu” là do người dân nuôi theo kiểu tự phát. Bên cạnh đó, do giá con giống bị một số đối tượng cơ hội đẩy giá lên quá cao, dẫn đến giá thành tăng gây khó khăn cho đầu ra”.
Vì thế, theo ông Huy, để phát triển ổn định con đặc sản, trước hết chúng ta phải “khống chế” được giá con giống, đồng thời cần nghiên cứu kỹ thị trường và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm từ con đặc sản. Trong đó phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người dân.
Theo ông Đỗ Quang Tùng - Phó Giám đốc phụ trách Cơ quan quản lý Cites Việt Nam, Nhà nước cần có những công cụ quản lý, điều tiết việc nuôi động vật hoang dã đặc sản này. “Bởi ngay như chúng tôi, hiện cũng không thể nắm được số lượng những con đặc sản là bao nhiêu để có các giải pháp hỗ trợ người dân” - ông Tùng nói.
Theo Sỹ Lực - Việt Tùng
Dân việt

 
@đến Phungocvo.

Trên diễn đàn bạn có quyền comments...nhưng hãy xem lại (cẩn ngôn) nhé...!
Tôi chỉ chia sẻ những ai muốn hiểu biết.
Tôi ko dại gì viết rõ và lộ ra bí quyết đâu..?
Sống hay chết thuộc về công nghệ nuôi...
Bạn mua giống hay thịt tôi bán cho
- Nhím thịt đã qua sinh sản nhiều lần từ 8kg trở lên giá 220.000đ/kg
- Nhím Giống từ 6kg đến 9kg giá 270.000đ/kg (hậu bị)
- Nhím Giống từ 2,5kg đến 5,5kg giá từ 280.000đ/kg đến 320.000đ/kg (nhím choai)...
Mua từ 5 đôi trở lên bao giấy KL

Còn vấn đề báo chí họ viết chứ họ và bạn có nuôi đâu..???
Tôi bán gí rẻ vậy đó bạn có dám mua ko???
Hay bạn bán tôi mua...???
Nên nhớ nhím đúng tiêu chuẩn ko bị bệnh ngoài da và nhím bị chai (còi cọc) giống xấu...!
 

@đến Phungocvo.

Trên diễn đàn bạn có quyền comments...nhưng hãy xem lại (cẩn ngôn) nhé...!
Tôi chỉ chia sẻ những ai muốn hiểu biết.
Tôi ko dại gì viết rõ và lộ ra bí quyết đâu..?
Sống hay chết thuộc về công nghệ nuôi...
Bạn mua giống hay thịt tôi bán cho
- Nhím thịt đã qua sinh sản nhiều lần từ 8kg trở lên giá 220.000đ/kg
- Nhím Giống từ 6kg đến 9kg giá 270.000đ/kg (hậu bị)
- Nhím Giống từ 2,5kg đến 5,5kg giá từ 280.000đ/kg đến 320.000đ/kg (nhím choai)...
Mua từ 5 đôi trở lên bao giấy KL

Còn vấn đề báo chí họ viết chứ họ và bạn có nuôi đâu..???
Tôi bán gí rẻ vậy đó bạn có dám mua ko???
Hay bạn bán tôi mua...???
Nên nhớ nhím đúng tiêu chuẩn ko bị bệnh ngoài da và nhím bị chai (còi cọc) giống xấu...!


- tao nuôi nhím từ khi mày còn chưa biết đi nữa đó thằng nhãi.
- mày đừng có đi lừa gạt bà con nông dân.
- từ khi mày biết ăn, thì tao đã bán hết nhím rồi.
 
Xin chào bác Võ Ngọc Phú.
Tuổi đời của tôi năm nay là 46t, nghe bác nói vậy, tội nghĩ bác bằng tuổi cha tôi hay có thể lớn hơn...

Trước tiên tôi vui vẻ ghi nhận lời góp ý của cụ (vì bằng hay cao hơn tuổi của bố).
Tôi rất hâm mộ bác trong thế giới @...này.
Vì từng tuổi này mà cụ vẫn còn say mê chăn nuôi và online...là rất hiếm..!
Vậy nay cụ được 70 hay trên...!
Cái thời cụ nuôi Nhím đó chắc là vào thập niên 60...??? Vì tôi sinh năm 1966..
Vậy lúc đó là cụ là người đầu tiên của châu lục (thuần dưỡng và nuôi thú hoang dã...), điều này làm tôi vô cùng ngưỡng mộ...vậy là sư phụ rồi còn gì...??? (!)

Vì cái thời đó còn tiền sử quá...! nuôi Nhím là lỗ là cái chắc...(!), tôi ko chê cụ đâu...
Còn thời buổi hiện nay là thời buổi @.com mà, thế hệ sau nó tiếp thu & ứng dụng công nghệ cao là khác xưa rồi cụ ạ...
Nên tôi với cụ phải "rửa tai" mà nghe để học hỏi thế hệ trẻ bây giờ...
Nhiều cái công nghệ của thế hệ @ ngày nay đưa ra tôi cũng giật mình...(nghiêm túc mà học hỏi) đó cụ ạ
Thưa cụ tôi ko đôi co với những lời comments của cụ, nhưng tôi có chút góp ý như thế này...
Ông bà có dạy:
"Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn (mắng chưởi) nhẹ nhàng dễ nghe""

Đây là trên diễn đàn rộng lớn, tuy ảo mà thật...
Lời nói của mình như thế nào thì mọi người sẽ hiểu và nhận mình là ai ngay thôi...!
Lời nói của những doanh nhân họ không bao giờ dùng văn hóa "chợ" ở trên một diễn đàn..!
Vì 1 câu nói có thể gió bay...và chỉ 1 người nghe sức ảnh hưởng ko lớn lắm...!
Còn 1 câu văn viết để lại thì rất nhiều người biết và có thể còn lưu lại thế hệ sau...
Có gì cụ chứ dạy, tôi nghe tiếp.
Chào cụ thân yêu.
 
- tao nuôi nhím từ khi mày còn chưa biết đi nữa đó thằng nhãi.
- mày đừng có đi lừa gạt bà con nông dân.
- từ khi mày biết ăn, thì tao đã bán hết nhím rồi.
Tôi đề nghị 2 anh :

@phungocvo : Không dùng từ ngữ vi phạm quy định của website, vui lòng đọc kỹ cho.


@Nguyễn Ngọc Chí : Đây là diễn đàn mở mọi người chia sẽ trên tinh thần tự nguyện, đề nghị nếu anh ko chia sẽ được thì khỏi đăng bài.
box này là box kỹ thuật, anh vui lòng chia sẽ trên tinh thần vì mọi người và kiềm chế bản thân.
 
Cảm ơn lời nhắc nhở của QTM...khucthuydu
Tôi sẽ tuân thủ theo luật chơi.
 
Cám ơn bài viết của anh Chí

Đọc bài viết này tôi thấy người viết đưa ra 1 hướng gợi mở mà lâu nay trong chăn nuôi nhím chúng ta hay gặp đó là vấn đề vô sinh.
Tôi đã đọc lại nhiều lần và đã phát hiện ra giải quyết vấn đề vô sinh là việc làm đi đến thành công.
Hạn chế là người viết muốn dấu đi kinh nghiệm, kg muốn lộ rõ...hình như có gì đó ...!
Mong anh cho chúng tôi hiểu rõ hơn được kg???
Chúc anh khỏe và đóng góp cho Nông dân @ tui với...!
 
Đang chờ xem cách làm chuồng và cách phối giống Dúi hiệu quả của Bác.
(Chứ không muốn coi kiểu "Sogoku và Vegeta" đâu.)
 
Anh Chí à.!
Thành thật mà nói, bài Anh viết khá hay và rất thực tế. Agriviet nói chung hay bà con nói riêng chắc có lẽ sẽ cần nhiều thông tin bổ ít từ Anh lắm.
Việc Anh đề cập là hết sức đúng đắn và hợp lý. Đó là công sức nghiên cứu, tìm tòi trên thực tế lẫn nghiên cứu khoa học của bản thân Anh. Có thể những chữ Anh viết, câu Anh viết...người có tìm hiểu cũng đã thoáng cảm nhận việc này ở đâu đó rồi nên không xem thông tin đó là bổ ít.
Vậy còn những người mới nuôi? Những người đang tìm hiểu chắc hẳn đã thầm cám ơn Anh nhiều lắm.!!
Em cũng như Anh vậy. Tuy nhiên cái sự học và thời gian nghiên cứu chắc chắn không được nhiều như Anh nên chính việc đó mà cái suy nghĩ như Anh em chưa dám nghĩ tới.
Biết rằng khi tham gia một cuộc chơi nào! hay nói gần hơn là diễn đàn trên mạng. Thông tin đa chiều là hết sức phổ biến nên sự việc được quy cho cái vẻ thế nào thì nó sẽ hiện hữu giá trị ở người đọc theo cách đó.
Riêng việc Admin chưa tuyển cộng tác viên, thì cũng đã nói rồi. Nhưng hơn hết em nghĩ không đơn thuần là một người chỉ trả lời những câu hỏi mà chính cần "một hình ảnh đại diện cho Agriviet, một nhà khoa học dưới lớp áo nông dân" để hiểu hơn nông dân cần gì? nông dân muốn gì? gần gũi nông dân ra sao?.
Nên hình ảnh của diễn đàn nhất thiết không đơn thuần là phỏng vấn và nhận việc.
Trên diễn đàn này còn nhiều thành viên đang mặc cho mình một chiếc áo nông dân chính hiệu chỉ đơn thuần một việc. "họ cũng chẳng biết họ làm thế để được gì"...Anh ạ !
Chúc Anh nhiều sức khoẻ. Mong sao những điều em nói ra sẽ giúp Anh hiểu diễn đàn này hơn.
Thân ái.
 
Last edited:
Chào nông dân@
@lieunguyen
Đang chờ xem cách làm chuồng và cách phối giống Dúi hiệu quả của Bác.

Link: http://agriviet.com/home/threads/11...-dan-chua-co-kinh-nghiem-/page2#ixzz27y6kMM8s
Đó là vấn đề mà tôi đã nói trong bài này rồi...
Còn phần kỉ thuật có khi bạn hay hơn tôi, có khi tôi còn học lại bạn đó.
Bạn thấy có người đã đã khích tôi rồi đó.!
Bí quyết và kinh nghiệm là sự đóng góp lớn trong thành công.
ko phải người làm trước đã hay hơn và thành công hơn người làm sau bạn ah...!
Thân chào bạn,
 
KHÔNG THÀNH CÔNG TRONG CHĂN NUÔI NHÍM VÀ DÚI???? Nông dân chưa có kinh nghiệm. <=> Sợ động đất do dân kém hiểu biết.



 


Back
Top