“Khủng hoảng”… thịt heo

[h=3]Bộ NN-PTNT không tìm ra lời giải cho vấn đề: Người nuôi heo giảm nhưng sản lượng thịt tăng, giá cả cũng tăng chóng mặt[/h]Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN - PTNT, ngày 13-7, các đơn vị chức năng của bộ đã chia thành nhiều đoàn đi kiểm tra việc sản xuất và cung ứng thực phẩm, rau xanh ở một số tỉnh phía Bắc.

6929869234-phu-3.jpg
Một hộ chăn nuôi heo tại huyện Đông Anh, Hà Nội

Tăng nhanh hơn… giá vàng


Chiều 13-7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cho biết gần 1 năm qua, trong khi giá vàng tăng khoảng 33%-35% thì giá thịt heo đã tăng 100%. Ông Tưởng ví giá thịt heo ở Hà Nội tăng cao hơn giá vàng khi tăng từ 37.000 đồng/kg (năm 2010) lên hơn 72.000 đồng/kg. Giải mã tình trạng này, ông Nguyễn Huy Tưởng cho rằng thức ăn chăn nuôi phần lớn nhập từ bên ngoài nên khi giá đầu vào thế giới tăng, có ảnh hưởng rất lớn tới nội địa. Bên cạnh đó, khi có dịch lan rộng, số lượng đàn heo sẽ giảm, cung không đáp ứng được cầu. Ngoài ra, hiện nay, giá cả tại Trung Quốc cũng tăng cao nên rất nhiều thương lái Trung Quốc sang thu mua nhiều loại thực phẩm, trong đó có thịt heo làm giá heo hơi tăng mạnh.


Theo ông Đào Duy Tậm, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Hà Nội, hiện Hà Nội còn 1,5 triệu con heo, giảm 200.000 con so với năm trước. Nguyên nhân người dân bỏ trống chuồng vì thiếu vốn sản xuất.


Ông Phạm Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi- Bộ NN - PTNT, cho biết bình quân từ tháng 6 - 2010 đến tháng 6 năm nay, giá thức ăn chăn nuôi, thực phẩm tăng 30%-60%. Thịt heo hơi công nghiệp dao động từ 62.000 đồng đến 67.000 đồng/kg, trong khi đó ở các nước Đông Nam Á chỉ khoảng 60.000 đồng/kg. Ông Dương thừa nhận: “Cung - cầu về thực phẩm trong nước đang có vấn đề, 50%-60% các hộ gia đình hiện không nuôi heo do cuộc sống khó khăn”.


Sản lượng không giảm vì heo to!


Theo số liệu của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu gần 2.600 tấn thịt heo, trong đó chủ yếu là Malaysia và Hồng Kông, còn lượng thịt xuất sang Trung Quốc chỉ có 96 tấn (chiếm 3,7%). Cũng theo cơ quan này, trong 3 tháng gần đây, hầu như thịt heo không xuất đi Trung Quốc.


Cục Chăn nuôi thừa nhận hiện số hộ chăn nuôi heo đã giảm từ 8 triệu hộ xuống 3 triệu hộ (giảm khoảng 10 triệu con heo). Thế nhưng, cơ quan này luôn khẳng định tổng số đàn heo có giảm nhưng tổng sản lượng thịt tăng vì heo xuất chuồng có trọng lượng lớn hơn so với trước (!?). Tuy nhiên, nhận định này của Cục Chăn nuôi gặp đã sự phản ứng từ người nuôi bởi với chi phí lớn như hiện nay, người nuôi không thể xuất chuồng heo có trọng lượng quá lớn trong khi đang rất cần vốn để quay vòng. Về sự “lạ” này, ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN - PTNT), đặt nghi vấn: “Cần có số liệu thống kê chính xác, vì sao số đầu heo giảm 1,1 triệu con nhưng sản lượng thịt vẫn tăng?”.


Trước giải trình khó tin này, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát bày tỏ sự không đồng tình và yêu cầu Cục Chăn nuôi phải tìm ra nguyên nhân. Theo chỉ đạo của ông Cao Đức Phát, từ ngày 13-7, các đơn vị chức năng của bộ dẹp toàn bộ công việc khác để đi xác minh rõ nguồn cung thực phẩm và rau xanh thiếu hụt đến đâu. “Tổng đàn heo, trâu, bò giảm nhưng lượng thịt xuất ra thị trường lại tăng. Vì thế, cần bằng chứng khoa học để chứng minh thực tế này. Biết cái gì thiếu, cái gì dư thì mới điều hòa thị trường” – ông Phát bức xúc.


Bài và ảnh: Thế Dũng
NLD.COM.VN
 


Thế mới chắc rằng "chăn nuôi truyền thống là chắc ăn" hơn đi lùng tìm
nuôi những con vật nuôi không truyền thống.
*
Thời bao cấp đã qua lâu. Kinh tế phát triển nhờ nỗ lực từng người dân
của toàn dân, được chính sách kịp thời nâng đỡ và hướng dẫn, chứ không
phải nhà nước bỏ tiền ra hỗ trợ sản xuất. Ví dụ, để khuyến khích chăn
nuôi không truyền thống, thì cho phép buôn bán tự do không cần giấy phép
cá sấu, rắn, tắc kè chẳng hạn. Hay cấm buôn bán gà vịt khi có bệnh cúm
gà đang lây lan mạnh. Còn việc chăn nuôi truyền thống, thì nhà nước chỉ
có thể thắt chặt luật lệ bình thường, chứ làm gì có cách giúp đỡ dân?
*
Giá thịt heo ở gần nhà tôi (Đông Bắc Mỹ) cũng tăng chừng 10% - 20%.
Rất khó biết chính xác tăng bao nhiêu, vì giá thịt ngoài chợ luôn luôn
thay đổi giữa ngày thường và 2 ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật. Phải đi chợ
luôn 14 ngày mới tìm ra được giá cả trung bình.
*
 
ông Phát bức xúc.


Thưa ông không biết ông bức súc cái nỗi gì ? Nước ta là một nước kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp 80% là sản suất nông nghiệp .Kinh tế nhà nước thừa nhận những sai lầm ,ta bỏ chế độ bao cấp ,nhưng thực tế gần đây vẫn quay lại ko hiểu vì sao ....? đầu tư các tập toàn nhà nước 37% tổng đầu tư cho nền kinh tế .Nó thất bại thảm hại PMU 18 và vinashin ,Nhưng thực tế còn hai tập đoàn nữa cũng đổ nát ko kém họ ko nói ra thôi ''Phạm Chi Lan ''.Khi khủng hoảng kinh tế an ninh lương thực thì người nông dân là cứu cánh của đất nước .Nhưng họ đối sử quá tệ bạc với người dân ,Đầu tư cho nông nghiệp năm 2002 là 13,5 % năm 2008 chỉ còn 7% .Thử hỏi sản lượng sao ko giảm cho được .Một quốc gia mà nề kinh tế chiếp 80% là sản suất nông nghiệp mà đầu tư chỉ có 7% Ko sao hiểu nỗi .con số thực tế về tăng trưởng ,và lạm pháp được ông bố minh bạch xem sao ?giá còn tăng lên nhiều từ giờ cho đến cuối năm .Bài văn xưa đã cũ trước kia mỗi lần trược giá lạm pháp ta lại đổi tiền ,thành thử đồng tiền to đùng mà giá trị của nó thì .....họ ko nói là đổi tiền là tiền mất giá mà đốt ko cháy ..ko hư hỏng ...ko bị làm giả ..vv .Nói chung giờ ko làm vậy nữa thay nói cho dân biết đối phó thì nữa đêm Tăng giá săng thôi thì đủ cách ,chốt lại là giá còn tăng .các ông này cứ nói ,con bị đau bụng tiêu chảy ,mẹ lại đi mua giấy thấm ..haaaa
Bài vè năm xưa còn nguyên giá trị ,hay ta quay lại thời kỳ xưa kia ?
Ve vẻ vè ve
Nghe vè lương tháng
Hai trăm ngồi phán
Trăm tám ngồi nghe
Tranh đài tranh xe
Là thằng trăm rưởi
Tất ta tất tưởi
Là lũ trăm hai
Vừa hầu vừa sai
Là quân chín chục
Cửa nhà lục đục
Là cánh sáu mươi
Dở khóc dở cười
Là anh bốn chịch
Chẳng ta chẳng địch
Là lũ con phe
Nói chẳng ai nghe
Là ồng nhà nước

Năm xưa có 1 vị cốt cản hỏi đời sống lương bổng chị em công nhân như thế này có khổ lăm ? các chị trả lời rằng .
Lương thấp ko khổ chỉ có lương thiện mới khổ .còn sướng nhất là lũ bất lương .
:))
 
k42nee

Bác VuLoi nói rất đúng, tình hình này dân còn chết dài dài bởi mấy ông "nói chẳng ai nghe". Những ai có kinh nghiệm từng trải nhiều như bác thì họa may còn có cách ứng phó, tuổi đời còn trẻ như tụi em thì đâu có kinh nghiệm "qua 2 cuộc chiến, vài lần đổi tiền" đâu mà ứng với phó? Nước tới chân mà nhiều khi còn chưa biết để nhảy nữa, bao quanh tụi em là những báo cáo láo, thông tin bóp méo, tầm nhìn của tụi em lại hạn hẹp nữa thì lấy gì thấy? đã vậy rồi mà tụi em còn lại là nạn nhân của vấn nạn " cải cách giáo dục" nữa chứ, mấy chục năm "cải cách giáo dục" tạo ra 1 tầng lớp "phổ cập đại học" thấy mà ngán cơm. Cách đây vài năm em có biết thêm 1 đề án đào tạo mỗi năm đâu chừng 1000-2000 tiến sĩ, chắc tiến sĩ giấy quá!!! Sao em cảm thấy bi quan quá, hiện giờ chiếm đại đa số người là sức lao động bỏ ra hàng ngày nhưng thu về không đủ tái tạo năng lượng nữa thì lấy gì tích lũy, lấy gì bảo trì những lúc đau ốm?===> nền kinh tế thật sự có vấn đề rồi đó.
 
Nỗi niềm người nuôi lợn thời giá tăng cao

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/noi-niem-nguoi-nuoi-lon-thoi-gia-tang-cao/

Theo tôi trông việc này có trách nhiệm rất lớn của các bác làm thống kê và quản lý nhà nước về chăn nuôi. Hoặc là không có con số thống kê chính xác kịp thời để có chính sách phù hợp kịp thời, hoặc là có nhưng không thèm để ý đến. Bây giờ thì sự đã rồi. Chỉ có dân là chịu hậu quả thôi.
 
Chuyển bài "[h=2]Nỗi niềm người nuôi lợn thời giá tăng cao[/h]" vào chủ đề này cho dễ theo dõi luôn nhé!
 
Thống kê tốt, thống kê dở cũng chẳng làm xuống giá thịt lợn được,
cũng chẳng làm đời sống bà con nuôi lợn khá lên được .
*
Chẳng qua mấy cậu thống kê thấp cổ bé miệng bị đưa ra chịu tội
thay cho mấy anh lớn làm dân khổ thôi.
*
Già thịt lợn lên, nhưng tôi dám cá rằng đời sống bà con chăn nuôi
lợn không lên đâu, mà có khi còn khổ hơn nữa đó.
*
 



Back
Top