Kĩ thuật nhân giống cua đồng

  • Thread starter suhaotl
  • Ngày gửi
Tôi ở Vĩnh Phúc. Hiện giờ tôi đang rất muốn nhân giống cua đồng. Bác nào có thể giúp tôi được không? cám ơn các bác rất nhiều!
 


Cám ơn Exiter và nuoide,
Vậy tôi xin góp thêm chi-tiết về một con vật tương-tự : đó là một thứ tôm. Ở VN (Bến-tre), con nầy thường đào hang và đùn "mà" (đất dưới hang) lên đậy miệng hang. Dân địa-phương gọi là con tèng-heng. Tôi nhiều lần đào bắt chơi. Nhưng tại Úc thì lại nuôi công-nghiệp, tên là Yabbi. Tôi bỏ trong bồn nuối cá kiểng thì chúng cũng lột vỏ, cũng đẻ như ngoài thiên-nhiên. Nhưng khả-năng leo trèo của chúng thì khỏi chê! Chúng rất khôn-ngoan, tận-dụng bất cứ thứ gì có thể leo được ra khỏi hồ kiếng là chúng làm liền. Khả-năng bắt mồi thì cũng khỏi chê luôn! Cá lội ngang thì nhanh như chớp, kẹp dính tức thì, nên chỉ nuôi chung được với cá lớn thôi! Người ta nuôi để bán như sau :
- Dưới đáy ao đặt 1 miệng cống thoát nước (để xả nước dơ).
- Ống nước sạch chảy vào từ trên bờ.
- Đầy hết đáy ao là thật nhiều vỏ xe hơi. Tôm trú-ẩn và lột vỏ trong đống vỏ xe nầy.
- Cho ăn bằng cách rải thức ăn dạng viên. Tôm có khả-năng tìm mồi rất giỏi.
- Thu-hoạch bằng cách thả chìm vào ao những cái lồng khoảng 1mX1mX1m. Trên miệng lồng khoét 1 lổ tròn đường kính 2 hoặc 3 tấc. Tại miệng nầy, gắn 1 ống lưới vòng miệng lổ, thòng xuống độ 2 tấc. Mồi đựng trong 1 cái khay dưới đáy. Đây là 1 cái bẩy, giống như bẩy mối, tôm vào thì rất dễ, nhưng không biết đường ra. Tôm trưởng-thành từ đuôi tới càng dài khoảng 1 tấc.

Lúc tôi nuôi tôm nầy trong lồng kiếng, tôi nhận thấy : Chúng rất ỷ mạnh hiếp yếu. Nhưng sau khi tôi bỏ vào đó nhiều ống PVC 4cm dài 2 tấc thì mấy con đang lột được yên ổn, mấy con yếu bị rượt có chỗ núp ngay thì tránh được nạn truy đuổi.
Con nầy với con cua đồng tuy khác nhau, nhưng tập-tính cũng có vài cái giống nhau, các bạn há !
Thân.
thanks bác
nhưng cách nào để nhân con giống thì đây có lẽ đang là vấn đề
mong bác và các bà con khác chia sẻ kinh nghiệm
 


Tôi nhận xét thấy:
*
- Cua có trứng vào mùa mưa. Mỗi con có cả nghìn trứng.
*
- Cua trứng có bò lên cạn chạy từ ruộng này sang ruộng
nọ, nhưng vào ngày mưa, và nước tràn bờ.
*
- Cua đực ở trên ôm cua trứng ở dưới cả ngày trời.
Có khi cua cái ôm yếm trứng đã nở ra con nhỏ li ti
ngọ nguậy rồi mà vẫn có cua đực cưỡi trên lưng. Có
lẽ nó bảo vệ cua cái chứ không phải đang giao phối.
*
- Cua đực ôm cua cái ở dưới nước, và nơi có rong có
cỏ hay có đá có rong rêu để ẩn nấp và kiếm mồi. Có
thể chúng cũng ở trong hang mà mình không biết, nhưng
ở trong hang thì khó đủ chỗ cõng nhau lắm.
*
Dựa vào mấy nhận xét trên, thì ta có thể chăm các con
cua lớn để làm giống trong ao cạn hay ruộng có trồng
rong hay cỏ, để chúng tự tìm nhau, phối và ôm trứng
trong yếm. Đến khi trứng trong yếm đã nở thành cua con,
thì bắt cua mẹ cả yếm trứng vào một ao riêng không có
cua đực nữa. Khi yếm cua mẹ không còn cua con nữa, thì
bắt nốt cua mẹ riêng ra để vỗ béo sắp sửa đẻ lứa tiếp.
Cho cua con mới nở ăn vào một mảnh nilon trải trên đáy
ao nhổ hết rong cỏ và san bằng phẳng, và mực nước rất
thấp, có thể chỉ 1 centimet cũng đủ. Đáy ao phải bằng
cát hay cát rải trên sàn xi măng chứ không phải bùn,
vì bùn thì cua con sẽ bị chìm trong bùn mà chết không
bò đi được mà kiếm ăn. Chắc cua bố mẹ được cho ăn no đủ
thì không ăn con nhỏ của chúng.
*
Có thể nuôi thử 1 cặp cua bố mẹ bắt được ngoài đồng, hay
chỉ một con cua mẹ ôm trứng thôi, ở trong một cái chậu
rộng miệng, nhưng phải sục oxy để cua khỏi chết . Cũng
có thể nuôi thử mấy con cua trứng trong ruộng đáy cát
thì khỏi phải sục oxy nữa. Không có ai làm bao giờ, thì
mình phải ra tay mà nghiên cứu, chứ cứ bàn suông mà được
việc sao?
 
Khi yếm cua mẹ không còn cua con nữa, thì
bắt nốt cua mẹ riêng ra để vỗ béo sắp sửa đẻ lứa tiếp.
Cho cua con mới nở ăn vào một mảnh nilon trải trên đáy
ao nhổ hết rong cỏ và san bằng phẳng, và mực nước rất
thấp, có thể chỉ 1 centimet cũng đủ. Đáy ao phải bằng
cát hay cát rải trên sàn xi măng chứ không phải bùn

Cua đẻ trứng . Trứng nở ra ấu trùng . Muốn ấu trùng phát triển tốt thì mực nước phải cao ,bể phải được thả bồ sung các loại tảo ấu trùng phát triển . Nếu để mực nước rất thấp thì Hàng triệu con ấu trùng cua sẽ chẳng sống nổi qua mấy giờ đồng hồ đâu bác .

nhưng cách nào để nhân con giống thì đây có lẽ đang là vấn đề
mong bác và các bà con khác chia sẻ kinh nghiệm

Tôi đã từng xem video hướng dẫn nuôi cua giống của Trung Quốc . Bạn thử làm theo cách sau nhé . Bể ương cua giống . kích thước vài mét vuông . Trên thành bể có những cây bắt ngang . Họ treo vào đó một thùng nhựa được thiết kế sẵn . Thùng có những lỗ vừa đủ để nước lưu thông . thùng treo lơ lửng trong bể và ngập sâu trong nước nhưng ko chạm đáy bể . Bên trong thùng đen những vỉ tre mắt dầy . Giống như mình đan những chiếc LỒ - PHà để đựng cá,đựng rau ngoài chợ . Xếp chồng những vỉ đó lên nhau để lấy chỗ cho cua trú ẩn .
Tuyển chọn những cua bố mẹ có thể hình tốt . Thả vào những chiếc thùng đó . Bể phải được sục khí .vv. KHi cua giao phối đẻ trứng ,ấu trùng nở sẽ theo những dòng khí sục mà rơi khỏi chiếc thùng

Nhìn chung công đoạn là như vậy . Các vấn đề khác như cho ăn tảo ,thức ăn tinh bột do họ ko mô tả chi tiết nên chịu ... CLip đó thì tôi đã xóa rồi . Hiện trong máy vẫn còn lưu ba clip nuôi cua trong ruộng . Nhưng vì dung lượng lớn quá lại ko có thời gian convert nên khi nào rảnh sẽ chụp vài cái hình trong clip để post . Còn hiện tại em mệt quá sau mấy ngày đi ăn cưới ko có nhã hứng làm mấy vụ trên. ^ _^
 
Hàng triệu con cua con dày đặc trên diện tích hẹp thì chết chắc rồi
kể cả nước cao hàng mét. Lý thuyết nước cạn nước sâu này cần phải
có người thí nghiệm bằng đong đếm mới rõ ràng được. Chuyện nước cạn
này là tôi trải qua quan sát một vũng nước cạn sau mưa gần nhà. Sau
khi vũng nước cạn hẳn, tôi thấy hàng trăm con cua nhỏ bằng hạt gạo
hạt đỗ xanh chạy đi chạy lại lăng xăng, và tôi hốt hết vào ống bơ
mang về nhà cho gà ăn. Nơi đó chỉ là cát mà không có bùn. Tôi cũng
không rõ chúng nó ăn gì mà sống. Một kinh nghiệm khác nữa là hầu
hết cua đều ở nơi nước cạn. Không thấy cua ở giữa ao, mà chỉ ở gần
bờ thôi. Các hang cua cũng đều ở bờ ao, bờ ruộng. Cua Rạm thì khác .
Chúng bơi trong nước sâu, không bò lên cạn như cua đồng.
*
Một chuyện nữa là từ khi cua giao phối, đến lúc đẻ trứng, và đến lúc
trứng nở thành cua con, rồi cua con rời khỏi mẹ, là một thời gian khá
dài, nhiều ngày, chứ không phải chỉ vài giờ đâu.
*
 
Đây cũng là điều mình quan tâm, nói chung chưa thấy bác nào có ý chân thành giúp cả, kỹ thuật nuôi thì có mà chưa ai giúp cho kỹ thuật nhân giống một cách cụ thể cả. Các bác đang đi lạc sang vấn đề của toppic này rồi.
Mong có bác nào chia sẻ giúp cho về kỹ thuật nhân giống cua đồng.

Mong lắm lắm
 
Không phải không có ý chân thành giúp, mà là không làm nghề này bao giờ
mà biết kỹ thuật chắc chắn mà giúp được . Các ý kiến đóng góp nhiều người
muốn giúp bạn, bạn liệu lắng nghe, suy xét, rồi thể nghiệm . Nếu không
thể nghiệm, thì đi làm nghề khác cho khỏi phí ruộng phí ao ngồi chờ.
 
nói chung chưa thấy bác nào có ý chân thành giúp cả

Có ai biết đâu mà giúp . Cả VN này chưa có ai làm nhân giống cua đồng thì lấy đâu ra người biết . Muốn thành công phải tự tìm tòi thử nghiệm thôi . không nên kỳ vọng quá nhiều vào người khác . Tự mình phải giúp chính bản thân mình.
 

cái này quả thật là khó quá vì chưa làm khi nào cả hi vọng bác làn được để chia sẻ cùng mọi người
 
Chưa ai làm thì mình đi đầu làm chuột bạch vậy.
---------------
biết đâu lại giàu vì nghiên cứu thành công nhân giống cua đồng các bác nhỉ ?
hic hic
 
Last edited by a moderator:
Tôi tin chắc bạn có thể thành công, nhưng chuyện giàu thì lại là
một chuyện khác hẳn. Người ta nói "phi thương bất phú" chứ không
thấy ai nói "phi nông bất phú" cả.
*
Mong mấy tháng sau bạn trở lại phổ biến kinh nghiệm gây giống
cua đồng nhé.
 
Thực ra ở Nam thì cua rẻ còn ngoài BẮc em giờ nông thôn còn 100k 1kg nói chi thành thị. Em thấy ng ta nuôi nhiều lắm, mỗi lần chở toàn mấy bao tải lận. Cũng muốn nuôi lắm vì đầu ra thì thỏa mái( cả làng em làm nghề buôn cá đi HN) thấy dể nuôi định kiếm giống mà hok ai cung cấp, con cua bắt ngoài đông về nuôi thì hok thich lắm vì nó cũng to rồi nuôi hok đc mấy. Trong khi đó muốn chủ động con giống thì hok biết cách, ai biết vô chỉ dùm anh em nha.Thanks

chào bác em đang tính vận chuyển cua đống từ nam ra bắc không biết có thể liên hệ với bác để hợp tác làm ăn không bác, em tên Đạt 0966066844
 
bgio gia cua dong trong moc hoa bnhiu vay bac xuan vu
ỐI giời ơi cua đồng.
Nói thật ra cua đồng rất dể nuôi, nhưng rất khó giử đầu con, không phải chúng thoát ra mà là chúng xử thịt lẩn nhau lúc lột xác. ace có nuôi hãy lưu ý điều này, nếu khắc phục được thì nuôi cua thành công đó, còn nuôi với mật độ thưa, rất thưa thì có thể tàm tạm
Mình kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện làm giàu hụt
Vào tháng 8 năm 2009 , là tháng nước lủ, mình về Mộc Hóa tìm đến 1 người bạn rủ nhau làm giàu, bằng cách nuôi cua đồng
Mình sơ tính cho bạn mình nghe thế nầy đây,. Tháng này nước lủ tại Mộc Hóa cua đồng với giá trên dưới 1.000đ/kg.Nếu mình chịu chơi thì chiều chiều đến bến kinh, gặp mấy anh em đi làm cá bằng lợp, lờ, dớn....Mang theo 1 vài xị đế rai rai với mồi có sẳn cá, rắn, lươn rồi xin cua về tha hồ mà nuôi
Đó là đầu vào rất dể, đầu ra còn dể hơn, đến tháng gần tết hoặc qua tết TA nước khô cạn ở Sài Gòn cua đồng 20.000 đến 30.000 đồng /kg mình vớt lên bán thế là lời no, tính ra 1kg lời 19.000d- 29.000đ trung bình 24.500d/kg. Trừ công vận chuyển và thức ăn ra thì vẩn còn lời to
Thức ăn à, dể thôi mùa nước cạn, cá tạp cạn ở đây không quá 5.000d /kg, hay chúng ta cho ăn, khoai mì, xác mì, đầu ruột cá ... quá rẻ, tiền thức ăn chi qua lượng tăng trọng của cua, trọng lượng ban đầu mình giử y, để chờ chênh lệch giá, thế là làm giàu quá dể rồi hehe
Thế là cùng nhau mua đăng tre quay 1 mảnh ruộng 1 công, rồi thả 1.000kg cua, nếu năm nay làm được thì sang năm mình tăng lên mấy mẩu ruộng để nuôi cua luôn ,lớp mua, lớp đi nhậu rồi xin, vốn con giống không lo vì còn thua tiền nhậu mà.
Thế là ngày nào tui và anh bạn cũng hớn hở trong lòng,tính là đến tết mình sẽ đi chơi nơi thị thành cho đã đời, và biết đó đây với bà con he he quá đã rồi
Nhưng rồi !!!!! cũng đến ngày đó, eo ơi nước khô cạn rồi mà cua thì chỉ có mấy con bò le ngoe thôi, kiểm tra rào, tre đăng, bờ bọng thì rất kiên cố, không có lối thoát
Ối giời ơi !!!!! chúng xử thịt lẩn nhau từ lúc nào không hay, chỉ gom lại còn không được trăm ký, tui chạy mất dép luôn và giao hết cho bạn tôi, cho đến nay mùa mưa đến mùa nước lủ sắp về, không biết tui còn bàn với bạn tui cách làm giàu cách nào nửa đây
Đây là yếu điểm của tui trong nghề nuôi dưỡng cua đồng. Xin ace nào có kinh nghiệm, hãy chỉ cho tui khắc phục sự cố trên thành thật biết ớn
 
minh biet cach nhan giong. nhung chi dat 50-60%thoi. cua giong nhanh lot xac lam. hao hut la do an thit nhau. ban can chu y cho an day du, noi tru an, nguon nuoc luu dong thi cang tot. muc nuoc uong cua tu 2 den 10cm.
 
các bạn thử nuôi trên nền cát ẩm có hệ thống tưới sương mù xem sao ?
cua có có khả năng sống trên cạn, chỉ cần cát ẩm và độ ẩm cao.
 
nghe bạn nói giống tui quá. cũng có chí hướng nhưng vẫn bị thất bại. tôi nghĩ nếu muốn nuoi6i thì nên chuyển sang nuôi óc thì tốt hơn. khả quang lắm. nếu muốn thì mình kết bạn trao đổi kinh nghiệm
 
Mình định rào bờ chuối lại để thả cua. Định rào trên bờ đất khô nhưng bờ chiều ngang chỉ 2m ko biết cua có đào hang ra ngoài ko. Ae nào biết tư vấn giùm mình
 


Back
Top