kĩ thuật nuôi rắn hổ mang

  • Thread starter linhtai
  • Ngày gửi
em đọc được bài này và cảm thấy ace trên diễn đàn cũng có nhiều người cần tham khảo. nên coppy ra đây cho ace cùng đọc.( không biết có vi phạm luật bản quyền k?). tiện đây cho em hỏi nếu ace nào biết cách chỉ liên kết đến trang mà mình cảm thấy hay cho ace tham khảo thì chỉ em với nhá!

Nuôi rắn hổ mang
[FONT=times new roman, times, serif]Xin giới thiệu với bà con cách nuôi rắn hổ mang.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]I. Giống và đặc điểm giống
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Tên gọi:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Tên Việt Nam gọi là rắn hổ mang; Tên Latin là Naja naja; Họ rắn hổ Elapidae; Bộ có vảy Squamata; Nhóm: Bò sát
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Vóc dáng:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng. Rắn hổ mang ở Việt Nam, hai bên vòng tròn thường có giải màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, nâu đen, vàng lục, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể trung bình 2m hoặc hơn.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Tập tính sinh hoạt và môi trường sống:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn hổ mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, dưới gốc cây lớn, trong bụi tre… Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Phân bố:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Ở Việt Nam phân bố trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc đến Nam. Trên thế giới ở Nam trung Á, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Malaixia, Inđônêxia…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Thực trạng và giải pháp:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Số lượng rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều, do bị săn bắt triệt để. Cần có biện pháp bảo vệ như: Cấm săn bắt rắn trong mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 và tổ chức nuôi…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Giá trị và thị trường:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn hổ mang là nguồn dược liệu quý:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Mật rắn hổ mang pha rượu uống có tác dụng bổ khỏe và tinh thần sảng khoái, hay dùng để xoa bóp các vết thương tụ máu, nơi có các khớp bị sưng đau… tác dụng tương đương mật gấu.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Huyết rắn pha với rượu uống có tác dụng bổ khỏe, tinh thần sảng khoái và chữa các bệnh chóng mặt, hoa mắt…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Nọc độc của rắn dùng làm thuốc tê, thuốc chữa đau các khớp xương, tê thấp…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Rắn hổ mang cùng với rắn cạp nong, rắn ráo ngâm rượu, thành rượu tam xà chữa bệnh tê thấp và viêm đau khớp xương… Ngoài ra, rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Nuôi rắn có thu nhập cao trong khi việc chăm sóc lại rất đơn giản, bởi rắn là loài rất ít khi bị bệnh, thức ăn của rắn là chuột, cóc… Hơn nữa, rắn chỉ ăn 2 lần trong 1 tuần, mỗi vụ nuôi rắn thịt chỉ kéo dài 5 đến 6 tháng (thường từ tháng 5-11) nên không tốn nhiều thời gian. Nuôi rắn sẽ giúp cho bà con làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thị trường tiêu thụ phong phú và đa dạng:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán, không những vi phạm luật, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, đồng thời lại gây nên nạn chuột phá hại mùa màng trên diện rộng. Nhưng, nay nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán, làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột”.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Hiện nay, thịt rắn đang là món “đặc sản” được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Rắn hổ mang, giá bán khoảng 200 -300 000 đ/kg, có khi hơn, nhất là khi chế biến thành món ăn có thể bán với giá cao hơn nhiều. Chế biến cũng đơn giản: bỏ đầu, vảy, ruột là được. Thịt rắn hổ mang trắng, thơm, ngon và bổ dưỡng…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Cách phân biệt rắn đực, rắn cái:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Việc phân biệt một con rắn đực với một con rắn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt. Thường rắn đực có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại. Kích thước và trọng lượng của rắn đực cũng thường nhỏ hơn rắn cái…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Rắn đực: Thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan giao cấu lộ ra.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Rắn cái: Thân to mập, cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong. Vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]II. Chọn giống và phối giống
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]1.Chọn giống:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Căn cứ nguồn gốc: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của thế hệ trước.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Căn cứ bản thân: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của bản thân cá thể. Chọn những con lớn nhất, lanh lợi, siêng bắt mồi, thân hình dài, màu sắc đẹp, da bóng…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]2. Phối giống:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thông thường rắn sống đơn độc, chỉ đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau. Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch, rắn nuôi nhốt có thể muộn hơn… Khi động dục, rắn cái, bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực… Đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]III. Chuồng nuôi
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Về chuồng trại, phải xây kiên cố bằng gạch, chia thành từng ô, mỗi ô nuôi 1con/m2. Đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông vì rắn là loài máu lạnh.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Chuồng nuôi thường là hình hộp chữ nhật, có bộ khung bằng gỗ hoặc sắt thép, bốn phía xung quanh là lưới thép, có lỗ nhỏ hơn đầu rắn, cửa ra vào ở mặt trước chuồng và có khoá cẩn thận.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Kích thước chuồng nuôi (0,5-1m x 0,5-1m x 1m), có thể nuôi một con rắn sinh sản hay 1 con rắn thịt từ 3-4 tháng tuổi cho tới lúc bán thịt, thường là 5-6 tháng, hiệu quả kinh tế cao.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]IV. Thức ăn và khẩu phần thức ăn
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái... Ngoài ra, chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun, dế…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn có tập tính ăn mồi cử động, muốn rắn ăn mồi không cử động thì phải tập hay dùng que đung đưa mồi thì rắn mới ăn. Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm… Răng cong vào trong và nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Khẩu phần thức ăn: Rắn dưới 6 tháng tuổi, định lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 7-10 lần; rắn trên 6 tháng đến 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 5-6 lần; rắn trên 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 2-4 lần.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Nước uống: Tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]V. Chăm sóc nuôi dưỡng:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn đực, rắn cái phải nuôi riêng để tiện theo dõi, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Quá trình sinh trưởng, phát triển phải trải qua những lần lột da. Sự lột da không diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Rắn lột da nhằm rũ bỏ lớp da cũ, già cỗi, chật chội, tạo điều kiện cho tế bào mới phát triển tốt hơn. Sắp lột da, rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh. Lớp da mới mang màu sắc đẹp, mềm bóng, sau 2-3 tuần da rắn trở lại bình thường.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Sau khi lột da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Tuổi thành thục sinh dục của rắn hổ mang thường trên hai năm. Thông thường rắn sống đơn độc, chỉ đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau. Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch, rắn nuôi nhốt có thể muộn hơn… Khi động dục rắn cái bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trước mùa phối giống 1 tháng cần cho rắn sinh sản ăn no, đủ dinh dưỡng để phối giống và tạo trứng.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Khi chuẩn bị đẻ, con cái bò đi bò lại trong chuồng, tìm chỗ trũng, có rơm, cỏ khô để đẻ. Có thể làm ổ đẻ cho rắn bằng bao xác rắn đựng trấu cài đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn hổ mang mang thai hơn hai tháng thì đẻ trứng, thường đẻ 10-20 trứng, có khi hơn, kích thước trứng thường từ 59-62/25-30mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trong tự nhiên, sau khi đẻ hết trứng vào ổ, rắn cái tự cuộn tròn lại trên trứng để ấp, tỷ lệ nở khoảng 40-80%.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trứng rắn sau khi ấp 55-60 ngày nở ra rắn con. Rắn con tự mổ vỏ trứng chui ra vận động và làm quen với môi trường sống mới. Trứng nào chưa nở, ta hỗ trợ bằng cách xé vỏ trứng dài 1cm, cho rắn con ra. Rắn con mới nở dài 200-350mm, nặng 30-50g và có khả năng bạnh cổ.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng rắn con xẹp lại, da nhăn nheo và lột xác đầu tiên.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Loài rắn hổ mang hoang dã có đặc tính hung bạo, khi con cái ấp nở thì con đực ở ngoài rình chờ con nở ra ăn thịt. Rắn hổ mang con phải lanh lẹ, khôn ngoan mới có thể thoát khỏi miệng rắn bố.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trong điều kiện chăn nuôi, ấp trứng nhân tạo, cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ. Tổ chức ấp trứng nhân tạo đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khó nhất là nuôi sao cho rắn hổ mang chịu bắt cặp, vì nuôi nhốt trong chuồng trại chúng rất “lười biếng”, ít chịu giao phối.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trong mỗi chuồng nuôi rắn nên để một máng nước sạch và mát cho rắn uống hoặc tắm (nhất là giai đoạn lột da), đồng thời tăng thêm độ ẩm khi thời tiết hanh khô, vì nếu hanh khô quá rắn chậm lớn và da bị hỏng.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thường ngày phải dọn sạch phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân khô, ít gây mùi thối.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Định kỳ, 5-7 ngày vệ sinh chuồng trại một lần, lau chùi sạch sẽ những chất thải cho khỏi hôi hám, ruồi nhặng không bu bám đem theo mầm bệnh. Trời nắng nóng thì phun nước tắm rửa cho rắn, trời lạnh và ẩm không cần tắm, chỉ vệ sinh khô, mùa đông cần che chắn xung quanh chuồng cho rắn. Tránh mùi lạ cho rắn… Khi vào chuồng rắn phải luôn đề phòng rắn tấn công…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]VI. Công tác thú y
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho rắn: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loài côn trùng khác gây hại cho rắn. Đặc biệt, khi môi trường sống thay đổi phải chăm sóc nuôi dưỡng thật chu đáo để phòng và chống stress gây hại cho rắn[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif].........................................................[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]............................................................
[/FONT]
..... em đã xóa địa chỉ của các trại nuôi rắn mà bài này đã nêu. vì k biết những người này có cho phep hay k.
 


Bà mẹ thiên nhiên tạo ra cóc, tạo ra rắn, rồi tạo ra con người. Sự sinh tồn buộc các loài động vật phải tự cân bằng hệ sinh thái ! Con người xơi tất các loại rồi lại bị thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh ... Thật đáng thương ! Híc híc
 


Hic... bác nói phải..nhưng bác hãy thả con nhỏ rắn ấy ra thì bác mới là chí phải
 
Hồi tối, mối viết 1 bài lan man về dăm món rắn (bài thứ 17 trang 3) thì bác Quít vô tình có đc em rắn này . Đặc tính của loài rắn là gặp người phản xạ đầu tiên là bỏ trốn, khi bị ép phải tự vệ,bất đắc dĩ mới cắn trả thôi , chứ không có bản năng thích tấn công người.
Nhưng nếu quanh vườn bác không có rừng ,không có môi trường sinh sống và kiếm ăn thì bắt buộc nó phải ở lẩn quẩn gần nhà vườn tìm cóc,chuột để ăn. Nếu người gặp,đuổi đánh mới thành ra chuyện cắn người.
Số mạng của nó thấy mờ mịt rồi! Tội cho con rắn!

À quên , việc chế biến rắn để ngon thì cũng phải từng ăn qua miếng rắn đc chế biến ngon,và có tay nghề chút xíu chứ ko phải làm là ngon đâu nghen.
Dễ hơn tí là ngâm rượu , nhưng đừng ngâm sống, nên sao với cát nóng để rượu không có mùi tanh. Không biết ngâm rượu có cần hơ lửa,cạo vảy không các bác?? Em thấy ng ta ngâm rượu thì ko có cạo vảy gì hết.

------------------------
<hr style="color: rgb(225, 225, 225);" size="1"> nó chỉ cắn người khi người làm hại tới nó thôi...nhưng người băt nó chỉ vì nó ăn con...cóc.. hic..không công bằng tí nào..hic
Con rắn này không phải bắt do tội ăn con cóc mà do ăn con cóc nên chạy không kịp.Đúng là há miệng mắc quai, lật thuyền nơi cống rãnh mà
Con người xơi tất các loại rồi lại bị thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh ... Thật đáng thương ! Híc híc
Cực cùng tắc phản.Khi 1 sinh vật quá đông đúc thì ắt phải có sự cân bằng và bắt đầu lại.

(Cái vụ rắn này mình cũng hơi say mê.Kỹ thuật nuôi rắn thành kỹ thuật thịt rắn rồi.Khi tàn cuộc mình chuyển bài qua box thư giãn vậy.Các bác cừ tự nhiên)
 
Last edited by a moderator:
bác QuitMit rất uyên thâm...nhưng sao trong vấn đề con rắn nhỏ này bác lại phân vân nhỉ ???!!!bác muốn thử bạn bè chăng??...cũng là thiện tai..thiện tai
 
He he he bác Giang và bác Bình Minh làm tui cười quá thôi. Hoan hô AgriViet ! Dzui quá ! Con rắn là chuyện thật - quả là cơ duyên. Cảm hóa cậu em tui mới là khó - Thả con rắn là chuyện nhỏ !
 
Thiện tai...cám ơn bác...bác thật sự uyên thâm...Bình Minh thực sự ái mộ..
B M.xin cáo lui..
 

Vttgiang..ôi...ác vừa vừa chứ hic..hic
Cháu cũng đã có ý kiến thả nó đi rồi mà.

Phải nói nhờ bác Bình Minh và bác Quít mà em có cơ hội suy nghĩ lại .Nói thật bán đầu nghĩ đến con rắn là em nghĩ ngay đến làm thịt nó ăn. Nhưng giờ cũng suy nghĩ lại chút chút
Ăn con rắn là chuyện nhỏ, thả nó đi cũng là chuyện nhỏ nhưng thả lỏng cái ham muốn trong lòng người mới là chuyện khó. Thiện tai ! Thiện tai!

Cảm hóa cậu em tui mới là khó - Thả con rắn là chuyện nhỏ !
Vâng, rất khó đấy bác ạ .Bác kêu thả dám em bác bảo bác... là phí của trời.

Mô phật! Giờ mới hiểu phóng sinh không phải là giải phóng cho con vật mà là giải phóng lòng người.

Giờ bác Quít quyết định thả nó đi tiếp tục vùng vẫy tứ hải thỏa chí tiêu dao hay ngồi chễnh chệ ngạo thị quần hùng qua vách thủy tinh (ý nói nằm trong bình rượu í) hoặc giải thoát túi da phàm tục bằng 1 dung dịch axit sinh học (ý nói cái dạ dày) thì tùy bác Quít thôi. Khi đã thấu hiểu đại đạo thì những tiểu tiết ấy không còn ràng buộc nữa.

Thiết nghĩ có nên ăn mừng sự kiện đốn ngộ này bằng 1 chầu rắn muối ớt không nhỉ?
 
Ha ha ha ! ĐỐN NGỘ còn cao siêu hơn cả đọc kinh nhiều tập đó bác GIANG ơi ! Chỉ có nhận thức mới giúp GIẢI THOÁT con người mà thôi !

Híc: Mình còn đang giãy dụa trong trong mớ hổ lốn cuộc đời mà dám nói chi ! Các bác đừng cười tui nhé !
 
nhìn thấy rắn là em thấy lạnh toát rùi còn đâu tâm trí mà nuôi nữa
 
nuôi rắn là mô hình kinh tế chăn nuôi đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. tôi cũng đang có hơn 1000 con rắn hổ mang đang nuôi đay. ai có nhu cầu con giống, thị trường đầu ra xin liên hệ với tôi
 
bạn nuôi như vậy có thuốc chữa rắn cắn không,mình cần mua vài liều để đi bắt rắn
 
Kỹ thuật nuôi rắn và thịt rắn chế biến món nhắm đến đây kết thúc .
 
Trường đầu ra xin liên hệ là sao vậy bạn BÙI ĐỨC HỮU
 
Last edited by a moderator:
Tôi cũng đã một thời gian khá lâu học nghiệm đạo Phật.
Đúng là chân lý cao siêu. Cao siêu ở chỗ thoát tục.
Ví dụ: không lao động kiếm sống, không đẻ con, và nhiều
cái không khác rất bình thường trong cuộc sống chúng ta.
*
Cuối cùng, tôi đành phải bỏ đạo Phật mà chọ cuộc sống
người thường: có ăn, có làm, có đẻ. Những cái "CÓ" đó
buộc phải "giết" kể cả gián tiếp là làm nghề chăn nuôi.
Theo đạo Phật, thì nghề chăn nuôi là đại khai sát giới.
Mỗi khi cho lợn nái đẻ 2 chục con một lứa, là chúng ta
đã có kế hoạch giết 20 mạng đó các bạn ạ. Ác quá.
*
Thả một con rắn ra, về kinh doanh, thì mất một món tiền.
Về mặt đạo, ta đã giải thoát ta một chút. Để giải thoát
hoàn toàn, ta nên bán nhà cửa đi, cho hết tiền, không ăn
gì cả, chừng vài chục hôm, thì ta giải thoát hết. Không
làm được vậy, bạn đã sa vào kiếp đời như tôi, chịu trầm
luân mãi cho đến hết kiếp này. Xin đợi kiếp sau làm một
hòn đá để không cạnh tranh với ai hết.
*
Trở lại đề, thì nuôi rắn hổ mang Chúa mới thật độc đáo.
Con này giá thành cao, mới lời nhiều. Người nuôi chuyên
nghiệp ở làng rắn có cách đi đêm, mới chở được rắn hổ
Chúa đi Trung Quốc bán mà không bị Công An và Kiểm Lâm
bắt bớ làm tiền. Một cách khác, bạn phải nộp tiền mãi lộ.
Nghề nuôi rắn Chúa đã không còn bí hiểm nữa, và đang tiến
tới mức bão hoà, lời lãi cũng như kinh doanh hay chăn nuôi
các con khác.
*
 
Tôi cũng đã một thời gian khá lâu học nghiệm đạo Phật.
Đúng là chân lý cao siêu. Cao siêu ở chỗ thoát tục.
Ví dụ: không lao động kiếm sống, không đẻ con, và nhiều
cái không khác rất bình thường trong cuộc sống chúng ta.
*
Cuối cùng, tôi đành phải bỏ đạo Phật mà chọ cuộc sống
người thường: có ăn, có làm, có đẻ. Những cái "CÓ" đó
buộc phải "giết" kể cả gián tiếp là làm nghề chăn nuôi.
Theo đạo Phật, thì nghề chăn nuôi là đại khai sát giới.
Mỗi khi cho lợn nái đẻ 2 chục con một lứa, là chúng ta
đã có kế hoạch giết 20 mạng đó các bạn ạ. Ác quá.
*
Thả một con rắn ra, về kinh doanh, thì mất một món tiền.
Về mặt đạo, ta đã giải thoát ta một chút. Để giải thoát
hoàn toàn, ta nên bán nhà cửa đi, cho hết tiền, không ăn
gì cả, chừng vài chục hôm, thì ta giải thoát hết. Không
làm được vậy, bạn đã sa vào kiếp đời như tôi, chịu trầm
luân mãi cho đến hết kiếp này. Xin đợi kiếp sau làm một
hòn đá để không cạnh tranh với ai hết.
*
Trở lại đề, thì nuôi rắn hổ mang Chúa mới thật độc đáo.
Con này giá thành cao, mới lời nhiều. Người nuôi chuyên
nghiệp ở làng rắn có cách đi đêm, mới chở được rắn hổ
Chúa đi Trung Quốc bán mà không bị Công An và Kiểm Lâm
bắt bớ làm tiền. Một cách khác, bạn phải nộp tiền mãi lộ.
Nghề nuôi rắn Chúa đã không còn bí hiểm nữa, và đang tiến
tới mức bão hoà, lời lãi cũng như kinh doanh hay chăn nuôi
các con khác.
*
Phải nói anh bạn đại tài thiệt, nuôi heo nái đẻ 1 lứa hai chục con chẳn . . . tui có nằm mơ cũng hổng thấy mờ mờ nữa . . .
 


Back
Top