kĩ thuật trồng hoa lily

  • Thread starter trinhts
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: trinh huyen
- Địa chỉ: 47 tô vĩnh diện thi trấn triệu sơn
- Tel, Fax: 0373868517
- Email: nghenho211@yahoo.com.vn
================================

ai ơi có bít kĩ thuật trồng hoa lily chỉ tôi với không sắp hêt vụ trồng vào Tết rồi...cảm ơn mọi người nhìu..!!!
 


Muốn biết kỷ thuật tròng Hoa LyLy thì phải hỏi và chuẩn bị sớm hơn chứ giờ này Bạn dã trồng (xuống giống chưa?) Nếu đã trồng rồi thì tui sẽ cung cấp kỷ thuật cho bạn
 
cảm ơn bạn nhiều ..lúc nào bạn có thể online dc...tui da~ add nick mail của bạn rồi đó..trả lời sớm naz
 
à quên..do tui làm mất pass mà không lấy lại dc nên tui dùng tài khoản mới là apolonew chứ ko pải là trinhts nữa
 
KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY


Hoa Lily (họ liliaceae) là loài hoa có sắc màu phong phú, có hương thơm quyến rũ- được biệt danh là nữ hoàng của các loại hoa. Hoa Lily tượng trưng cho sự đoàn kết, tốt lành, an khang thịnh vượng, đầm ấm, được nhiều người ưa chuộng có mặt hầu hết trong các dịp lễ hội. Hoa Lily có giá trị hàng đầu thế giới về xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của nhiều nước.
I. Kỹ thuật trồng.
1. Chọn đất nền
Chất nền phải tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt. Sử dụng hỗn hợp đất phù sa (28%) + hỗn hợp xơ dừa, tro trấu (36%)+ phân (Phân chuồng hoai,phân vi sinh, phân super lân ) 36%
2 Chọn giống và củ giống
Dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày; chọn củ to mập, không sâu bệnh, không trầy xước, chu vi củ từ 14cm trở lên, củ chưa nảy mầm.
3 Xử lý củ và giá thể trồng
- Xử lý củ : trước khi trồng vài ngày, cần ngâm củ nhiễm bệnh vào nước nóng 500C từ 20 – 60 phút. Hoặc có thể ngâm củ vào dung dịch Viben C 1% trong 20 phút.
- Xử lý đất : chọn đất mới, kiểm tra độ chua của đất để điều chỉnh cho phù hợp ( pH thích hợp là : 6,5 – 7 ). Trước khi trồng dùng Nokaph để tiêu độc đất
- Khối lượng giá thể cần sử dụng cho 400 chậu: 3,5 m3 gồm
Đất : 1 m3
Hỗn hợp xơ dừa, tro trấu : 1.25m3
Hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, super lân: 1.25m3
4 Cách trồng
- Chọn chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm, đáy đục lỗ để nước thoát dễ dàng, đường kính lỗ đáy không quá 3cm. Mỗi chậu trồng từ 3 – 5 củ.
- Đất trồng phải đủ độ ẩm không quá khô.
- Trồng trong điều kiện trời mát (buổi sáng 6- 9h, buổi chiều 14h trở đi)
- Trồng theo nhóm giống: Sorbonne: 70 ngày, Yelloween : 70 ngày, Hammer, Freya : 45 ngày
- Trồng củ phải đủ độ sâu 12 – 15 cm, rễ củ phải được lấp trong đất sau khi trồng.
- Trồng xong tưới nước đều.
- Ghi lại ngày trồng, số lượng củ theo từng giống

II. Chăm sóc
1. Điều chỉnh nhiệt độ
Khi trời nóng, nhiệt độ bên ngoài trên 200C, cần chuyển chậu vào trong nhà lưới và hạ thấp nhiệt trong nhà, cách làm là :
+ Che nắng
+ Quạt gió và hơi lạnh vào nhà
+ Phun hơi nước hạ nhiệt ( cứ cách 30 – 60 phút phun 5 – 10 lần ).
2. Bón phân
Để củ không bị thối, không nên bón quá nhiều phân lót vào chậu, nguồn phân bón của cây chủ yếu dựa vào bón thúc.
Cách bón :
Khi cây nảy mầm cao 12-14 cm thì phải bón phân ngay và chia làm nhiều đợt tưới, mỗi lần bón phân cách nhau 3-7 ngày, tuỳ vào tình trạng cây.
Liều lượng tưới trung bình cho 400 chậu:
Ca(NO­3)2: 0,3 kg/lần
Phân hoá xanh : 15ml/ 1lít nước.
Phân NPK: 20 20 15: 1 kg/lần
Urê: 0,5 kg/lần.
DAP: 1 kg/lần
Kali: 1 kg/lần
H3BO3 : 0.1 kg
Phân qua lá 16-16-8: 10ml/ 1lít nước.
Các loại phân trên có thể sử dụng riêng lẻ, hoặc phối hợp sử dụng (DAP, Ure, Kali, phân qua lá, H3BO3) tuỳ theo tình trạng cây, và thời tiết.
3. Tưới nước
Do trồng trong chậu, khi tưới nước dễ lọt qua, gây tốn thất lớn về nước nên phải thường xuyên bổ sung nước cho cây; có thể kết hợp giữa tưới và phun.
Lượng nước tưới tuỳ theo thời tiết, cấu trúc đất và giai đoạn sinh trưởng của cây, luôn đảm bảo đủ độ ẩm, không quá khô, nhưng cũng không quá ẩm ướt vì ảnh hưởng bất lợi về sự cung cấp O2 cho rễ.
4. Các cách chăm sóc khác
Sau khi trồng lấp đất tối thiểu 8cm, song do quá trình tưới nước, đất xẹp xuống hoặc bị rửa trôi nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ. Vì vậy, trong quá trình sinh trưởng cần bổ sung đất mặt và chú ý khi tưới dùng bơm áp lực nhỏ tưới từ từ để tránh phân trong chậu bị rửa trôi.
Ngoài ra, cần thường xuyên xáo xới, làm cỏ cho đất tơi thoáng. Nên thực hiện trước khi tưới nước. Thời kì cây còn nhỏ, cần xới nhẹ tránh đứt rễ, khi cây cao >60 cm thì ngưng.
Diệt cỏ phải làm sớm, khi cỏ vừa mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp dùng thuốc trừ cỏ.
III. Phòng trừ sâu bệnh

A. Bệnh hại Lily
1. Bệnh do nấm
+ Bệnh khô lá : tiêu huỷ tàn dư bệnh, thông gió, thay đổi không khí. Phun Boodo 1%, hoặc Daconil (20ml/l bình 10 lit nước), Champion 77WP ( 20ml/l bình 10 lit nước ).
+ Bệnh mốc tro : phòng trừ bệnh , có thể dùng một trong các loại thuốc sau : Rovral 50WP (10 – 20g/binh 10lit); Score 250EC (5 –10ml/bình 10lit), Acrylic acid 4% + carvarol1%
+ Đốm nâu : Phòng trừ : không trồng với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho vườn trồng thông thoáng.
Khi bệnh xuất hiện, có thể phung thay đổi các loại thuốc sau: Champion 75WP (20g/bình10lit), Kocide 61,4 OF ( 10 – 20 g/bình 10lit)
+ Thối rễ, củ : Thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp (18 – 250C) hoặc thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh cũng phá hại nặng trên ruộng trũng, ứ đọng nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa.
Nguồn bệnh tàn dư trong đất và sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng
- Biện pháp phòng trừ :
+ Chọn củ không bị bệnh , không bị trấy xước, nên xử lý củ trước khi trồng. Khi bệnh mới phát sinh dùng Viben C pha loãng 200 – 400 lần tưới vào gốc.
+ Dùng một trong các loại thuốc sau : Vicarben – S 75 BNT (25g/bình 10 lit), Rhidomil MZ 72 WP (25 – 30g/bình 10 lit), Score 250EC(8 – 10ml/bình 10 lit)
+ Bệnh thán thư : phòng trừ bằng cách chọn củ sạch để trồng, tránh để củ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, trước khi trồng nên xử lý đất và củ giống kĩ.
2. Bệnh tuyến trùng
Phòng trừ bằng thuốc : Sincosin 0,56 SL (5 – 10ml/bình 10lit), phun lên cây và quanh gốc cây.
3. Bệnh do vi khuẩn
Khi phát hiện bệnh, phun Penicilin 100 – 500 UI, Kasumin 2L (10ml/binh 10 lit nước), hoặc Validacin, Phytobacteriomixin
4. Bệnh do virus
Chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả, áp dụng các biện pháp sau để phòng là chính
- Chon củ giống sạch bệnh.
- Diệt côn trùng và môi giới truyền bệnh
- Khi phát hiện thấy cây bị bệnh, phải đào bỏ cả rễ, phơi khô, đốt …
B. Sâu hại Lily
1. Rệp bông
Phòng trừ : làm sạch cỏ, cắt bỏ lá, thân bị hại rồi đốt bỏ, phun thuốc. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ : Pegasus 500SC (7 – 10ml/bình 10lit nước), Supracide 40 ND, (10 – 20ml/bình 10lit nước)
2. Bọ nhảy
Phòng trừ : Succes 25 SC ( 10 – 20 ml/bình 10lit nước ), Subatox 75 EC ( 17 – 20ml/bình 10 lit nước ), Visber 25 ND ( 15 – 20 ml/bình 10lit nước )
3. Nhện
Phòng trừ : xử lý củ trước khi trồng, dùng thuốc tưới vào đất hoặc phun : Kelthan 18,5EC (10 – 15ml/bình 10 lit nước), Mitac 20% (pha loãng 0,1 – 0,2%), Alfamite 15EC ( 6 – 10ml/bình 10 lit nước)
4. Dế Châu Phi
Sử dụng phân đã hoại, phun thuốc diệt trừ hoặc rắc thuốc bột vào đất ngay sau khi trồng.
Có thể dùng : BB-Tigi 5H, Basudin 10G (0.3kg/200 chậu), rắc lên chậu; Politrin P440 EC (10 – 15ml/bình 10 lit nước), phun lên cây và xung quanh gốc.
5. Bọ hung
Dùng Basudin 10G (0.3kg/200 chậu) hoặc Diaphos 10G (0.3kg/200 chậu), rắc lên chậu sau khi trồng.
Phun một trong các thuốc sau : Diaphos 50EC, Ofatox 40EC theo chỉ dẫn.
IV. Thu hoạch.
- Đối với cây có 2 – 3 nụ: có ít nhất 01 nụ chuyển màu và căng ra.
- Đối với cây có 4 – 5 nụ : có ít nhất 02 nụ chuyển màu.
- Đối với cây có từ 6 nụ: có ít nhất 03 nụ chuyển màu.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top