Kinh nghiệm chăm sóc mai vàng ra nhiều tượt hông sau tết

  • Thread starter Minhmaivang
  • Ngày gửi
- Sau tết cần tiến hành tỉa bỏ ngay tất cả bông trái trên cây để cây mai tập trung sức phục hồi trong thời gian dài ra hoa khoe sắc.
- Mang cây mai ra nơi có nắng nhẹ để cây quen dần tránh cháy lá non.
- Không nên tỉa bỏ những lá trong thời điểm này. Vì cây đã dồn nội lực để ra hoa nay lại phải tiếp tục dồn sức ra lá non mà ta lại tỉa bỏ làm cây kiệt sức và có khi chết luôn.
- Đắp gốc cho cây bằng phân hữu cơ hoại mục
- Từ bây giờ đến tháng 5 ÂL bón gốc mỗi tháng 1 lần phân dơi ( khoản 1 chén cơm cho chậu 4 tấc) để cung cẩp Lân cho cây để giúp cây tạo rể, phân nhánh...và hoàn thiện bộ máy sinh thực khi bước thời kỳ sinh sản
- Do lá chưa chuyển sang màu xanh sậm ta chỉ nên dùng phân bón lá đầu trâu 501 Bình Điền phun lên cây để kích cây tỉnh dặy bỏ dứt khoát giai đoạn sinh sản để bước hẳn sang giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng( Vì trong phân Đầu trâu 501 có chứa nhiều chất đa trung vi lượng với tỉ lệ thích hợp cho việc phát triển cành, đặc biệt có chất kích thích tăng
trưởng Gibberillin[Ga 3] là chất giúp cây tỉnh dậy và
kéo dài tế bào làm cây phát triển cực nhanh về chiều cao.)
- Khi lá non chuyển sang màu xanh sậm thì từ thời điểm này đến tháng 5 ÂL có thể bón gốc bằng npk có hàm lượng đạm cao như NPK 17-12-8 + TE, xen kẻ tưới gốc bằng đạm cá ALASKA, bánh dầu ngâm hoại gặp mùa này nắng nhiều nên cây phát triển mạnh. kết hợp phun phân bón lá đầu trâu 501 Hoặc NPK 30-10-10 để cây bổ sung vi chất.
- Từ rằm tháng giêng ta có thể tiến hành tỉa tán thúc cành cho mai
- Từ lúc này đến tháng năm âm lịch nếu muốn cây có tượt hông dày đặc thì 30 ngày/ lần ta nên sử dụng Agrispon & Sincosin( đây sản phẩm sinh học diệt tuyến trùng ) để phun lên cành lá và tưới gốc với liều lượng theo hướng dẩn trên bao bì Vì trong các sản phẩm này có chứa chất kích thích Citokynin tạo chồi hông cực nhanh) và 10 ngày/ lần ta phun
qua lá và tưới gốc phân bón sinh học Agrostim có chứa các chất kích thích tăng trưởng chiều cao là Ga 3, tăng trưởng
rể là Axin, phát triến chồi hông là Citokynin và khoảng 130 đa trung vi lượng với tỉ lệ phù hợp cho giai đoan phát triển
cành lá giai đoạn đầu năm (Vì 90% hoa được tạo nên tử những cành mọc trong mùa sinh trưởng này).
- Cuối tháng 4 âm lịch có thể tỉa chẻo cành vượt kết họp thay chất trồng nếu thấy chất trồng củ đã hết dinh dưỡng.( Chất trồng mới bao gồm đất thịt, tro trấu, sơ dừa,trấu sống, phân hữu cơ hoại.. )
- Lưu ý phun thuốc phòng trị bọ trỉ khi cây bật lá non và thuốc phòng trị nhện đỏ khi lá chuyển sang bánh tẻ, định kỳ
15 ngày / lần phun thuốc trị nấm bệnh hại cây cũng như sử dụng thuốc đặc trị sâu hại định kỳ 3 tháng /
lần...để cây luôn khoẻ mạnh.Ưu tiên dùng sản phẩm sinh học nhé!
- Bước vào tháng 5 ÂL nên bổ sung cho cây một lần KALI trước khi cây bước vào giai đoạn chăm sóc mới sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Việc chăm sóc cây trong giai đoạn này tập trung cho cây phát triển mạnh mẽ cành, lá càng nhiều càng tốt rất quan
trọng để cây tận dụng mủa nắng mà quang hợp tạo ra năng lượng sung mãn tích trữ cho cây trước khi bước vào giai
đoạn sinh sản ( tạo nụ )
Công việc hồi sức và tạo nhiều tượt hông cho căy mai coi như hoàng tất, đây là bài học có được từ kiến thức từ bài thuyết trình của giảng viên Thái văn Thiện và giảng viên nghệ nhân Thanh Tâm trong các buổi hợp mặt chủ đề chăm sóc cây mai đầu năm trong 5 năm gần năm gần đây kết hợp kinh nghiệm các bậc tiền bói, tổng hợp những ý cô động nhất của nhiều tác giả trên nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn agrivietvới và thực tiển tôi đã áp dụng cực kỳ thành công tử nhiều năm nay kết hợp kinh nghiệm các bậc tiền bói với tình yêu dành cho cây mai và thực tiển tôi đã áp dụng
cực kỳ thành công tử nhiều năm nay. Topic sau tôi sẽ trình bày tiếp kỹ thuật tạo nụ dày đặc cho mai
vàng trên cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu năm.
 


Last edited by a moderator:
Cám ơn bác đã có bài viết hay, bác cố gắng đưa bài "kỹ thuật tạo nụ dày đặc cho mai vàng trên cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu năm" sớm thì ace có cơ hội thực hành cho kịp tết 2014. Chúc bác nhiều sức khoẻ.
 
Mình có thêm ý kiến như vầy.
Tại thời điểm tỉa tán thúc cành cho mai là vào mùa khô, nắng gắt ở miền Nam. nếu để cây trực tiếp ở ngoài nắng, thường hay có hiện tượng chết cành ở phần đầu mỗi nhánh, điều này làm cho mọi "dự định" khi tỉa tán bị phá huỷ.
ở vườn của mình do diện tích trồng mai không nhiều, nên mình dùng lưới che phủ ở trên để giảm nắng trực tiếp lên cây, điều này làm giảm rõ rệch hiện tượng chết cành ở phần đầu mỗi nhánh.
không biết ý kiến các bác ra sao ?
 
Giăng lưới giảm nắng giúp mai vàng hạn chế hiện tượng bỏ tàn

Mình có thêm ý kiến như vầy.
Tại thời điểm tỉa tán thúc cành cho mai là vào mùa khô, nắng gắt ở miền Nam. nếu để cây trực tiếp ở ngoài nắng, thường hay có hiện tượng chết cành ở phần đầu mỗi nhánh, điều này làm cho mọi "dự định" khi tỉa tán bị phá huỷ.
ở vườn của mình do diện tích trồng mai không nhiều, nên mình dùng lưới che phủ ở trên để giảm nắng trực tiếp lên cây, điều này làm giảm rõ rệch hiện tượng chết cành ở phần đầu mỗi nhánh.
không biết ý kiến các bác ra sao ?

Cây mai chỉ quang hợp tốt nếu là nắng ban mai và nắng chiều vì nó có nhiệt độ vừa phải bước sóng( sóng đỏ, bước dài),cây hấp thụ tốt cho việc quang hợp. Còn nắng buổi trưa (khoản 11 giờ đến khoản 15 giờ) với cường độ quá gay gắt vì nhiệt độ cao lại thêm nắng mang bước sóng ngắn và tia cực tím là tác nhân chính làm phá huỷ diệp lục tố của lá cây. Hiện tượng này nếu kéo dài ( thấy rõ ở những cây không khoẻ mạnh) sẽ xảy ra hiện tượng cây có cơ chế tự thích nghi bằng cách bỏ tàn để tồn tại ( cành yếu sẽ bị đào thải)
Tóm lại việc bạn che lưới giảm nắng là hành động hợp lý góp phần khắc phục giảm bớt cường độ gay gắt của nắng buối trưa và nó sẽ tốt hơn nếu bạn tưới nước tạo ẩm cho tiểu vùng xung quanh cây kết hợp bón phân cân đối để tăng thêm sức chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường.
 
Last edited by a moderator:
- Topic sau mình sẽ trình bày tiếp kỹ thuật tạo nụ dày đặc cho mai vàng trên cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu năm.
Lâu quá ko thấy bác minhmaivang viết tiếp "KỸ THẬT TẠO NỤ DÀY ĐẶT". Mong bác ấy quá.
 
Chăm sóc, bón phân cho thanh mai

Chào các bạn!
Mình mới tham gia diễn đàn, có một vấn đề cần tham khảo ý kiến của các bạn đã và đang chơi mai.
Hằng năm cứ vào dịp Xuân về, nhà mình lại được một ông bạn cho mượn 1 cây mai về chưng trong mấy ngày Tết. Nhưng năm nay ông bạn có việc đột ngột đi xa nên không có ai chăm cây cả. Sau Tết hơn 1 tháng mình mới đem cây ra ngoài, tình trạng cây lúc này là: một số cành bị chết, lá cây mặc dù vẫn còn xanh nhưng không thẫm. Vậy để phục hồi cây mình phải làm như thế nào (chỉ dẫn thật cặn kẽ nhé). Rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Thân chào
 
Kinh nghiệm tạo nụ dày đặc cho cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu năm

    Tiếp nối topic kinh nghiệm CHĂM SÓC MAI VÀNG RA NHIỀU TƯỢT HÔNG SAU TẾT hôm nay tôi xin phép được chia sẽ tiếp KINH NGHIỆM TẠO NỤ DÀY ĐẶC CHO CÂY MAI ĐƯỢC CHẢM SÓC TỐT Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM.
   Trước tiên muốn có được cây mai tạo nụ dày đặc thì phải là cây sạch bệnh , bản thân cây mai đó được chọn lựa kỹ phải là một cây có tố chất khoẻ mạnh cộng với 1 môi trường sống tốt, phân bón dễ tiêu cân đối dưỡng chất, bón phân đúng cách,đúng thời điểm, tưới nước đúng cách, đủ nắng là điều kiện lí tưởng để ta có thể khai thác hết tiềm năng của nó tạo ra những mùa hoa công xuất cao nhưng cây vẫn mạnh khỏe và thọ
   Để cây có khả năng tạo tạo mùa hoa năm tới dày đặc thì sự chuẩn bị không phải lả ngay sau tết mà phải cẩn thận ngay từ tháng 10 âm lịch năm nay ta cần chăm dưỡng cho cây thật khoẻ mạnh thì cho dù có tốn sức ra hoa ngày tết nhưng cây vẫn sung sức để phục hồi và phát triển ngay sau tết một cách ngọt ngào thì mới là điều quan trọng. 
  Thực ra không có công thức bón phân nào là tí tưởng là đúng nhất cho mai vàng..vì mỗi cây là một cá thể sống riêng biệt. Tuỳ tình trạng từng cây, tùy thời tiết từng vùng. tùy kinh nghiệm và tùy theo cảm nhận của mỗi chủ vườn..để họ
ứng biến. nên mỗi người mỗi có khác cách chăm sóc và bón phân
Do đó trồng 1 vườn mai mà chăm sóc cho đạt kết quả hoàn toàn là điều rất khó, rất vất vả và nhiều âu lo.
   Về phân bón: lân nên bón ngay từ đầu năm, nên nhớ rằng Đặc biệt là lân bao giờ cũng là phân phải được bón sớm vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn ….giúp cây hoàn thiện bộ máy sinh thực( sinh sản ).Mọi người chớ bao giờ suy nghĩ
là lân sẽ kích thích cây ra hoa nên có tâm lí sợ bón sớm cây sẽ nở hoa sớm, hoàn toàn không phải vậy..mà lân còn có công dụng..tạo gỗ, tạo rễ, phân nhánh, làm lá dày..và giúp cây vào giai đoạn trưởng thành  tạo mầm nụ.
 Bình thường nếu cây khoẻ mạnh Sự ra được nụ hay không là do  thời tiết những tháng này rất nóng.quang kì thay đổi ngày dài ra cực đại(ngày hạ chí ) cộng với việc giảm đạm tăng Lân và Kali là điều kiện rất bất lợi cho sinh trưởng này
đây chính là cú sock làm mai kết nụ. Nếu nắm vững nguyên tắc này ( GIẢM ĐẠM TRONG CÂY + QUANG KÌ DÀI ) thì chỉ cần chất trồng tốt ,hợp lí… bón phân cân đối và đúng cách..tưới đúng cách…đủ nắng..mai cũng kết nụ dày đặc..là
việc nằm
trong tầm tay.
 Với những nghệ nhân lão luyện thì việc tạo nụ dày đặc cho cây mai là việc tất nhiên và dễ dàng vì họ chăm sóc hợp lý. Nhưng trong thực tiển không phải ai cũng có được kinh nghiệm như các nghệ nhân này. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng( tiếp tục ra đọt non ) mà
không sinh thực( không phân mầm nụ ). Đó là hệ quả của sự chăm bón không hợp lí không đúng thời điểm, làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng như xytokynin, gibberillin...nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá huỷ dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ. Bỏ công chăm sóc và tâm huyết một năm mà ngày tết cây mai chỉ ra lát đác vài bông thì rất nản, còn gì buồn hơn trong ngày đầu xuân tết đến khi thiếu sự rực rỡ của hoa mai !?
  Cách xứ lý những cây mai có hiện tượng sinh trưởng mạnh không đúng thời điểm này bằng cách: ngưng sừ dụng các
chất kích thích sinh trưởng từ sau tháng 5 âm lịch( nếu có sử dụng). Khi cây vừa phóng đọt non thì  phun phân bón có
đạm ít nhiều lân và kali rồi kết hợp với một trong những cách tạo sock như sau:
1- Thay đất > tạo sock cho cây.
2-Siết nước cho lá cằn lại > tạo sock cho cây.
3-Siết gốc( bóp rể) > tạo sock cho cây.
4-Để cây tránh nơi có mưa trực tiếp nhưng vẫn phải có nhiều nắng( nhất là nắng buổi sáng) > giảm đạm trong nước
mưa nhưng vẫn nhiều nắng 
....
 Chính thời điểm quang kì dài(ngày dài) và việc tạo sock cho cây lại thêm phân bón ít đạm giàu Lân + Kali là điều kiện
không thích hợp cho sự sinh trưởng do đó cây mai sẽ chuyển sang sinh thực tạo nụ  đồng loạt và dày đặc. Nên thực
hiện vào tháng 5, tháng 6 âm lịch để tháng 7 còn đón đợt đọt non mang nụ và lá mới cực mạnh.  Sự kìm hãm cho mai không bị nở sớm là nhờ vào đợt lá tháng 7 này khi mà các lá từ sau tết đến tháng 5 đã quá giả không trụ nổi đến cuối năm.
 Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp
sau cũng mang lại kết quả cũng mỹ mãn cây kết rất nhiều nụ đồng loạt.
- Cách 1: Chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ ví dụ như: 2,4D... pha loãng 10-12 lần liều lượng
hướng dẫn trên bao bì phun ướt toàn bộ cây. Lá non sẽ cằn lại không phát triển được. năng lượng bị buộc chuyển sang kết nụ đồng loạt để giải phóng năng lượng. 
-Cách 2: Dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ như: CCC...
 Nhưng những cách tạo sock bất đắc dĩ này chỉ áp dụng đối với cây khoẻ mạnh mà sinh trưởng lạc điệu.Để vớt vát,chữa cháy cho mùa 1 hoa tết và tích luỹ kinh nghiệm chăm bón cho các mùa tết sau hợp lý hơn thôi. Điều dễ hiểu là cái gì tự nhiên sẽ tốt và thọ hơn. Còn những cây không khoẻ hay bệnh...thì không nên vì làm như vậy có thể cây sẽ càng suy hoặc ..chết luôn. Do tôi trồng mai khắp khuôn viên sân nhà, đường đi, bờ đê, ranh giới ruộng với ngưởi khác..khoảng trên dưới 10.000 cây vừa nguyên thuỷ vừa mai ghép  vì đam mê không nhằm mục đích thương mại. Cũng bởi số lượng quá nhiều nên tôi phải dùng hoá chất để xử lý như trên rất thành công. Mùa tết đến mai nở vàng rực cả một vùng quê.Bài này có sử dụng tài liệu HẠ CHÍ của WIKIPEDIA và tổng hợp từ nhiều nguồn báo Cây cảnh, các buổi họp mặt nông dân trồng mai, kinh nghiệm của nhiều tác giả có bài viết hay trên các diễn đàng, báo mạng..để chia sẽ
cùng những người có cùng niềm đam mê với cây mai vàng giống như tôi. Chúc mọi người thành công !
 
Last edited by a moderator:
Mạo muội có ý kiến là các cao nhân nên có một vài topic về hoa mai trồng ngoài bắc để nhà Gà học hỏi với ạ, nhà cháu mún chơi Tết cả Đào & Mai tự trồng ạ :7^:



----------------------------------------------
GÀ ĐÔNG CẢO MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ

http://agriviet.com/home/threads/159745-Ga-dong-cao-o-ha-noi#axzz2pOHYdQgl
 
Last edited by a moderator:
mình mới tham gia diễn đàn các bác cho mình hỏi xit bón lá cho cây mai từ tháng 1 đến tháng 5 là thuốc 501 từ tháng 5 trở đi là xịt 701 .các bác cho mình hỏi là có phải tuần nào cũng phải xịt định kì hay không hay là sao mình thắc mắc cái phần này lắm.thank cả nhà nhìu lắm
 
anh cho em hỏi, mấy loại thuốc với phân bón ảnh đề cập trong bài viết mình mua ở đâu ạ
 
- Sau tết cần tiến hành tỉa bỏ ngay tất cả bông trái trên cây để cây mai tập trung sức phục hồi trong thời gian dài ra hoa khoe sắc.
- Mang cây mai ra nơi có nắng nhẹ để cây quen dần tránh cháy lá non.
- Không nên tỉa bỏ những lá trong thời điểm này. Vì cây đã dồn nội lực để ra hoa nay lại phải tiếp tục dồn sức ra lá non mà ta lại tỉa bỏ làm cây kiệt sức và có khi chết luôn.
- Đắp gốc cho cây bằng phân hữu cơ hoại mục
- Từ bây giờ đến tháng 5 ÂL bón gốc mỗi tháng 1 lần phân dơi ( khoản 1 chén cơm cho chậu 4 tấc) để cung cẩp Lân cho cây để giúp cây tạo rể, phân nhánh...và hoàn thiện bộ máy sinh thực khi bước thời kỳ sinh sản
- Do lá chưa chuyển sang màu xanh sậm ta chỉ nên dùng phân bón lá đầu trâu 501 Bình Điền phun lên cây để kích cây tỉnh dặy bỏ dứt khoát giai đoạn sinh sản để bước hẳn sang giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng( Vì trong phân Đầu trâu 501 có chứa nhiều chất đa trung vi lượng với tỉ lệ thích hợp cho việc phát triển cành, đặc biệt có chất kích thích tăng
trưởng Gibberillin[Ga 3] là chất giúp cây tỉnh dậy và
kéo dài tế bào làm cây phát triển cực nhanh về chiều cao.)
- Khi lá non chuyển sang màu xanh sậm thì từ thời điểm này đến tháng 5 ÂL có thể bón gốc bằng npk có hàm lượng đạm cao như NPK 17-12-8 + TE, xen kẻ tưới gốc bằng đạm cá ALASKA, bánh dầu ngâm hoại gặp mùa này nắng nhiều nên cây phát triển mạnh. kết hợp phun phân bón lá đầu trâu 501 Hoặc NPK 30-10-10 để cây bổ sung vi chất.
- Từ rằm tháng giêng ta có thể tiến hành tỉa tán thúc cành cho mai
- Từ lúc này đến tháng năm âm lịch nếu muốn cây có tượt hông dày đặc thì 30 ngày/ lần ta nên sử dụng Agrispon & Sincosin( đây sản phẩm sinh học diệt tuyến trùng ) để phun lên cành lá và tưới gốc với liều lượng theo hướng dẩn trên bao bì Vì trong các sản phẩm này có chứa chất kích thích Citokynin tạo chồi hông cực nhanh) và 10 ngày/ lần ta phun
qua lá và tưới gốc phân bón sinh học Agrostim có chứa các chất kích thích tăng trưởng chiều cao là Ga 3, tăng trưởng
rể là Axin, phát triến chồi hông là Citokynin và khoảng 130 đa trung vi lượng với tỉ lệ phù hợp cho giai đoan phát triển
cành lá giai đoạn đầu năm (Vì 90% hoa được tạo nên tử những cành mọc trong mùa sinh trưởng này).
- Cuối tháng 4 âm lịch có thể tỉa chẻo cành vượt kết họp thay chất trồng nếu thấy chất trồng củ đã hết dinh dưỡng.( Chất trồng mới bao gồm đất thịt, tro trấu, sơ dừa,trấu sống, phân hữu cơ hoại.. )
- Lưu ý phun thuốc phòng trị bọ trỉ khi cây bật lá non và thuốc phòng trị nhện đỏ khi lá chuyển sang bánh tẻ, định kỳ
15 ngày / lần phun thuốc trị nấm bệnh hại cây cũng như sử dụng thuốc đặc trị sâu hại định kỳ 3 tháng /
lần...để cây luôn khoẻ mạnh.Ưu tiên dùng sản phẩm sinh học nhé!
- Bước vào tháng 5 ÂL nên bổ sung cho cây một lần KALI trước khi cây bước vào giai đoạn chăm sóc mới sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Việc chăm sóc cây trong giai đoạn này tập trung cho cây phát triển mạnh mẽ cành, lá càng nhiều càng tốt rất quan
trọng để cây tận dụng mủa nắng mà quang hợp tạo ra năng lượng sung mãn tích trữ cho cây trước khi bước vào giai
đoạn sinh sản ( tạo nụ )
Công việc hồi sức và tạo nhiều tượt hông cho căy mai coi như hoàng tất, đây là bài học có được từ kiến thức từ bài thuyết trình của giảng viên Thái văn Thiện và giảng viên nghệ nhân Thanh Tâm trong các buổi hợp mặt chủ đề chăm sóc cây mai đầu năm trong 5 năm gần năm gần đây kết hợp kinh nghiệm các bậc tiền bói, tổng hợp những ý cô động nhất của nhiều tác giả trên nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn agrivietvới và thực tiển tôi đã áp dụng cực kỳ thành công tử nhiều năm nay kết hợp kinh nghiệm các bậc tiền bói với tình yêu dành cho cây mai và thực tiển tôi đã áp dụng
cực kỳ thành công tử nhiều năm nay. Topic sau tôi sẽ trình bày tiếp kỹ thuật tạo nụ dày đặc cho mai
vàng trên cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu năm.
Bc cho hỏi bấm tượt lúc nào là tốt nhất cho cay ( non mới ra hay bánh trẻ chuyển sang già .thank bc
 


Back
Top