Kinh nghiem nuoi trun que?

  • Thread starter tran thi
  • Ngày gửi
Mình đã tiến hành nuôi trùn quế. Tuy nhiên trùn phát triển rất kém?
Xin cho biết những yêu cầu cần thiết trong quá trình nuôi trùn quế.
Xin cảm ơn!
Trần Thi
 


Kỹ Thuật Nuôi Trùn

Khi tiến hành nuôi trùn có những vấn đề cần quan tâm sau:
1. Thức ăn nuôi trùn.
2. Định hướng chăn nuôi.
[FONT=arial,helvetica]3. Giống[/FONT]
[FONT=arial,helvetica][FONT=arial,helvetica]Nắm vững và thực hiện đúng kỹ thuật nuôi trùn quế:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica]I. Cách xây dựng chuồng trại.[/FONT][/FONT]
[FONT=arial,helvetica]II. Nuôi & Chăm sóc.
1. Chất nền.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica]2. Nhiệt độ.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica]3. Độ ẩm[/FONT].
[FONT=arial,helvetica]4. Ánh Nắng[/FONT].
[FONT=arial,helvetica]5. Không khí[/FONT].
[FONT=arial,helvetica][FONT=Arial, Helvetica]6. Cho ăn.[/FONT][/FONT]
[FONT=arial,helvetica]7. Nhân luống[/FONT].
[FONT=Arial, Helvetica]8. Thu hoạch.
[/FONT]
[FONT=arial,helvetica]9. Cách thả giống.[/FONT]
10[FONT=arial,helvetica].Bắt đúng b[/FONT]ệnh của trùn.

Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi trùn tùy thuộc vào môi trường rất nhiều: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi mà chúng ta làm trại cho thích hợp. Chúng tôi sẳn sàng hướng dẫn kỹ thuật để việc nuôi trùn của bà con đạt được hiệu quả cao nhất.

Trân trọng kính chào.



 
Last edited by a moderator:
trùn quế

chào bạn!:D:D:D
Tôi có một số thông tin về cách chăm sóc nuôi dưỡng trùn quế như sau:
Kỹ Thuật nuôi trùn quế:

I. Nuôi & Chăm sóc:

1. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.

2. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20o - 28oC. đối với bà con một số khu vực ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.

3. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trùn, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên chúng ta phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 1 lần/ ngày). Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

4. Ánh Nắng: Trùn rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho trùn sợ và chui xuống phía dưới để sống.

5. Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

6. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản. Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng trùn có được trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày.
Thông tin đến bạn...chúc bạn thành công nhé! chào bạn:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
 
Hôm trước mình có đi tham quan trại trùn ở Củ Chi, thấy có một cái mới là cho trùn ăn. Người ta hòa phân vào nước thành 1 dung dịch sền sệt rùi tưới lên luống theo đường zich zac, khi nào đường đó khô thì tưới tiếp lên đường kế bên. Thấy cũng hay và giảm nhân công tưới và xách phân cho ăn (mệt thấy mồ).
Bữa đi quên mang theo máy chụp hình. hic!!!
 
Hôm trước mình có đi tham quan trại trùn ở Củ Chi, thấy có một cái mới là cho trùn ăn. Người ta hòa phân vào nước thành 1 dung dịch sền sệt rùi tưới lên luống theo đường zich zac, khi nào đường đó khô thì tưới tiếp lên đường kế bên. Thấy cũng hay và giảm nhân công tưới và xách phân cho ăn (mệt thấy mồ).
Bữa đi quên mang theo máy chụp hình. hic!!!
Xách phân hoà với nước vẫn nặng hơn chứ bạn
 
Em thấy nhiều cách cho ăn. Nhưng hòa phân với nước cho sệt có nhiều tác dụng. Đảm bảo độ ẩm, và giảm mật độ chất độc trong phân
 
chào các bạn trong diễn đàn!!!
mình thắc mắc là trong phân của bò heo thường chứa mầm bệnh,vậy sau khi trùn quế ăn phân thì nó có bị mắc bệnh từ đó lây bệnh cho vật nuôi ăn nó hay không?
 

chào các anh.
e định nuôi trùn quế để lấy sinh khối bón cây cảnh
nhà e là mầm non nên thức ăn như cơm thừa, rau xanh rất nhiều.
e định nuôi trùn quế cho ăn các thức ăn này có được không ạ!
ở e không có phân bò heo gì hết ạ,
và quy trình cho ăn mấy cơm thừa rau xanh cho trực tiếp vào thùng xốp nuôi giun đc không ạ!
e xin cảm ơn và ghi nhận ý kiến đóng góp của mấy a.
 
chào các bạn trong diễn đàn!!!
mình thắc mắc là trong phân của bò heo thường chứa mầm bệnh,vậy sau khi trùn quế ăn phân thì nó có bị mắc bệnh từ đó lây bệnh cho vật nuôi ăn nó hay không?
Các mầm bệnh không đáng ngại bằng phân lẫn nước tiểu hoặc thức ăn của vật nuôi thừa tinh bột, thừa đạm, thừa mặn sẽ ảnh hưởng đến giun. Giun có ăn nhưng ăn kém, trứng giun đẻ ra cũng nở kém. Khắc phục tình trạng này bằng cách phân tươi phải ủ, có thể ủ bằng men vi sinh để tiêu diệt các vi sinh vật có hại tăng thêm các vi sinh vật có lợi. Thời gian ủ tuỳ thuộc vào nguồn phân, nếu là phân vật nuôi ăn cỏ thì ủ ít hơn, chỉ tầm 10 ngày, phân heo ủ 1 tháng. Phân ủ với nước, rơm rạ, cỏ khô.... sau cho giun ăn sẽ đảm bảo
 


Back
Top