Kinh nghiệm tạo nụ dày đặc cho cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu năm

  • Thread starter Minhmaivang
  • Ngày gửi
Chủ đề: KINH NGHIỆM TẠO NỤ DÀY ĐẶC CHO CÂY MAI ĐƯỢC CHĂM SÓC TỐT Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM

Tiếp nối topic kinh nghiệm CHĂM SÓC MAI VÀNG RA NHIỀU TƯỢT HÔNG SAU TẾT hôm nay tôi xin phép được chia sẽ tiếp KINH NGHIỆM TẠO NỤ DÀY ĐẶC CHO CÂY MAI ĐƯỢC CHẢM SÓC TỐT Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM.
Trước tiên muốn có được cây mai tạo nụ dày đặc thì phải là cây sạch bệnh , bản thân cây mai đó được chọn lựa kỹ phải là một cây có tố chất khoẻ mạnh cộng với 1 môi trường sống tốt, phân bón dễ tiêu cân đối dưỡng chất, bón phân đúng cách,đúng thời điểm, tưới nước đúng cách, đủ nắng là điều kiện lí tưởng để ta có thể khai thác hết tiềm năng của nó tạo ra những mùa hoa công xuất cao nhưng cây vẫn mạnh khỏe và thọ
Để cây có khả năng tạo tạo mùa hoa năm tới dày đặc thì sự chuẩn bị không phải lả ngay sau tết mà phải cẩn thận ngay từ tháng 10 âm lịch năm nay ta cần chăm dưỡng cho cây thật khoẻ mạnh thì cho dù có tốn sức ra hoa ngày tết nhưng cây vẫn sung sức để phục hồi và phát triển ngay sau tết một cách ngọt ngào thì mới là điều quan trọng.
Thực ra không có công thức bón phân nào là lí tưởng là đúng nhất cho mai vàng..vì mỗi cây là một cá thể sống riê
ng biệt. Tuỳ tình trạng từng cây, tùy thời tiết từng vùng. tùy kinh nghiệm và tùy theo cảm nhận của mỗi chủ vườn..để họ ứng biến. nên mỗi người mỗi có khác cách chăm sóc và bón phân
Do đó trồng 1 vườn mai mà chăm sóc cho đạt kết quả hoàn toàn là điều rất khó, rất vất vả và nhiều âu lo.
Về phân bón: lân nên bón ngay từ đầu năm, nên nhớ rằng Đặc biệt là lân bao giờ cũng là phân phải được bón sớm
vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn ….giúp cây hoàn thiện bộ máy sinh thực( sinh sản ).Mọi người chớ bao giờ suy nghĩ
là lân sẽ kích thích cây phân mầm hoa nên có tâm lí sợ bón sớm cây sẽ nở hoa sớm, hoàn toàn không phải vậy..mà lân còn có công dụng..tạo gỗ, tạo rễ, phân nhánh, tạo mạch gổ, làm lá dày..và giúp cây vào giai đoạn trưởng thành tạo mầm nụ.
Bình thường nếu cây khoẻ mạnh Sự ra được nụ hay không là do thời điểm quang kì thay đổi ngày dài ra cực đại(ngày
hạ chí) cộng với việc giảm đạm tăng Lân và Kali là điều kiện rất bất lợi cho sinh trưởng này đây chính là cú sock làm
mai chuyển sang kết nụ. Nếu nắm vững nguyên tắc này ( GIẢM ĐẠM TRONG CÂY + QUANG KÌ DÀI ) thì chỉ cần chất trồng tốt ,hợp lí… bón phân cân đối và đúng cách..tưới đúng cách…đủ nắng..mai cũng kết nụ dày đặc..là việc nằm trong tầm tay.

Với những nghệ nhân lão luyện thì việc tạo nụ dày đặc cho cây mai là việc tất nhiên và dễ dàng vì họ chăm sóc hợp lý. Nhưng trong thực tiển không phải ai cũng có được kinh nghiệm như các nghệ nhân này. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng( tiếp tục ra đọt non ) mà không sinh thực( không phân mầm nụ ). Đó là hệ quả của sự chăm bón không hợp lí không đúng thời điểm, làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng như xytokynin...nên cây mai
khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá huỷ dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ
ra cây kết nụ. Bỏ công chăm sóc và tâm huyết một năm mà ngày tết cây mai chỉ ra lát đác vài bông thì rất nản, còn gì
buồn hơn trong ngày đầu xuân tết đến khi thiếu sự rực rỡ của hoa mai !?
Cách xứ lý những cây mai có hiện tượng sinh trưởng mạnh không đúng thời điểm này bằng cách: ngưng sừ dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch( nếu có sử dụng). Khi cây vừa phóng đọt non thì phun phân bón có đạm ít nhiều lân và kali rồi kết hợp với một trong những cách tạo sock như sau:

1- Thay đất > tạo sock cho cây.
2-Siết nước cho lá cằn lại > tạo sock cho cây.
3-Siết gốc( bóp rể) > tạo sock cho cây.
4-Để cây tránh nơi có mưa trực tiếp nhưng vẫn phải có nhiều nắng( nhất là nắng buổi sáng) > giảm đạm trong
nướcmưa nhưng vẫn nhiều nắng

.....
Chính thời điểm quang kì dài(ngày dài) và việc tạo sock cho cây lại thêm phân bón ít đạm giàu Lân + Kali là điều kiện không thích hợp cho sự sinh trưởng do đó cây mai sẽ chuyển sang sinh thực tạo nụ đồng loạt và dày đặc. Nên thực hiện vào tháng 5, tháng 6 âm lịch để tháng 7 còn đón đợt đọt non mang nụ và lá mới cực mạnh. Sự kìm hãm cho mai không bị nở sớm là nhờ vào đợt lá tháng 7 này khi mà các lá từ sau tết đến tháng 5 đã quá giả không trụ nổi đến cuối năm.
Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp
sau cũng mang lại kết quả cũng mỹ mãn cây kết rất nhiều nụ đồng loạt.
- Cách 1: Chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ ví dụ như: 24D... pha loãng 10-12 lần liều lượng
hướng dẫn trên bao bì phun ướt toàn bộ cây. Lá non sẽ cằn lại không phát triển được. năng lượng bị buộc chuyển sang
kết nụ đồng loạt để giải phóng năng lượng.
-Cách 2: Dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ như: CCC....
Nhưng những cách tạo sock bất đắc dĩ này chỉ áp dụng đối với cây khoẻ mạnh mà sinh trưởng lạc điệu.Để vớt vát,chữa cháy cho mùa 1 hoa tết và tích luỹ kinh nghiệm chăm bón cho các mùa tết sau hợp lý hơn thôi. Điều dễ hiểu là cái gì tự nhiên sẽ tốt và thọ hơn. Còn những cây không khoẻ hay bệnh...thì không nên vì làm như vậy có thể cây sẽ càng suy hoặc ..chết luôn. Do tôi trồng mai khắp khuôn viên sân nhà, đường đi, bờ đê, ranh giới ruộng với ngưởi
khác..khoảng trên dưới 10.000 cây vừa nguyên thuỷ vừa mai ghép vì đam mê không nhằm mục đích thương mại. Cũng bởi số lượng quá nhiều nên tôi phải dùng hoá chất để xử lý như trên rất thành công.


Bài này có sử dụng tài liệu HẠ CHÍ của WIKIPEDIA và tổng hợp từ nhiều nguồn báo Cây cảnh, các buổi họp mặt nông dân trồng mai, kinh nghiệm của nhiều tác giả có bài viết hay trên các diễn đàng, báo mạng..để chia sẽ cùng những người có cùng niềm đam mê với cây mai vàng giống như tôi. Chúc mọi người thành công !!

Bài viết có tổng hợp lại thông tin từ chủ đề : http://agriviet.com/home/threads/85481-Cham-soc-cay-mai-trong-chau
 


Last edited by a moderator:
Xin hỏi bác minhmaivang rằng :
các kĩ thuật bác đã nêu trên từ chăm sóc cho sinh khối cây mai đến tạo sock bằng cơ học ..hóa chất..và kĩ thuật bón phân, tỉ lệ phân bón v..v. rất là đặc sắc
Các kĩ thuật này bác tự ngiên cứu hay chỉ là lập lại để phổ biến cách làm của ai ?
 


facebook : ngọn cỏ ngọt CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỎ CUNG CẤP THỎ

Mai vàng khoe sắc
tết đến muôn nơi
đất nước con người việt nam
hạnh phúc đầy tràng
gia gia đình đình hạnh phúc muôn ngời.
 
Xin hỏi bác minhmaivang rằng :
các kĩ thuật bác đã nêu trên từ chăm sóc cho sinh khối cây mai đến tạo sock bằng cơ học ..hóa chất..và kĩ thuật bón phân, tỉ lệ phân bón v..v. rất là đặc sắc
Các kĩ thuật này bác tự ngiên cứu hay chỉ là lập lại để phổ biến cách làm của ai ?
Chào Bác Mục Tử!
Cũng phải trả giá rất nhiều từ " Nạn nhân " trước khi muốn có được kỹ thuật của các " Nghệ Nhân " . Do có niềm đam mê đặc biệt với loài mai vảng nên tôi thường lang thang khắp nơi vừa săn tìm những cây và giống mới bổ sung cho vườn mai của mình kết hợp trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây. Mỗi khi có được thông tin về chủ nhân các nghệ nhân đoạt giải cao tại các hội hoa xuân tôi cũng tìm cách tham quan học hỏi thêm kiến thức. Rồi trao đổi nhóm, ý kiến của các bậc tiền bói, thu thập trên mạng...Cũng như là thành viên của các lớp chuyên về chăm sóc câ Mai Vàng, Bonsai của trường nghệ thuật Thanh Tâm và thỉnh thoảng tham gia các buổi hội thảo về Mai Vàng nhiều nơi để tích luỹ thêm kinh nghiệm. Bác Mục thấy đấy thế hệ của chúng ta nếu đã từng tự chăm sóc mai vàng vào thời điểm bao cấp thì muốn có được kiến thức rất khó không dễ như ngày nay. Nhà vườn họ không truyền đạt hết mà chỉ nói qua loa. Ngày nay những người thích chàm sóc mai vàng chỉ cần lên mạng ENTER một cái đã có hàng trăm kết quả, nhưng thực tiễn không phải cái nào cũng đúng hết. Bản thân tôi cũng vậy ngoài những kiến thức mình học ( nông học )cũng phải tích luỹ thêm kinh nghiệm từ nhiều hướng và thực nghiệm nếu thấy có kết quả mới dám trao đổi để mọi người cùng chia sẽ. Giống như Bác Mục đã chia sẽ rất nhiều kỹ thuật rất bổ ích cùng mọi người trên diễn đàn này.
 
Trước hết xin cảm ơn bác minhmaivang đã có những bài viết rất bổ ít cho những người mới chơi mai, ko biết nick minhmaivang có phải là Mục-Tử ko ạ, cháu thấy cách thức trồng và chăm sóc cũng như bón phân rất là chi tiết y như những bài mà bác Mục-Tử đã viết, ví dụ như ngâm phân Dynamic với NPK giống nhau y chang đến từng gram phân " 6gr NPK + 10gr Dynamic pha 10 lít nước......cách bón phân LÂN...cách tạo sock để cây ra nụ nhiều" ....V/V.......

Cháu xin mạn phép có ý kiến.
1> Nếu là bác Mục-Tử thì cháu nghĩ bác lấy nick củ để viết bài mới thì mức độ uy tín của những bài viết sẽ hay hơn là tạo nick mới, hay có lý do nào khác mà cháu ko biết thì xin bác giải thích, chỉ dẫn thêm cho cháu ạ.
2> Nếu nick minhmaivang ko phải là Mục-Tử vậy thì minhmaivang là ai......mà sao tất cả những cách thức chăm sóc... bón phân...cho cây mai lại "GIỐNG Y CHANG 100% " của bác Mục-Tử....vì từ nào đến giờ cháu chưa thấy nhà vườn nào lại có công thức "GIỐNG NHAU" đến từ chất trồng...bón phân...xiết nước.
Trong khi cả 2 bác đều ở 2 nơi khác nhau, ko quen nhau sau lại có cách chăm sóc giống nhau như vậy ?????
Cháu chỉ nêu ý kiến chủ quang của cháu, nếu có gì sai sót mong các bác thứ lỗi.
 
Tôi cũng thấy kì quá..bất ngờ lại có 1 bản sao các hiểu biết của tôi ở đây…

Cây mai chỉ là 1 cây cảnh…nó không phải là cây lương thực…nên không đưa vào sách giáo khoa…vì thế không có 1 công thức chung nào cho cây mai cả
Do đó mỗi người có cách chăm sóc khác nhau. Do họ tự tìm hiểu ra

Các sách của các tác giả khác nhau viết về trồng mai.. viết rất kĩ về các kĩ thuật tháp ghép chăm sóc ( tạo dưỡng) nhưng lại viết rất chung về phân bón..vì chưa ai dám khẳng định 1 công thức nào là tối ưu..
Các nhà trồng mai kì cựu nếu giao lưu với nhau họ cũng chỉ giao lưu về kĩ thuật tạo tác,Tạo dưỡng về cách tìm thêm “đầu ra” cho sản phẩm của mình…
về phân bón mỗi người mỗi khác do đó họ ít bàn để tránh tranh luận mích lòng
do đó có sự giống nhau 100% về cách chăm sóc mai làm tôi rất… kinh ngạc

dù tôi đang ẩn dật…nhưng diễn đàn này có 1 người biết tôi…và bác ấy chỉ xuất hiện khi rất cần thiết

Tôi khẳng định lại với các bác Tôi chỉ có mấy nick sau đây : Mục Tử…Phụng Điên…Thiên Thu…Hoa Phượng…Hoa Ngiêm…Vi…Lão Vi…Bình Minh

Tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi… Tôi không hề bán mai…tôi chỉ có đi mua thêm mai, mà phải là mai đẹp thôi
 
Last edited by a moderator:
minhmaivang và Mục Tử là 2 người hoàn toàn khác Bác GACHOIMAI ạ, tôi xin giới thiệu năm nay tôi 62 tuổi, Người Đồng Tháp, tôi là nông dân chính hiệu, trước năm 1975 tôi theo học nghành nông nghiệp để phục vụ cho trang trại của mình. Tôi không trồng mai để kinh doanh mà chỉ vì đam mê thôi ( Còn kinh tế của tôi chủ yếu là trang trại cá và trồng lúa ).
Về vấn đề chăm sóc mai vàng ngày nay và trước kia có sự thay đổi rất nhiều. Và theo thời gian ngày càng hoàn thiện hơn. Ngày trước kinh nghiệm thì tôi chủ yếu là tự mài mò áp dụng rồi ghi chép......để rút kinh nghiệm. Nhưng về sau tôi nhận thấy nếu chỉ có bản thân mình thì không hoàn thiện tốt. Nên Tôi đã tham gia khoá học chăm sóc mai vàng, bonsai tại trường nghệ thuật Thanh Tâm và tham gia nhiều diễn đàn về cây mai vàng, thu thập thêm những điều mới trên mạng, sách báo, trao đổi nhóm cách chăm mai như trên thì các nhà vườn đã truyền đạt cho nhau từ lâu trong các buổi họp mặt chuyên đề của nông dân trồng mai với nhau không có gì mới cả.Tôi thì có nguyên tắc riêng là khi thực nghiệm có kết quả thì mới dám chia sẽ với mọi người. Trước  kia khi mới trồng mai tôi đã phải trả giá nhiều thất bại vì
chưa có kiến thức nên ngày nay
chi góp thêm một  phần nhỏ vào việc cùng mọi người trên diễn đàng này chia sẽ kinh nghiệm và bổ sung nếu có khiếm khuyết. Vì không ai tự mình mà giỏi được hay tự biết hết tất cả. ..
 
Last edited by a moderator:
Nhưng tôi chắc chắn rằng..các bài viết của bác là sao chép rồi tóm tắt các bài viết của tôi rải rác nằm trong 134 trang của topic “chăm sóc cây mai vàng trong chậu”
Và các bài khác trong chuyên đề mai vàng của diễn đàn cây cảnh VN với cái nick Bình Minh
Ai đã học cách chăm sóc mai của tôi…rất dễ nhận ra điều này
Đáng dơ hơn nữa là bác tự nhận đấy là kinh ngiệm của bác :

…. Đây là kinh nghiệm chăm sóc riêng mà tôi áp dụng đại trà cho đa số cây mình đang trồng cho có kết quả tốt nên chia sẽ cùng bác. Trên thực tế thì thật ra không có công thức bón phân nào là lý tưởng là đúng nhất cho mai vàng..vì mỗi cây là một cá thể sống riêng biệt.

Link : http://agriviet.com/home/threads/15...ham-soc-tot-o-giai-doan-dau-nam#ixzz2oJ1ZpE68

Nhất tự vi sư bán tự vi sư.. bác già rồi bác có hiểu được câu trên ?
Sở dĩ Tôi có nhiều nick trong diễn đàn này…vì tôi gặp 1 ma đầu…
ma đầu ấy bây giờ đã đi rồi
Bây giờ lại thêm 1 ma đầu cỡ bác nữa xuất hiện…rồi tiếm đoạt thì cũng ghê gớm thật cái nhân tình gian manh tráo trở của số người già như bác

--------

Lố bịch quá đi thôi…KTD nó điên rồi hay sao mà không xóa mất tiêu cái chủ đề đầy xảo trá này, của 1 ma đầu nữa đang xuất hiện
 

Last edited by a moderator:
Nói lại cho rõ.
Tôi không ngở sự việc đã đi quá xa khỏi mục đích kỹ thuật của diễn đản rồi Bác Mục Tử ạ ! Trên diễn đàn chính là nơi mọi người trao đổi kiến thức kỹ thuật bổ sung khiếm khuyết mình cỏn thiếu cũng như góp thêm kinh nghiệm cùng mọi người chia sẽ. Bác đã mất bình tĩnh : sở dỉ tôi dùng câu " đây là kinh nghiệm riêng " có nghĩa là không dám tự xảc định đó là điều chắc chắn đúng 100% đối với tất cả mà do tôi làm như vậy ở vườn của tôi thấy có kết quả tốt thì chia sẽ khi có người hỏi về nội dung này. Kiến thức và kinh nghiệm tôi nhận được từ nhiều hướng như tôi đã trình bày rất nhiều từ rất nhiều nguồn kể cả trên mạng. Nhưng do rất nhiều tác giả không kể đó là ai trong số đó có Bác Mục Tử với nhiều nick khác nhau. Trong các buổi thảo luận mọi người thấy cái nào tối ưu thì đem ra phân tích và lưu chép lại để bổ sung cái mình chưa tốt, có lẽ vì lý này mà Bác không vui sao. Không phải bác chia sẽ trên diễn đàn mà đó không xuất phát từ cái " Tâm " sao? Tôi đến với diễn đàn này là từ cái "Tâm", ngoài ra không vì mục đích nào cả. Mong Bác Mục Tử không nên quan tâm những vấn đề bên lề. Mục đích của diễn đàn này là trao đổi Kỹ Thuật nông nghiệp mà Bác. Bác là tượng đài của rất nhiều thành viên trong diễn đàn này và tôi mong nó sẽ mãi mãi là như vậy. Xin Bác đừng đánh mất nó nhé !
 
Last edited by a moderator:
Tôi khẳng định lại lập trường : tôi không cần làm tượng đài.đó là nguyên nhân mà tôi không mở đề tài nào thuộc chuyên đề cây mai vàng

Tôi chỉ cần phổ biến cách chăm sóc mai vàng đến các anh em .
1 Cách chăm sóc có phương pháp, có qui trình nhất là về phân bón. Chất kích thích, cách kích thích và nước tưới, bằng cách : trả lời từng câu hỏi của các anh em

Lí ra thì tôi tôi bỏ diễn đàn này lâu rồi..nhưng thấy topic "chăm sóc cây mai vàng trong chậu" của bác dovanlo mở ra..rồi bác dovanlo bỏ diễn đàn ra đi.
Tôi có thiện cảm với bác dovanlo nên ở lại duy trì cho topic đó sống đến hôm nay…là 1 cách để cảm ơn bác dovanlo vì những thiện cảm mà bác ấy đã dành cho tôi

Ngay cả trong sách viết về cây mai để bán kiếm tiền, người ta cũng chỉ viết rất chung chung…nhưng cuối cuốn sách, người ta vẫn phải ghi rõ ràng tham khảo và trích dẫn từ đâu..

Các tri thức và các thủ thuật áp dụng cho cây mai vàng của tôi có từ đâu thì tôi đã viết mấy lần rồi..:
Các hiểu biết về sinh học của cây mai, tôi học của Cô Mai Trần Ngọc Tiếng ( Tiến Sỹ) đã quá cố, kể cả về chất kích thích.
- Các hiểu biết về cách dùng Phân bón và tỉ lệ phân bón mà cây trong chậu chịu đựng được..tôi học của Cụ Hòang Đức Phương ( cựu viện trưởng nông lâm Huế)
-Thời gian khoảng cách để tưới phân loãng là học của Bác Bảy Thới ( Huỳnh Văn Thới)
-Thay đất tháng 4 để kích mai kết nụ là của Bác Năm Đông chủ vườn mai Thủ Đức
-dùng 2,4D liều nhẹ để kích thích cây cối là của báo Khoa học phổ thông
-dùng 2,4D để làm mai kết nụ là của của 1 cô gái trẻ nhắc nhở

tất cả tôi đã minh bạch giải trình nhiều lần rồi, tôi học trực tiếp của họ và họ hoàn toàn không có trên mạng

với tôi là không có lập lờ đánh lận con đen như bác :…học lỏm tất cả bài viết của tôi rồi mở topic… tự nhận là kinh ngiệm của mình
bác phải biết lịch sự về quyền của sở hữu tri thức
mở topic rồi hành động lập lờ như bác chỉ có ở kẻ gian xảo

KTD điều hành diễn đàn bằng cách nuôi giặc…tôi sẽ không tham gia diễn đàn này nữa khi nào mà topic của kẻ dối trá minhmaivang này không bị xóa đi
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục nên hiểu rõ:
Vì mọi người yêu thích chăm sóc cậy mai vàng như tôi và sự tôn trọng diễn đàn tôi khẳng định lập trường trước sau như 1 : " Tôi đến với diễn đàn này là từ cái "Tâm", ngoài ra không vì mục đích nào cả."
 
Sự việc đã như vầy cháu cũng có ý kiến như sau.

Nếu bác minhmaivang học được các kinh nghiệm chăm sóc mai từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có các diễn đàn...sách báo..., thì bác nên trích dẫn nguồn hoặc tên tác giả 1 cách cụ thể, bác ko nên tìm kiếm trên mạng rồi áp dụng cho riêng mình xong thì nói đây là kinh nghiệm của mình. Nếu bác quên thì bác có thể xin ý kiến rồi sao đó sửa lại bài bác đã đăng.

Bác Mục-Tử xin bác hãy bình tỉnh, cháu nghĩ bác KTD sẽ phân biệt được thật thật giả giả để có quyết định đúng.
 
Chào chú Minhmaivang, chú cho con hỏi đối với những cây mai kết nụ rất đều và nhiều nhưng kết nụ xong thì nó cứ nở không trụ lại được đến Tết thì mình dùng cách gì với những em mai khó ưa này ạh? Con bị 1 cây nguyên thủy cứ kết nụ xong thì nó nở không giữ lại được. Chú có cách gì hay chỉ giúp con với, con cám ơn chú nhiều.
 
- Đối với những cây này khi sử dụng phân cho nó Bác nên xem trong thành phần của nó nếu có sử dụng các kích thích tố thì không nên sử dụng. Tuy các chất kích thích tố giúp cây mai kết nụ nhiều và nhanh, nhưng nó sẽ lớn cũng nhanh và nở luôn vì chịu nhiều sự chi phối của kích thích tố này như: GA3, aNAA, bNOA...vi dụ Đầu trâu 701..
- Các cơn mưa bất chợt cuối năm sẽ làm mai nở sau đó. Bác nên chủ động phòng tránh triệt để sẽ tốt hơn là làm giảm bớt ảnh hường của các cơn mưa bất chợt mùa này. Sử dụng bao nilon loại lớn trùm kín cho cây từ trên xuống khỏi đáy chậu luôn không cho một giọt mưa nào có thể tiếp xúc với cây. Biện pháp tưới no nước trước mưa hay tưới rửa lá, tưới ngập chậu cũng làm giảm bớt viếc cây mai trổ bông sau đó nhưng không triệt để cây vẫn bị ảnh hưởng phần nào.
- Sương muối cũng làm cây nở hoa đấy, bác nên dùng rước tưới rửa bộ lá cho cây khi sáng sớm lúc mặt trời chưa mọc.
- Bộ lá không già cũng sẽ làm cây kết nụ rồi nở bông luôn. Vì không có lá già thì thiếu sự hiện diện chất ABA kháng sự căng nước cây sẽ trổ hoa ngay khi lớn.
- Không bấm cành trong thời điểm này làm cây dồn nhựa cho nụ phát tiển nhanh và nở luôn đẫy.
- Tượt non đâm ra mùa năy cũng là thủ phạm sinh ra kích thích tố Ga3, nó làm mất tác dụng chất kháng trổ bông ở lá già(ABA) nên cây cứ trổ bông khi trên cây dù có lá già lẫn mầm,tượt, lá non...hãy quan sát kỹ và loại bỏ khi nó mới nức mầm không cho nó kịp gặp ánh sáng mặt trời.
- Nếu lá sợ bộ lá quá già có thể rụng bất cứ lúc thì bác nên sử dụng phân qua lá 30-10-10 thật loãng 10-12 lần trên bao bì phun lúc trời mát ngày 2-3 lần. Khoảng 4-6 ngày thì lá sẽ xanh lại rõ rệt. Nếu chưa xanh thì phun thêm một đợt khoảng 3 ngày nữa rồi ngưng. kHông nên phun nồng độ cao cây sẽ đâm tượt mới thì hỏng hết. Ở đây ta chỉ cần lá còn xanh sẽ không bị rụng sẽ làm cây trổ bông kết hợp duy trì diệp lục tố để quang hợp tích thêm năng lượng cho cây khoẻ khi trổ bông và phát triển lại mạnh mẽ sau tết.
- Tưới gốc ít vừa đủ ẩm thôi nụ to cũng sẽ chậm phát triển lại một thời gian.
- Giăng lưới giảm nắng cũng nên vận dụng trong trường hợp này.
Chúc Bảc thành công !
 
Last edited by a moderator:
Tình trạng cây này của Bác giống của tôi. Tôi cũng có sử dụng 701 của cửa hàng hoa cảnh ở đường Thành thái người ta giới thiệu nói là nhiều bông lắm. Tôi phải xem lại
 
minhmaivang :…Do tôi trồng mai khắp khuôn viên sân nhà, đường đi, bờ đê, ranh giới ruộng với ngưởi
khác..khoảng trên dưới 10.000 cây vừa nguyên thuỷ vừa mai ghép vì đam mê không nhằm mục đích thương mại. Cũng bởi số lượng quá nhiều nên tôi phải dùng hoá chất để xử lý như trên rất thành công

Link : http://agriviet.com/home/threads/15...ham-soc-tot-o-giai-doan-dau-nam#ixzz2oUkn6qNP

minhmaivang:…Rồi trao đổi nhóm, ý kiến của các bậc tiền bói, thu thập trên mạng...Cũng như là thành viên của các lớp chuyên về chăm sóc câ Mai Vàng, Bonsai của trường nghệ thuật Thanh Tâm và thỉnh thoảng tham gia các buổi hội thảo về Mai Vàng nhiều nơi để tích luỹ thêm kinh nghiệm. Bác Mục thấy đấy thế hệ của chúng ta nếu đã từng tự chăm sóc mai vàng vào thời điểm bao cấp

Link : http://agriviet.com/home/threads/15...c-tot-o-giai-doan-dau-nam/page2#ixzz2oUlVN5ml


Bác ơi…bác khoe rằng bác đang có 10.000 cây mai…và bác trồng mai từ hồi bao cấp..học có trường lớp…có họp nhóm. Mà qua mấy chục năm bác không phát hiện được cái gì mới trong cách trồng cây mai sao ? bác chỉ lảm nhảm lập lại những cái mà lão mõ đã viết..
Bác có thấy Võ Minh Không : rất trẻ tuổi tham gia vào trồng mai cũng đã phát hiện : 701 nuôi nụ thần tốc ( tôi đã thực ngiệm điều này rồi)

Mấy chục năm trồng mai, năm nay bác 62 tuổi…đang có trong tay 10 ngàn cây mai. Mà chỉ biết lập lại cái gì của tôi đã viết…bác không tìm thấy thấy điều gì trong trong mấy chục năm trồng mai? Ngoài cái lập lại như con vẹt cái đã tìm thấy trên google ?

Bất chợt tôi nhận thấy bác là 1 nhân vật đặc biệt dễ thương và rất thú vị nhất trong năm
Bác viết thêm nữa đi
 
Last edited by a moderator:
- Đối với những cây này khi sử dụng phân cho nó Bác nên xem trong thành phần của nó nếu có sử dụng các kích thích tố thì không nên sử dụng. Tuy các chất kích thích tố giúp cây mai kết nụ nhiều và nhanh, nhưng nó sẽ lớn cũng nhanh và nở luôn vì chịu nhiều sự chi phối của kích thích tố này như: GA3, aNAA, bNOA...vi dụ Đầu trâu 701..
- Các cơn mưa bất chợt cuối năm sẽ làm mai nở sau đó. Bác nên chủ động phòng tránh triệt để sẽ tốt hơn là làm giảm bớt ảnh hường của các cơn mưa bất chợt mùa này. Sử dụng bao nilon loại lớn trùm kín cho cây từ trên xuống khỏi đáy chậu luôn không cho một giọt mưa nào có thể tiếp xúc với cây. Biện pháp tưới no nước trước mưa hay tưới rửa lá, tưới ngập chậu cũng làm giảm bớt viếc cây mai trổ bông sau đó nhưng không triệt để cây vẫn bị ảnh hưởng phần nào.
- Sương muối cũng làm cây nở hoa đấy, bác nên dùng rước tưới rửa bộ lá cho cây khi sáng sớm lúc mặt trời chưa mọc.
- Bộ lá không già cũng sẽ làm cây kết nụ rồi nở bông luôn. Vì không có lá già thì thiếu sự hiện diện chất ABA kháng sự căng nước cây sẽ trổ hoa ngay khi lớn.
- Không bấm cành trong thời điểm này làm cây dồn nhựa cho nụ phát tiển nhanh và nở luôn đẫy.
- Tượt non đâm ra mùa năy cũng là thủ phạm sinh ra kích thích tố Ga3, nó làm mất tác dụng chất kháng trổ bông ở lá già(ABA) nên cây cứ trổ bông khi trên cây dù có lá già lẫn mầm,tượt, lá non...hãy quan sát kỹ và loại bỏ khi nó mới nức mầm không cho nó kịp gặp ánh sáng mặt trời.
- Nếu lá sợ bộ lá quá già có thể rụng bất cứ lúc thì bác nên sử dụng phân qua lá 30-10-10 thật loãng 10-12 lần trên bao bì phun lúc trời mát ngày 2-3 lần. Khoảng 4-6 ngày thì lá sẽ xanh lại rõ rệt. Nếu chưa xanh thì phun thêm một đợt khoảng 3 ngày nữa rồi ngưng. kHông nên phun nồng độ cao cây sẽ đâm tượt mới thì hỏng hết. Ở đây ta chỉ cần lá còn xanh sẽ không bị rụng sẽ làm cây trổ bông kết hợp duy trì diệp lục tố để quang hợp tích thêm năng lượng cho cây khoẻ khi trổ bông và phát triển lại mạnh mẽ sau tết.
- Tưới gốc ít vừa đủ ẩm thôi nụ to cũng sẽ chậm phát triển lại một thời gian.
- Giăng lưới giảm nắng cũng nên vận dụng trong trường hợp này.
Chúc Bảc thành công !
Những điều này con biết qua Bác Mục Tử dạy cho con hết rồi chú Minhmaivang ơi. Con cũng làm đủ mọi cách như trên nhưng vẫn không kềm được nụ nở: không lạm dụng chất kích thích, con sử dụng đến tháng 5 rồi ngưng, cũng siết nước thời điểm tháng 6 để cây sốc và kết nụ, cũng tưới phân pha loãng, từ tháng 10al bắt đầu kiểm soát lá non không cho bung thành tược, hãm lá để lá già chút nhằm kềm giữ nụ, tưới rửa lá trước và sau mỗi khi trời mưa... chỉ có trùm bọc nilong thì chưa làm thôi vì cây hơi lớn, nhưng con nghĩ nhà vườn lớn như chú mà trùm bọc nilong các cây lại khi trời chuyển mưa là chuyện không thể phải không chú? Các cây khác thì không nở hoặc nở chút ít, còn đối với cây này nút nụ nào lớn thì nó bung bông luôn, chú có cách nào mới không chỉ con với, con lê la nhiều diễn đàn hướng dẫn trồng Mai rồi mà vẫn không tìm ra được cách nào khác ngoài những cách ở trên hết. Cứu con với chú Minhmaivang ơi, cây này con hứa đem cho má vợ con chơi mà tình trạng kiểu này ê mặt lắm chú ơi.
 
Lố bịch quá đi thôi…KTD nó điên rồi hay sao mà không xóa mất tiêu cái chủ đề đầy xảo trá này, của 1 ma đầu nữa đang xuất hiện

Với Agriviet thì Bác Mục là thành viên có nhiều đóng góp nhất !!!! Là thành viên sáng lập Agriviet và luôn được ưu tiên. Mong bác hiểu và thông cảm .... con không bị điên ... chỉ bị Stress thôi :7^: .

Tuy nhiên xét về bài viết này, chủ nhân bài viết đã khẳng định là đi cóp nhặt khắp nơi và ở trên internet (có cả bài của bác Mục Tử) thì điều này là tuy sai nhưng phải chấp nhận. Luật DMCA (Digital Millennium Copyright Act) cũng chỉ áp dụng được duy nhất ở US, các quốc gia khác trên thế giới đều không theo , người dùng nên ghi rõ nguồn copy khi đăng tin để thể hiện văn hóa trên internet. Ở website Agriviet luôn bắt trích dẫn nguồn gốc copy.
Một số Website khác ăn cắp bài từ Agriviet một cách công khai nhưng không ghi nguồn mà chúng ta cũng không thể làm gì được , nếu bài này bị xóa cũng không giải thích được gì .

BQT website đề xuất hướng giải quyết hợp lý như sau :

1/ BQT Website sẽ chỉnh sửa bài đầu tiên theo hướng ghi rõ nguồn copy.
2/ Các thành viên khác chú ý khi đăng bài nhớ trích rõ nguồn để tránh rắc rối về sau.
 
- Con có cây mai bình định bông 8 cánh .Cây này năm nào cũng bị ra bông lác đác . Tháng 7-8 1 đợt , rồi tháng 9-10 1 đợt , Bác Minhmaivang chỉ cách khắc phục tình trạng trên cho cây mai bình định của con đc ko ?

- Con có 2 thùng bánh dầu , 1 thùng thì lên mùi giống công ty TriBat , còn 1 thùng thì thúi quắc , bác chỉ cho con khắc phục thùng này với

- Đầu tháng 12/2013 con có mua 1 cây mai giảo thủ đức , khi nào thì cho vào chậu để chưng tết giáp ngọ đc vậy bác
- Con ko biết up hình bác chỉ cho con đc ko?
Cám ơn bác Minhmaivang
 
BQT website đề xuất hướng giải quyết hợp lý như sau :

1/ BQT Website sẽ chỉnh sửa bài đầu tiên theo hướng ghi rõ nguồn copy.
2/ Các thành viên khác chú ý khi đăng bài nhớ trích rõ nguồn để tránh rắc rối về sau.

ĐÂY LÀ PHẦN BÁC KTD ĐÃ CHỈNH SỬA :

Bài viết có tổng hợp lại thông tin từ chủ đề : http://agriviet.com/home/threads/854...mai-trong-chau
Sau cơn mưa trời đã sáng trở lại, mong rằng việc này sẽ ko xảy ra nữa.
Xin cảm ơn các bác và xin chúc các bác GIÁNG SINH AN LÀNH & HẠNH PHÚC.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top