kinh nghiệm thực tiễn về trồng rừng

xin chào mọi người trên diễn đàn,em năm nay 24 tuổi hiện đang còn là sinh viên và rất yêu thích nông nghiệp,em ở gia lai ngày trước rừng còn nhiều nhưng giờ thì gỗ quí gần như là không còn nữa rồi vậy nên em muốn trồng 1 số cây gỗ ở địa phương để làm cửa để dành và lưu giữ những cây gỗ quí của địa phương.tình hình của em như sau:
-nhà em đang có 7ha đất đồi dốc <10o.đất ở nửa trên đào xuống khoảng 50cm thì có sỏi nhưng k có đá đất ở chân đồi thì tầng đất dày >1m,toàn bộ là đất cát,trước đây khi khai hoang đất rừng cũng có nhiều cây rất to.nhà em đang cho thuê để người dân trồng mì
-tài chính và kiến thức gần như bằng không ngoài việc e biết 1 số cây gỗ do hồi nhỏ cũng có đi rừng
-em có thể tự ươm 1 số cây gỗ tại địa phương bằng cách nhờ người bạn vô rừng lấy hạt giống dùm.hiện tại em đang ươm được 500 cây sưa đỏ và đang tiếp tục ươm tiếp vì lần đầu thất bại do k biết ươm
-đất có điện và nước dồi dào vì bên kia đường là cánh đồng lúa và cách mương thủy lợi khoảng 100m nước quanh năm

Em có kế hoạch như sau:
1-ưu tiên 5ha trồng thuần cây sưa đỏ.diện tích còn lại em trồng :căm xe,hương,cẩm,gõ mật,cate,trắc(là những cây ở địa phương e có)và những cây khác như pơ mu,lát,mun...
2-em se ưu tiên những cây có thời gian thu hoạch là 20 năm
3-vì tài chính không có nên em sẽ tiến hành từ từ bằng cách:trồng thuần 5ha sưa đỏ 6x3m và hỗn giao tất cả các cây trên 6x3m nên vẫn cho thuê đất trồng mì được.sau 3 năm e trồng thêm 1 hàng nữa là 3x3m theo kiểu so le nhau.sau này thu hoạch hết 1/2 số cây trồng trước đó còn lại để cho con chau sau này thu hoạch hết 1/2 số cây trồng trước đó còn lại để cho con cháu
4-sau khi đã phu xanh đất em sẽ nuôi dê để lấy ngắn nuôi dài
Em có 1 số thắc mắc như sau:
1-có 1 số trang web viết cây sưa trồng đất tốt 3x3m đất xấu 2.5x2.5m sau đó tỉa đi 1/2 số cây và trồng 12năm là cho thu hoạch.vậy em chỉ chăm sóc 2 năm đầu cho cây sống rồi để tự nhiên thì sau 20 năm gỗ cho bao nhiêu cm lõi ạ và đất nhà em như vậy thì trồng qui cách như thế nào là được ạ.em tính trồng qui cách như trên có được không ạ
2-em thấy cây căm xe giác rất ít,cây có dk 20cm thì lõi đã 15-16cm rồi vậy cây căm xe và các cây còn lại thời gian thu hoạch là bao nhiêu năm ạ?
3-diện tích trồng hôn giao trồng ntn và tỉa bớt cây ntn ạ?

--------

ở chỗ em sưa đỏ đang có trái,ACE nào có kinh nghiệm về thu hái và ươm trái sưa chỉ giúp e với ạ.em xin trân thành cảm ơn
 


Last edited:
Đã ba năm rồi, rừng của bskeu chắc lớn rồi. Rảnh thì post cái ảnh rừng gỗ lát hoa cho mình tham khảo với. Mình đang chuẩn bị tháng 6 năm sau sẽ trồng lát hoa. 2 ngìn cây giống đang ươm bầu lớn. Mình thấy lát và xoan trồng rừng chậm lớn lắm, nó không nhanh lớn như trồng quanh nhà ở đâu
Cũng còn sơ xài lắm a. Lát thì trồng ở nhà đất tốt ẩm cây len nhanh. Còn trồng trong rẫy đất rẫy đát xấu, cỏ dạ nh nén cũng chậm lớn. Sưa đỏ 3 năm xay bé nhất bằng lon bia rồi nhưng đất vườn ẩm quá nén cũng bị chết nhiều. Mình tính đi tính lại và tham quan nh nơi cuối cùng chọn tếch là cay chủ đạo. Mình mới trồng 7 ha tếch nhưng năm nay tay nguyên hạn hán quá xây còi và chết nhiều
A BSkeu có thể liên lạc với người bạn này thử xem hiện tại a này trồng được vài ha sưa đỏ hơn 8 tuổi và anh bán cây trồng bóng mát, và a ấy cũng có 1 vườn ươn tại gia. anh này tên Cường ĐT 0127 867 1779, a này vui vẻ có thể giúp a BSkeu được, gì a này ở AN KHÊ GIA LAI. chào a BSkeu nha
Cảm ơn bạn nhiều.
 


Cây sưa trồng vùng đất đỏ hay bị thối rễ mà chết và cũng lớn chậm lắm. Đất cát vùng đồng bằng lớn cực nhanh. Mình đã thử nghiệm rồi. Cây lát hoa thì ưu thích đất đỏ bazan. Nơi mình đang ở có rất nhiều người thu hoạch lát hoa. Họ là cán bộ di cư cách đây 20-30 năm về trước đã từng trồng, vì trông gần nhà nên phải trên chục triệu mỗi cây, phải nói rằng gỗ cực kì đẹp luôn. Trồng trong rừng từng ấy năm thì nhỏ hơn nhưng bù lại vân lại đẹp hơn trông quanh nhà. Bạn trồng tếch chắc cũng tầm ấy năm mới cho thu hoạch mà trồng nhiều thế
 
C. Đất cát vùng đồng bằng lớn cực nhanh. Mình đã thử nghiệm rồi. Cây lát hoa thì ưu thích đất đỏ bazan.
Xin đồng ý với khẳng định này của anh giang, chỗ em , cam ranh đất cát không hà. trồng sưa 10 tuổi đã có DK 25-30cm (hoành 70-90) thấy có người tới hỏi mua được 7tr/cây. Cũng có thể là trồng hàng rào ít cạnh tranh nhưng tính ra 10 năm mà có dk 20-30 là lớn quá nhanh.

Còn lát hoa chỉ cần đất tốt là lớn rất nhánh ( đất mùn, giàu dinh dưỡng ) , nhà em trồng mấy cây mới 10 năm đã có dk 30-40cm. cũng có thể là có phân heo gà tùm lum, nhưng mà 10 năm vậy cũng thấy ham
 
Còn lát hoa chỉ cần đất tốt là lớn rất nhánh ( đất mùn, giàu dinh dưỡng ) , nhà em trồng mấy cây mới 10 năm đã có dk 30-40cm. cũng có thể là có phân heo gà tùm lum, nhưng mà 10 năm vậy cũng thấy ham
Mình cũng trồng vài cây lát ở quê mình(đất cát) thấy nó lớn nhanh như xoan đâu. Nơi bạn có hay bị bão không. Lát của mình gần chục năm bị bão làm đổ thành ra không ai dám trồng. Trên miền núi thì vô tư không lo bão táp
 
Trước năm 1975, cũng đã có người trồng lát hoa
ở đồng bằng sông Hồng. Nó lên rất nhanh, rất to,
nhưng khi mới hơn một gang tay đường kính, chủ
đã đốn xuống, vì nghĩ rằng nó cũng như Xoan ta.
Không ngờ, chất gỗ nó không bằng gỗ Xoan.

Lát ngoài bắc, tôi thường xẻ ở bắc Bắc Kạn, nam
Cao Bằng, thì khá đẹp, nhưng gỗ lát Lai Châu thì
còn đẹp hơn. Nguyên do là nó mọc trên núi đá,
vừa cằn cỗi vừa lạnh lẽo, nên chậm lớn. Chất gỗ
thì cứng, còn vân thì không thể nào trồng ở đất
tốt lại có thể có được.

Từ xưa, kỹ sư trồng rừng của chính phủ đã trồng,
chỉ trồng những cây vốn mọc ở rừng của mình thôi,
chứ không trồng những cây vốn mọc ở nơi xa. Trồng
cây xứ người chỉ làm khi thừa vốn, muốn mạo hiểm
thí nghiệm coi sao.
 
Trước năm 1975, cũng đã có người trồng lát hoa
ở đồng bằng sông Hồng. Nó lên rất nhanh, rất to,
nhưng khi mới hơn một gang tay đường kính, chủ
đã đốn xuống, vì nghĩ rằng nó cũng như Xoan ta.
Không ngờ, chất gỗ nó không bằng gỗ Xoan.

Lát ngoài bắc, tôi thường xẻ ở bắc Bắc Kạn, nam
Cao Bằng, thì khá đẹp, nhưng gỗ lát Lai Châu thì
còn đẹp hơn. Nguyên do là nó mọc trên núi đá,
vừa cằn cỗi vừa lạnh lẽo, nên chậm lớn. Chất gỗ
thì cứng, còn vân thì không thể nào trồng ở đất
tốt lại có thể có được.

Từ xưa, kỹ sư trồng rừng của chính phủ đã trồng,
chỉ trồng những cây vốn mọc ở rừng của mình thôi,
chứ không trồng những cây vốn mọc ở nơi xa. Trồng
cây xứ người chỉ làm khi thừa vốn, muốn mạo hiểm
thí nghiệm coi sao.
Gỗ lát dưới 15 tuổi chỉ có làm củi thôi
 
30 tuổi thì đóng chuồng gà.
Con thì chỉ trồng sưu tầm và nghiên cứu . Đang thử nghiệm theo kiểu " tăng giá trị gia tăng " chứ không trồng theo phong cách thông thường là trồng nhiều rồi bán . Con đang nghiên cứu và trồng theo kiểu : để cây có vân đẹp hơn hoặc khi xẻ gỗ thì có vân khác thường . Nhưng chắc phải đánh đ ổi cả đời con.
 
Đề tài này rất hay.

Tôi vốn là thợ xẻ và thợ mộc ở nông thôn.
Tôi đã từng lên Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn
xẻ gỗ, vào tận rừng sâu, xẻ gỗ cho bà con
người Tày, trong đó có gỗ Lát. Bà con xẻ
gỗ Lát làm áo quan. Tôi hỏi, vì sao bà con
chọn gỗ tốt nhất đắt nhất làm áo quan, thì
câu trả lời là: Cả cuộc đời làm lụng vất
vả, lúc chết có cái áo quan gỗ lát thì cũng
xứng đáng thôi.

Trong các gỗ quý miền bắc, chỉ có gỗ Lát
là có vân đẹp. Những cây gỗ tôi xẻ, và
những mảnh gỗ ván đẹp bán ở Hà Nội lúc ấy
(năm 1972 - 1975) thì chỉ có gỗ Lát, và
gỗ lát chừng trăm tuổi. Rất hiếm tôi được
thấy Lát non. Bà con nói, gỗ Lát nếu không
trăm tuổi, cũng phải Sáu Bảy chục tuổi thì
mới tốt. Gỗ Lát nhà nước đã trồng thành
rừng từ trước đó, nhưng chưa đủ tuổi chặt
xuống.

Tôi hỏi nhiều người, làm sao cho gỗ có vân
đẹp, thì có người nói là do có cành mọc
từ lúc cây còn non, rồi sau đó cây lớn già
đi, cành đó đã tiêu biến đi, chỉ còn lại
thớ xoắn trong gỗ. Có người nói, gốc cây
bị va chạm, vết thương lành lại, làm nên
thớ xoắn. Có người nói, cây già trăm năm
thì gốc ắt có thớ xoắn. Càng lên cao, thớ
xoắn càng bớt đi, và oải thẳng ra. Nếu cây
có cành thấp, thì quanh cành đó thớ gỗ xoắn.
Kinh nghiệm thợ xẻ của tôi cho thấy, những
lý thuyết đó đều đúng cả. Cũng vì thế, nếu
trồng được cây gỗ tốt, to, nây đều, thẳng,
thì không có thớ gỗ xoắn, và chỉ có thể có
thớ gỗ xoắn khi trăm tuổi hay hơn mà thôi.

Một kinh nghiệm nữa là, thớ gỗ xoắn chỉ thể
hiện khi xẻ gỗ xuyên qua tâm gỗ. Trong thực
tế, người ta xẻ gỗ không xuyên qua tâm cây
gỗ, nên rất ít thấy được vân gỗ. Cách xẻ
xuyên tâm này, chỉ để làm thùng đựng chượp
nước mắm mà thôi, vì tốn gỗ lắm, và không
được tấm ván to. Thùng đựngg chượp làm nước
mắm đòi hỏi chất gỗ đồng đều, nên các mảnh
ván không được to hơn 15cm. Vì yêu cầu xẻ
nhỏ như thế, nên có thể thực hiện được xẻ
đúng theo chiều xuyên tâm gỗ.

Đây là hình vẽ 2 cách xẻ gỗ. Cách 1 bên trái
là cách xẻ bình thường. Sau khi xẻ 4 bên cây
gỗ, thì được khối gỗ vuông bên trong, tùy
thích xẻ chiều nào cũng được. Xẻ được tấm ván
rất rộng mặt, nhưng chất gỗ tấm ván không đều,
vì có chỗ giữa gỗ, có chỗ gần ngoài. Cách 2
bên phải, thì sau khi xẻ 4 bên cây gỗ, còn xẻ
ra làm nhiều khối gỗ vuông bên trong, mà chiều
rộng của khối gỗ chỉ 15-17 cm thôi. Sau đó thì
xẻ những khối gỗ này ra những tấm ván chỉ rộng
15-17 cm chứ không thể rộng được hơn. Tuy tấm
ván không rộng, nhưng chất gỗ đồng đều. Hoặc
là toàn những chất gỗ cạnh, hay là toàn những
chất gỗ gần lõi, nhưng đặc sắc nhất ở chỗ,
chiều xẻ gỗ rất gần với chiều xẻ xuyên tâm
cây gỗ. Xẻ như thế này, nhất là xẻ tấm ván chỉ
12cm, thì có thể được vân rất đẹp, vì chia
nhỏ được ra nhiều khối gỗ hơn, xẻ ra gần đúng
chiều xuyên tâm gỗ hơn.

5664bc5ae68cf.jpg
 
Đề tài này rất hay.

Tôi vốn là thợ xẻ và thợ mộc ở nông thôn.
Tôi đã từng lên Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn
xẻ gỗ, vào tận rừng sâu, xẻ gỗ cho bà con
người Tày, trong đó có gỗ Lát. Bà con xẻ
gỗ Lát làm áo quan. Tôi hỏi, vì sao bà con
chọn gỗ tốt nhất đắt nhất làm áo quan, thì
câu trả lời là: Cả cuộc đời làm lụng vất
vả, lúc chết có cái áo quan gỗ lát thì cũng
xứng đáng thôi.

Trong các gỗ quý miền bắc, chỉ có gỗ Lát
là có vân đẹp. Những cây gỗ tôi xẻ, và
những mảnh gỗ ván đẹp bán ở Hà Nội lúc ấy
(năm 1972 - 1975) thì chỉ có gỗ Lát, và
gỗ lát chừng trăm tuổi. Rất hiếm tôi được
thấy Lát non. Bà con nói, gỗ Lát nếu không
trăm tuổi, cũng phải Sáu Bảy chục tuổi thì
mới tốt. Gỗ Lát nhà nước đã trồng thành
rừng từ trước đó, nhưng chưa đủ tuổi chặt
xuống.

Tôi hỏi nhiều người, làm sao cho gỗ có vân
đẹp, thì có người nói là do có cành mọc
từ lúc cây còn non, rồi sau đó cây lớn già
đi, cành đó đã tiêu biến đi, chỉ còn lại
thớ xoắn trong gỗ. Có người nói, gốc cây
bị va chạm, vết thương lành lại, làm nên
thớ xoắn. Có người nói, cây già trăm năm
thì gốc ắt có thớ xoắn. Càng lên cao, thớ
xoắn càng bớt đi, và oải thẳng ra. Nếu cây
có cành thấp, thì quanh cành đó thớ gỗ xoắn.
Kinh nghiệm thợ xẻ của tôi cho thấy, những
lý thuyết đó đều đúng cả. Cũng vì thế, nếu
trồng được cây gỗ tốt, to, nây đều, thẳng,
thì không có thớ gỗ xoắn, và chỉ có thể có
thớ gỗ xoắn khi trăm tuổi hay hơn mà thôi.

Một kinh nghiệm nữa là, thớ gỗ xoắn chỉ thể
hiện khi xẻ gỗ xuyên qua tâm gỗ. Trong thực
tế, người ta xẻ gỗ không xuyên qua tâm cây
gỗ, nên rất ít thấy được vân gỗ. Cách xẻ
xuyên tâm này, chỉ để làm thùng đựng chượp
nước mắm mà thôi, vì tốn gỗ lắm, và không
được tấm ván to. Thùng đựngg chượp làm nước
mắm đòi hỏi chất gỗ đồng đều, nên các mảnh
ván không được to hơn 15cm. Vì yêu cầu xẻ
nhỏ như thế, nên có thể thực hiện được xẻ
đúng theo chiều xuyên tâm gỗ.

Đây là hình vẽ 2 cách xẻ gỗ. Cách 1 bên trái
là cách xẻ bình thường. Sau khi xẻ 4 bên cây
gỗ, thì được khối gỗ vuông bên trong, tùy
thích xẻ chiều nào cũng được. Xẻ được tấm ván
rất rộng mặt, nhưng chất gỗ tấm ván không đều,
vì có chỗ giữa gỗ, có chỗ gần ngoài. Cách 2
bên phải, thì sau khi xẻ 4 bên cây gỗ, còn xẻ
ra làm nhiều khối gỗ vuông bên trong, mà chiều
rộng của khối gỗ chỉ 15-17 cm thôi. Sau đó thì
xẻ những khối gỗ này ra những tấm ván chỉ rộng
15-17 cm chứ không thể rộng được hơn. Tuy tấm
ván không rộng, nhưng chất gỗ đồng đều. Hoặc
là toàn những chất gỗ cạnh, hay là toàn những
chất gỗ gần lõi, nhưng đặc sắc nhất ở chỗ,
chiều xẻ gỗ rất gần với chiều xẻ xuyên tâm
cây gỗ. Xẻ như thế này, nhất là xẻ tấm ván chỉ
12cm, thì có thể được vân rất đẹp, vì chia
nhỏ được ra nhiều khối gỗ hơn, xẻ ra gần đúng
chiều xuyên tâm gỗ hơn.

5664bc5ae68cf.jpg
Kinh nghiệm của Bác đúng là cực kì quí giá / hy vọng 10 năm nữa con thử xẻ mẫu gỗ trồng thử nghiệm đầu tiên lúc đó Bác vẫn còn ở bên cạnh tụi con để hỗ trợ và chia sẻ thú vui nghiên cứu gỗ .
 
Cây lát hoa phân bó tự nhiên từ Bắc tỉnh Hà Tĩnh trở ra miền bắc. Hiện tại gỗ lát trong tự nhiên gần như không có ngoại trừ còn ít cây được bảo vệ. Lát hoa cũng có nhược điểm là dễ bị mục nếu để ngấm nước thường xuyên, hoặc trong môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên khá bền trong môi trường khô trong nhà. Không mối, mọt. Một đặc tính quý của gỗ này là vân rất đẹp(gần giống như bằng lăng cườm). Không biết thị hiếu của vùng khác như thế nào nhưng nơi tôi rất thích vân gỗ đẹp. Vì vậy gỗ lát rất được ưa chuộng.
Cơ quan tôi mới thanh lí 4 cây lát để giải phóng diện tích xây dựng nhà tầng với giá 80 triệu, người mua cũng trong cơ quan. Nhiều người cho rằng giá là quá rẻ. Những người đã trồng cây này khẳng định rằng khi họ trồng cây mới 1 năm tuổi và cho đến khi chặt cây cũng mới gần 30 năm. Khi hạ cây, và khi họ đóng đồ(tủ, bàn ghế) tôi cũng xem. Phần lõi chủ yếu màu đỏ, hồng, phần giác trắng hơn. Đặc biệt phần giác rất ít. Tuy nhiên phần giác khi đóng đồ thì vân gỗ lại rất sáng và đẹp không thua phần lõi( độ bền thì không tốt).
Một đặc điểm của gỗ lát khác gỗ thường là những chỗ thẳng đuột(không có phân cành lúc nhỏ) thì vẫn cho vân chun như thường.
 
Phần lõi chủ yếu màu đỏ, hồng, phần giác trắng hơn. Đặc biệt phần giác rất ít. Tuy nhiên phần giác khi đóng đồ thì vân gỗ lại rất sáng và đẹp không thua phần lõi( độ bền thì không tốt).
Một đặc điểm của gỗ lát khác gỗ thường là những chỗ thẳng đuột(không có phân cành lúc nhỏ) thì vẫn cho vân chun như thường.
Đồng ý với anh Giang. hôm trước em có ghé nhà 1 bác thợ gỗ, bác này chỉ vô cái bàn nói làm bằng gỗ lát rừng không biết bao nhiêu tuổi nhưng như anh nói, gỗ rất đẹp lõi không có nhiều nhưng giác màu sáng làm nổi vân gỗ rất đẹp. tuy so với các loại danh mộc thì có thể ko bằng, nhưng lát non <20tuổi khi so sánh với các loại gỗ tròn nguyên liệu khác là không chê vào đâu được.
Về giá trị, theo thực tế em biết, cây lát hoa non 15 tuổi cũng mua đươc với giá 4-5tr/m3. Già hơn thì giá còn cao hơn nữa, đó là theo em biết, còn theo báo chí thì giá gỗ lát trên 20tuổi cũng khá cao:

http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20100510/rung-lat-hoa-o-lang-muong/377904.html
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/229872/doi-lat-hoa-trieu-do-cua-vi-thanh-hoang-song.html

có thể bài báo thổi phồng 1 xíu, nhưng so với thực tế thì gỗ lát có giá trị kinh tế cao >4tr/m3. thời gian thu cũng ngắn 15-20 tuổi là có gỗ /cây tương đối nhiều rồi.

Chỗ em trồng lát khá ok anh ạ, vì bão ít, mà nhà em trồng trong vườn kính gió, cây hỗn loại cũng tương đối nhiều nên ko bị mưa gió ảnh hưởng nhiều.
 
có thể bài báo thổi phồng 1 xíu, nhưng so với thực tế thì gỗ lát có giá trị kinh tế cao >4tr/m3. thời gian thu cũng ngắn 15-20 tuổi là có gỗ /cây tương đối nhiều rồi.

Chỗ em trồng lát khá ok anh ạ, vì bão ít, mà nhà em trồng trong vườn kính gió, cây hỗn loại cũng tương đối nhiều nên ko bị mưa gió ảnh hưởng nhiều.
Mình quan sát thì thấy thế này: Nếu Gió lớn mà không mưa thì giỏi lắm làm gãy cành. Gió kết hợp với mưa làm lay gốc nên cây dễ đổ. Đặc biệt vùng đất bị ngập khi có mưa thì cây hay bị đổ vì bão.
Giờ gỗ khan hiếm nên người ta còn đóng bàn gế bằng gỗ xoan nói chi đến lát hoa. Hôm vừa rồi cùng ngồi uống trà với mấy bác về hưu từng trồng lát. Mình cũng trình bày băn khăn về trồng cây lâu năm. Mấy bác phán thế này đã trồng cây lâu năm thì không được phép trồng chờ vào nó. Tuy nhiên vẫn phải bảo vệ. Mà nếu có thu hoạch thì chỉ có giàu trở lên.
 
. Mình cũng trình bày băn khăn về trồng cây lâu năm. Mấy bác phán thế này đã trồng cây lâu năm thì không được phép trồng chờ vào nó. Tuy nhiên vẫn phải bảo vệ. Mà nếu có thu hoạch thì chỉ có giàu trở lên.
Về vấn đề trồng rừng lâu năm, em cũng có suy nghĩ giống anh, mà hình như ko chỉ có anh em mình, mà nhiều người cũng nghĩ vậy. Rồi cũng có người mày mò ra cách lấy ngắn nuôi dài rất đa dạng, để thu từ rừng. Em có đọc ít tài liệu của ông người Úc này, ổng có cách rút ngắn tuổi khai thác của rừng rất hay, và đã làm trên 30 năm....đáng để suy ngẫm học hỏi:

thông tin về trồng rừng hỗn loài đã qua thực nghiệm trên 30 năm tại Australia,(khí hậu bang NSW, và Queenland tương đối giống VN), các loài cây trong dự án này hầu hết có thể trồng ở VN:
http://www.mitchellsforestfarming.com.au

Về ý tưởng của ông này em có lần diễn giải trong forum rồi....

"Hầu hết người trồng sao đen đều tâm niệm "cha trồng con hưởng" "trồng cho con cháu" "trồng để dưỡng già"...vv vì thời gian thành thục công nghệ của sao đen là >25+ năm ( cay sao đen tăng trưởng trung bình năm là 1.2-1.8cm Đường kính) vậy sau 25-40 năm mới thành thục công nghệ. Ở đồng nai, Sao đen được trồng thành rừng để khai thác khá nhiều, trung bình là 1 ha trồng 500cây (3mx6m). thời gian thu hoạch ở đồng nai trung bình là 30 năm.

Nếu đứng trên góc độ kinh tế, nếu có đất làm lâm nghiệp, trồng rừng thuần loài là lựa chọn ko tối ưu, vì khoản đầu tư trên 20 năm là khoản đâu tư mạo hiểm.

nếu được chọn, tôi sẽ chọn trồng rừng hỗn loại, tức là trong đó có cả cây mọc nhanh lẫn mọc chậm, cây cho gỗ quý cũng như gỗ thường,,,để thông qua cách đó, kéo rút ngắn chu kỳ kinh doanh xuống chỉ còn 7-30 năm.
ví dụ, tôi chọn trồng xoan ta, xoan đào, xà cừ, lát hoa, muồng đen, sao đen...xoan ta và xoan đào có thể khai thác lúc 7-12 tuổi, xà cừ có thể khai thác từ 15-20 tuổi, muồng đen và lát hoa khai thác lúc 20-30 tuổi, sau đó khai thác sao đen, sưa,trăc hương. mỗi loại cây bạn làm 1 hàng (mật độ 3x3 -3x4 tùy vào độ màu mỡ của đất). 1 ha chỉ cần 5-10 hàng cứ tới tuổi khai thác thì chặt trồng cây con xen vào, bạn vừa tái quay vòng vốn nhanh, vừa giữ được độ ẫm đất, vừa có thể giảm sâu bênh, công chăm sóc , cây hỗn loài có xu hướng vươn cao đón sáng nên hầu hết cây sẽ có thân gỗ dài tròn tự nhiên rất đẹp và giá trị. Thêm nữa vì rừng hỗn loài thường lớn nhanh hơn đơn loài, (mỗi loại có cách phân bố rể để cạnh tranh dinh dưỡng khác nhau)..."

Cốt lõi ở đây là các loại cây này sẽ phân bổ tài nguyên đất tối ưu nhất. Ví dụ, Xà cừ rễ cọc sẽ chiếm dinh dưỡng ở tầng đất rất sâu. Xoan ta, xoan đào, lát úc có bộ rễ hút dinh dưỡng bề mặt,,,nên ko cạnh tranh với xà cừ, và hấp thu phân hưu cơ tư bề mặt hiệu quả hơn...
 


Back
Top