Kinh nghiệm trồng rau mầm

Thời gian qua, vấn đề rau sạch đã và đang là đề tài rất sôi nổi mà mỗi thành viên đều quan tâm. Bạn có thể dừng mua xe, tạm hoãn kế hoạch xây nhà hay thay đổi quyết định mua quần áo nhưng bạn không thể không ăn uống được. Vấn đề lương thực thực phẩm là quan trọng nhất "có thực mới vực được đạo" nên trên hết, vấn đề ăn uống luôn được đặc lên hàng đầu. Và khi đó thực phẩm "sạch" và tốt cho sức khoẻ trở nên "nóng bỏng" nhất.
Khi đặt topic này Ngaytrovellcd cũng nhận thấy có rất nhiều chủ đề tương tự. Và khi đọc qua môt lượt, Ngaytrovllcd vẫn muốn lập topic này hy vọng không làm các thành viên phật lòng.
Vấn đề sản xuất rau mầm nói riêng và sản xuất rau sạch nói chung thì vấn đề đầu tiên là dư lượng tồn lại trong sản phẩm. Vì vậy trong sản xuất rau mầm vì thời gian sinh trưởng ngắn (5-6 ngày) nên tuyệt đối không thể sử dụng cách sản phẩm hoá học như phân hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật. Đây là tiêu chí hàng đầu để đảm bảm chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng.
Nhưng vì rau mầm được trồng trong những dung cụ (khay, rổ,...) có diện tích nhỏ, mật độ cao, độ ẩm dồi dào nên rất dễ là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh xuất hiện. Chỉ cần quản lý không tốt nhiệt độ và độ ẩm thì nấm bệnh xuất hiện chắt luôn.
Sản xuất rau mầm có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhưng cũng sẽ là rủi ro cho những đơn hàng nếu nấm bệnh xuất hiện. Và không ít cơ sở "phá sản" vì nguyên nhân này.
Để khắc phục và kiểm soát được hiện tượng trên cần:
Không gian trồng phải thoáng, mát; nhiệt độ không quá 30 độ C.
Giá thể sạch, đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây (Lý thuyết nói rằng rau mầm là quá trình chuyển hoá nội nhũ trong hạt thành sản phẩm rau nhưng nội nhũ trong hạt là chưa đủ để có sinh khối khi thu hoạch rau. Vì vậy cần phải có dinh dưỡng trong giá thể.) Dinh dưỡng này phải ở dạng hữu cơ, dễ hấp thụ để không để lại dư lượng trong sản phẩm.
Cách chọn giá thể như sau:
Yêu cầu tối thiểu là phải sạch mầm bệnh và có dinh dưỡng (không đòi hỏi dinh dưỡng quá cao). Giá thể thường dùng là mùn xơ dừa (đã sạch tanin), trấu hung, tro, đất bồi,... Tuỳ từng vùng và điều kiện sẳn có từng địa phương mà chọn giá thể phù hợp. Với giá thể nhân tạo như xơ dừa, trấu hung, tro,.. cần bổ sung một lượng phân hữu cơ vi sinh nhất định. Lượng này tuỳ vào chất lượng của giá thể mà người trồng tính toán tới. Ví dụ: với mùn xơ dừa có thể phối trộn với phân trùn quế theo tỷ lệ 5:1 (những giá thể khác, sản phẩm phân hữu cơ vi sinh khác Ngaytrovellcd chưa dùng nên chưa biết chính xác tỷ lệ bao nhiêu. Các bác dùng và chạy thử tỷ lệ để có kết quả tối ưu và mong được học hỏi thêm).
Giá thể được phối trộn xong cần có thời gian ủ để dinh dưỡng trong phân hoà tan trong giá thể. Ở giai đoạn này người trồng có thể phối trộn thêm chế phẩm Trichoderma để hạn chế nấm bệnh còn sót lại đồng thời giúp ích cho quá trình tái sử dụng giá thể lần sau. Độ ẩm trong giá thể khi ủ và lúc gieo là 70% (dùng tay nắm thật chặt chỉ có một lượng nước rỉ ra ở kẻ tay là đạt 70%).
Khay trồng rau mầm rất đa dạng. Có thể sử dụng lại thùng xốp đựng trái cây; rổ nhựa, thau nhựa, ... các vật dụng có thành cao trên 10cm mà gọn nhẹ hay cũng có thể làm thành từng luốn (như dạng bồn trồng hoa để trồng trực tiếp trong đó cũng được.) Mỗi loại dụng cụ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuỳ từng nhu cầu và điều kiện cụ thể để chọn dụng cụ phù hợp. Nhưng yêu cầu chung của dụng cụ là vệ sinh hoặc thay thế được đồng thời có thể che tối hoặc cho sáng được. Những tiêu chí như sắp xếp gọn gàng, nhe,... tuỳ vào từng điều kiện.
Còn tiếp, Vui lòng chờ phần tiếp theo.
 


Thoả theo yêu cầu của các bác, Ngaytrovellcd xin được chia sẻ vài hình ảnh về rau mầm cải mà Ngaytrovellcd làm được. Những hình ảnh này được chụp từ những ngày đầu mới làm nên có nhiều thiếu sót, hy vọng không làm các bác thất vọng.
IMG_0004.jpg
IMG_0006.jpg
IMG_0008.jpg
IMG_0010.jpg
IMG_0012.jpg
IMG_0013.jpg
IMG_0016.jpg
IMG_0042.jpg
IMG_0043.jpg
Thiếu mất cái ảnh ngày đầu tiên vì lý do gì mà không upload lên được. 2 ảnh cuối là cắt khay để tiện cho lúc thu hoạch.
Một phần kỹ thuật còn lại sẽ được viết tiếp trong thời gian ngắn nhất có thể.
 
Xin được viết tiếp phần còn lại.
Sau khi đã lựa chọn và chuẩn bị khay hợp lý, giá thể sẳn sàn. Việc còn lại là lựa chọn và xử lý hạt giống như ý nữa là có thể có rau mầm để ăn.
Hạt giống rau mầm nói chung và hạt giống rau mầm cải nói riêng cần sàn lọc kỹ để có tỉ lệ nảy mầm và độ đồng đều cao. Điều này quyết định đến năng suất rau sau thu hoạch. Hiện nay có rất nhiều đơn vị bán hạt rau mầm. Ngaytrovellcd cũng chưa biết chỗ nào là tốt nhất nên trong lúc không biết cái nào tốt thì mua cái rẻ nhất sẽ không bị nhầm!!! Khi mua hạt giống về cần sàn qua để phân loại hạt to làm riêng; hạt nhỏ có thể làm hoặc bỏ tuỳ mục đích sử dụng. Nhưng rau mầm cải làm từ những hạt nhỏ có đặt điểm thân rất mành và nhỏ nên khi chế biến các món ăn cũng lưu ý đến đặc điểm này để rau không quá chín.
Theo các công ty cung ứng hạt giống rau mầm thì có thể đạt tỷ lệ 1 giống 11 - 13 rau. Tuy nhiên điều này Ngaytrovellcd chưa làm đạt được. Có 2 cách có thể đạt được mục tiêu này. Một cách là để rau lớn thêm đến cuối ngày thứ 7 tính từ lúc gieo thì sẽ đạt được tỷ lệ trên. Cách còn lại không an toàn và Ngaytrovellcd cũng không muốn trình bày ở đây. Tuy nhiên với rau mầm để quá 7 ngày mà chưa cắt thì giá trị dinh dưỡng đã giảm đáng kể. Lúc này thật chất rau mầm không hơn rau xanh là mấy vì quá trình chuyển hoá xảy ra hoàn toàn và lá mầm đã mở rộng. Rau mầm theo đúng nghĩa để có chất lượng tốt nhất là nên cắt vào cuối ngày thứ 5 (trên ảnh những khay rau lá màu vàng hoặc xanh nhẹ nhưng toàn thân phải trắng) Thu hoạch lúc này ta được rau chất lượng tốt nhất nhưng sẽ là "thiệt thoài" cho người trồng vì lúc này sinh khối không cao (càng để lâu thì sinh khối càng tăng nên người trồng có lợi).
Tiến hành như sau:
Hạt giống được chọn, cân theo số lượng cần làm (mật độ hợp lý giao động 600 - 700g/m2; Hạt giống bình thường nhất đạt tỷ lệ 1 giống 5 -6 rau) cho vào ngâm trong nước ấm 60 độ C (hai sôi ba lạnh) trong 2 giờ rồi vớt ra rửa sạch lại và cho vào túi ủ. Túi ủ thích hợp là những túi vải thun, thoát nước tốt. Treo những túi này lên cho ráo nước và ủ trong thời gian 12 - 18 giờ. Cũng có thể vớt hạt giống ra cho vào rổ thoát nước hoặc rãi trực tiếp lên khay đều được. Nhưng theo Ngaytrovellcd thì cách ủ bằng túi là hiệu quả nhất. Ủ bằng rổ thường làm các hạt bên hông (tiếp xúc trực tiếp với thành rổ) bị thiếu nước nên sẽ nảy mầm chậm.
Trong thời gian ngâm và ủ hạt, ta tiến hành cho giá thể vào khay và chuẩn bị khay. Giá thể cho vào một lớp dày 2-3cm (khoảng 2 lấn tay) và phả bằng mặt. Càng bằng càng tốt; có thể dùng khăn giấy hay không tuỳ mỗi người. Nếu giá thể không thật sự sạch thì có thể dùng khăn giấy (giấy vệ sinh) để khi cắt rau không lẩn giá thể vào. Tuy nhiên, với những giá thể ủ kỹ, mịn có thể không dùng giấy lót.
Rải hạt giống lên từng khay sao cho thật đều. Nêu rải ngửa tay sẽ đều hơn rải úp tay. Rải xong tưới nhẹ lại một lần cho hạt giống ướt đều rồi đem vào phòng tối (có thể dùng vải đen che tối hoặc dùng nấp hộp đậy lại,...)
Ngày đầu tiên, ngày thứ 2 không tưới nước, cứ để trong tối.
Ngày thứ 3 mở ra kiểm tra nếu thấy thiếu độ ẩm (thường mùa nắng hoặc thời tiết hanh khô mới thiếu ở ngày thứ 3) thì tưới nhẹ 1 lần
Ngày thứ 4 tưới 1 lần hoặc 2 lần tuỳ vào điều kiện thời tiết và từng giá thể.
Sáng ngày thứ 5 tưới nhẹ lại và chiều thứ 5 không tưới nữa để cắt.
Tưới thiếu nước sẽ làm cây phát triển không đều; thừa nước dễ bị thối nhũn.
Công việc rất đơn giản cho những mẻ đầu nhưng sẽ phức tạp ở những mẻ sau khi môi trường sản xuất và dụng cụ bị nhiễm nấm bệnh.
Nên cắt bằng dao lam hoặc dao rạch giấy để không làm tổn thương vết cắt (tăng thời gian bảo quản sau khi thua hoạch).Dụ cụng cắt cần được khử trùng sau khi cắt xong và lúc bắt đầu cắt. Có thể trụng qua nước sôi là được hoặc dùng đèn cồn,...
Trồng rau mầm để ăn tại nhà (không kinh doanh) thì rất đơn giản. Nhưng khi đưa vào sản xuất đại trà, vì tốc độ làm việc cao, lúc nào cũng gieo, chăm sóc và thu hoạch nên sẽ không kiểm soát hết mầm bệnh. Nhất là thối nhũn cây con. Vấn đề này xuất phát từ mật độ cao, đổ ẩm và nhiệt độ. Nên sẽ loại trừ cách yếu tố gây bệnh (mỗi thứ một ít) Cụ thể là thường xuyên xử lý khay trồng, dụng cụ gieo, ngâm, ủ bằng dung dịch Clorine (Cái này gần như không độc vì để ra không khí nó sẽ bốc hơi; trong nước uống người ta cũng dùng cái này để khử khuẩn nên sẽ an toàn hơn hết.)
Giá thể khi xử dụng lại phải hết sức lưu ý vấn về phơi khô, ủ kỹ và bổ sung lại dinh dưỡng.
Nhà xưởng làm việc phải sạch sẽ, thoáng mát. Tốt nhất là có phòng tối riêng để hạn chế độ ẩm tăng khi chồng khay hay đậy nắp.
Trên đây là những kinh nghiệm em có được về việc trồng rau mầm cải. Rất mong được học hỏi thêm.
The end
Thienly.
 
còn cách nào bổ sung dinh dưỡng cho xơ dừa không các bác.xơ dừa ngâm nước với bao lâu là ok.
 
Bác chủ cho em hỏi khi trồng rau mầm trúng mùa nắng thì không sao nhưng mùa mưa lượng ẩm lớn thì thế nào ? em đang nghiên cứu trồng thử.
 
Bác chủ cho em hỏi khi trồng rau mầm trúng mùa nắng thì không sao nhưng mùa mưa lượng ẩm lớn thì thế nào ? em đang nghiên cứu trồng thử.
Thực tế mà nói thì bạn nên hỏi ngược lại sẽ tốt hơn (trồng rau mầm trúng mùa mưa thì không sao nhưng mùa nắng nhiệt độ cao thì phải làm thế nào) đây mới là câu hỏi quan trọng hơn. Trở lại câu hỏi của bạn, thực tế khi trồng rau mầm tất cả đều đã có mái che nên gần như lượng nước mưa không xâm nhập vào được. Vấn đề độ ẩm thì bạn chỉ cần tưới ít lại vì lúc dó đa phần nhiệt độ cũng thấp nên sẽ không có vấn đề gì. Túm lại là vào mùa mưa rất dễ trồng, cây phát triển rất tốt, đỡ tốn công chăm tưới nhất.
 
mình đang thí điểm trồng rau mầm n mà ko hiểu sao nó nẩy mầm không đều và có tua rua như sợi bông quanh thân mầm.xin cao thủ cho ý kiến
 
có bác nào biết cách tự tạo hạt giống rau mầm không vậy
có thể chia sẻ ít kinh nghiệm không
em thấy nếu sản xuất được giống thì chắc hiệu quả sẽ cao hơn nhiều
 


Back
Top