Kinh nghiệm về nuôi bồ câu công nghiệp

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg
 


Tôi nuôi bồ câu ta thả rông, đẻ trứng cách nhau 2 ngày,
vào lúc mặt trời lặn. Có lẽ vì ăn ít, bay nhiều.
 
Nuôi bồ câu công nghiệp nhươc điểm là sức đề kháng kém nên tốn 1khoảng chi phí ngừa bệnh, nếu chủ động phòng bệnh thì sẽ giảm đc tỷ lệ hao hụt, chăn nuôi con gì cũng tốn thuốc con người còn uống thuốc huống chi bồ câu, nhưng nắm bắt tốt kỹ thuật và có nguồn vốn nhất định thì làm giàu là chuyện nhỏ,

Chúc mọi ngừi mua may bán đắc , chúc anh em bồcâu càng bay càng cao. Vạn sự như ý phát tài phát lộc
 
Tôi nuôi bồ câu ta thả rông, đẻ trứng cách nhau 2 ngày,
vào lúc mặt trời lặn. Có lẽ vì ăn ít, bay nhiều.

Em cũng từng nuôi bồ câu đua (tức là phải thả rông), nhưng đâu bao giờ đẻ cách nhau 02 ngày cả. Ở trang trại của em, chim thả rông hay chim nuôi công nghiệp đều đẻ cách nhau 01 ngày hết hà. Em cũng không thể giải thích vì sao bên Mỹ lại đẻ cách nhau 02 ngày nhỉ?

8460623917_05cbe1798b_c.jpg


8460622851_480650429f_c.jpg


8460614425_7849a8d5fe_c.jpg


8460616357_357139a4e4_c.jpg


8461714860_5f17eff193_c.jpg
 
Cách nhau mấy ngày, cần phải có người thứ ba nữa,
mới có ý kiến được. Bây giờ mới chỉ có 2 người,
2 ý kiến thôi. Nếu người thứ ba nói cách nhau 3
ngày, thì phải 5-6 người mới có kết luận, ý kiến
nào là đa số.
*
 
M
bác anhmytran nói rất đúng đó a ngocdien, mình cũng nuôi vài cặp bồ câu kiểng thấy thời gian đẻ trứng thứ nhất và thứ 2 đến 48h chứ đâu phải cách nhau 24h. vậy là 2 ngày chứ đâu tính 1 ngày được
 

Cách nhau mấy ngày, cần phải có người thứ ba nữa,
mới có ý kiến được. Bây giờ mới chỉ có 2 người,
2 ý kiến thôi. Nếu người thứ ba nói cách nhau 3
ngày, thì phải 5-6 người mới có kết luận, ý kiến
nào là đa số.
*

Uhm, cái này đúng là mình không hiểu được. Tuy nhiên, ở trại mình có gần 2.000 cặp nuôi công nghiệp thì hầu như 99% là đẻ cách nhau 01 ngày; 1% còn lại cũng có ngoại lệ. Cái này mình nói thực tế nuôi ở trại bồ câu Pháp của mình đó. Nếu có sự khác nhau thì bà con nào biết xin giải thích giùm với.
 
Tôi đang có 2cặp bị như như vậy, mất 3ngày mới ra trứng tip theo, ai hok tin mua đi tui bán cho đem về thí nghiệm, bồ câu có hiện tượng như vậy là do tôi cho ép đẻ ko cho ấp, uống thuốc liên tục nữa, buồng trứng ko sản suất trứng kịp hoặc do già nên tỉ lệ rụng trứng giảm hoặc kéo dài thời gian rụng trứng

Đó là 1số lý do tôi đưa ra, anh em nào cho ý kiến khác đi
 
Một ngày ở trang trại bồ câu Ngọc Điền - phần 1

Trong thực tế công việc của mình, xin giới thiệu những công việc cơ bản nhất mà 01 trại nuôi bồ câu Pháp công nghiệp phải thực hiện trong 01 ngày như sau (áp dụng cho trại nuôi khoảng 450 cặp):

1. Khi bước vào công việc hàng ngày lúc 7g30 sáng, điều đầu tiên cần làm là bạn thử đi 01 vòng quanh trại, đi lướt qua các dãy chuồng để có cái nhìn tổng quát xem qua một đêm trại của mình có vấn đề gì hay không? tổng đàn chim có gì thay đổi hay không (ví dụ thức ăn trong máng còn nhiều ở nhiều dãy; trứng đẻ vào chiều hôm qua chưa kịp bỏ lên ổ bị giẫm bể nhiều do ban đêm trại mình có vật lạ xâm nhập làm chim hoảng sợ; các ly nước sao vẫn còn nguyên; đàn chim không "ồn ào" như bình thường hàng ngày,...). Tất cả những vấn đề này đều không thừa và có thể giúp ích cho mình rất nhiều trong quản lý và chăm sóc đàn chim của mình.
- Thời gian: 05 phút

7357706730_84a46cfda5_c.jpg


2. Pha trộn thức ăn và tiến hành cho chim ăn: tỷ lệ thức ăn ở trại mình là 02 cám + 01 gạo lứt; thỉnh thoảng có thể cho thêm 01 bắp + 01 đậu xanh tùy theo giai đoạn. Trộn đều thức ăn và tiến hành cho ăn theo từng dãy. Trong lúc cho ăn nên quan sát nhanh để bỏ lượng thức ăn vào các máng ăn cho phù hợp (ví dụ chim tơ thì ăn ít; chim đang đẻ thì có liều lượng; chim đang ấp thì ăn không nhiều; chim nuôi con thì phải cho ăn nhiều hơn ở những cặp chim khác,...). Chú ý là nếu bạn "thương" chim bồ câu mình quá, bỏ nhiều lượng thức ăn thì nhiều khi "lợi bất cập hại", vì nếu nhiều thức ăn quá chim ăn không hết thì lượng thức ăn trong máng còn thừa nhiều qua thời gian sẽ mất chất kích thích, hiệu quả không cao; đồng thời nếu bạn cho dư thức ăn thì chim cũng sẽ "phá" thức ăn nữa (chúng dùng mỏ "quẹt" bỏ những cái chúng không thích). Quá trình quan sát khi cho ăn giúp người nuôi chim có thể nhận biết được những ô chuồng "có vấn đề", bệnh tật, chim con bị đè chết, mẹ đẻ trứng trong ổ khi lứa chim non chưa đến tuổi bán chim thịt,... từ đó có giải pháp làm tăng hiệu quả trong quản lý đàn chim.
Sau khi cho chim ăn ở tất cả các dãy, có thể quay lại ở những dãy nuôi chim con nhiều để bổ sung thêm cho những cặp này.
- Thời gian: khoảng 35 phút.

8494620779_4c3c47ea25_c.jpg


8141484679_37f43fd604_c.jpg


8141513690_5db7a9e9f6_c.jpg


8141485895_9350bbab21_c.jpg


8456016784_45ef99cee4_c.jpg


2. Cho bồ câu uống nước: sau khi cho bồ câu ăn xong, chúng ta sẽ tiến hành châm nước vào ly uống nước. Nước được pha với vitamin ADE tổng hợp (cho uống nước kèm ADE 03 ngày/tuần). Chú ý, ly uống nước phải được rửa sạch và thay thế 02 ngày/lần thì mới vệ sinh sạch sẽ và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. Chú ý sau khi cho uống nước xong thì quay lại bổ sung thêm nước ở những cặp nuôi con nhiều.
- Đây là máy rửa ly tự chế

8325133107_4bf1ef2ac5_c.jpg


- Thời gian: khoảng 40 phút.

3. Sau khi cho ăn, uống xong, mình phải đi quét dọn xung quanh các dãy chuồng, vì lúc này chim ăn làm vương vãi thức ăn với 01 số lượng nhất định (cái này mình đã suy nghĩ để hạn chế nhưng thật sự rất khó khăn). Số thức ăn thừa này dùng vào việc gì thì tùy bạn; nhưng nếu có nuôi gia cầm khác thì tuyệt đối không được nuôi chung với chim bồ câu.
- Trang trại sau ăn, uống lúc nào cũng phải sạch sẽ
+ Bên ngoài:

8455979626_cd77c45008_c.jpg


8454882253_a58eddd684_c.jpg


+ Bên trong

7357706730_84a46cfda5_c.jpg


8456008390_ee186494df_c.jpg


- Thời gian: khoảng 20 phút.
* Chú ý: sau khoảng 03 tuần lễ thì mình phải tiến hành vệ sinh phân; đồng thời phun thuốc sát trùng cả trại nhé bà con (nên hốt phân trong buổi sáng và hoàn thành trong ngày). Hehe, tiền bán phân bồ câu ở trại em đã có thể trả lương cho 01 nhân công đó bà con.
- Đây là phân bồ câu được chứa trong bao chờ bán cho khách hàng nè

8141483352_882f8d8968_c.jpg


Vì bù ngủ quá nên tạm dừng ở đây thôi, mai mình sẽ post tiếp những công việc rất quan trọng là kỹ thuật thăm trứng và ghép con.
 
M
nếu nói nhu a ngocdien thì bồ câu đẻ cách nhau một ngày là thời gian đẻ trứng thứ nhất đến trứng thứ 2 mất mấy giờ mới có thể nhận xét chính xác là 1 hay 2 ngày
 
Một ngày ở trang trại bồ câu Ngọc Điền - phần 2

1. Kỹ thuật thăm trứng bồ câu (nuôi công nghiệp): khi nói thăm trứng, nghĩa là phải thăm trứng bồ câu mới đẻ; thăm trứng bồ câu có cồ (có trống) hay không; thăm trứng đến ngày trứng nở ra chim con.
1.1. Thăm trứng bồ câu mới đẻ:
Mình nuôi công nghiệp, nên hàng ngày lúc nào cũng có bồ câu đẻ trứng đầu tiên. Ta đã biết, thời gian bồ câu đẻ trứng đầu tiên thường là từ 17 giờ 30 đến 19 giờ 30 (lưu ý đây là thời gian ở trại mình và chim bố mẹ đã thuần thục). Nếu bạn đang nuôi bồ câu tơ mới đẻ được 01 năm thì nên đi thăm trứng đẻ vào thời gian này. Mục đích là nếu trứng không đẻ vào ổ thì phải nhặt rồi cho vào ổ; hoặc đẻ trên ổ nhưng ổ chưa lót thì nên lót, vì không làm 02 việc đó thì có thể sáng ra, những trứng này có thể bị bể hoặc nằm lăn lốc thì sau này chim non nếu nở được thì cũng yếu.
Riêng ở trại mình thì do đã lựa chọn những cặp bố mẹ tuyệt vời thì cũng khá an tâm nên mình thăm trứng vào buổi sáng (để ghi sổ cho dễ và để quan sát cũng tốt hơn).
Do ở một trại rộng lớn nên khi ô chuồng nào có chim đẻ thì bạn ghi vào cửa ô chuồng ngày đẻ, đồng thời ghi vào quyển sổ tay ghi chép hàng ngày (sổ này để quản lý xem tình hình sản xuất trong tháng của trại như thế nào).
Cách thăm trứng là: bạn mang theo 01 quyển sổ, bút; bạn đi thăm theo từng dãy (vì quyển sổ chúng ta quản lý theo dãy chuồng và hàng ngày đều có ghi chép) và chú ý quan sát (những ổ mà chim con từ 10 đến 15 ngày tuổi là có thể chim mẹ đẻ trong ổ có chim con luôn; những ổ mà chu kỳ đẻ đã 01 tháng); ổ nào có đẻ trứng mới thì cho trứng vào ổ, lót ổ (nếu là chim tơ thì phải lót ổ lần đầu); ghi vào cửa ô chuồng và sổ tên ô chuồng và ngày đẻ. Ví dụ ngày 21/2/2013, dãy A có A81; A23, A34,...

8494561175_50bd397801_c.jpg


8494555051_2bd9ba4176_c.jpg


8454907465_2fbd77101d_c.jpg


8135236393_764afee3c4_c.jpg


8135295727_697e1f84d1_c.jpg


+ Đừng để những quả trứng nằm "hớ hênh" như thế này nhé:

8135223818_288f9c2afa_c.jpg


1.2. Thăm trứng có cồ (có trống): việc này làm thường xuyên ở những trại mới nuôi chim tơ (để quản lý những cặp đạp mái tốt hay xấu; mạnh hay yếu). Đối với những trại đã nuôi thuần thục thì có thể không cần thiết (vì cặp nào đẻ là "ăn chắc" cặp đó). Tuy nhiên, nếu đã nuôi làm kinh tế thì mình phải đi thăm trứng có cồ (khi cặp nào đã đẻ và ấp đến ngày thứ 5 mà vẫn không có cồ thì phải lấy trứng đó ra, để chim đẻ sớm trở lại (nếu bạn không thăm trứng có cồ, thì vô tình cặp chim bố mẹ đó cứ ấp hoài, hàng ngày vẫn ăn thức ăn nhưng "vô dụng").
Cách thăm: đầu tiên là bạn mở sổ quản lý ra, xem nhật ký quản lý 05 ngày trước đây; mang theo đèn pin và bút viết. Ví dụ hôm nay là 22/2 thì bạn mở sổ ra ngày 17/2. Ở ngày 17/2, bạn xem trong sổ từng dãy những ô chuồng có chim đẻ, ví dụ ô C95, bạn lấy cả 02 trứng trong ổ ra (nếu bạn chưa có kỹ thuật lấy trứng thì nên lấy từng trứng, vì có thể thiếu kinh nghiệm khi bạn cầm trứng thì chim bố mẹ vì muốn bảo vệ trứng sẽ tác động vào tay bạn, lúc đó có khi bạn sẽ làm bể, vỡ cả 02 trứng luôn). Lấy trứng ra, soi vào đèn pin thì biết (theo hình minh họa được lấy từ blog bồ câu Thuận Thiên). Nếu có cồ thì bạn ghi trên cửa ô chuồng và trong sổ ngày nở (ví dụ đẻ ngày 02/2 thì bạn ghi là 19/2 vì thời gian trứng nở là từ 17 - 19 ngày). Nếu không có cồ thì bạn lấy trứng ra, đánh dấu X vào cửa ô chuồng và vào sổ. Nếu một ô chuồng mà có 03 lần liên tiếp có dấu X thì phải "xử lý" cặp bố mẹ này.

8135307414_97bfd5fce4_c.jpg


gwXsjUHsb0ME_.XMTO8WmA.jpg


1.3. Thăm trứng bồ câu đến ngày nở: vì sao phải đi thăm trứng bồ câu đến ngày nở? trứng đến ngày nở thì tự động nở mắc gì mình phải đi thăm? Bây giờ mình hướng dẫn cách thăm trứng nở, rồi sẽ trả lời câu hỏi nêu trên.
Cách thăm trứng nở: bạn mang theo sổ quản lý, bút viết. Ví dụ hôm nay là ngày 22/2 thì bạn mở sổ ra ngày 04/2 (17 ngày kể từ ngày bồ câu đẻ), đến những ô có chim non nở. Dùng tay nhấc nhẹ chú chim đang ấp trứng lên, bạn sẽ thấy trứng đã nở an toàn hay chưa. Trong trường hợp đã nở an toàn 02 con non thì đánh dấu R2 (hoặc Rn tùy vào số chim non được nở) vào cửa ô chuồng và sổ quản lý. Nếu chỉ nở 01 con thì phải lấy trứng còn lại ra xem, nếu thấy dấu hiệu trứng đã "khẻ mỏ" thì bạn nên tiếp sức, dùng tay lột vỏ trứng xung quanh chỗ khẻ mỏ, vì có trường hợp là chim non yếu sức, không tự lột vỏ trứng ra được. Cũng có trường hợp, vỏ trứng nở ra của chú chim nở trước sẽ chồng lên quả trứng của chú chim nở sau, và vô tình nó "giết chết em mình" luôn. Có những bạn ỷ y trứng sẽ nở hết nên không kiểm tra, ai ngờ sau đó mới biết có 01 đã "ung" từ rất lâu mà không hề hay biết.
Đây là hình ảnh minh họa chim non mới nở:

8141490171_9b5cd8e596_c.jpg


8141515704_197955d7a0_c.jpg


7216155166_c533522730_c.jpg


Đến đây thì có thể trả lời 02 câu hỏi nêu trên: đi thăm trứng nở để hạn chế thấp nhất việc hao hụt chim non; đồng thời có thể có thêm 01 cơ hội để hiểu hơn về những cặp chim bố mẹ (trong gần 800 cặp bố mẹ).

Bạn rút ra gì từ kinh nghiệm của mình? Quyển sổ quản lý và việc ghi trên ngày tháng trên cửa chuồng? Làm sao 01 người chủ trại có thể quản lý được mấy nghìn cặp chim bố mẹ và có thể quản lý được công nhân ở trại? Làm cách nào bạn "sàng lọc" được những cặp bố mẹ đẻ, ấp, nở và nuôi con tốt? Những cặp nào chỉ có "ăn không ngồi rồi"? Trả lời từng câu hỏi một trên đây bạn sẽ biết cách nào để có thể trại nuôi chim mình đạt năng suất cao nhất.

Mong tiếp tục trao đổi và chia sẻ.
 
thường thì thấy 24 - 32giờ là khoảng thời gian rơi trứng t2. Bác ngọc điền bắt đầu làm việc nghiêm túc rồi đây, mong đc bácngocdien chia sẻ tí kinh nghiệm cho anh em đỡ khổ

--------

giống bên trại số2 bán chưa bác ngocđiền, chia sẻ con giống mới cho anh em bà con thử nghiệm nào
 
Last edited:
bác anhmytran nói rất đúng đó a ngocdien, mình cũng nuôi vài cặp bồ câu kiểng thấy thời gian đẻ trứng thứ nhất và thứ 2 đến 48h chứ đâu phải cách nhau 24h. vậy là 2 ngày chứ đâu tính 1 ngày được

thường thì thấy 24 - 32giờ là khoảng thời gian rơi trứng t2. Bác ngọc điền bắt đầu làm việc nghiêm túc rồi đây, mong đc bácngocdien chia sẻ tí kinh nghiệm cho anh em đỡ khổ

nếu nói nhu a ngocdien thì bồ câu đẻ cách nhau một ngày là thời gian đẻ trứng thứ nhất đến trứng thứ 2 mất mấy giờ mới có thể nhận xét chính xác là 1 hay 2 ngày

Mình quên không tính giờ, cộng với cách nói của người Nam Bộ nên có thể các anh, chị hiểu lầm. Giờ mình nói kỹ là: ví dụ 17g40 ngày 23/2 chim đẻ trứng thứ 01 thì đến khoảng 16 giờ đến 17 giờ ngày 25/2 chim sẻ đẻ trứng thứ hai. Vậy là nếu tính thời gian thì là 48 giờ, nói chung là đẻ ngày thứ nhất, nghỉ ngày thứ hai và đẻ lại vào ngày thứ 3.

7169340689_24a9987560_c.jpg


Tôi đang có 2cặp bị như như vậy, mất 3ngày mới ra trứng tip theo, ai hok tin mua đi tui bán cho đem về thí nghiệm, bồ câu có hiện tượng như vậy là do tôi cho ép đẻ ko cho ấp, uống thuốc liên tục nữa, buồng trứng ko sản suất trứng kịp hoặc do già nên tỉ lệ rụng trứng giảm hoặc kéo dài thời gian rụng trứng

Đó là 1số lý do tôi đưa ra, anh em nào cho ý kiến khác đi

Vì anh theo dõi thấy diễn ra trên số lượng cá thể ít (chỉ có 02 cặp) nên không thể kết luận đây là bản chất của vấn đề.

Thứ hai, anh nói là "đẻ không cho ấp" thì anh nói rõ thêm xem những cặp này chu kỳ đẻ là khoảng bao nhiêu ngày - tức là cứ đẻ xong 02 trứng thì mình lấy trứng ra. Làm liên tục như vậy thì anh thông tin xem chu kỳ của nó là như thế nào. Ở trại mình nếu đẻ xong 02 trứng mà gửi trứng đi chỗ khác thì từ 10 đến 15 ngày trở lại là chim sẽ đẻ lại. Vì mình không lấy 02 - 03 lần liên tiếp nên cũng không biết là chu kỳ như thế nào nữa.

7169390659_787f0cfd93_c.jpg
 
tính từ tháng 9 năm 2012
v1 cách v2 10 ngày
v2 v3 15 ngay
V3 v4 15ngay
V4 v5 25ngày
Bắt đầu từ v5 thời gia đẻ ko còn ổn định có khi ấp 2 3ngày mới đẻ, mình khắc phục đc 1số luợng khá lớn, việc khắc phục chu kỳ sinh sản ngắn lại thì hầu như phải dùng thuôc kich thích sinh sản, có 2cặp chích đến lần t3 mà vẫn ko ổn định đc, hiện nay những cặp ép cho đẻ gần như đang bị kiệt sức , chu kỳ là 15- 20ngay, nếu ko áp dụng tốt kỹ thuật , ko nhờ bên thú y can thiệp thì có lẽ bồ câu của mình bị triệt sản mất, bài trả lời này cũng cảnh báo cho anh em chăn nuôi đừng ép nó đẻ nhiều quá , thấy cái lợi mà wên đi cái hại. Hiện nay thì chủ yếu giữ chất lượng thôi việc mở rộng tăng gia sản xuất gì cũng tạm ngưng, do thị trường chim câu của riêng tôi đang bị chậm, tháng giêng là tháng ăn chay, ngừi ta mua thả thì cũng bán đc vài cặp lẽ tẽ
 
tính từ tháng 9 năm 2012
v1 cách v2 10 ngày
v2 v3 15 ngay
V3 v4 15ngay
V4 v5 25ngày
Bắt đầu từ v5 thời gia đẻ ko còn ổn định có khi ấp 2 3ngày mới đẻ, mình khắc phục đc 1số luợng khá lớn, việc khắc phục chu kỳ sinh sản ngắn lại thì hầu như phải dùng thuôc kich thích sinh sản, có 2cặp chích đến lần t3 mà vẫn ko ổn định đc, hiện nay những cặp ép cho đẻ gần như đang bị kiệt sức , chu kỳ là 15- 20ngay, nếu ko áp dụng tốt kỹ thuật , ko nhờ bên thú y can thiệp thì có lẽ bồ câu của mình bị triệt sản mất, bài trả lời này cũng cảnh báo cho anh em chăn nuôi đừng ép nó đẻ nhiều quá , thấy cái lợi mà wên đi cái hại. Hiện nay thì chủ yếu giữ chất lượng thôi việc mở rộng tăng gia sản xuất gì cũng tạm ngưng, do thị trường chim câu của riêng tôi đang bị chậm, tháng giêng là tháng ăn chay, ngừi ta mua thả thì cũng bán đc vài cặp lẽ tẽ

Mình đã từng khẳng định rất nhiều lần rằng việc tăng năng suất bằng cách tăng chu kỳ sinh sản cho bồ câu là "lợi bất cập hại", vì chim là sinh vật, không phải "máy móc" được. Nếu anh tăng năng suất mãi thì thời gian khai thác sẽ ngắn lại, chưa kể chất lượng trứng và chim non nở ra cũng không thể đạt hiệu quả cao.

Tôi cũng cảnh báo là tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích sinh sản, việc này rất nguy hiểm đối với bồ câu vì hiện nay, những nghiên cứu đối với vấn đề này là chưa có và dù gì thì chim bồ câu vẫn là động vật hoang dã, nên việc dùng thuốc chắc chắn sẻ ảnh hưởng rất nghiêm trọng nhiều vấn đề lắm.

7354608814_07a2b4d676_c.jpg


7354546366_8352355ac6_c.jpg


8455989648_615d600473_c.jpg
 
M
Của em thì có cặp đẻ cách ngày,có cặp đẻ sát ngày nhau.....Thứ 7 buổi chiều lượn 1 vòng thấy 1 trứng,chiều chủ nhật lượn 1 vòng nữa thì thấy 2 trứng rồi,chắc chừng 24 giờ....Nhưng cũng có cặp đẻ thứ 7 thì thứ 2 mới đẻ lại....Chim chủ yếu đẻ tầm 1h đến 4h chiều....Vì vậy đẻ cách 1 ngày hay 2 ngày em nghĩ là do giống chứ k phải vì lí do gì khác''đương nhiên đặt điều kiện mình đã nuôi ở chế độ tốt nhất''..

Bác Thức cho em hỏi là hồi trước bác dùng bìa giấy để lót ổ nhưng bây giờ dùng vải rồi ạ...Khác biệt của 2 loại này là thế nào bác...Và loại vải đó là vải gì và mua ở đâu,nếu dùng vải thì có thể dùng đi dùng lại,bao nhiêu ngày thì bác thay vải và giặt nó như thế nào ạ?.Tại em dùng rơm,tuy hút ẩm tốt nhưng vương vãi nhiều không được sạch cho lắm...
 
Last edited by a moderator:
vải thì mình ngĩ tốt nhưng thay giặt mất thời gian nhiều, tôi chỉ cho nó nằm giấy thôi, nếu chê giấy hút ẩm kém thì có thể thay đổi loại giấy dầy hơn. Còn vải thì mong anh thức chỉ giáo. Vấn đề kích thích bồ câu sinh sản là trường hợp điều trị chứ hok phải để khai thác, trứng lọt ra ko có trống. Bồ câu mình dự định 2,5năm là xẻ thịt bố mẹ ko cần để wa năm thứ3, số lượng con giống mình sẽ giảm còn 70% so với hiện tại và nhập 30% con giống thuyphuong nhập trứng chứ ko phải con giống. Mong là con giống của thuyphuong sẽ tốt hơn.
 
Bồ câu của bạn Ngọc Điền không phải rặt giống bồ câu Pháp,
mà có nhiều giống khác nhau, như chim cảnh, chim đua nữa.
*
 


Back
Top