Kinh nghiệm về nuôi bồ câu công nghiệp

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg
 


N
Có bác nào bán cho e cặp về nuôi lấy chim ràng cho thằng cu nhà e nó ăn kô ạ?
 


B
À, nick này là ông bạn lập giùm cũng nữa năm rồi, ổng giới thiệu diễn đàn và tôi mới lên diễn đàn chưa đầy 1tháng. Bồ câu lúc đầu nuôi là mua giống trực tiếp từ trang trại của cậu nhưng do hoàn cảnh, hay do số tôi không may mắn nên toàn bộ bị tiêu hủy. Chi cục thú y tỉnh bình dương là do ông bạn tôi ghi thông tin, chứ cách đây vài tháng tôi mù tịt chẳng biết lập nick và cũng chẳng biết diễn đàn này. Mà sao cậu quan tâm thông tin cá nhân làm gì mất công, tuổi tác của tôi so với cậu chắc gần gấp đôi nhưng nghề nuôi bồ câu thì thua cậu xa. Thời điểm tôi biết cậu thì trang trại bồ câu ngọcđiền chưa được 1/3 như bây giờ đâu.

--------

Tôi thất bại với nghề nên cũng chẳng có gì chia sẻ, mong cậu có thể giúp tôi cũng như những anh em khác có thêm mớ kiến thức quý để còn tự mình đứng dậy được. Tôi sẽ nhờ người sửa lại thông tin cá nhân cho chính xác.

--------

Theo tôi biết thì hiện tượng ăn trứng không có gì lạ. Ngày trước nuôi 20 con gà mái cũng có 1con ăn trứng và tôi cũng thịt nó. Riêng bồ câu mới đẻ ấp vài ngày mổ trứng 1là do thiếu canxi, muối.2là thói hư tật xấu. 1là bổ sung canxi,muối,điện giải vitaminc. 2là thay thế trứng thật bằng trứng giả , trứng thật đem ghép hoặc ấp lò. Trường hợp ấp nở mà mổ con đến chết , 1bạn đặt ổ lên cao, 2bắt con đi ghép, 3thay chim trống, 4 xịt thuốc diệt bọ chét. Trường hợp vừa đẻ trứng thì đã mổ thì bạn nên làm ổ 2đáy. Đáy trên khoét lổ sao cho khi vừa đẻ là trứng lăn xuống đáy dưới và khuất không cho chim bố mẹ nhìn thấy.
Nếu là bồ câu của tôi thì tôi thay chim bố, nếu vẫn tái diễn tôi khai thác trứng rồi ấp lò sau khi nở ra tôi ghép nuôi, 1thời gian sau chim ngưng đẻ tôi thịt. Chúc anh bchoàngphát khắc phục được.

--------

Gần 2h cũng quá trễ rồi. Chiều mai tôi chia sẽ thêm về hiện tượg ăn lông. Mong cậu thức bổ sung câu trả lời của tôi.


Cảm Ơn Bạn Đã Chia sẻ. Nhưng mình có 1 diều thắc mắc là bồ câu làm sao mà thay trống được vậy
 
B
Cảm Ơn Bạn Đã Chia sẻ. Nhưng mình có 1 diều thắc mắc là bồ câu làm sao mà thay trống được vậy
hình như bạn mới nuôi chim bc và chưa nuôi công nghiệp bao giờ thì phải, còn đã nuôi thì phải biết thay trống rồi và chuyện này là quá bình thường, nếu bạn ghép 1 trồng 1 mái chỉ lâu nhất là khoảng 5 ngày là nó tự đến với nhau rồi, nếu chim đang sinh sản thì càng nhanh ghep đôi hơn
 
B
năm mới mình chúc bạn Thức 1 năm mới đầy niềm tin và nghị lực trong cuộc sống, hạnh phúc và thành đạt trong công việc và luôn là chỗ dựa để bà con chăn nuôi chim bồ câu noi theo.
 
T
Tôi đang đợi cậu thức chia sẻ những khó khăn trong đợt dịch cúm này. Mong cậu chia sẻ . Chúc cậu phát triển tốt trong năm ngọ.
 
K
Nhờ các bác chỉ giúp!
E có nuôi 50 đôi Pháp lai, sinh sản được vài lứa nhưng mà khá mệt, Cách đây 1 tháng, dàn chim bị dịch cứ miệng nôn trôn tháo, chết mất 5 cặp bố mẹ và khoảng hơn 20 cặp chim con, từ đó đến nay cứ chim non nở ra dc khoảng 10 ngày tuổi là chết, mặc dù ngày thứ 8,9 thì vẫn khỏe mạnh bình thường. và trước đây (Khi chưa xảy ra dịch) thì cũng đã có 2 con bị chết non lúc 10 ngày, nhưng giờ thì cứ con nào ra là chết con ý, lúc chết thì miệng chảy dãi, có con diều bị tím, có con bị tím phần bụng dưới, có con bị cẩ 3 triệu chứng... bác nào gặp trường hợp này rồi hoặc có kinh nghiệm xin giúp e nước đi với ! Thanks các bác đã đọc tin !
 
Khát vọng vươn lên trong năm 2014 cho con bồ câu công nghiệp

Cùng với quý bà con chăn nuôi, nhất là bồ câu công nghiệp, trong năm 2014 này, mình sẽ tiếp tục chia sẻ và mong nhận được sự đóng góp, góp ý của bà con về những kinh nghiệm cần thiết trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp.

Mở đầu sẽ là chủ đề "Đổi mới để phát triển tốt hơn"

1. Cắt giảm chi phí để giảm giá thành, tăng cạnh tranh trên thị trường vốn còn mới và gặp không ít thử thách

Trong năm 2012, kể từ khi bắt đầu đưa bồ câu ra ràng vào siêu thị, rất nhiều chi phí mà một hộ kinh doanh gia đình như mình không thể hình dung được. Việc thực hiện quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn dịch tễ đối với sản phẩm tươi sống đòi hỏi phải đặt ra những yêu cầu cao hơn so với đưa bồ câu ra ràng vào nhà hàng.

Việc vận chuyển, giết mổ và cấp giấy thú y cho sản phẩm Ngọc Điền trong 2 năm nay phải thực hiện ở Tây Ninh, vì Tp.HCM không có nơi nào có cơ sở giết mổ bồ câu. Chi phí cho mỗi lần giết mổ, vận chuyển để đưa bồ câu ra ràng vào siêu thị trước mỗi 6 giờ sáng hàng ngày đã tạo ra một áp lực quá lớn, và từ đó là một khoản chi phí cố định không hề nhỏ, mà không có cách nào để khắc phục được. Vì về mặt quy định thì phải đưa vào cơ sở giết mổ (được cơ quan có thẩm quyền cấp phép) thì mới có giấy thú y. Có lẽ giải được bài toán này thì việc giảm chi phí đầu vào sẽ giúp cho mình có cơ hội để đầu tư vào lĩnh vực khác.

8667973943_776b665287_c.jpg


Thực ra ngay từ đầu, trong kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng khép kín, mình đã đi xin phép việc mở lò giết mổ rồi, nhưng tất cả đều không được, vì thành phố Hồ Chí Minh không thể cho phép mở các điểm giết mổ nhỏ lẻ, mà phải nằm trong khu quy hoạch tập trung, với công suất lớn. Thời gian cứ trôi dần, trôi dần, tiền vốn đổ vồn nhưng lợi nhuận không thấy đâu, nhiều lúc làm mình nản chí luôn. Thế rồi, vận may cũng đã đến, và với sự hỗ trợ của cơ quan thú y thành phố, mình được phép ghép vào giết mổ với một cơ sở giết mổ sẵn có - ngay trên địa bàn huyện Củ Chi. Bài toán về cơ sở giết mổ của mình sắp hoàn thành với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giết mổ bồ câu, đã hoàn tất công đoạn xây dựng cơ sở giết mổ, đang chờ cơ quan thú y cấp phép là mình có thể khai trương nhân kỷ niệm 30/4/2014 này rồi.

10587321023_dfbcba8795_c.jpg


Như vậy, thời gian ngắn nữa thôi, mình có thể sẽ được phép giết mổ ngay trên mảnh đất Củ Chi anh hùng của mình, không phải vận chuyển xa xôi nữa, vừa giảm được chi phí, vừa mở ra một cơ sở giết mổ bồ câu hợp pháp, từ đó giúp ích cho nhiều bà con muốn đưa bồ câu ra ràng vào nhà hàng mà không có giấy kiểm dịch thú y. Và từ đó, cơ hội để sản phẩm bồ câu ra ràng ngày càng phổ quát hơn, đến với mọi người. mọi nhà sẽ ngày càng gần hơn. Và cũng từ đó, cơ hội và điều kiện nuôi bồ câu công nghiệp sẽ ngày càng phát triển thuận lợi hơn.

(Còn tiếp)
 

K
Hiện tại anh còn thu mua bồ câu ra ràng ko anh Thức, chứ em thấy anh em ở diễn đàn thanh lý đàn giá rẽ quá!
Chắc là bác ý vẫn thu mua đấy bác ạ ! Bác thử gọi điện trực tiếp hỏi xem sao. Chỉ lo những ai ở xa mà số lượng nuôi lại nhỏ nên k chịu đc chi phí vận chuyển chim lên Trại của bác Thức thôi.
 
H
Chắc là bác ý vẫn thu mua đấy bác ạ ! Bác thử gọi điện trực tiếp hỏi xem sao. Chỉ lo những ai ở xa mà số lượng nuôi lại nhỏ nên k chịu đc chi phí vận chuyển chim lên Trại của bác Thức thôi.
Em chỉ hỏi xem thôi, chứ em đâu có đủ mà bán đâu, chỉ tại em thấy đa số các trại chủ yếu ở khu vực miền nam thanh lý đàn hơi nhiều
 
K
Em chỉ hỏi xem thôi, chứ em đâu có đủ mà bán đâu, chỉ tại em thấy đa số các trại chủ yếu ở khu vực miền nam thanh lý đàn hơi nhiều
e cũng k ở trong Nam nên cũng k hiểu nhiều về thị trường trong đó ! Nhưng đôi lúc thị trường cũng phải có những sự gấp khúc, tạm thời trầm xuống 1 chút, đâu phải lúc nào cũng sôi động !
 
H
e cũng k ở trong Nam nên cũng k hiểu nhiều về thị trường trong đó ! Nhưng đôi lúc thị trường cũng phải có những sự gấp khúc, tạm thời trầm xuống 1 chút, đâu phải lúc nào cũng sôi động !
Thị trường củng tùy thuộc theo vùng miền nữa
VD: có thành viên ở Kontum lại bán được giá bồ câu ra ràng là 100-110k/ cặp, chổ em thì 80-90k/ cặp.
Em có ông chú là lái gà/ vịt , ổng lấy hàng ở chổ em ( daklak) nhập lên daknong, trong đó có bồ câu, ổng mua bồ câu ta giá 60-70k/ cặp, còn Pháp thì 80-90k/ cặp.
 
K
Thị trường củng tùy thuộc theo vùng miền nữa
VD: có thành viên ở Kontum lại bán được giá bồ câu ra ràng là 100-110k/ cặp, chổ em thì 80-90k/ cặp.
Em có ông chú là lái gà/ vịt , ổng lấy hàng ở chổ em ( daklak) nhập lên daknong, trong đó có bồ câu, ổng mua bồ câu ta giá 60-70k/ cặp, còn Pháp thì 80-90k/ cặp.
Thực sự nếu giá bán buôn 90k/cặp thì cũng là tương đối ổn ! Theo e là vậy, nhưng nếu muốn có lợi nhuận thì quy mô đàn phải tương đối. Mà cũng khó ! Nếu nhân đàn từ từ thì đợi đến khi có chim bán cũng chẳng biết thị trường sẽ đi về đâu ! Cho nên... trong kinh doanh hay bất cứ hoạt động nào vẫn cần đến 1 chút may mắn và 1 chút liều lĩnh (Trong giới hạn cho phép về tài chính và khả năng của mỗi người )
 
H
Thực sự nếu giá bán buôn 90k/cặp thì cũng là tương đối ổn ! Theo e là vậy, nhưng nếu muốn có lợi nhuận thì quy mô đàn phải tương đối. Mà cũng khó ! Nếu nhân đàn từ từ thì đợi đến khi có chim bán cũng chẳng biết thị trường sẽ đi về đâu ! Cho nên... trong kinh doanh hay bất cứ hoạt động nào vẫn cần đến 1 chút may mắn và 1 chút liều lĩnh (Trong giới hạn cho phép về tài chính và khả năng của mỗi người )
em củng nghĩ như bác, nhưng bồ câu ko phải là vật nuôi chủ lực của em, em còn chuẩn bị xây dựng trại nơi khác để nuôi 1 số con vật khác, nếu nuôi một mình bồ câu thôi mà quy mô ít như vậy thì ko ăn thua bác à!
 
K
em củng nghĩ như bác, nhưng bồ câu ko phải là vật nuôi chủ lực của em, em còn chuẩn bị xây dựng trại nơi khác để nuôi 1 số con vật khác, nếu nuôi một mình bồ câu thôi mà quy mô ít như vậy thì ko ăn thua bác à!
Chuẩn, nếu có điều kiện và trong tình hình chưa rõ tương lai của mỗi loại vật nuôi sẽ ra sao, để giảm bớt rủi ro thì tốt nhất nên dàn vốn ra, nuôi thử nghiệm dần dần và đồng thời tìm hiểu thị trường của nhiều loại khác nhau, nguyên tắc đầu tư là vậy mà "không bỏ hết trứng vào 1 rổ "
 


Back
Top