Kỹ thuật bón phân cho cây ớt chuông.

  • Thread starter nongnghiepgap
  • Ngày gửi
N

nongnghiepgap

Guest
Kỹ thuật bón phân cho cây ớt chuông Đà Lạt

(chí phí phân bón cho cây ớt chuông Đà Lạt hiện nay khoảng 12-15 tr/1000 m[SUP]2[/SUP]/vụ 6-9 tháng)
Trồng trong nhà lưới hoặc trong nhà kính
Lượng phân bón cho 1000 m[SUP]2[/SUP]:

  • Black castings: 180 kg (7,92 tr)
  • Vermaplex: 15 lít (2,37 tr)
  • Super lân: 100 kg, NPK tím : 150 kg, kali: 100 kg (3,85 tr)
Tổng chi phí: 14,14 tr
Quy trình bón như sau:
Bón lót:

  • Toàn bộ lượng super lân được bón rải đều vào đất trước khi cày
  • Toàn bộ lượng Black castings được bón khi lên luống, rải đều trên luống và lắp đất lại trước khi phủ bạc.

(luống được bón lót và phủ bạc)
Bón thúc:

  • Khi vừa trồng xong sử dụng Vermaplex pha với liều lượng 1/50 (khoảng 640 ml cho 32 lít nước/1000 m[SUP]2[/SUP]) để phun ướt đều toàn bộ cây. Phun Vermaplex trong giai đoạn này sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phục hồi hơn. Những lần sau đó, Vermaplex được phun định kỳ 7-14 ngày/lần với tỷ lệ pha từ 1/50-1/80, khoảng 640 ml pha với 32-50 lít nước phun đều cho 1000 m[SUP]2[/SUP].
  • Khi cây bén rễ và bắt đầu nảy chồi (khoảng 20-30 ngày sau khi trồng) dùng 5-7 kg NPK tím pha vào nước để tưới cho cây.
  • Khi cây ớt trồng được 1-1,5 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, từ giai đoạn này cho tới khi kết thúc thu hoạch sử dụng NPK tím + kali để tưới hoặc rải quanh vùng rễ cây định kỳ 7-10 ngày/lần. Lượng NPK tím và Kali bón phải cân đối với mức độ ra hoa và mang trái của cây, nếu cây cho trái nhiều, lượng trái thu hoạch lớn thì tăng hàm lượng kali nhiều hơn. Trung bình mỗi lần bón thường kết hợp 5-7 kg NPK tím + 3-5 kg kali.
  • Do sử dụng kết hợp 2 loại phân bón Black casting và Vermaplex sẽ giúp hạn chế được một số loại nấm gây hai trên cây ớt chuông như: than thư, đốm lá, thối cổ rễ, thối trái,…do đó nên sử dụng thuốc BVTV với liều lượng hạn chế hơn (giảm khoảng 40-80% so với thông thường) và nên phun xen kẽ với những lần phun Vermaplex.

[h=2]Lâm Đồng: Ông Nguyễn Đức Minh “ Chưa bao giờ tôi thấy trồng ớt lại đơn giản và hiệu quả như thế”[/h]
Hiện nay, tại tỉnh Lâm Đồng bên cạnh các loại rau thương phẩm quen thuộc, bà con nông dân Đà Lạt đang chú trọng đến trồng ớt ngọt (ớt chuông), mà người tiêu dùng ngày nay đã quen gọi là ớt Đà Lạt. Đây là một loại cây cho giá trị kinh tế cao nhưng rất dễ phát sinh nấm bệnh và đòi hỏi một quá trình chăm bón rất công phu, đúng kỹ thuật mới cho hiệuquả. Tháng 3/2011 Công ty CP Nông Nghiệp GAP phối hợp với một số hộ nông dân tại Huyện Đơn Dương để sử dụng Black Castings và Vermaplex cho loại cây này. Đây là lời nhận xét thực tế ông Nguyễn Đức Minh (thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Điện thoại: 0984.420.884) đang sử dụng phân bón Black Castings và Vermaplex trên 3.000m[SUP]2[/SUP]: khi tôi sử dụng phân Black Castings kết hợp Vermaplex này để bón cho cây ớt, mặc dù là vào mùa mưa nhưngcây phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, giúp tôi tiết kiệm nhiều công lao động để phun thuốc bảo vệ thực vật. Khi tôi rải phân Black Castings sau một thời gian thì đất tơi xốp hẳn lên, có rất nhiều giun đất dưới gốc cây ớt, khả năng giữ nước cũng tốt hơn, đặc biệt là màu đất và chất đất nhìn rất ưng ý. Không như bên chỗ tôi chỉ bón phân hóa học, đất đai bị chai cứng, bộ rễ phát triển kém hơn, sâu bệnh tấn công phải phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật ”.
images-nongnghiep-tinnongnghiepgap-nong-dan-8-300x225.jpg

Ông Minh phấn khởi khi vườn ớt nhà ông ra sai trái
Ông Minh còn cho biết thêm: “Mùa mưa thường cây khó trồng hơn mùa nắng, trái không đậu nhiều, tôi thử dùng Black Castings và Vermaplex vào thời điểm mùa mưa này thì vẫn đẹp không thua gì vụ mùa nắng, đất xốp, rãnh ráo nước, cây lên đẹp, nhìn lá xanh, dày, bông to hơn, trái đậu nhiều hơn Hầu như tôi chỉ sử dụng Black castings và Vermplex cho khu vườn của mình, thật sự chưa bao giờ tôi thấy trồng ớt lại đơn giản và hiệu quả như thế Bên cạnh đó ông Lương Văn Nghĩa (thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Điện thoại:0974694442), cũng trồng cây ớt chuông Đà Lạt và tiến hành phun thử nghiệm Vermaplex trên 1.300 m[SUP]2[/SUP]. Ông Nghĩa nhận xét: khi tôi phun Vermaplex thì sau khoảng 3 ngày là tôi đã thấy đọt ớt mỡn hơn, lá khỏe hơn. Điều này làm tôi thấy rất phấn khởi vì thực sự mà nói cây ớt ghép trồng xuống mà chờ cho nó bén đọt thì lâu lắm”.
images-nongnghiep-tinnongnghiepgap-nong-dan-9-300x225.jpg
Ông Nghĩa bên những cây ớt được phun Vermaplex
Ngay cả chúng tôi, những người đã chứng kiến hiệu quả của hai loại phân bón Black Castings và Vermaplex trên rất nhiều cây trồng, nhưng vẫn cảm thấy rất bất ngờ trước những kết quả thu được trên hai đám ớt chuông nhà chú Nghĩa và chú Minh. Những cây ớt được sử dụng hai loại phân bón của công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP phát triển vượt trội, sai quả và có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng so với khu vực đối chứng.
Nguồn: Công ty CP Nông Nghiệp GAP
 


Last edited by a moderator:
cảm ơn bạn đã xem bài viết. Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ kỹ thuật nào thì cứ alo, các kỹ sư công ty mình sẽ hướng dẫn cho bạn
 
Bạn nongnghiepgap đưa thông tin kiểu này nặng về quảng cáo quá. Nếu thật sự muốn cung cấp thông tin cho bà con thì cần đưa thêm các thông tin sau:
- Nếu dùng các biện pháp bón phân khác (không phải là Black Casting và Vermaplex) thì đầu tư cho 1.000 m2 là bao nhiêu, thu hoạch được bao nhiêu.
- Khi dùng Black Casting và Vermaplex thì kinh phí đầu tư tăng thêm là bao nhiêu, thu hoạch tăng thêm là bao nhiêu, từ đó tính ra được lợi ích của việc dùng Black Casting và Vermaplex so với việc không dùng.
Theo tôi nếu chỉ tính riêng tiền phân mà hết 14,14 triệu cho 1.000 m2 là suất đầu tư quá cao so với suất đầu tư cho cây ớt thông thường hiện nay của bà con nông dân, nên cần phải tạo ra một năng suất vượt trội thì mới đủ sức thuyết phục để đầu tư.
 
Cảm ơn góp ý của bác, NNG sẽ rút kinh nghiệm.
Chí phí phân bón cho cây ớt chuông Đà Lạt hiện nay khoảng 12-15 tr/1000 m[SUP]2[/SUP]/vụ 6-9 tháng). Và mục tiêu NNG muốn là đưa ra 1 quy trình có chi phí bằng hoặc thấp hơn chi phí quy trình hiện tại của nhưng đem lại năng suất tốt hơn và có lợi cho bà con mình hơn.


 


Back
Top