Kỹ thuật bón phân cho cây Vải trong thời gian ra quả

  • Thread starter hangnguyen
  • Ngày gửi
Để có một mùa vải bội thu thì kỹ thuật bón phân cho cây vải trong khi ra quả là rất quan trọng.
a51.jpg
Bón thúc hoa:
Mục đích nâng cao mức dinh dưỡng trong cây, làm cho lá thuần thục, thúc đẩy ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu thời tiết xấu.
– Thời gian bón: Với vải sớm bón vào khoảng cuối tháng một, đầu tháng hai. Với vải nhỡ và muộn bón vào giữa tháng 2 đến cuối tháng 2, có thể đến đầu tháng 3. (Nếu cây khỏe hoặc vải tơ bón muộn hơn hoặc có thể không bón. Cây yếu hoặc vải già nên bón sớm hoặc bón nhiều hơn).
– Lượng bón: Dựa vào kinh nghiệm dự đoán sản lượng để tính toán. Lấy mốc tính 100kg quả, lượng bón sẽ là 0,7kg urê + 0,7 kg supe lân và 0,4kg KCl.
– Phương pháp bón: Đào rãnh nhẹ trên mặt đất hoặc sử dụng các hốc hoặc hố sẵn có, bón lúc trời ẩm (hoặc tưới nước), phủ bằng đất hoặc lá rụng.
Bón thúc quả:
Mục đích là bổ sung kịp thời dinh dưỡng bị tiêu hao khi ra hoa, bảo đảm cho quả sinh trưởng phát triển tốt, giảm đợt rụng sinh lý lần hai, tạo cho cây có khả năng tiếp tục ra hoa trong năm sau.
– Lượng bón:
Chủng loại phân bón, số lượng từng chủng loại trong đợt bón phân này có tính linh hoạt rất rõ rệt, đòi hỏi người làm vườn phải có kinh nghiệm và quan sát thực tế của cả vườn và của từng cây. Hai chỉ tiêu quan trọng để xác định yếu tố và lượng bón lần này là mầu sắc và lượng quả đậu. Nếu lá vẫn giữ màu xanh thì bón kali là chủ yếu (do thời kỳ này cây cần kali nhiều nhất, vừa hạn chế sự rụng quả, vừa làm tăng lượng rõ rệt). Nếu dự tính cây sẽ cho thu hoạch 100 kg quả (xấp xỉ 10.000 quả – ước tính trên 1/4 hoặc 1/8 tán cây rồi suy ra) lượng bón sẽ là: 1,4 kg KCl + (0,5-0,8) kg urê + (0,4-0,5) kg Supe. Trường hợp quan sát thấy màu sắc lá xanh nhạt, cây sinh trưởng kém thì cần tăng thêm đạm, nhưng không nên vượt quá 1 kg/100 kg quả (dự tính).
Phương pháp bón: Tương tự như đợt bón thúc hoa.
Ngoài biện pháp bón phân được giới thiệu chủ yếu trong phạm vi bài viết này, người trồng vải cần nắm thêm một số điểm quan trọng sau đây:
– Năm có thời tiết ấm (dự đoán): việc bón thúc sau khi thu hoạch cần kết thúc sớm, nhất là đối với cây khỏe, lá xanh đậm, kết hợp với việc phun chất kìm hãm như Ethrel (500-1000 ppm: 4-6 lít/cây).
– Bón phân hữu cơ (nếu có), chủ yếu vào lúc sau thu hoạch (tháng 7) hoặc vào cuối mùa đông đầu mùa xuân (trước khi cây ra hoa).
– Có thể sử dụng một số chủng loại dinh dưỡng khác như bột cá, bã mắm (1,5-2,5 kg/cây, bón theo hố 4-8 hố, 5-10 cm chiều sâu), phân nước và các chất dinh dưỡng qua lá như Komix, Thiên nông….
– Trong trường hợp lộc thu ra hơi muộn, để làm cho chúng sớm thuần thục, nên sử dụng phân bón ở dạng dung dịch, phun lên tán như: urê 0,3-0,5%; kali 0,3-0,4%; tro 1-3%; supe phốt phát ngâm lọc 1-3%.
– Phun qua lá có thể được áp dụng cả trong trường hợp quả đã đậu, dùng urê kết hợp với nguyên tố vi lượng đem lại hiệu quả cao.
* Phun thuốc bảo vệ thực vật:
Ngoài biện pháp canh tác diệt sâu ngay sau thu hoạch, cần chủ động diệt sâu, phòng trừ bệnh hại vải thiều ở các giai đoạn khác nhau và chia ra từng giai đoạn phát triển của cây vải để diệt cho hiệu quả như: Giai đoạn sinh trưởng đầu lộc non ở cây trưởng thành thường là thời điểm phát sinh sâu đục cành vải xuất hiện, đó là sâu non hoặc nhộng qua đông dưới lớp vỏ cành hoặc thân cây. Sâu trưởng thành đẻ trứng vào khoảng tháng 6 - 9 vào các kẽ nứt trên thân, cành chính hoặc dưới lớp vỏ nách chạc cành…
Để phòng diệt sâu hiệu quả, an toàn nhất nên dùng phương pháp thủ công bắt giết xén tóc trước khi chúng đẻ trứng khoảng tháng 6 – 10; phát hiện nơi đẻ trứng, dùng dao nhỏ cạo trứng hoặc sâu non mới nở. Khi phát hiện sớm vết đục dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non hoặc dùng thuốc Padan bơm vào lỗ đục rồi bịt cửa lỗ bảo đảm sâu chết ngay.
- Giai đoạn cây ra các đợt lộc
Đây là giai đoạn sâu bệnh phát triển mạnh nhất trong các giai đoạn sinh trưởng của cây vải thiều, trung bình mỗi đợt lộc có thể phải phun 2 -3 lượt tùy mức độ và thời tiết phun vào thời điểm mới nhú lộc và thời điểm lộc rộ.
- Giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, hoa nở
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa xuân nên sâu bệnh tập trung nhiều: Nhện lông nhung, bọ xít, rệp muội, sâu đo. Bệnh sương mai và thán thư cũng xuất hiện trên chùm hoa... giai đoạn này có thể dùng các loại thuốc như: Pegasus 500 ND; Ortus3SC; Regent 800 WG, Sherpa 25EC…
- Giai đoạn đậu quả đến hình thành cù
Giai đoạn này sâu đo thường tập trung đẻ trứng ngay trên quả non. Sâu non nở ra gặm vỏ quả làm quả rụng hay gây sát thương, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh.
Ngoài sâu đo, cần chú ý theo dõi để phòng trừ bệnh thán thư. Cần tỉa bớt cành sâu bệnh và cành không có quả để cây thông thoáng, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh.
- Giai đoạn quả kéo cùi kín đến chín
Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng quả. Các loại sâu hại quan trọng như sâu đục cuống quả và ruồi hại quả kết hợp với các bệnh thán thư, sương mai và nứt quả làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Giai đoạn này có thể dùng Padan 95SP; Regent 800WG, Padan 95SP, Ridomil MZ 72WP, Bóc-đô. Thường xuyên tỉa cành cho vườn thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ của sâu.
 


Bây giờ là mùa Vải rồi. Quê mình họ buôn chín đỏ cả một đồi...
Bác #HangNguyen nói khá chi tiết. Tiện đây em PG luôn cho cái sản phẩm của nhà tự làm ra. Phân bón thúc hiii

Bác nào mua alo em:
image_1494917465_2.jpg
 


Back
Top