kỹ thuật chăn nuôi chồn nhung đen.!

  • Thread starter Bùi văn Mạnh
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Bùi văn Mạnh
- Địa chỉ: Hà Nội
- Tel, Fax: 0937.260.260
- Email: bui_van_manh2000@yahoo.com
================================



LỜI MỞ ĐẦU



Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, có lông màu đen tuyền, được tuyển chọn và nhân giống từ nhiều loài chồn trong những năm gần đây. Nghiên cứu thức ăn dùng trong chăn nuôi và kỹ thuật chế biến là thành quả của hạng mục nghiên cứu trong những năm 1998-2001 của Viện nghiên cứu chăn nuôi, Quảng Tây- được đăng ký số hiệu 20015607. Vào tháng 8/2001 hạng mục này đã được các chuyên gia cấp tỉnh giám định và đánh giá; các chuyên gia đều thống nhất: hạng mục nghiên cứu này dựa trên cơ sở nghiên cứu những ưu thế của tỉnh Quảng Tây, đó là sự phong phú các đồng cỏ rộng lớn trên các sườn núi và các sản phẩm nông nghiệp, từ đó đưa ra ý kiến phát triển loại động vật chuyên ăn cỏ, tiết kiệm lương thực có ý nghĩa kinh tế; có thể nâng cao hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, đẩy nhanh việc xóa đói giảm ngèo ở các vùng núi khó khăn.

Chồn nhung đen – lông đen tuyền, thể hình nhỏ (1~1,5 kg); thịt nạc, thơm ngon; giá trị dinh dưỡng cao. Qua giám định thì hàm lượng chất abumin có trong thịt chồn đạt tới 91,7% - cao gấp 5,5 lần thịt lợn, cao gấp 4,6 lần thịt bò, cao gấp 8,3 lần thịt dê, cao gấp 4,3 lần thịt gà, cao gấp 5,6 lần thịt vịt, và cao gấp 5,1 so với mực, lượng mỡ chỉ chiếm 14, 8 %; từ đó có thể thấy Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ cỡ nhỏ; thịt nạc, ít mỡ và có nhiều abumin.

Thịt Chồn nhung đen còn chứa rất nhiều các chất axit amin mà con người rất cần, ngoài ra còn chứa can xi, sắt, phốt pho, kẽm, sê len – các chất càng ít thấy ở các loại động vật khác; trong đó sê len được gọi là “tố chất vi lượng phòng chống ung thư hàng đầu”. Các thành phần dinh dưỡng trong thịt Chồn nhung đen rất dễ dàng hấp thụ, dễ tiêu hóa, là loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên cho người già, trẻ nhỏ, người bệnh, sản phụ; cũng là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho những người có bệnh cao huyết áp mãn tính, ngoài ra thịt Chồn nhung đen có thể chế biến thành thịt hộp, thịt khô, nước uống dinh dưỡng, lông Chồn nhung đen là nguyên liệu y dược quan trọng, da và lông còn có thể gia công chế biến thành các loại sản phẩm thuộc gia xuất khẩu mà trên thị trường đang ưa chuộng.

Cùng với sự phát triển của kinh tế cả nước, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, các loại thực phẩm dinh dưỡng đang càng ngày càng được nhiều người ưa chuộng, điều này đã thúc đẩy đội ngũ chăn nuôi những loài động vật có giá trị kinh tế ngày càng nhiều, quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng, ngành chăn nuôi Chồn nhung đen hiện đang được phát triển. Cũng giống như việc chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế khác, tương lai phát triển của ngành chăn nuôi Chồn nhung đen rất rộng mở, vừa có hiệu quả bảo vệ động vật hoang dã, vừa có thể phát triển động vật ăn cỏ, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của con người; ngoài ra còn có ý nghĩa lớn trong việc duy trì, phát triển môi trường sinh thái. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người chăn nuôi, chúng tôi đã tổng kết kinh nghiệm chế biến và chăn nuôi, tham khảo các tư liệu có liên quan để biên tập ra cuốn sách này nhằm cống hiến cho độc giả.

Cuốn sách giới thiệu giá trị kinh tế của việc nuôi dưỡng Chồn nhung đen, đặc trưng hình dáng, tập tính sinh hoạt, tường thuật kỹ càng những kỹ thuật mới trong phương pháp chăn nuôi Chồn nhung đen, nuôi chồn đẻ, chăm sóc chồn con, phối hợp các loại thức ăn, phòng chống bệnh dịch và chế biến thịt các loại. Cuốn sách này dựa trên kỹ thuật ứng dụng thực tiễn là chủ yếu, từ ngữ thông dụng dễ hiểu, nội dung sau sắc, lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu, rất thích hợp cho người chăn nuôi tham khảo.

Do trình độ người biên tập có hạn, Chồn nhung đen lại là loại động vật mới được phổ biến, còn có nhiều điều cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa do đó những khuyết điểm và sai sót là không thể tránh khỏi, kính mong độc giả thứ lỗi và phê bình đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn thiện hơn.

























I. Ý nghĩa kinh tế và khái quát quá trinh nuôi dưỡng Chồn nhung đen.

1. Khái quát quá trình nuôi dưỡng:

Đây là loại động vật có lông đen tuyền, được chọn và gây giống từ loại chồn hoang dã đã được thuần hóa nên thường gọi là Chồn nhung đen. Loài động vật này bắt nguồn từ vùng Nam Mỹ, phân bố ở khắp vùng núi Andes . Đến thế kỷ XVI được những người Tây Ban Nha đưa vào Châu Âu. Sau đó là du nhập vào Châu Á.

Nước ta chủ trương làm thực nhiệm động vật, nghiên cứu ứng dụng đối với ngành động vật vi sinh, sinh vật học, bệnh lý học, hóa học, đặc biệt là chú trọng nghiên cứu ngành vi sinh vật. Loài chồn trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm chiếm một vị trí rất quan trọng. Do đó, loài chồn vốn có thể hình nhỏ bé, màu lông tạp, đối với giá trị sử dụng làm thực phẩm có rất ít nghiên cứu cũng như tài liệu khác, nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên cơ sở thực nhiệm động vật và đề cao giá trị kinh tế đã chọn và gây giống thành công chủng loại chồn mới có màu lông đen tuyền, hình dáng khá to (1~1,5 kg), khả năng phòng chống bệnh cao, có khả năng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, thịt chồn nhung đen rất thơm ngon và nhìn đẹp mắt. Chăn nuôi Chồn nhung đen được mở rộng rất nhanh ở các vùng chăn nuôi là: Quảng Tây, Triết Giang, Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam , Vân Nam , thậm chí có nơi đã xây dựng cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn, hình thành một ngành công nghiệp chăn nuôi Chồn nhung đen. Chăn nuôi Chồn nhung đen không chịu phụ thuộc vào thời vụ, không ảnh hưởng đến sản xuất, công việc, có thể tận dụng nhiều thời gian rảnh để chăn nuôi, đã lôi kéo được sự hưởng ứng của những người nông dân muốn làm giàu. Năm 2002, chính quyền huyện Hoành đã đem chăn nuôi Chồn nhung đen vào trong kết cấu các hạng mục điều chỉnh sản xuất, và đã thành lập Hiệp hôi chăn nuôi Chồn nhung đen nhằm thúc đẩy quy mô chăn nuôi Chồn nhung đen tại địa phương này. Hiện nay, các sản phẩm có lợi cho sức khỏe lấy Chồn nhung đen làm nguyên liệu như: rượu thuốc, thịt khô, nước dinhh dưỡng, quần áo thời trang làm từ lông chồn đã xuất hiện trên thị trường trong nước. Các hệ thống nhà hàng nổi tiếng lấy thịt chồn nhung đen chế biến thành các món nổi tiếng như “thịt chồn nướng ống tre”, “thịt chồn nướng xiên”, “thịt chồn hấp sen” cùng các món nướng, hấp, canh, hầm cách thủy khác. Bởi vì hương vị phong phú, đa dạng, thơm ngon, thực khách thưởng thức xong khen ngợi không hết lời nên thịt Chồn nhung đen đã trở thành món ăn cao cấp trong các nhà hàng, khách sạn tại các thành phố. Ở nước ta đang hình thành một trào lưu tiêu thụ thịt chồn . Nhờ có nhiều thành phố lớn đang có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm làm từ Hoẵn đen, nghề nuôi và chế biến Chồn nhung đen đã trở thành một hạng mục trọng điểm trong các quy hoạch mới của nhà nước Trung Quốc, triển vọng thị trường đang hết sức tươi sáng.

2. Đặc điểm hình dáng:

Chồn nhung đen được tuyển chọn và phối giống từ nhiều loài chồn để tạo thành 1 loại chồn ưu việt có màu lông đen tuyền, toàn thân đều màu đen; đặc trưng của loài chồn nhung đen như sau: lông ngắn nhưng dày, mềm mại, khỏe mạnh, toàn thân đều là màu đen bóng mượt, mắt đen, môi đen, tứ chi màu đen, tai đen, mũi đen, không có đuôi. Bốn chân ngắn và nhỏ nhắn, chi trước có 4 ngón, chi sau có 3 ngón, chân sau dài bằng chân trước, thường dài khoảng 8-9 cm, các ngón chân đều có móng nhọn nhưng nhỏ và ngắn, thường thì móng chi trước dài khoảng 1,6 cm, còn các móng ở chi sau dài khoảng 1,3 cm; vùng đầu hình tròn, bên mép có râu xếp thành tầng, lớp; hàng trước ngắn, hàng sau dài, râu dài từ 0,5-4 cm, tai nhỏ và ngắn, dài khoảng 1,5 cm, rộng khoảng 3 cm, ở điểm giữa vành tai lại hướng vào trong nên tạo thành hình số 3. Núm vú ở con cái ở hai bên dưới vùng bụng, cơ quan sinh dục của con đực và con cái đều ở gần hậu môn. Chồn nhung đen trưởng thành, thân dài từ 30-40 cm, con đực dài hơn con cái, lông dài từ 1,5 – 3 cm, chồn con 2 tháng tuổi nặng khoảng 500 gam, sau đây liệt kê 4 loại chồn để so sánh sự khác biệt về màu lông cũng như hình thể:

Giống Anh quốc: lông ngắn, mềm mại, thể trạng khỏe mạnh, màu lông có lẫn các màu trắng, đen, vàng xám.

Giống Angola : sợi lông mảnh nhưng dài, bao phủ khắp mặt, đầu, thân người; màu lông thì có rất nhiều, có cả màu vàng cam, màu xám đen.

Giống Tây Á: lông ngắn và thô, thể trạng yếu, màu nâu phân bố khắp toàn thân. Loại chồn này rất mẫn cảm đối với các loại dịch bệnh.

Giống Pêru: lông ngắn nhưng dày, mềm mại như tơ, đặc biệt là ở vùng bắp chân và ở chi trước, vùng đầu lông bao phủ tới tận mũi, màu lông có rất nhiều: màu vàng cam, màu đen, màu xám, màu xanh da trời.

Sau nhiều lần làm thực nghiệm trên 4 loại chồn kể trên, lông hỗn tạp các màu trắng, đen, xám và vàng, thể hình nhỏ, do đó khi lựa chọn loại chồn để nuôi dưỡng nhất định phải chú ý.

3. Tập quán sinh hoạt:

Tính tình của loài Chồn nhung đen khá hiền lành, không cắn người cũng không cào cấu, đối với con người rất hiền lành, không xảy ra đối kháng với các loài động vật khác, trốn chạy là bản năng duy nhất, không giỏi leo trèo, chạy nhảy, không cần làm lồng che phủ, xây chuồng trại cũng có thể nuôi dưỡng chồn ; sợ ẩm ướt, thích môi trường sống khô ráo sạch sẽ; rất nhát gan, trong không gian yên tĩnh, đột nhiên có âm thanh hoặc có loài chuột, gia cầm, gia súc, hoặc người lạ đột nhiên xông vào sẽ làm chồn bị hoảng sợ, kích động (trừ người cho ăn thường xuyên ra vào); khứu giác và thính giác của loài chồn rất phát triển, đối với sự thay đổi của môi trường rất mẫn cảm, ví dụ như sự thay đổi đột ngột của thời tiết; không khí ô nhiễm.

Chồn con sau khi dứt sữa và chồn trưởng thành đều rất thích chung sống với nhau, thường đùa giỡn với nhau, rất hoạt bát, do đó, cần có khoảng trống rộng để chồn chơi đùa, nếu không quá trình sinh trưởng phát dục sẽ không tốt, mà tỷ lệ sinh sản lại thấp đi thấy rõ.

Chồn nhung đen khá mẫn cảm đối với những thay đổi đột ngột của nhiệt độ, không thích ứng được với sự biến đổi lớn của thời tiết, ví dụ như: trời mùa đông đột nhiên nóng lên, trời mùa hạ lại đột nhiên trở lạnh, nếu không tăng cường chú ý thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh, thích hợp với nhiệt độ khoảng 18~25 độ C.

Chồn nhung đen thường dùng tiếng kêu để biểu thị yêu cầu của mình, ví dụ như sau khi chồn đã quen với người cho ăn thì từ xa, chỉ cần nghe thấy tiếng bước chân, tiếng nói chuyện của người cho ăn liền phát ra tiếng kêu “chi chi chi”; đặc biệt là khi chúng đói và đòi ăn thì tiếng kêu càng to và nhiều hơn. Do bị đói nên khi người cho ăn mở cửa bước vào phòng, có con còn chồm hai chân trước lên và đứng bằng hai chi sau, hai chi trước con chụm vào nhau đưa lên cao để đòi ăn, giống như đang hành lễ với người cho ăn; sau khi được cho ăn thì lập tức ngoan ngoãn ngừng kêu, yên lặng tranh ăn với nhau, sau khi ăn no liền nô đùa với nhau.

Chồn đực vào thời kỳ phát dục, liền theo đuổi chồn cái và phát ra tiếng kêu trầm “ tu lu tu lu”; sau khi giao phối lại phát ra tiếng kêu “ chiu chiu chiu” biểu thị sự hưng phấn và hài lòng. Trong mùa giao phối, giữa các con đực với nhau xảy ra những va chạm, xung đột, con nào mạnh hơn sẽ nghiến răng nghiến lợi và phát ra tiếng kêu “ cưa cưa”, thể hiện sự tức giận, đuổi kẻ yếu hơn đi. Chồn nhung đen có tập tính đoàn kết với nhau chống lại kẻ thù, khi nghe thấy một âm thanh lạ liền lập tức phát ra tiếng kêu cảnh báo “gu lu”, đồng thời lập tức chạy trốn.

Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ cỡ nhỏ, giác quan phát triển, thành dạ dày rất mỏng, ruột thừa khá lớn, thích ăn lá mạ non có chứa nhiều xơ, đặc biệt là ngọn cây non của các loại dây leo thân mềm. Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa các loại chất xơ rất tốt, có thể tiêu hóa tới 38,2% hàm lượng chất xơ.

Về các loại thức ăn của chồn nhung đen thì có các đặc trưng như sau: khi chọn các thức ăn tinh cho chồn nhung đen ( ví dụ như: lúa mạch, cám gạo) nên chọn các loại thức ăn phù hợp với khẩu vị của chồn, khiến cho chồn ăn tốt hơn, 1 khi thay loại thức ăn, lập tức xảy ra hiện tượng kén ăn hoặc thậm chí là ngừng ăn, nhưng sau khi thích ứng với loại thức ăn mới, chồn nhung đen lại ăn nhiều trở lại.

4. Đặc trưng sinh trưởng và phát dục:

Thời gian chồn nhung đen từ lúc sinh cho tới lúc trưởng thành là khoảng 60 ngày đối với con cái, và khoảng 70 ngày đối với con đực. Chồn đực và chồn cái sau khi giao phối thành công, chồn cái mang thai khoảng 60~70 ngày, mỗi lần sinh từ 3~6 con, mỗi năm mang thai 4~5 lần, một con đực phối cho 1~2 con cái là tốt nhất. Thời gian chồn cái sinh con xảy ra vào cả buổi ngày lẫn buổi đêm, nhưng thường thấy rất nhiều vào đêm khuya, sau khi sinh chồn mẹ liền ăn nhau thai của chồn con, liếm sạch lông cho chồn con, sau đó mới cho chồn con bú. Chồn con sau khi sinh vài tiếng liền có thể ăn được thức ăn ngoài, sau 40~60 ngày chồn con có thể trọng khoảng 500 gam. Tuổi thọ của chồn nhung đen có thể kéo dài khoảng 6~7 năm, thường là 3~4 năm.

5. Sinh sản

Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản cũng nhu tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực chồn cái, số lần phát dục, mỗi lần mang thai sinh bao nhiêu chồn con, tỷ lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn, ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, môi trường nuôi dưỡng. Khi nuôi dưỡng chồn nhung đen phải tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát dục thuận lợi, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, để có một đàn chồn lớn, sinh sôi mạnh:

a. Cách phân biệt chồn đực chồn cái:

Khi phân biệt chồn đực chồn cái, dùng tay trái tóm nhẹ vào gáy của chồn nhung đen, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vai trái, dùng 4 ngón còn lại tóm chặt vai phải và vùng ngực của chồn nhung đen, nhẹ nhàng xách chồn nhung đen lên (lúc này nên tránh đè vào vùng bụng), nâng sao cho vùng bụng hướng lên trên, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng có bộ phận sinh dục, quan sát hình dạng của nó xem có dương vật hay là âm hộ. Có dương vật là con đực có âm hộ là con cái.

b. Chọn giống

Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc trong quá trình người nuôi gây giống từ đàn chồn gốc, cần phải chú ý chọn con chồn khỏe mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống. Đặc điểm để chọn chồn giống là: thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp, toàn thân có lông một màu đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, cử động linh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng; mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da, không có bọ. Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khă năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn vừa to vừa cân đối với nhau,dương vật phát triển bình thường. khả năng phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa. con cái có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính tình hiền lành, và có nhiều sữa.

c. Phối giống

Thời kỳ giao phối đầu tiên của chồn diễn ra khi chồn được 40~60 ngày tuổi đối với chồn cái và 70~71 ngày tuổi đối với chồn đực, thời gian giao phối của chồn cái kéo dài 12~18 ngày. Để duy trì được ưu điểm của chồn bố mẹ thì phải đợi đến khi cơ quan sinh dục của chồn nhung đen phát triển hoàn thiện, sau khi hoàn toàn thành thục mới cho giao phối, nếu cho giao phối quá sớm, chồn con trong quá trình sinh trưởng sẽ có những ảnh hưởng không tốt. Thường thì chồn cái sau khi sinh được 2~3 tháng; chồn đực được 3~4 tháng thì có thể cho giao phối, chồn con sinh ra sẽ khỏe mạnh.

Trong thời kỳ giao phối, chồn cái thường có nhu cầu giao phối từ 1~18 tiếng, trung bình là 9 tiếng đồng hồ, thường là từ 5h chiều đến 5h sáng hôm sau, giao phối vào buổi đêm hiệu quả rất tốt. Khi sắp hết thời gian mà con cái có nhu cầu giao phối thì thường là con cái sẽ bài tiết trứng ra ngoài cơ thể, ngoài ra chồn cái sau khi sinh được 3 tiếng đồng hồ sẽ động đực và có thể bài tiết ra trứng, do đó, nếu chọn đúng thời gian này sẽ là tốt nhất, có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai.

Tiêu chí phối giống thành công: trong lúc phối giống, phải chú ý tình hình chồn đực theo đuổi chồn cái như thế nào, chồn cái nếu tỏ ra thân mật có nghĩa là chồn cái đồng ý giao phối, nhưng nếu chồn cái không muốn giao phối sẽ kháng cự lại chồn đực đang đuổi theo mình, thậm chí là chống cự quyết liệt. Cách phân biệt giao phối thành công: sau khi giao phối xem xét cửa âm đạo của chồn cái có cái nắp như làm bằng keo dính hay không, đây là hỗn hợp giữa dịch của con cái và tinh dịch của chồn đực, xem xét xem ở âm hộ con cái có nắp không có thể đoán biết được giao phối có thành công hay không? Nhưng cái nắp ở cửa mình của chồn cái này, có lúc do chồn cái vận động quá mạnh mà bị rơi mất. Lúc cần thiết thì có thể kiểm tra trong âm đạo của chồn cái xem có tinh trùng hay không, từ đó xác định được là giao phối đã thành công hay không? Trong thời gian phát dục của chồn cái, sau khi đã tách riêng chồn đực, chồn cái phải nắm lấy thời điểm con cái phát dục để có thể giao phối một lần là thành công.

Khi nuôi 1 đàn lớn phải áp dụng phương pháp cho 1~2 chồn đực giao phối với 3~4 chồn cái, nhưng phải chú ý không để 2 chồn đựng cùng tranh nhau giao phối với chồn cái, nếu không sẽ xảy ra xung đột dẫn đến gây thương tích, ảnh hưởng không tốt đến việc phối giống. Nếu là phối giống để làm tăng số lượng của đàn chồn có quy mô nhỏ thì có thể cho từng cặp chồn giao phối với nhau, nếu như chồn cái vẫn đang trong thời kỳ nuôi con thì phải đợi đến sau khi chồn con dứt sữa mới đem đi phối giống, hoặc ngay sau khi chồn mẹ vừa sinh con xong khoảng nửa ngày thì đưa chồn đực vào chuồng, đợi đến khi chồn cái động đực thì lập tức cho giao phối ngay, giao phối vào thời điểm này có tỷ lệ thành công cao, có thể nâng cao tỷ lệ sinh sản. Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm, để có thể tìm ra phương pháp phối giống tốt nhất, chúng tôi đã cho tiến hành phối giống theo các phương pháp như sau:

(+) Phương pháp phối giống cận huyết

Phương pháp phối giống này là phương pháp sinh sản ra đời chồn con cùng huyết thống với các đời chồn trước. Đợi khi chồn đực đã thành thục, chia thành từng nhóm: 1 đực : 1 cái; 1đực : 2 cái; 1đực : 3 cái rồi cho giao phối tự do với nhau, chồn con sinh ra cũng chia thành 3 nhóm tương ứng rồi cho giao phối với nhau, sau mấy đời sinh sản như thế thì cho kết quả sinh sản như sau: Nhóm gồm 1 đực : 1cái: với phương pháp phối giống này thì mỗi lần mang thai sinh được trung bình 3,5 chồn con, chồn con sống đến sau khi dứt sữa là 100%. Nhóm 1 đực : 2 cái và 1 đực : 3 cái cho kết quả là: mỗi lần mang thai trung bình sinh được 3 chồn con. Nhưng sau nhiều tuần quan sát thì sẽ thấy có xuất hiện hiện tượng không tốt như: dị dạng, thoái hóa giống, không thể sinh sản ra loài chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền nữa, hơn nữa càng về sau thì dị biến càng nhiều. Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn phải chú ý không cho giao phối cận huyết.

(+) Phương pháp phối giống không cận huyết

Phương pháp phối giống không cận huyết có nghĩa là cho phối giống giữa chồn đực và chồn cái có họ xa, không có huyết thống gần gũi. Lựa chọn chồn đực và chồn cái khỏe mạnh, thành thục, có tuổi tương đương, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khỏe mạng và giống với đời bố mẹ, sau đó chia thành các nhóm: 1 đực : 1 cái; 1đực : 2 cái; 1đực : 3 cái. Mỗi nhóm lại chia ra thàh các lứa khác nhau để nuôi dưỡng, sau đó cho giao phối với nhau. Chồn con của mỗi nhóm sau khi được nuôi dưỡng hoàn toàn trưởng thành và thành thục thì lại cho giao phối với các chồn con của các nhóm khác bố mẹ, đời chồn con tiếp theo này có thời gian mang thai khoảng 70 ngày, trung bình mỗi lần mang thai sinh được 4 chồn con, tỷ lệ chồn con sống sót là 90~100%. Áp dụng phương pháp giao phối không cận huyết thì đều không xuất hiện hiện tượng thoái hóa giống và bị lai tạp các đặc tính không phải của loài chồn nhung đen, có thể duy trì được giống chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền.

(+) phương pháp giao phối không cận huyết cho cả một đàn chồn lớn

Lựa chọn những chồn giống đã hoàn toàn thành thục, không cận huyết, khỏe mạnh, tuổi tương đương, tình hình sinh trưởng và phát dục tương đương với nhau, có tính kháng bệnh cao rồi chia thành các nhóm phối giống khác nhau; mỗi nhóm có 2~4 chồn đực, 5~10 chồn cái, sau khi phân nhóm thì tiến hành nuôi dưỡng như bình thường.

Ưu điểm của việc giao phối không cận huyết cho cả một đàn chồn lớn là khi chồn mẹ động đực có thể tìm thấy ngay chồn đực và lập tức tiến hành giao phối, tỷ lệ thụ thai do đó cũng cao; nuôi dưỡng và cho giao phối theo đàn lớn có thể hình thành được những biến dị tốt, có thể nâng cao khả năng sống sót của chồn con, tiết kiệm được diện tích nuôi, giảm bớt sức lao động, dễ quản lý, sức ăn của chồn nhung đen cũng tốt, chồn cái có thể tự do lựa chọn doẵng đực để giao phối nhưng không thể có lợi bằng phương pháp cho giao phối theo từng cá thể một, bởi vì thường phát sinh việc chồn đực vì tranh giành được giao phối với chồn cái mà xảy ra xung đột với nhau, việc cắn nhau giữa các chồn đực sẽ làm cho chồn bị thụ thương, có trường hợp chồn đực vì tranh giành giao phối với con cái nhiều lần mà làm tiêu hao thể lực rất lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của chồn đực; ngoài ra khi nuôi theo đàn lớn thì có nhiều chồn con sinh ra thường bị chết, tỷ lệ tử vong là khá cao. Nếu như sau khi chồn mẹ được thụ thai thì tốt nhất là nên đưa chồn mẹ ra nuôi dưỡng riêng, đợi sau khi chồn con dứt sữa thì mới đưa chồn mẹ quay lại đàn. Điều nàu có thể giảm bớt được tỷ lệ bị tổn thương, nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con. Đối với phương pháp giao phối này thì tỷ lệ 2 đực : 5 cái hoặc 3 đực: 8 cái trong mỗi nhóm là thích hợp nhất. Tỷ lệ chồn con sinh ra trong mỗi lần mang thai là 3,5~4,2 chồn con, tỷ lệ chồn con sống sót là 81~94,4%.

(+) Phương pháp phối giống giữa chồn đực và chồn cái khác chuồng nuôi

Chồn đực và chồn cái bình thường không được cùng nuôi dưỡng chung với nhau trong cùng 1 chuồng; đợi khi chồn con dứt sữa hoặc 12 tiếng sau khi chồn mẹ sinh hạ chồn con thì đưa chồn đực ở đàn khác vào, sau khi giao phối thành công thì lại đem chồn đực ra nuôi riêng; hoặc đợi khi chồn mẹ mang thai khá lớn thì mới đưa chồn đực ra khỏi chuồng của chồn mẹ. Do thời gian giao phối của chồn đực ngắn nên có thể duy trì được tinh lực sung mãn, tỷ lệ thụ thai của chồn cái rất cao; ngoài ra, còn rất có lợi trong việc chồn mẹ có thể bảo vệ được thai nhi; sinh ra được đời chồn con có khả năng chống bệnh cao. Thực tiễn đã chứng minh, áp dụng phương pháp này có rất nhiều lợi ích: trung bình mối lần mang thai sinh được 3,7~4,4 chồn con, tỷ lệ sống sót của chồn con là 93~97,1 %, trong đó để 1 chồn đực giao phối với 2 chồn cái là tốt nhất. Nếu chồn cái quá nhiều, chồn đực sẽ vì bị tiêu hao tinh tực nhiều mà không thể giao phối, bỏ lỡ thời gian phát dục của chồn cái.

(+) Mang thai, sinh con và cho bú:

Trong thời kỳ phát dục của chồn nhung đen, trứng sau khi rụng từ buồng trứng sẽ đi qua ống dẫn trứng xuống tới chỗ phình to của ống dẫn trứng và ở đấy; sau khi giao phôi với chồn đực thì trứng sẽ được thụ tinh và sẽ theo ống dẫn trứng tiếp tục đi tới tử cung và dính vào thành tử cung, bắt đầu phân chia tế bào, hình thành bào thai. Máu của chồn mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho chồn con thông qua nhau thai và nước ối, giúp thai nhi phát triển; do đó, bụng của chồn mẹ cũng dần to lên và lộ hẳn ra ngoài. Cuối thời kỳ mang thai, vú của chồn mẹ phát triển rất nhanh.

.Trước khi sinh khoảng 3~5 ngày, chồn mẹ sẽ dùng răng dứt bớt lông quanh vú làm cho đầu vú lộ hẳn ra ngoài, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh vùng âm hộ. Trước khi sinh, chồn mẹ sẽ bỏ ăn 1~2 bữa, tỏ ra không yên, có hiện tượng đau bụng, phát ra âm thanh”gu gu” nhỏ, co chân sau lên và nằm nghiêng về một bên, sau đó sẽ có hiện tượng vỡ ối, chảy một ít máu đen. Lúc sinh chồn nhung đen, đầu của chồn con sẽ ra trước, thân người sau đó cũng nhanh chóng lộ ra ngoài; tiếp đó chồn mẹ sẽ cắn đứt cuống rốn và ăn nhau thai, rồi không ngừng liếm sạch lông cho chồn con. Quá trình sinh chồn con kéo dài từ 1~2 tiếng đồng hồ; chồn con lúc sinh ra nặng khoảng 50~100 gam; chồn con sau khi sinh khoảng 2 tiếng đã có thể bò đi tìm bú sữa mẹ. Chồn mẹ cũng chờ sẵn bên cạnh để cho chồn con bú. Chồn con được ba ngày tuổi đã có thể ăn được một ít ngọn rau xanh non mềm, sau 5 ngày là có thể ăn được một ít thức ăn tinh và bắt đầu chạy nhảy, hoạt bát, rất đáng yêu. Do chồn mẹ chỉ có hai đầu vú, nếu sinh nhiều chồn con thì cũng chỉ đành cho chồn con thay nhau bú mẹ, hoặc sẽ do người nuôi dưỡng cho uống sữa bò để có thể nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con. Thường thì khi chồn con được 14 ngày tuổi là có thể bắt đầu cho cai sữa, và tách ra ở riêng, nhằm giúp cho chồn mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo.

6. Kỹ thuật chăn nuôi:

6.1. Lựa chọn mặt bằng chăn nuôi:

Người chăn nuôi khi chăn nuôi chồn nhung đen thì đầu tiên phải chọn được địa điểm chăn nuôi tốt. Nơi chăn nuôi phải đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với tập tính sinh hoạt của chồn nhung đen, những yêu cầu về môi trường, số lượng đàn chồn định nuôi, cũng như đặc điểm sinh sản và những yếu tố về điều kiện môi trường khí hậu, trình độ chăn nuôi khác biệt ở các vùng khác nhau; tùy theo điều kiện mặt bằng và khả năng tài chính để xây dựng chuồng trại cho phù hợp.

Chồn nhung đen có tính tình hiền lành, thích sống bầy đàn, nhưng rất nhút nhát, không thích bị quấy rầy, kích động, khá mẫn cảm đối với những âm thanh và kích thích từ bên ngoài. Những thau đổi đột ngột của môi trường như: quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của chồn nhung đen. Do đó, nên chọn môi trường yên tĩnh, tránh xa những nơi ồn ào như đường ray, nhà ga xe lửa; nơi nuôi dưỡng cần phải được cung cấp đầy đủ nước sạch, mùa đông phải tránh được gió lùa, mùa hè thì lại phải thoáng gió, đồng thời phải cách xa khu chăn nuôi gia cầm, gia súc để giảm bớt sự ôm nhiễm và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, ở vùng lân cận phải có nơi cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn xanh cho chồn .

6.2. Yêu cầu cơ bản đối với chuồng trại chăn nuôi:

Chuồng trại chăn nuôi không cần phải quá đặc biệt đầu tư, các phòng ở thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được. Dựng lều ngoài trời cũng có thể tiến hành nuôi dưỡng, yêu cầu không cao. Nhưng để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái sinh sống, nanhh cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi thì vẫn phải đáp ứng một số các điều kiện sau:

+ Phải thoáng khí

Kể cả chuồng trại mới xây hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế kích thước to hay nhỏ. Trong chuồng nuôi thì tốt nhất là đông ấm, hè mát, không khí lưu thông, thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ tốt nhất nên bố trí cao hơn so với tầm với của chồn nhung đen để tránh gió lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người chồn khiến chồn bị nhiễm lạnh.

+ Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng

Dựa trên tập tính sinh hoạt ưa ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ khống chế ở khoảng 25~30 độ, vào mùa đông lạnh giá nên duy trì nhiệt độ ẩn định ở khoảng 20 độ, không được thấp dưới 10 độ, và độ ẩm không khí là khoảng 50~60 %; môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của chồn nhung đen mà còn dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi trường ánh sáng yếu cho chồn nhung đen, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào người chồn nhưng đồng thời lại không được để trong chuồng quá tối.

+ Phải yên tĩnh và chống được chuột

Chồn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh. Cửa ra vào chuồng chồn phải được che kín, nền chuồng nuôi tốt nhất là phải láng bằng xi măng; cửa sổ nên lắp lưới sắt nhằm chống chuột và các loại thú khác vào gây hại, quấy nhiễu chồn nhung đen, ngăn chặn việc giao phối nhầm với loài chuột.

6.3. Phương pháp chăn nuôi

Việc chăn nuôi chồn nhung đen khá đơn giản, dễ nuôi, có thể áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi khác nhau; mỗi vùng có thể dựa theo tập tính sinh hoạt của loài chồn nhung đen và những điều kện thức tế ở địa phương để áp dụng những phương pháp thích hợp. Nên chọn những phương pháp chăn nuôi đơn giản, dễ thực hiện để giảm giá thành. Những phương pháp chăn nuôi thường được áp dụng có: nuôi nhốt trong lồng, nuôi nhốt trong phòng lớn, nuôi công nghiệp quy mô lớn

+ Nuôi nhốt trong lồng

Phương pháp này nên áp dụng đối với nuôi chồn nhung đen với số lượng ít; ưu điểm là dễ dàng quản lý, dễ cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, dễ khống chế việc sinh sản của chồn, cho ăn cũng rất thuận tiện, dễ dàng làm vệ sinh phân và nước tiểu cho chồn , duy trì được vệ sinh sạch sẽ và không khí lưu thông thoáng mát, dễ dàng di chuyển, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể dễ dàng thao tác. Lồng nuôi có thể làm từ gỗ, tre trúc hoặc là làm bằng sắt, chiều dài 60 cm, chiều sộng 50 cm và chiều cao 40 cm, một lồng có thể nuôi 1~2 cặp chồn trưởng thành, hoặc 8 đến 12 chồn con.

+ Nuôi nhốt trong phòng lớn

Phương pháp này phù hợp với việc nuôi 1 đàn lớn chồn nhung đen trong điều kiện có diện tích chăn nuôi lớn và bằng phẳng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng thiết bị cơ giới để vận chuyển thức ăn xanh, thức ăn tinh, tiết kiệm được nhân công, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao đọng; mặt bằng rộng rãi, ánh sáng đầy đủ, không khí dễ dàng lưu thông, thoáng mát, gió nam có thể thổi vào qua cửa chính và cửa sổ, nên không khí được thay mới liên tục, dễ dàng dọn vệ sinh, thích hợp với việc dùng xe tải để vận chuyển chồn nhung đen, có thể dùng ván gỗ để phân cách thành nhiều gian, ở giữa chừa lối đi cho người chăn nuôi.

+ Chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn và khép kín

Phương pháp này phù hợp với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, ưu điểm là quy mô lớn, thuận lợi cho việc tập trung quản lý, thao tác đơn giản, có thể lợi dụng được không gian của phòng chăn nuôi, tiết kiệm diện tích, dễ dàng lựa chọn con giống thuần chủng, đánh số. Trong chuồng nuôi có thể dùng tấm gạch mỏng, tấm ván gỗ hoặc lưới sắt để ngăn thành 3~5 tầng, kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 80x60x50, mỗi tầng nuôi 1~2 cặp chồn bố mẹ, và 8~12 chồn con. Ở nền của mỗi tầng thì bố trí lưới sắt có lỗ rộng khoảng 1~2 cm, để cho phân dễ rơi xuống, nền của mỗi tầng cách lưới khoảng 5~10 cm và hơi nghiêng, trên bề mặt phủ lớp ni lông hoặc tấm ván trơn nhẵn để phân dễ dàng rơi thẳng xuống thùng đựng phân. Mỗi tầng như thế phải bố trí một cái cửa nhỏ có kích thước rộng 35cm và cao 30 cm, để tiện đưa thức ăn và dễ dàng bắt được chồn nhung đen.

Phương pháp này tuy rằng có thể lợi dụng triệt để không gian rộng lớn, quy mô chăn nuôi cũng khá lớn nhưng mà không thuận tiện trong việc cho ăn, bắt giữ chồn nhung đen và quan sát tình hình mang thai của chồn nhung đen, hộ chăn nuôi có thể tùy theo điều kiện thực tế mà có thể có những cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi.

6.4. Yêu cầu dinh dưỡng và cho ăn:

Thức ăn sau khi mà chồn nhung đen đã ăn thì sẽ đi qua đường tiêu hóa và được hấp thu 1 phần dinh dưỡng ở đây, đường tiêu hóa bao gồm: miệng, thực quản, gan, tuyến tụy, đường ruột, ở đây sẽ tiết ra dịch tiêu hóa, thức ăn sẽ được tiêu hóa 1 phần ở đây và được cugn cấp cho cơ thể. Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, cơ hàm phát triển, thành dạ dày mỏng, ruột thừa lớn, chiếm tới khoảng 1/3 khoang bụng, nên lượng ăn là rất lớn, nhu cầu chất xơ là rất nhiều. Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa chất xơ khá tốt, tới 38,2%, đối với chất xơ có trong cỏ thì tỷ lệ tiêu hóa là 33%, cho nên các loài cỏ thường dùng cho chăn nuôi gia súc rất thích hợp làm thức ăn xanh đối với chồn nhung đen. Ngoài ra thì chồn nhung đen cũng rất thích ăn củ cải, cà rốt, lá rau, các loại cỏ, lá cây, ngọn cây ngô, lá cây mía, rơm rạ

(+) Nhu cầu dinh dưỡng:

Chồn nhung đen cần phải hấp thu 1 lượng thức ăn nhất định để duy trì sự sinh tồn, sinh trưởng và sinh sản, và cũng chỉ có thể ăn những loại thức ăn hợp khẩu vị mới có thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng. Đối với điều kiện của người chăn nuôi, tỷ lệ thức ăn tinh có thể chiếm 20~30% lượng thức ăn của chồn nhung đen, còn lại là thức ăn xanh chiếm từ 70~80%. Để đảm bảo được chất lượng thịt chồn thơm ngon thì sau đây giới thiệu những yêu cầu về dinh dưỡng như sau, mọi người cùng tham khảo và có những điều chỉnh thích hợp:

Hàm lượng thành phần các chất dinh dưỡng cơ bản (%): 6.00 nước, 47.75 thực phẩm chiết xuất không có Nitơ; 0.24 sắt; 20.54 protein thô; 311.1 calo; 0.24 Magiê; chất béo: 6.34; 1.10 can xi; 0.53 Natri; 15.06 chất xơ; 0.69 phốt pho.

Hàm lượng các axit amin có trong thức ăn (%): histidine thô: 1.31; Phenylalanine: 0.53; axit amin tổng hợp: 0.49; threonine: 0.66; tyrosine: 0.55; lysine: 0.90; high-acid: 1.28; aspartate: 1.64; tryptophan: 0.27; Systine: 3.05; glycine: 0.87; proline: 1.02; isoleucine: 0.74; cysteine: 0.27; methionin: 0,27; valine: 0.83.

Trong thức ăn hàng ngày phải không được thiếu Vitamin D, mỗi 100 gam thể trọng cần tới 1,6 mg Vitamin D, thời gian mang thai cần tới 10 mg, việc thiếu Vitamin D làm cho xương sườn của chồn mềm đi, không cứng chắc, các khớp xương sưng to, kém ăn, sinh trưởng và phát dục kém, khả năng chống bệnh cũng giảm, hậu quả là làm cho chồn ngày càng yếu và thậm chí sẽ bị chết; nếu như trong thời gian dài không kịp thời bổ sung chất Vitamin D sẽ phát hiện thấy hiện tượng rụng lông rất nghiêm trọng. Ngoài ra còn cần phải bổ sung Vitamin E. Trong quá trinh nuôi dưỡng cũng phải chú ý bổ sung các loại khoáng chất.

(+), Cung cấp nước

Nước là thành phần cần thiết cho cơ thể của chồn nhung đen. Bất kể là hấp thụ, vận chuyển chất dinh dưỡng hay bài tiết, điều chỉnh nhiệt độ thân thể cũng thể không tính đến vai trò của nước. Mất nước sẽ làm cho phổi bị khô, ngoài ra còn bị táo bón không thể bài tiết phân ra ngoài cơ thể, làm cho chồn mắc bệnh, làm cho chồn bị gầy mòn rồi tử vong. Chồn nhung đen chủ yếu thông qua hàm lượng nước có trong thức ăn xanh để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vào lúc thời tiết hanh khô của mùa hè và mùa thu, cần phải tăng lượng nước có trong nguồn thức ăn xanh của chồn để đảm bảo lượng nước cung cấp đầy đủ, lúc thời tiết nóng bức cũng phải cung cấp nhiều nước, còn vào thời tiết lạnh thì có thế cung cấp nước ít đi hoặc thậm chí là không cho uống nước, cũng chú ý giảm bớt lượng nước trong nguồn thức ăn xanh, phải chú ý là nước cung cấp cho chồn phải là nước sạch.

6.5. Các loại thức ăn

Chồn nhung đen là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn, thức ăn cho chồn trong tự nhiên có sẵn rất nhiều, nhưng chủ yếu là thực vật. Những loài thực vật có hàm lượng nước ít.

+ Nguồn thức ăn xanh

Thường bao gồm các loại thức ăn xanh dành cho gia súc có sẵn trong thiên nhiên hoặc là sản phậm thừa của trồng trọt.

Trong quá trình chăn nuôi thì thường dùng cỏ voi, cỏ voi lá ngắn… Trong đó, nhiều nhất là cho ăn cỏ voi: chứa tới 9,98% chất abumin, 3,4% chất béo thô; chất xơ và chứa tới 17 loại axit amin, so với lá ngô cao gấp 2,1 lần, cao hơn lúa mạch tới 1,33 lần. Chồn nhung đen thích ăn các loại cỏ và phần ngọn của các loại cây leo có hàm lượng chất xơ cao, ngoài ra còn rất thích ngọn cây ngô, ngọn cây cao lương, lá mía và các loại lá cây khác; Chồn nhung đen thích ăn các loại rau quả có: cà rốt, các loại khoai, vỏ dưa. Vỏ của những loại thức ăn này có hàm lương abumin cao, ít chấp béo lại chứa nhiều nước và các chất vitamin, có thể bổ sung lượng nước và vitamin cần thiết cho chồn nhung đen, giúp chồn nhung đen phát triển tốt. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn nhung đen trong các loại thức ăn thể hiện như bảng sau:

Loại chất dinh dưỡng

Abumin
Chất béo
Chất xơ
Chất chiết xuất không có Nitơ
Kẽm
Phốt pho

Cỏ voi
13.34
3.23
28.51
39.17
0.35
0.12

Ngọn ngô
5.90
0.90
24.90
50.20
/
/

Khoai lang
2.30
0.10
0.10
18.90
0.30
0.30

Củ cà rốt
0.80
0.30
1.10
5.00
0.80
0.04

Ngọn cao lương
3.70
1.20
33.90
48.00
/
/




Cỏ khô là dùng để chỉ rơm rạ và các loại cỏ dại sau khi phơi nắng mất đi một phần nước có trong cỏ. Những loại cỏ khô này vẫn có màu xanh, mềm, mùi vị rất thích hợp để làm thức ăn cho chồn . Trong mùa đông khi mà nguồn thức ăn xanh thiếu thốn thì có thể dùng những loại cỏ khô này để làm thức ăn cho chồn , khi cho chồn ăn những loại cỏ khô này thì nhớ chú ý cho chồn uống thêm nước.

+ Thức ăn tinh:

Trong thức ăn tinh có chứa khá nhiều năng lượng, chứa abumin, chất béo và các Vitamin, thường là để chỉ các loại ngũ cốc, các loại hạt và loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã qua chế biến công nghiệp, thường dùng là ngô, tiểu mạch, cao lương, hạt lúa, cám gạo, thành phần chủ yếu của những loại thức ăn này là tinh bột, rất dễ tiêu hóa. Lượng thức ăn thường ngày, nên bổ sung các thức ăn có nhiều chất abumin, có thể thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của chồn nhung đen, lông của chồn càng đen và bóng mượt, ngoài ra còn tăng khả năng sinh sản và khả năng chống bệnh. Chất abumin thực vật có chủ yếu ở các loài họ đậu, như đậu nành, đậu tương, đậu cô ve, lạc; chất abumin động vật chủ yếu có trong bột cá, bột xương thịt, ngoài ra có thể thêm bột sữa bò, các Vitamin E, B; cùng các khoáng chất kẽm, phốt pho.

+ Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là thức ăn tổng hợp các loại khoáng chất, Vitamin, cám gạo và ngũ cốc theo tỷ lệ rất khoa học được chế biến thành dạng miếng, dạng viên. Làm thức ăn tin rất thích hợp đối với nhu cầu dinh dưỡng của chồn nhung đen, tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu 1 số phương pháp phối hợp thức ăn phù hợp với sinh trưởng và phát dục của chồn nhung đen:

Phương pháp thứ nhất: ngỗ:5%; đậu: 15%; yến mạch: 30%; đại mạch: 25%, bột cá: 25%, bột xương: 2% và muối ăn: 1%.

Phương pháp 2: ngô: 40%; bột ngũ cốc: 10%; lúa mạch: 30%; lạc: 15%; bột cá: 2%, bột xương 2%; muối ăn: 1%.

Phương pháp 3: cỏ voi: 30%, bột mì: 20%, bột ngô: 10%, lúa mạch: 20%; lạc: 10%; bột xương: 2%; bột cá: 2%, muối ăn: 1,5%; sữa bò: 2% và chất tăng trọng: 0,5%.

Trên đây là 1 số những phương pháp đã được lựa chọn để thực nghiệm, sau khi trộn thành công thì đem làm thành miếng hoặc thành viên nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô xong là có thể sử dụng làm thức ăn cho chồn nhung đen ngay. Khi mà gặp khó khăn trong việc tự sản xuất thì có thể sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất cho heo.

Lượng thức ăn mỗi một ngày cho 1 đầu chồn là 250~300 gam thức ăn xanh và 20~30 thức ăn tinh.

6.6. Quản lý chăn nuôi:

Trong việc chăn nuôi chồn nhung đen thì quản lý là yếu tố mấu chốt để nuôi chồn nhung đen thành công, còn trọng điểm là chế độ cho ăn. Thức ăn cho ăn không được hư howngr, bị mốc, có mùi lạ, bị ô nhiễm. Nguồn thức ăn xanh phải được duy trì sạch sẽ và tươi, tốt nhất là được hái trong ngày, rồ cho ăn luôn trong ngày.

Thức ăn thì nguồn thức ăn xanh là chủ yếu, bên cạnh đó phải bổ sung thức ăn tinh, phải phối hợp thức ăn xanh và thức ăn tinh theo một tỷ lệ hợp lý. Lượng thức ăn phải duy trì được ổn định, mỗi lần cho ăn đều đúng giờ đúng lượng, khi thay loại thức ăn mới thì phải tiến hành từ từ qua các bước đệm. Chuồng trại thì phải sạch sẽ, tránh cho chồn nhung đen bị kinh động thì khoảng 2~3 ngày làm vệ sinh phân 1 lần, mỗi tuần thì chủi rửa, tiêu độc chuồng nuôi 1 lần, máng cho ăn phải được cọ rửa sạch sẽ, trong chuồng nuôi có thể rải một lớp đệm bằng cỏ khô để giữ ấm và hút ẩm. Người chăn nuôi lúc cho ăn phải nhân tiện kiểm tra xem có thiên địch của chồn nhung đen là loài chuột chui vào chuồng chồn hay không để có thể kịp thời xử lý. Phải quản lý tốt việc nuôi chồn qua các thời kỳ sơ sinh và thời kỳ trưởng thành cũng như là thời kỳ cho gây giống, cần phải quan tâm chú ý, cẩn thận quản lý tốt thì mới có thể đem lại đàn chồn chấ lượng, nâng cao khả năng sản xuất.

a. Quản lý chăn nuôi chồn con

Chồn nhung đen từ lúc sinh ra cho tới khi dứt sữa gọi là chồn con, trong giai đoạn này, các giác quan phát triển chưa hoàn thiện, khả năng thích ứng với môi trường còn yếu, cơ năng tự điều chỉnh thấp, nếu không được chăm sóc tốt thì sẽ dễ bị chết, do đó phải nắm vững quản lý chăn nuôi chồn con trong thời gian này để nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con.

+ Nuôi dưỡng và bảo vệ chồn con.

Chồn con mới sinh, lông ươn ướt, hai mắt nhắm chặt, thể trọng bao nhiêu đều là do tình trạng dinh dưỡng của chồn mẹ và số lượng chồn con trong 1 lần mang thai quyết định, những chồn con sinh ra nhẹ hơn 50 gam rất dẽ bị chết. Đối với những chồn con mới sinh, chồn mẹ sẽ không ngừng dùng miệng liếm sạch lông cho chồn con, sau khi lông được liếm khô thì chồn con mới có thể bước đi, tìm bú sữa, 3~4 hôm sau có thể chạy nhảy, hoạt bát đáng yêu, 2~3 hôm say đã có thể ăn rau non và 1 ít thức ăn tinh. Trong giai đoạn này chuồn trại phải được lót cỏ mềm, đẻ chồn mẹ và chồn con đươc yên tĩnh. Lúc chồn mẹ sinh 4~6 con, vì chồn mẹ chỉ có 2 đầu vú nên sẽ có hiện tượng tranh bú sữa. lúc này thì có thể đưa những con chồn con yếu nhược tìm mẹ chồn sinh được ít chồn con làm mẹ nuôi, nếu không tìm được mẹ nuôi thì người chăn nuôi có phải cho bú sữa ngoài. Phương pháp cụ thể là: tìm một hộm thuốc nhỏ mắt rửa sạch, tráng bằng nước sôi nhiều lần, cho vào 1 ít sữa bò sau đó chọc 1 lỗ nhỏ ở đầu lọ sữa, rồi đút vào miệng chồn đồng thời bơm vào hộp thuốc nhỏ mắt để cho chồn con bú, mỗi ngày 3~4 lần.

Làm như vậy có thể đảm bảo là chồn con kịp thời được bú sữa, tăng khả năng sống sót. Việc cho bú ngoài phải được duy trì cho đến khí chồn con có thể ăn được thức ăn tinh thì dừng, sau khi dừng uống sữa thì phải chú ý cho chồn con ăn đủ thức ăn xanh và thức ăn tinh, mỗi ngày sáng, tối cho ăn tức ăn xanh và thức ăn tinh 1 lần, buổi đêm nếu có điều kiện thì có thể cho ăn bổ sung 1 chút. Ngày thứ 2, sau khi dọn sạch thức ăn cũ còn thừa mới cho ăn tiếp đợt mới, không được để thức ăn thừa lại trong máng ăn, để tránh thức ăn bị biến chất, bị hư, mốc,. Thường thì thời gian bú sữa kéo dài khoảng 15 ngày vào mà hè, 20 ngày vào mùa đong, trong giai đoạn này pahir bổ sung đầy đủ lượng nước và dinh dưỡng cho chồn mẹ, chồn con phát triển nhanh, lúc cai sữa thì trọng lượng cơ thể khoảng 200 gam. Đối với những con chồn con yếu nhược thì để chồn mẹ nuôi thêm mấy ngày. Trong thời gian này, phải ngăn ngừa việc chồn đực bóp chết chồn con, tốt nhất là tách riêng chồn đực ra nuôi riêng một thời gian.

b. Phòng lạnh, giữ ấm:

Chồn con lúc mới sinh, than nhiệt bị ảnh hưởng bởi môi trường nhiệt độ bên ngoài, đặc biệt là khoảng thời gian 5 ngày sau khi sinh thì sức phòng kháng với những biến đổi của nhiệt độ bên ngoài rất kém. Vào khoảng thời gian đầu xuân và cuối đông khi ma nhiệt độ tương đối thấp, thì phải chú ý đến việc giữ kín cửa chuồng, giữ khô sàn chuồng, dùng những loại cỏ mềm hoặc cỏ tạp nhỏ để giữ ấm và phòng lạnh. Đến mùa hè khi mà nhiệt độ đã nóng hơn thì phải chú ý đến việc giảm nhiệt, thong gió, đảm bảo cho chồn con an toàn vượt qua hai mùa này.

c. Công tác vệ sinh:

Phân của chồn con khi mới chào đời vừa nhỏ vừa ít nên ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh không lớn.Tuy nhiên sau khoảng từ 14 đến 20 ngày nên tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại và làm khô chuồng,và trải thay thế lại lớp cỏ tươi mới.

II.Quản lý chăn nuôi chồn non:

1.Thức ăn:

Chồn con sau khoảng thời gian cai sữa một tháng được coi là thời kỳ sơ sinh. Trong khoảng thời gian này, do chồn con vừa mới cai sữa nên chức năng tiêu hoá vẫn chưa tốt, khă năng tiêu hoá các loai thực phẩm sơ hoặc dây là tương đối kém. Do đó, trong giai đoạn này phải chú ý từng bước rèn luyện khả năng thích nghi với những loại thưc ăn này cho chồn con, mỗi ngày, bên cạnh một lượng những thức ăn gia súc đã được định sẵn, cho chồn con ăn them một lượng thức ăn nhẹ để thích nghi. Những loại thưc ăn chính như ngô……v.v , vừa bao gồm thành phần chất dinh dưỡng cao mà lại có lợi cho tiêu hóa.

Đồng thời trong loại thức ăn gia súc có them một lượng chất tanh va canxi, chất dinh dưỡng, vitamin, và các chất có lợi cho sự tăng trưởng. Các loại thức ăn xanh như rau cỏ, các loại lá non của các loại cây leo, rau khoai, vỏ dưa là những loại thức ăn có nhiều chất xanh. Trong giai đoạn này chú ý không cho chồn con ăn các loại lá già thuộc loại chất xơ, nhưng cũng không được cho ăn quá nhiều rau, để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, thậm chí là làm cho chồn con có thể bị táo bón, nặng hơn là không ăn được , và nếu không kịp thời cứu chữa thì sẽ dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Khi phát hiện ra chồn con kém ăn thì gia tăng them một số chất men tiêu hoá để kích thích tiêu hoá.

2. Lượng thức ăn và thời gian cho ăn:

Mỗi ngày chồn con ăn khoảng 10-20g thức ăn tinh, 100-250g thức ăn xanh, mỗi ngày 2 lần, buổi sang ăn ít, buổi chiều cho ăn nhiều hơn. Bởi vì ban đêm chồn con ít hoạt động nên lượng thức ăn sẽ tích lại được nhiều, dinh dưỡng sẽ hấp thụ được nhiều hơn. Khi thời tiết hanh khô cho uống them nhiều nước, lượng nước cần thiết cho mỗi ngày là khoảng 100ml, nếu cho ăn những loại thức ăn co nhiều nước thì giảm lượng nước,ận khi ăn nhiều thức ăn khô thì cho tăng them lượng nước uống.

3. Vệ sinh sạch sẽ:

Mỗi ngày phải làm vệ sinh sạch sẽ máng ăn trước khi thay thức ăn mới, để tránh trường hợp thức ăn cũ mới lẫn lộn làm cho biến chất thức ăn, nếu tốt nhất là ngày nào cũng dọn dẹp. Phân chồn khi dọn đi cũng nên chú ý để vào một nơi không làm ảnh hưởng đến môi trường, tránh phát sinh khí độc. Sau khi dọn dẹp phân thì rải cỏ mềm, dọn dẹp sạch sẽ khô ráo, nếu phát hiện bệnh lập tức tìm biện pháp khống chế.

III.Quản lý nuôi dưỡng chồn trưởng thành:

1.Phân chuồng

Chồn con sau khi đã tạo dựng được tính ổn định thì phải tiến hành phân chuồng để thuận lợi cho việc nuôi dưỡng. Thông thương thì căn cứ vào thể trọng và khả năng thích nghi để phân thành nhóm riêng. Bởi vì phải tránh trường hợp gần mẹ quá lâu, cũng có thể phân theo nhóm để chồn mẹ nuôi. Trung bình mỗi m2 có thể nuôi 5 đến 8 con, thuận tiện cho hoạt động, và có lợi hơn trong việc cho ăn theo phương pháp bình đẳng tăng trưởng, đồng thời cũng có thể làm cho những con chồn con có thể trọng nhỏ phát huy tính ganh đua, kích thích tốc độ sinh trưởng.

2, Cho ăn đúng giờ đúng lượng:

Để phù hợp với tập tính sinh hoạt của chồn nhung đen thì phải cho ăn đúng giờ đúng lượng, buổi sáng ăn ít, buổi tối cho ăn nhiều hơn. Buổi sáng cho ăn một lần vào khoảng 7~8h, buổi chiều vào khoảng 5h~6h, buổi trưa nếu có điều kiện thì cho ăn thêm một ít thức ăn xanh, thông thường mỗi con chồn nhung đen có khẩu phần thức ăn xanh từ 300~500 gam, thức ăn tinh từ 20~30 gam, cho ăn lượng vừa đủ, không bị để thừa; tùy theo giai đoạn để tăng giảm thức ăn. Nếu phát hiện hiện tượng đột nhiên ăn ít, hoạt động kém thì phải kịp thời kiểm tra nguyên nhân để kịp thời chữa trị. Lượng thức ăn xanh và thức ăn tinh phải luôn đảm bảo tươi mới, màu sắc không được biến đổi, làm cho thức ăn bị biến chất. Khi cho ăn thức ăn dạng viên thì phải thêm nước hoặng dùng nước sạch để trộn thức ăn. Thức ăn xanh như các loại cỏ thường dùng cho gia súc, nếu trong thời gian dài không cung cấp thức ăn xanh, chồn nhung đen sẽ bị thiếu Vitamin, bị rụng lông nghiêm trọng, vì vậy thức ăn chủ yếu cho chồntrưởng thành là thức ăn xanh, thức ăn tinh là thức ăn bổ sung, kết hợp thức ăn tinh và thức ăn xanh phải hợp lý để tăng khả năng tiêu hóa. Nếu trong thời gian ngắn bị thiếu thức ăn xanh thì mỗi con chồnmỗi ngày phải được tăng lượng Vitamin C trộn vào trong thức ăn. Phải đặc biệt chú ý thức ăn xanh hoặc Vitamin, ngoài các loại cỏ thì có thể sử dụng vỏ các loại quả, cà rốt… để phòng trừ chồn nhung đen nhiễm bệnh, đảm bảo cho chồnkhỏe mạnh.

Chồn nhung đen rất mẫn cảm đối với sự thay đổi thức ăn, một khi thay đổi 1 loại thức ăn hoàn toàn khác thì lập tức chồnsẽ ăn ít đi, nhưng sau khi đã thích ứng được với loại thức ăn mới thì có thể thích loại thức ăn mới này. Đối với chồntrưởng thành, lượng thức ăn cơ bản mỗi ngày không cần thay đổi nhiều, nếu cần thay đổi thì nên tăng dần lượng thức ăn mới, đồng thời giảm dần tỷ lệ thức ăn cũ hoặc là trộn đều thức ăn cũ và mới với nhau. Mặc dù chồn nhung đen là loài ăn tạp, cũng phải có một thời gian để thích ứng với loại thức ăn mới. Vào mùa hè nóng bức, thì cứ khoảng 10 ngày lại cho thêm 1 ít cỏ thuốc để thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong, tránh viêm nhiễm, tăng sức ăn, giảm dịch bệnh.

3. kiểm tra thức ăn

Người chăn nuôi trong qua trình quản lý chăn nuôi, cần phải thường xuyên chú ý quan sát, kiểm tra sự thay đổi trong sinh hoạt của chồn nhung đen, thông thường thì kiểm tra theo những tiêu chí sau:

(1) Kiểm tra lượng thức ăn: trong điều kiện bình thường thì thường chồn nhung đen sẽ ăn hết lượng thức ăn mỗi bữa, và một lượng thức ăn xanh thêm vào, bữa thứ hai trong ngày cũng sẽ ăn hết cả thức ăn tinh và thức ăn xanh. Chồn nhung đen có sức ăn tốt thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, mắt đen, lông đen mượt, nhanh nhẹn, hoạt bát. Trước bữa ăn thứ hai, thức ăn thừa còn nhiều có nghĩa là sức ăn không tốt, nếu chồnbỏ bữa, cả ngày nằm ngủ, không hoạt động nhiều hoặc không nhanh nhẹn, trước mỗi bữa ăn không kêu đòi ăn thì đây là hiện tượng không bình thường, khả năng là có bệnh và phải kịp thời tìm ra nguyên nhân để chữa trị.

(2) Quan sát phân: phân của chồn nhung đen trưởng thành thường có dạng viên và khô, dễ vỡ vụn, màu sắc của phân có liên quan tới thức ăn của chồn; nếu phân thải ra ít và cứng, nhỏ, không dễ vỡ thì điều đó rõ ràng là do thức ăn quá khô hoặc do nguyên nhân khác; nếu phân thải ra nhiều, thành hình nhưng không khô thì chứng tỏ là lượng nước nhiều, hậu môn có dính phân lỏng là do bị viêm đường ruột, khi phát hiện ra hiện tượng này thì cần phải xem xét thức ăn có quá khô hoặc quá ướt, ngoài lượng thay đổi lượng thức ăn tinh thì trong thức ăn nên cho thêm một ít Terramycin. Quan sát chồn nhung đen tiểu tiện, nếu nước tiểu có màu sáng thì đó là hiện tượng bình thường nếu cỏ bị ướt, không quét được phân, điều đó có nghĩa là lượng nước trong thức ăn xanh quá nhiều. Nếu lượng nước tiểu ít thì lượng nước có trong thức ăn quá ít, cần phải căn cứ theo sự biến đổi của thời tiết để điều tiết lượng nước trong thức ăn.

(3) Quan sát thể hình: chồn nhung đen khỏe mạnh bình thường, các móng có lực, cơ thể lớn, mắt sáng và có thần. Phần đầu lớn, cơ thể to tròn, tứ chi có lực. Nếu phần trước lớn nhưng phần sau nhỏ, cơ thể phát triển không đều, da không săn chắc, lông xơ và không mượt, mắt không có thần, hành động chậm chạp, gầy gò, biểu hiện của bệnh hoặc dinh dưỡng không đầy đủ.

(4) Quan sát màu lông: Bình thường lông chồn nhung đen có màu đen tuyền, bóng mượt, lông dày. Chồn nhung đen sau khi ăn thường thích liếm lông để giữ lông luôn bóng mượt; nếu không thường xuyên liếm lông thì lông không bóng mượt, sơ và rối, bị dựng đứng, và bị rụng lông, lông ở phần lưng bị rụng nhiều, điều này thể hiện sinh trưởng phát dục không bình thường, nguyên nhân của việc này có liên qua tới thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, chủ yếu là do thiếu Vitamin C, hoặc cũng có thể do cả thức ăn tinh và thức ăn xanh không đủ dinh dưỡng, ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng và người dẫn đến tình trạng rụng lông, lột da, lông không bóng mượt. Lúc này, nên bổ sung thành phần dinh dưỡng trong thức ăn xanh, bổ sung dầu lạc hoặc dầu ăn, hoặc thêm một ít lạc vào thức ăn tinh.Phải hạn chế nắng rọi trực tiếp, hoặc kiểm tra chồncó bị giun sán hay không để kịp thời chữa trị.

(5) Quan sát hoạt động của chồn: Thường thì chồn nhung đen rất thích chạy nhảy nô đùa với nhau, mỗi lần người chăn nuôi mở cửa chuồng, nhiều con sẽ đứng bằng hai chân sau, hai chân trước chụm lại giơ lên biểu thị vui mừng. Khi nhìn thấy chồnủ dột, cúi đầu trốn vào một góc, hoặc ngủ mê man, hoạt động không nhanh nhẹn thì phải nhanh chóng kiểm tra điều trị.

(6) Quan sát tiếng kêu: Khi chồnkêu “ chi, chi , chi” là biểu thị người chăn nuôi nhanh đến cho ăn. Khi được cho ăn thì yên lặng tranh ăn với nhau. Khi nghe thấy âm thanh lạ, cả đàn chồnsẽ phát ra tiếng kêu “gu, gu” để cảnh giới rồi chạy trốn riêng lẻ; khi các con chồnđực có xung đột thì kêu “ cứa, cứa, cứa”; khi mà chồnmẹ có nhu cầu giao phối, thì chồnđực ở bên cạnh sẽ kêu “ gu gu” để yêu cầu giao phối, và sau đó vừa kêu vừa đuổi theo chồncái; Sau khi giao phối thì chồnđực sẽ phát ra tiếng kêu “chiu chiu chiu” thể hiện sự thỏa mãn và hài lòng.

4, Đề phòng nhiệt độ giảm đột ngột.

Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao hơn 37 độ, không có gió mát, hơi thở của chồn nhung đen trở nên gấp gáp, thường trốn ở nơi râm mát, có hiện tượng kén ăn; lúc này phải chú ý đảm bảo trong chuồng luôn thoáng gió, không khí lưu thông tốt, nếu có điều kiện thì lắp quạt điện để giảm nhiệt và thoáng gió trong chuồng trại chăn nuôi; giúp cho chồn nhung đen sống thoải mái trong ngày hè nóng nực.

Hiện tượng chồn nhung đen chết vì quá nóng vào mùa hè xảy ra rất ít, nhưng chồnlại bị ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chồn. Do lượng nước mà cơ thể chồn đòi hỏi đều chỉ được hấp thu qua thức ăn, đặc biệt là qua nguồn thức ăn xanh; do đó, vào mùa hè, nên cung cấp nhiều loại thức ăn có chứa nhiều nước như vỏ dưa hấu, khoai tây, khoai lang, cà rốt – những loại thức ăn có chứa tời 50% là nước, đảm bảo cho mỗi con ăn khoảng 100 gam thức ăn xanh có chứa nhiều nước như những loại trên. Ngoài bữa sáng thì bữa trưa cũng nên cho ăn thêm thức ăn xanh có chứa nhiều nước. Ngoài ra có thể cho thêm một ít cỏ thuốc như: xuyên tâm liên để giải nhiệt, giải độc cho chồn.

Vào mùa hè, nên giảm mật độ chăn nuôi chồn nhung đen trong chuồng, thường là ít hơn so với mùa đông khoảng 2~3 con; tương tự người chăn nuôi phải giảm mật độ chồn nhung đen của cả đàn lớn, để phòng ngừa việc cả đàn chồntập trung ngủ với nhau vào buổi tối,bị nóng quá mà nhiễm bệnh.

Vào những ngày hè quá nóng bức thì có thể lắp 1 vài túi hơi nước vào tỏng chuồng chồn, mỗi ngày phun một ít hơi nước khoảng 1~2 lần, mỗi lần không được phun quá nhiều, không được để ướt cuống sàn, làm như vậy có thể giảm nhiệt độ tỏng chuồng xuống 1~2 độ.

Vài mùa hè, trên nóc chuồng trại nên phủ thêm các loại lá cây, cành cây để chống nắng nóng; xung quanh chuồng nuôi có thể trồng thêm các loại cây mọng nước, lá xanh non – đối với việc chống nắng nóng cũng có tác dụng nhất định.

5, Phòng lạnh giữ ấm

Vào mùa đông phải phòng chống giá lạnh trực tiếp thổi vào trong chuồng nuôi, cửa chuồng phải dùng vải dày che kín, nền chuồng nên lót lớp cỏ dày hơn, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ, chồn nhung đen sẽ luôn luôn rúc vào trong cỏ để giữ ấm, do đó tốt nhất phải đợi đến khi nhiệt độ tăng lên tới 20 độ thì mới dọn cỏ lót đi. Chồn nhung đen sợ nhất là không khí lạnh lúc giao mùa từ đông sang xuân; đặc biệt là khi đông qua xuân tới, gió lạnh đột ngột thổi vào, rất dẽ làm chồnbị chết; do đó, phải làm tốt công tác chống lạnh vào mùa đông, trong những ngày giao mùa giữa đông sang xuân không được thấy trười hơi hửng nắng là mở hết cửa chuồng ngay. Phải đợi đến khi nhiệt độ ổn định mới dần dần cất vải che đi; trước tiên là mở cửa chuồng ở hướng Nam, sau đó là mở các cửa ở hướng Bắc; buổi ngày mở nhưng đến tối phải đóng vào, để chồncó thể dần dần thích nghi với khí hậu mới. Phải chú ý không để gió lạnh qua cửa sổ, thổi trực tiếp vào người chồn, tránh việc chồnbị lạnh đột ngột, nhiễm lạnh rồi chết.

6, công tác vệ sinh

Chồntrưởng thành ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh, ăn nhiều, khả năng tiêu hoá cao, lớn nhanh, lượng phân thải ra do đó cũng nhiều, vì vậy trong chuồng trại phải được thường xuyên quét dọn phân và thức ăn thừa mỗi ngày một lần; phải thường xuyên chùi rửa máng ăn và máng uống nước; sau khi quét dọn phân trong chuồng; phải lập tức mang cỏ lót và ;;;;;;;;;;;; vào chuồng để hút ẩm. Phải phòng chống thiên địch của chồnlà loài chuột, để đảm bảo cho chồn một môi trường sống yên tĩnh, sạch sẽ và thoải mái

IV. Quản lý chăn nuôi chồn giống

Sau thời gian chăn nuôi chồntừ lúc dứt sữa cho đến khi thành thục hoàn toàn, thì chọn ra những con đực và con cái khoẻ mạnh để nuôi làm giống, chú ý chăm sóc; phần còn lại thì làm chồnthương phẩm. Để chọn ra những con giống tốt, nâng cao chất lượng của đời chồntiếp theo; đặc biệt chú ý không được cho giao phối cânh huyết, nếu xảy ra hiện tượng biến chủng thì phải lập tức đào thải. Phải không ngừng tuyển chọn giống mới có thể duy trì giống chồn nhung đen thuần chủng, duy trì được ưu điểm: khoẻ mạnh, khả năng kháng bệnh cao. Ngoài ra phải thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chồngiống.

1. Nuôi dưỡng chồn đực giống

Hiệu quả chăn nuôi chồngiống có liên quan lớn tới tỷ lệ phối kết hợp thức ăn. Bởi vì khả năng phối giống của chồn nhung đen đầu tiên là phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của tinh dịch mà chất lượng tinh dịch lại có liên quan mật thiết tới dinh dưỡng, đặc biệt là những thức ăn có hàm lượng abumin, Vitamin và khoáng chất cao có vai trò hết sức quan trọng, thức ăn cho chồnđực giống phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cho chồnđực khoẻ mạnh, không được béo quá cũng không được gầy quá, đáp ứng được yêu cầu phối giống tốt. Nếu béo quá sẽ dễ mất đi khả nẵng phói giống. Khi cho ăn thức ăn xanh , nên cho ăn nhiều cỏ voi, lá ngô non, búp ngô non, lá mía, củ cải; không được cho ăn các thức ăn làm giảm số lượng tinh trùng. Nên cho ăn thức ăn dạng viên, cũng có thể sử dụng thức ăn cho lợn con hoặc tự chế biến thức ăn tinh như phương pháp 1 đã đề cập ở trên. Do chồnđực giao phối nhiều, hoạt động nhiều nên lượng dinh dưỡng tiêu hao lớn, lượng thức ăn mỗi ngày phải đảm bảo các chất: Abumin, vitaminA, B1, B2, E, ……………. mỗi ngày cho ăn một đến 2 lần, ngoài ra phải bổ sung thêm nước.

2. Thời gian phối giống

Nếu cho chồnđực giao phối quá nhiều lần, liên tục trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh trùng của chồnsức khoẻ giảm sút, nhu cầu giao phối giảm, ảnh hưởng đến sự khoẻ mạnh của con giống, giảm khả năng sinh sản của chồnđực khiến cho số lần thụ thai của chồncái giảm. Trong thời gian giao phối, không được cho chồnđực giao phối quá nhiều lần, mỗi ngày thường chỉ 1-2 lần, nhiều nhất không quá 4 lần. Thời tiết mùa xuân và mùa thu mát mẻ, khả năng giao phối của chồnđực tăng mạnh, chất lượng tinh trùng rất tốt, tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ chồncon sống sót trong 2 mùa này đều cao. Mùa hè nhiệt độ cao, khả năng giao phối của chồnđực giảm, lượng tinh trùng tiết ra cũng giảm, có lúc còn xuất hiện tình trạng giao phối nhưng không thụ thai, tỷ lệ thụ thai thấp. Trong thời gian giao phối vào mùa hè, phải làm tốt công tác chống nóng giảm nhiệt đê nâng cao hiệu quả phối giống.

3. Tỷ lệ phối giống

Tỷ lệ chồnđực và chồncái trong 1 nhóm: thường tỷ lệ tốt nhất là 1 đực 3 cái có họ xa với nhau, chọn lựa chồncó số tuổi, thể chất, khả năng sinh sản tương đương

Thử nghiệm phối giống theo tỷ lệ 1đực: 1 cái : mỗi lần mang thai trung bình sinh được 5 chồncon, tỷ lệ sống sót của chồncon trước lúc cai sữa là 90,75%; tỷ lệ 1đực: 2 cái cho kết quả: mỗi lần mang thai trung bình sinh được 4,25 chồncon, tỷ lệ chồncon sống sót đến trước khi cai sữa là 91,37%; tỷ lệ 1 đực: 3 cái cho kết quả: mỗi lần mang thai trung bình sinh được 4,7 chồncon, tỷ lệ sống sót trước khi cai sữa là 95,1%. Thường thì theo yêu cầu tuyển chọn giống để tạo thành một nhóm phối giống có thể giao phối và sinh con tự nhiên nhưng trong quá trình phối giống nên chú ý kiểm tra, phát hiện hiện tượng chồnđực, không chịu giao phối, cắn chồncái, để lập tức đem ra ngoài, thay vào bằng những chồnđực có tính tình hiền lành hơn, chịu giao phối mà không cắn chồncái để tiến hành phối giống. Trong lúc phối giống, không được để hai con chồnđực cùng ở một chỗ, tránh việc chồnđực xảy ra xung đột với nhau và gây thương tích; trong quá trình tạo nhóm để phối giống phải tránh chọn những con giống cận huyết, những con có cơ địa không có độ thuần chủng cao. Nếu phát hiện các biến chủng thoái hóa giống thì phải lập tức thay dổi cặp phối giống. Để lai tạo ra giống chồnlông đen thuần khá phức tạp, trong quá trình lai tạo phải làm tốt công việc phối giống, chọn ra những con chồncó ưu thế giống tốt, như vậy mới có thể lai tạo ra càng nhiều giống chồn nhung đen có nhiều ưu thế hơn.

4. quản lý chăn nuôi chồncái giống

Chọn ra chồnmẹ có ưu thể tốt, chăm sóc cẩn thận, điều này quan hệ trực tiếp tới số lượng chồnđời sau và chất lượng giống tốt xấu như thế nào, đối với chồnmẹ giống chủ yếu là chăm sóc tốt thời gian mang thai và thời gian cho bú sữa.

4.1 Quản lý chăn nuôi thời gian mang thai:

Chăm sóc chồncái giống hợp lý, không quá gầy mà cũng không quá béo, nếu không sẽ khó mang thai. Thức ăn chủ yếu là nguồn thức ăn xanh, kết hợp với 1 ít thức ăn tinh để đảm bảo chồnmẹ phát dục, rụng trứng, thụ thai bình thường. Sau khi giao phối nửa tháng , bụng sẽ dần dần to lên,lúc này có thể bắt chồn đực mang ra ngoài, để chồn mẹ có thể nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh trong thời gian mang thai. Thời gian của chồnmẹ là khoảng 60~65 ngày vào mùa hè, và khoảng 65~70 ngày vào mùa đông, có nhiều lúc thì còn dài hơn. Trong thời gian chồnmẹ mang thai, nhất định phải bổ sung nhiều chất abumin, kẽm, phốt pho và nhiều loại khoáng chất, để phòng ngừa chồnmẹ sảy thai thì phải bổ sung nguồn thức ăn xanh có nhiều Vitamin. Cùng với chú ý chăm sóc chồnmẹ cẩn thận thì ngoài ra phải đảm bảo nguồn thức ăn tươi, sạch sẽ, phong phú, đa đạng, tuyệt đối không để chồnmẹ ăn thức ăn bị biến chất, hư hỏng, thối mốc, cũng không được đột ngột thay đổi loại thức ăn, cho ăn phải đúng giờ, đúng lượng, để tránh trường hợp bỏ ăn, ỉa chảy, sảy thai, thiếu sữa, thai bị chết lưu. Thức ăn tinh có thể chế biến theo cách 1, 3 như đã nói ở trên, trong trường hợp khó có thể chế biến thức ăn cho chồnthì có thể đi mua thức ăn chăn nuôi cho lợn con, lúc cho chồnăn thì chú ý bổ sung thêm lượng nước. Về thứ ăn xanh thì có thể dùng cỏ voi, lá ngô non, cà rốt làm thức ăn xanh chủ yếu. Ngoài ra còn cần đảm bảo nhu cầu về nước uống và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Sau khi chồn mẹ thụ thai thì phải tách chồn đực ra, chỉ nuôi riêng chồn mẹ còn phải duy trì không gian yên tĩnh, tuyệt đối không để chồn nhung đen bị kinh sợ. Ngoài ra tuyệt đối không cho người lạ đến tham quan, không tiến hành đổi chuồng hoặc vận chuyển, để tránh bị sảy thai. Trong chuồng nuôi phải lót lớp cỏ mềm, khi chồnmẹ có dấu hiệu bị táo bón thì phải tăng lượng thức ăn xanh có chứa nhiều nước, đến khi phân trở lại bình thường thì trở lại chế độ ăn bình thường.

Sau khi chồnmẹ mang thai khoảng 60 ngày thì bước vào thời kỳ sắp sinh, trước khi sinh khoảng 5~6 ngày, vú to lên trông thấy, cử động chậm chạp, dáng đi nặng nề, khó di chuyển, thậm chí còn bị nôn. Trước khi sinh khoảng 2~3 ngày, chồnmẹ sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn, lúc này không được ngộ nhận là chồnmẹ bị bệnh rồi cho uống thuốc mà phải hết sức tránh làm kinh động đến chồnmẹ, nếu có điều kiện thì có thể dùng vải đen hoặc ván gỗ để che kín cửa chuồng, để cho chuồng trại tối, ít ánh sáng, đồng thời rải lớp lót bằng cỏ khô mềm, để chồnmẹ có thể sinh chồncon trong yên tĩnh. Lúc sắp sinh, chồnmẹ sẽ rên “gu gu”, âm hộ của chồnmẹ sẽ chảy ra một ít nước ối và máu, và bắt đầu sinh chồncon. Quá trình sinh chồncon kéo dài trong 1~2 giờ đồng hồ, lông chồncon sau khi được chồnmẹ liếm khô; trong vòng khoảng 2~3 tiếng chồncon sẽ bắt đầu đi lại được và đi tìm bú mẹ.

4.2 Quản lý chăn nuôi trong thời gian cho bú

Từ khi sinh cho tới khi chồncon dứt sữa là thời gian chồnmẹ cho chồncon bú sữa, quản lý chăn nuôi trong khoảng thời gian này chủ yếu là đảm bảo cho chồnmẹ khỏe mạnh, chồncon phát triển bình thường.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của chồncon trước khi dứt sữa mẹ có bình thường hay không chủ yếu dựa vào sữa mẹ. Mặc dù chồncon sau khi sinh từ 3~5 ngày đã có thể ăn thức ăn ngoài nhưng mà chỉ ăn được rất ít, không thể đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng. Để đảm bảo cho chồncon sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, phải nâng cao chất lượng sữa của chồnmẹ trong suốt thời gian cho bú, phải cung cấp thức ăn có nhiều abumin, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là phải bổ sung lượng thức ăn có hàm lượng vitamin cao; mỗi ngày phải bổ sung Vitamin B, E và kẽm. Do khi sinh, cơ thể chồnmẹ bị mất nước khá nhiều, nên phải kịp thời bổ sung lượng thức ăn xanh có hàm lượng nước cao như là cỏ voi, củ cải, khoai lang… Ngoài ra mỗi ngày còn phải thêm 1 ít sữa bò và nước đậu tương trong thành phần thức ăn để chồnmẹ có nhiều sữa hơn. Một hai ngày sau khi sinh, một số ít chồnmẹ có hiện tượng xấu như là: ăn thịt con, hoặc bóp chết chồncon. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng xấu này, là do trước khi sinh bị kích động, thiếu thức ăn, thiếu nước hoặc trong chuồng có mùi lạ. Để khắc phục hiện tượng này thì trong quá trinh nuôi chồnmẹ sinh con phải cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống, bổ sung nguồn thức ăn xanh có nhiều nước,đối với thức ăn tinh thì có thể thêm vào 1 ít nước. Trong phòng phải được duy trì vệ sinh sạch sẽ, lúc sinh tuyệt đối tránh người lạ tham quan, và dùng tay vuốt chồncon. Để chồnmẹ sinh con trong môi trường yên tĩnh, thoải mái và sạch sẽ. Nếu như tập tính xấu của chồnmẹ không thay đổi được thì phải lập tức đào thải.

Đối với việc chăm sóc trong thời kỳ cho con bú, nếu phát hiện hiện tượng không bình thường như là: ăn ít (phân thải ra ít), chồncon không bú sữa; mỗi buổi sáng đều phải quan sát phân và nước tiểu của chồnmẹ, sức ăn, và tình hình của chồncon, nếu phát hiện chồnmẹ không đủ sữa hoặc bị các bệnh viêm đầu vú, viêm đường ruột, phải lập tức xử lý ngay. Chồncon phải được người chăn nuôi cho bú sữa và chăm sóc kỹ càng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chồncon.

Quá trình quản lý chăn nuôi, trong toàn bộ thời gian bú sữa, để đảm bảo cho chồnmẹ được yên tâm sinh con và cho bú thì thông thường trong thời gian này không tiến hành dọn phân, lúc cho ăn phải chú ý cẩn thận, tránh các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chồnmẹ. Tùy theo điều kiện khí hậu mà điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi, thường duy trì ở 20~27 độ, và mùa hè nóng bức, không có gió mát, nhiệt độ cao hơn 30 độ thì phải tăng độ ẩm trong không khí, giảm nhiệt độ. Vào mùa đông thì duy trì ở khoảng 15 độ, đặc biệt là lúc giao mùa từ đông sang xuân, khí hậu thay đổi đột ngột, không được để gió lạnh thổi trực tiếp lên người chồn, để tránh việc chồnmẹ và chồncon bị nhiễm lạnh và sinh bệnh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn chồn.

V. Phòng bệnh

Công tác vệ sinh phòng bệnh trong chuồng nuôi là khâu hết sức quan trọng, nên chọn áp dụng một quy trình phòng bệnh toàn diện, hiệu quả, người chăn nuôi phải làm theo quy trình một cách cẩn thận, phải thực hiện các bước đúng theo quy trình, phải lấy phòng bệnh làm chính, phòng bệnh một cách toàn diện.

1. làm tốt vệ sinh môi trường, thực hiện đúng các bước tiêu độc:

Vệ sinh sạch sẽ cỏ tạp và rác rưởi quanh chuồng nuôi, trước chuồng nuôi phải lắp đặt phòng tiêu độc, mỗi ngày đều phải thay nước tiêu độc, khi vào phòng phải thay giày hoặc phải tiến hành tiêu độc xong mới được bước vào chuồng, dụng cụ cho ăn phải được vệ sinh, tiêu độc 1 tuần 1~ 2 lần.

2. Duy trì môi trường yên tĩnh

Chuồng trại chăn nuôi phải được duy trì môi trường yên tĩnh, tách riêng khu chuồng trại với khu sinh hoạt, tuyệt đối không gây ồn ào trong khu vực nuôi, hạn chế người lạ đến thăm quan, tạo mỗi trường yên tĩnh, thoải mái

3. Bảo đảm cung cấp nguồn thức ăn sạch

Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, tươi mới, ngoài ra còn phải phong phú, đa dạng, không được cho ăn những thức ăn đã bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, bị nhiễm các loại phân hóa học, hoặc bị hư hỏng, thối mốc.

Lượng phân và các chất thải của chuồng trại phải để cách xa khu chuồng trại chăn nuôi, tốt nhất là dùng các biện pháp ủ phân tạo khí đốt mê tan, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng; khu chuồng trại chăn nuôi mỗi tuần phải thay cỏ lót một lần, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí, ngăn gió lùa, chống chuột, chống lạnh, giảm bệnh dịch truyền nhiểm.

4. Thường xuyên kiểm tra cẩn thận:

Người chăn nuôi tốt nhất là phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc hiểu biết về ngành chăn nuôi, hơn nữa có thể sử lý và xử lý một cách khoa học đối với các hiện tượng khác thường của phân thải ra, sưc ăn và trạng thái tinh thần xảy ra hàng ngày của chồn nhung đen; lúc phát sinh dịch bệnh thì phải cách ly chữa trị, chăm sóc cẩn thận. Tuyệt đối không được ăn thịt chồnbệnh, những con chồnchết bệnh phải được mang đi cách xa khu chuồng trại, đào hố chôn sâu, dùng vôi bột để xử lý hoặc thiêu hủy. Phải kịp thời tiêu độc dụng cụ cho ăn và chuồng trại chăn nuôi, phòng chống vi khuẩn tiếp tục lây lan.

5. Tiêu diệt côn trùng, chuột bọ:

Vào mùa hè ở phương Nam muỗi khá nhiều, mùa đông thì loài chuột hoành hành, do đó phải làm tốt công tác phòng chống muỗi, chống chuột. Trong khu chuồng trại chăn nuôi tốt nhất là lắp đắt màng chống muỗi ở cửa sổ và cửa chuồng; nếu không, vào mùa hè cứ 7 ~10 ngà phải phun thuốc diệt côn trùng gây hại chống các bệnh truyền nhiễm; phải chèn hết các lỗ trong chuồng nuôi để ngăn chặn chuột xâm nhập. Một khi phát hiện chuột xâm nhập vào chuồng phải lập tức tìm cách tiêu diệt.

VI. Các phương pháp chữa bệnh thường gặp:

1. Bệnh chướng bụng

Phần lớn là do ăn phải các thức ăn hư hỏng, thối mốc hoặc uống phải các nguồn nước nhiễm khuẩn. Biểu hiện: bụng phình to, kém ăn, thậm chí là bỏ ăn, thích uống nước, môi trắng dã, tinh thần không tốt, phân thải ra ở dạng lỏng có màu xanh, có mùi tanh hôi. Khi bệnh ngày càng nghiêm trọng thì chồngầy đi, không có sức sống, mất nước nhiều dẫn đến tử vong.

Cách chữa trị: cần cách li chồnbị nhiễm bệnh, phòng cách li phải thoáng khí và khô ráo; dụng cụ cho uống nước phải dùng nước rửa sạch. Sau đó phải dùng 0.2g thuốc nước trộn vào 500g thức ăn, cho ăn liên tục 2~3 ngày, mỗi ngày một đến hai lần là có thể hồi phục.

2. Bệnh thiếu nước

Nếu trong thời gian dài chỉ cho chồnăn một loại thức ăn, hoặc là thức ăn khô, ít nước thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến việc chồnbỏ ăn, hoặc xuất hiện bệnh viêm dạ dày; nếu không được chữa trị kịp thời thì chồnsẽ bị gầy đi, không linh hoạt, thậm chí có thể bị tử vong.

Cách chữa trị: trong quá trình kiểm tra hàng ngày, nếu phát hiện triệu chứng bệnh thì phải dừng cho ăn thức ăn khô, đồng thời tăng thêm lượng nước và cho ăn nhiều loại thức ăn xanh có hàm lượng nước cao; hoặc có thể trộn vào thức ăn thêm một ít dầu gan cá, lòng đỏ trứng gà, nước đậu tương nấu chín. Sau vài ngày thì lại cho ăn như bình thường, đồng thời bổ sung thêm một số vitamin, đáp ứng đủ nhu cầu về thức ăn xanh của chồn nhung đen, và tìm cách kích thích nhu cầu ăn của chồn, giảm nhiệt giải độc cho chồn.

3. Cảm lạnh.

Khi thời tiết đột ngột thay đổi thì chồnthường dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là thời kỳ giao mùa từ đông sang xuân, đây là giai đoạn dễ mắc bệnh nhất, triệu chứng thường gặp của bệnh là: thở gấp gáp, ho khan, ăn ít hoặc là bỏ bữa, thân nhiệt giảm… lúc bệnh trở nên nghiêm trọng thì thân nhiệt lại tăng cao, nếu không kịp thời cứu chữa thì sẽ bị viêm phổi.

Cách chữa trị: dùng khoảng 20% chất kháng nhiệt ngày 2 lần sáng và tối, cũng có thể cho ăn trực tiếp mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 0,2 gam. Thông thường, phát hiện triệu chứng bệnh thì lập tức cách ly chữa trị, cho cả đàn chồn uống thuốc, mỗi con chồn trưởng thành mỗi ngày dùng 0,4gam, chia làm 2 lần, trộn lẫn vào thức ăn, cho tới khi không còn dấu hiệu của bệnh mới dừng cho ăn, chồn nhung đen sẽ nhanh chóng hồi phục.

4. Rụng lông

Chứng bệnh rụng lông do chế độ dinh dưỡng không tốt, triệu chứng: gầy đi, không linh hoạt, xuất hiện tình trạng rụng lông từng cụm, nhưng khi được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì lại trở lại bình thường.

Cách chữa trị: phải chọn nguồn thức ăn kỹ lưỡng, tăng cường quản lý để bổ sung đẩy đủ nguồn dinh dưỡng, tăng tỷ lệ thức ăn có lượng chất abumin, vitamin và khoáng chất cao trong cơ cấu thức ăn, duy trì việc cho chồnăn những loại cỏ dùng trong chăn nuôi gia súc có chất lượng tốt.

Bệnh rụng lông do bị viêm da nghiêm trọng, biểu hiện: bệnh thường chỉ xuất hiện ở 1 vài cá thể, đặc biệt là chồnmẹ ở thời kỳ cho bú, bệnh thường bắt đầu từ vùng lưng, sau đó lan rộng ra xung quanh.

Cách chữa trị: dùng dầu chống viêm trong y tế bôi lên vùng bị rụng lông, cứ hai ngày bôi 1 lần, thông thường sau 1~3 lần sẽ khống chế được bệnh rụng lông, sau đó dần dần sẽ mọc lông mới.

5. Chấy rận

Đây là một loại côn trùng hút máu động vật, thường có trong lớp cỏ lót ẩm ướt hoặc ở các góc chuồng, sống ký sinh trên người chồn, tập trung nhiều nhất ở lớp lông vùng lưng; vết cắn của chấy rận gây ngứa, khiến cho chồnkhó chịu không yên và hút các chất dinh dưỡng của chồn. Chồncó chấy rận thường ngủ không yên, da bị tổn thương và gầy đi nhanh chóng, nếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh sản của chồn.

Cách chữa trị: thường xuyên don dẹp chuồng trại và quét dọn phân, thức ăn thừa, lớp cở lót; bảo đảm vệ sinh sach sẽ, một khi phát bệnh thì có thể dùng thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt chấy rận trên người chồnvà chuồng trại, đem lại hiệu quả cao.

VII. Vận chuyển:

Khi vận chuyển chồn đen đến khu vực khác nhằm gây giống, nếu không lựa chọn chính xác các công cụ vận chuyển và thời gian vận chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tỉ lệ sống sót của chồn đen.

1.Công cụ vận chuyển:

Ngoài ăn thực phẩm ra, chồn đen không có thói quen gặm nhấm, chỉ khi cực kì đói do thiếu thức ăn, chúng mới gặm gỗ, do đó nếu cung cấp đầy đủ thức ăn cho chồn, chồn sẽ không gặm nhấm đồ; Nếu không bị kích thích, chồn sẽ không chạy quanh trong lồng, chúng sẽ ngoan ngoãn ăn hoặc ngủ trong lồng, do đó, việc chọn lựa công cụ vận chuyển sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vận chuyển với số lượng ít và quãng đường ngắn ta có thể dùng lồng hoặc thùng bằng gỗ, giấy hoặc lưới; nếu vận chuyển với số lượng lớn và quãng đường dài, có thể dùng lồng vận chuyển dệt bằng các sợi sắt tráng thiếc cỡ 14, với kích thước tiêu chuẩn là: 70 cm*15cm*25cm, với kích thước này, chồn đen vừa có thể hoạt động thoải mái, vừa có thể ăn uống trong lồng, hơn nữa lồng lại được thông gió nên sẽ không xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.

Mỗi chiếc lồng này có thể nhốt 8~10 con, với trọng lượng mỗi con 0.5 kg, chú ý nên nhốt chung những con cùng lô, cùng độ tuổi, và giống nhau về thể chất, như vậy chúng sẽ không cắn, đánh nhau, tốt nhất nên nhốt riêng con đực và con cái.

2.Thời gian vận chuyển:

Thời gian vận chuyển thích hợp nhất là vào đầu xuân hoặc cuối thu đầu đông. Vận chuyển với quãng đường ngắn nên vào sáng sớm hoặc tối muộn hoặc khi trời râm mát; Vào tháng 7~8, khi thời tiết rất nắng nóng, đặc biệt là khi nhiệt độ vượt quá 350C, không nên vận chuyển đường dài, trừ khi có trang bị đặc biệt, bởi khi nhiệt độ cao, thời tiết nóng nực, trong lồng chật hẹp, nhiệt độ trong lồng khi đó sẽ rất cao nên rất dễ khiến chồn chết; Vào mùa hè nhiệt độ rất cao, nhưng nếu trong xe có lắp đặt thiết bị điều hòa thì vẫn có thể tiến hành vận chuyển; Còn mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới dưới 00C, nếu trong xe không có thiết bị thông khí giữ ấm cũng không nên vận chuyển đường dài.

3. Quản lý trong quá trình vận chuyển:

Để tiết kiệm trong khâu vận chuyển, giảm thiểu tổn thất, trong quá trình vận chuyển cần bảo vệ cẩn thận, kịp thời xử lý nếu có vấn đề phát sinh nhằm đưa chồn đen đến nơi an toàn.

3.1. Chuẩn bị trước khi vận chuyển:

Đầu tiên cần đếm chính xác số lượng chồn đen sẽ vận chuyển, chọn những con có thể chất tốt, lông bóng mượt, cử động nhanh nhẹn và phàm ăn; loại bỏ những con có thương tật, không hoạt bát, lông ướt, gày gò, bởi trong quá trình vận chuyển, việc chen lấn, không khí quá nóng bức hoặc quá lạnh sẽ rất dễ khiến chồn chết.. Do đó, để đảm bảo tỉ lệ sống sót sau khi vận chuyển, cần lựa chọn những con có thể chất tốt, đồng thời, phải chuẩn bị lượng thức ăn đầy đủ, mỗi ngày đảm bảo mỗi con 200g thức ăn xanh và 300g thức ăn tinh, lượng thức ăn trên sẽ giúp tăng cường thể lực của chồn trong lúc vận chuyển. Trước khi vận chuyển, cho chồn ăn lưng bụng, sau đó, dưới đáy lồng nhốt chồn đệm một lớp cỏ, trong lồng đặt một chút thức ăn thanh đạm phục vụ chồn trong suôt quá trình di chuyển như rau xanh, khoai…



3.2 Phương thức vận chuyển:

Phương thức vận chuyển rất phong phú, vận chuyển quãng đường ngắn có thể dùng xe đạp hoặc xe máy, không cần có sự quản lý đặc biệt. Nếu vận chuyển xa, có thể dung tàu hỏa, máy bay, ô tô, tàu thủy…phía dưới đáy lông nên đặt nguyên liệu thô để, giúp chồn thải phân, tích tụ thức ăn thừa, giúp khoang xe không bị ô nhiểm. Đồng thời các lồng chồn phải đặt sát cạnh nhau gọn gàng, như vậy sẽ giúp lưu thông không khí, thuận tiện cho chồn ăn khi vận chuyển, cũng như thuận tiện khi làm thủ tục theo yêu cầu của cơ quan phụ trách vận chuyển.

Nếu vận chuyển bằng ô tô, phía trên xe phải căng bạt để ngăn nắng chiếu, mưa ướt, gió thổi, trước khi vận chuyển, phí dưới khoang xe phải đệm cỏ mềm để chồn đại tiểu tiện. Khi đóng gói, lồng chồn phải được đặt chắc chắn trong xe, các lồng đặt sát cạnh nhau, cửa lồng quay ra phía đi, như vậy sẽ giúp việc cho chồn ăn được thuận tiện hơn; Dùng dây thừng buộc lồng nhốt chồn cố định trên xe, tránh việc bị va đập khi vận chuyển, dễ khiến lồng bị lật ngược. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho số lượng chồn đã chuẩn bị, mỗi ngày cho ăn 2 bữa, sáng và chiều. Trên đường vận chuyển khi cho xe dừng lại nghỉ, nên mở 1 phía bạt xe, giúp lưu thông gió và không khí, đồng thời phải kiểm tra thường xuyên tình hình ăn uống, tinh thần và thể chất của chồn, kịp thời xử lí nếu có vấn đề phát sinh.

Để đảm bảo sự an toàn của chồn trong quá trình vận chuyển, nên chuẩn bị trước một số thuốc cần thiết như thuốc chống viêm, thuốc chống say nắng, chống lạnh, thuốc bôi ngoài…

Khi đến nơi, nên dừng xe dưới bóng cây râm mát, hoặc dừng xe ở những nơi ấm áp, sau khi cho chồn nghỉ ngơi và ổn định trở lại mới từ từ dỡ chồn xuống, sau khi dỡ xuống, không nên cho chồn uống nước ngay, phải chờ cho chồn ổn định trở lại mới cho chồn uống nước và cho ăn, cho từ ít rồi tăng dần lên, giúp chồn dần làm quen với môi trường mới.

4. Kiểm dịch

Trước khi vận chuyển chồn đến một nơi mới( đặc biệt là vận chuyển ra khu vực bên ngoài), cần kiểm tra phòng dịch cho chồn.

Nếu vận chuyển trong nước, cần tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm dịch của trạm đăng kiểm phòng dịch hoặc trạm trạm đăng kiểm gia súc, sau khi kiểm tra không có vấn đề, điền đầy đủ các giấy tờ kiểm chứng thủ tục là có thể vận chuyển, nếu không sẽ không thể vận chuyển ra bên ngoài.

Nếu xuất khẩu ra nước ngoài, phải được sự phê chuẩn của bộ lâm nghiệp và bộ kiểm dịch động vật, đồng thời đảm bảo đầy đủ giấy tờ kiểm dịch hợp pháp, ngoài ra phải tuân theo các thủ tục kiểm dịch xuất khẩu của hải quan; Sau khi đưa chồn đến nơi, còn phải tiến hành cách li quan sát kiểm tra dịch bệnh trên 45 ngày, nếu không phát hiện có dịch bệnh mới được mở rộng nuôi dưỡng.

Những khu vực có dịch bệnh sẽ không được mở rộng ra bên ngoài, người nuôi dưỡng cũng không nên đặt mua giống tại những nơi này.



VIII. Gia công bộ lông:

Bộ lông của chồn đen mượt, đen bóng, và rất đẹp, do đó chúng thường được dùng làm những vật cao cấp như găng tay, giày da, thắt lưng da, đồ bằng lông…rất được người tiêu dùng yêu thích, song công việc gia công bộ da lông của chồn cũng đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp, thông thường trình tự gia công thô bao gồm: giết mổ- lột da- lọc mỡ- rửa da-sấy khô cao cấp- cất giữ.

1.Thời gian lấy da:

Đặc điểm chủ yếu của bộ lông đã trưởng thành là lông toàn thân dày, dài, đen và đều, lớp lông nhung đen mượt, mau và mềm, màu đen sáng bóng, nếu dùng miệng thổi có thể nhìn thấy lớp da phía dưới, và sau khi ngừng thổi lớp lông nhung này sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường, chất lượng lông tốt, thời gian để lấy lớp lông tốt nhất là vào mùa đông, khi đó bộ lông sẽ đạt chất lượng tốt nhất, thông thường sau khi nuôi đến cữ 1 kg là có thể xuất chuồng lấy lông, khoảng thời gian tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

2.Phương pháp giết mổ:

Để đảm bảo bộ lông của chồn được hoàn chỉnh, giữ nguyên được tai, mũi, tứ chi, trong quá trình giết mổ phải chú ý không làm tổn thất đến bộ lông của chúng, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thông thường sẽ áp dụng những phương pháp giết mổ sau:

3.Phương pháp ngập nước:

Sau khi để chồn đen trưởng thành đến tuổi lấy da dừng ăn 1 bữa, cho chồn vào lồng hoặc túi vải để chúng không thể hoạt động được, đóng chặt nắp lồng hoặc nắp túi, cho vào trong nước, 10 phút sau, đợi cho chồn đen đã chết hoàn toàn, treo ngược chúng vào nơi râm mát để phơi khô, lớp lông nhung sau khi phơi khô là có thể đem đi lột.

4.Phương pháp giật điện:

Dùng khi muốn giết mổ với số lượng lớn, cho chồn đen vào trong mạng điện, sau đó ấn nút mở nguồn điện, đợi khoảng một phút sau khi chồn đen chết hoàn toàn, phải tắt ngay nguồn điện, lấy chồn ra, sau đó dốc ngược chồn đen lại, sắp xếp gọn gàng. Phương pháp này thích hợp với việc lấy da với quy mô lớn, nhưng phải chú ý an toàn, điện áp sử dụng không được quá cao, bởi nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của da.

5.Phương pháp bơm không khí vào nội tạng:

Dùng máy bơm 3~5ml không khí vào nội tạng chồn đen.

6.Phương pháp dùng lực:

Dùng tay giữ chặt phần đầu & cổ của chồn đen, dùng lực đánh mạnh xuống nền đất hoặc miếng gỗ cứng, chồn đen sẽ chết sau sức đập mạnh. Phương pháp này đơn giản và dễ kiểm soát, không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng bộ da, nhưng lại bị hạn chế về số lượng.

7.Phương pháp dùng thuốc:

Thông thường ta dùng thuốc clo hóa hổ phách có tính kiềm, bơm khoảng 0.5mg/ 500g thịt, chờ khoảng 3~5 phút, chồn sẽ chết, trước khi chết không có hiện tượng đau đớn, cũng không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng bộ da; thuốc sau khi đã bơm vào trong cơ thể chồn không độc, do đó sau khi lột bì vẫn có thể sử dụng thịt chồn.

IX.Thuộc da:

Da chồn vốn mềm và bóng, nên sau khi thuộc da thường được chế biến thành đồ bằng lông, găng tay, dày da… phương pháp gia công làm mềm da chồn:

1.Lột da:

Sau khi giết mổ chồn, không được để quá lâu, tranh thủ lúc cơ thể chồn vẫn còn ấm, phải tiến hành lột da ngay. Dùng dao nhọn rạch một đường dài từ phía dưới vùng bụng lên đến miệng, tiếp tục rạch ở mỗi chi, chi trước từ ngực trước xuống đến móng, chân sau rạch từ ổ bụng xuống đến móng, chú ý dùng dao rạch một đường thẳng dài, không được lệch. Sau khi đã rạch xong, bắt đầu lột da, đầu tiên, dùng ngón cái và ngón trỏ tay trái giữ chặt ngực chồn, sau đó dùng tiếp dùng ngón cái tay phải rạch xuống dưới lớp da, từ từ tách dần lớp da và vùng thịt ở bụng của chồn, bóc dần cho đến phía bụng dưới, chân sau, cắt phần móng; sau đó dùng dao cắt chân tai chồn, móc mắt và lưỡi chồn; sau khi lột đến da phần tứ chi chồn, tiếp tục lột từ bụng trước cho đến vùng đầu cổ. Chú ý, khi lột da chỉ dùng lực vừa đủ, không được dùng lực quá mạnh, đảm bảo miếng da chồn không bị tổn hại, không được làm hỏng lớp da, đảm bảo tách cả miếng da ra khỏi lớp thịt.

1.1. Lọc thịt thừa:

Khi lọc sạch lớp thịt còn bám vào da, đặt đầu chồn ở phía trên tấm gỗ dùng để lọc da, chú ý phải dùng lực đều tay, giữ dao phải ổn định, nhằm rửa sạch thịt thừa, lớp sụn, dây chằng…còn bám lại trên da. Khi bắt đầu, dùng dao rạch dần từ vai xuống đến phía đầu cho đến tai thì dừng lại, chú ý vừa rạch vừa mở rộng tấm da, tránh để mỡ bám vào làm bẩn lớp long; khi lọc đến vùng bụng, đầu vú, bộ phận sinh dục đực, chú ý rạch nhẹ tay, cẩn thận làm rách, nếu phần thịt vùng đầu khó rạch, có thể dùng kéo cắt bỏ.

1.2. Rửa sạch:

Sau khi đã lọc sạch lớp thịt và mỡ còn bám lại trên da, dùng mạt cưa gỗ cỡ to bằng hạt gạo xát lên lớp mỡ trên bề mặt da( chú ý: phải dùng mạt cưa đã được chọn lựa kĩ, vì mạt cưa quá nhỏ sẽ bị dính vào lớp lông tơ, ảnh hưởng đến chất lượng của lông. Cũng không được dùng mạt cưa cây tùng), xát cho đến khi không bị dính là được, sau đó lật tấm da lại, rửa sạch lớp dầu mỡ và chất bẩn còn bám trên da. Tiếp tục ngâm vào trong nước có pha bột giặt xà phòng, dùng tay giặt cho đến khi không còn váng mỡ nổi lên là được, cuối cùng dùng nước trong rửa sạch và dùng lược gỗ chải qua lớp lông.

1.3. Ngâm nước:

Ngâm tấm da chồn đã rửa sạch vào nước ấm 15~180C trong khoảng 6-10 tiếng, để da được mềm hơn.

1.4. Lọc mỡ:

Lấy 3 phần xà phòng, 1 phần kiềm, 10 phần nước hoà lẫn vào nhau, ta sẽ được hỗn hợp dung dịch lọc mỡ. Sau khi đổ khoảng 10% dung dịch lọc mỡ(so với trọng lượng của da cần lọc) vào trong bình đựng, ta cho những tấm da đã được ngâm qua vào, trộn đều trong khoảng 5~10 phút, sau khi dung dịch đã ngấm vào da, ta đổ nước cũ đi và thay vào dung dịch mới, tiếp tục trộn đều( nên dùng găng tay bảo hộ khi trộn), cho đến khi làm hết chất mỡ bám trên da là được, chú ý luôn giữ nhiệt độ của dung dịch tẩy trong bình chứa từ 30~400C

2. Phương pháp thuộc da:

Chế biến dung dịch thuộc da như sau: phèn chua 4~5 phần, muối ăn 3~5 phần, nước trắng 100 phần, đầu tiên, dùng một ít nước để trung hoà phèn chua trong bình, sau đó thêm muối ăn và thêm phần nước còn lại vào bình, khuấy đều, ta sẽ được dung dịch thuộc da.

Phương pháp thuộc da: căn cứ theo tỉ lệ: trọng lượng dung dịch thuộc da gấp 5 lần trọng lượng da, ta cho những tấm da đã hong khô sau khi được lọc mỡ và rửa qua nhiều lần bằng nước sạch vào trong bình, giữ nhiệt độ trong bình ở mức 300C, trộn đều, sau đó, mỗi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần 30 phút quấy đều, để nước ngấm vào da, sau 1 tuần, vớt da ra, dùng nước sạch rửa lớp lông bên trên, phơi gần khô ở nơi râm mát.

2.1. Làm mềm da:

Lấy 100 phần dầu cây thầu dầu, 10 phần xà phòng, 100 phần nước, trộn lại với nhau, bôi lên phần dưới tấm da còn đang ẩm, đồng thời phun vào một chút nước, sau đó xếp mặt dưới 2 tấm da chồng lên nhau, lấy nhựa dẻo phủ lên, rồi dùng đá nặng đè lên trên 1 ngày đêm là được.

2.2. Phơi khô nơi râm mát:

Đặt miếng da sau khi đã được làm mềm lên trên tấm gỗ hình bán nguyệt, cố định phía đầu trên tấm gỗ, sau đó kéo dài miếng da về phía sau, sau khi đã căng phẳng miếng da, sắp xếp lại mắt, mũi, tứ chi của chồn về đúng vị trí, sau khi đã xếp xong, dùng những chiếc đinh nhỏ ghim tấm da xung quanh miếng gỗ để giữ tấm da cố định, sau khi đã giữ miếng da cố định, ta có thể tiến hành hong khô. Phương pháp hong khô có 2 cách: một là treo tấm gỗ có gắn miếng da vào nơi thông gió, hong khô tự nhiên trong khoảng 3~4 ngày, tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng mặt trời; hai là sấy khô, đặt miếng da đã được ghim cố định trên tấm gỗ vào trong phòng có nhiệt độ 18~220C, sau khoảng 10 tiếng, khi đã khô được 6~7 phần, lật ngược lại mặt có lông, hong khô lớp lông bên ngoài, chú ý phải lật lại kịp thời, không được để nhiệt độ quá cao, sẽ khiến lớp lông bị cong lệch, ảnh hưởng đến mỹ quan. Khi miếng da đã được hong khô chỉ còn giữ khoảng 13~15% nước là có thể lấy ra. Hàm lượng nước chứa trong lông không được vượt quá 15%, nếu không sẽ không tốt trong bảo quản và dễ bị mốc.

2.3. Sửa chữa và cất giữ:

Sau khi lông đã khô, có thể lấy xuống, trước tiên dùng tay chà mềm, sau đó dùng máy sắt làm bóng bề mặt da, chú ý trong lúc xát, nên thêm vào một ít bột magie CO2, như vậy sẽ giúp tấm da chồn được sạch hơn và mềm hơn, sau đó dùng lược gỗ chải đều lớp lông, cuối cùng đóng gói lại, cứ khoảng 30 tấm ta buộc lại với nhau, cho vào trong thùng gỗ hoặc bao tải sạch, đồng thời cho thêm một ít muối để phòng côn trùng, ghi chú rõ ràng loại sản phẩm, đẳng cấp, trọng lượng, sau đó cất giữ ở nơi có nhiệt độ 5~250C, độ ẩm 60~70%.

X. Chế biến Cystine từ lông chồn:

Nguồn tài nguyên từ chồn đang được sử dụng rộng rãi, từ lông chồn có thể dùng đất gia công thành cystine, cysteine, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh vật học, dinh dưỡng, y tế...Chất này có tác dụng thúc đẩy chức năng hồi phục các tế bào cơ thể, tăng cường bạch cầu, hồng cầu, ngăn ngừa các mầm bệnh phát sinh...Trong y học được dùng cho các bệnh cấp tính truyền nhiễm như bệnh lị Amíp, thương hàn, cảm cúm... cũng như các bệnh suyễn, đau thần kinh, nốt ban, đặc biệt được dùng để chữa khi bị trúng độc. Lưu trình gia công chủ yếu để lấy cystine từ lông chồn gồm các khâu: rửa sạch lông- lột lông- cô đặc.

1. Rửa sạch lông:

Đầu tiên rửa sạch lớp da chồn, sau đó nhổ lông, có 2 cách:

- nhổ lông bằng nước sôi: cho cả con chồn, hoặc bộ lông chồn đã được lọc vào nước sôi, lật qua lật lại, nhổ nhanh lông khi còn đang nóng.

- nhổ lông bằng hoá học: cho chồn vào nước muối chua, nhưng bởi tính ăn mòn của hoá chất này khá cao, chi phí lại đắt, nên ít được sử dụng.

2. Hòa tan và làm mất màu lông:

Cho lông chồn đã được lột và rửa sạch vào trong hũ có khả năng chống axit cao, cho muối chua vào ( nồng độ vừa phải), đậy kín nắp hũ, cho hũ vào ngâm trong dầu (dầu thừa, dầu diezen, dầu máy đều được) và tăng nhiệt, cứ 20 phút khuấy đều 1 lần, khi nhiệt độ lên tới 200~2500C là lúc lông đã hoàn toàn tan chảy, sau đó cho thêm kiềm vào và khuấy mạnh ( cũng có thể không thêm) để dung dịch có tính kiềm, đồng thời tranh thủ lúc dung dịch còn nóng tiến hành lọc, loại bỏ tạp chất và những chất chưa được hoà tan, dung dịch sau khi đã được lọc sạch, ta cho thêm vào chất làm mất màu lông( có thể thêm Cacbon chứa 20% hoạt tính).

3. Cô đặc:

Cho dung dịch đã mất màu vào trong nồi hoặc hũ có khả năng chịu axit, chịu nhiệt cao, tăng thêm nhiệt độ để cô đặc dung dịch. Khi lấy kết tinh dung dịch ra để kiểm tra, có thể đổ dung dịch vào trong bồn chịu nhiệt cao, đổ nước nóng 70~800C vào, ngâm khoảng 1 tiếng, sau đó lại lấy ra và cho vào nước lạnh dưới nhiệt độ thường, để dung dịch kết tinh tự nhiên. Sau 1~2 ngày tiến hành kiểm tra, đợi cho đến khi phần lớn dung dịch đã kết tinh, có thể lấy ra cho vào tủ sấy( làm bằng đất), hoặc mấy sấy để sấy khô, lúc đó ta thu được systine. Nếu không cho thêm kiềm vào, trong môi trường axit nhạt, ta sẽ thu được cysteine, chất này được dùng nhiều trong gia công, y tế, các ngành công nghiệp. Trong công việc này, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, phải đặc biệt chú ý đến sự an toàn, phải mặc quần áo bảo hộ chống axit, chống kiềm, Công việc này đòi hỏi trình độ kĩ thuật khá cao, do đó nên thử trước với số lượng ít, sau khi đã có một vài kinh nghiệm nhất định mới nên tiến hành với quy mô lớn.

XI. Chế biến các sản phẩm từ thịt chồn đen:

Thịt chồn đen tươi ngon, có hương vị hoang dã, thành phần dinh dưỡng và chất cần thiết cho cơ thể con người cao hơn hẳn so với trong thịt lợn, trâu, cừu, bò..., hơn nữa còn dễ tiêu hoá và hấp thụ, do đó, thường được dùng làm chất bổ cho người già, phụ nữ mang thai và người bệnh, hoặc dùng trong bữa ăn. Hiện nay, một trong những thực phẩm đang được yêu thích là thịt chồn đen sấy khô. Tuỳ vào phong tục tập quán ở từng nơi, dưới đây cung cấp cho các bạn một vài phương pháp chế biến thịt chồn:

1. Chế biến thịt chồn sấy khô:

Sau khi giết mổ chồn, loại bỏ lông, nội tạng, đặt thịt chồn vào nồi hấp chín, sau khi chín, lấy ra cho vào nước lạnh, từ từ làm sạch lông tơ, tiếp tục ngâm trong nước muối nhạt, gừng, hạt tiêu khoảng vài tiếng, sau đó dùng vật nặng đè lên trên, khiến nó dẹt xuống, phơi nắng 1 ngày để thịt chồn ra hết nước, sau đó tiếp tục cho vào nồi, trong nồi đặt dầu thơm và mành trúc, phía trên mành trúc đặt những miếng thịt chồn đã phơi khô, đóng kín nồi và hấp, đợi khi có mùi thơm nồng mới mở nồi, như vậy thịt chồn khô mới đạt tới vị thơm ngon cần thiết. Đây là món ăn đặc sản mà người dân vùng núi Triết giang, Phúc kiến thường dùng để tiếp đãi khách.

2. Chế biến thịt chồn bao bùn

Sau khi giết thịt chồn đen, dùng bùn bao lấy thịt, nướng khô trên lửa, sau khi bùn đã khô, bóc bỏ bùn, lúc đó lông thịt chồn sẽ tuột theo bùn, sau đó lấy hết nội tạng, rửa sạch, ngâm trong nước muối, gừng, hạt tiêu trong khoảng vài tiếng, rồi dùng vật nặng đè lên trên, hong khô loại bỏ hết nước rồi cho trở lại nồi, trong nồi có đặt rượu nếp, dầu thơm, mành trúc, phía trên mành trúc đặt thịt chồn khô, đóng kín miệng nồi, đợi khi mùi thơm nồng mới mở nắp nồi, thịt chồn khi đó sẽ thơm ngon và giòn. Đây là món đặc sản dùng để tiếp khách của người dân nông thôn vùng Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến, đồng thời cũng là món bổ dưỡng cho người bệnh và sản phụ.

3. Chế biến thịt chồn sấy miếng:

sấy thành miếng thịt, đầu tiên, đặt những miếng thịt chồn sạch đã cắt sẵn lên trên bếp, dùng khói hun; hoặc cũng có thể dùng vỏ trấu hoặc mạt cưa hun cùng, sau khoảng nửa tháng, ta sẽ có thịt chồn sấy khô. Sau khi cắt thịt chồn thành từng miếng nhỏ, xào thịt chồn cùng với ớt, hành khô, hồ tiêu, dầu thực vật, chao, ta sẽ được thịt chồn mỏng sấy khô, thịt chồn đảm bảo cay thơm, giòn, mềm, càng ăn càng có vị.

4. Chế biến thịt chồn miếng:

- ngâm thịt chồn đã lột bỏ da và chất tạp vào trong nước lạnh khoảng 1 tiếng, lọc bỏ hết máu còn tụ lại bên trong thịt, phơi khô

- luộc qua, cho cả miếng thịt vào nồi dùng nước sạch luộc trong khoảng 20 phút, đợi khi nước sôi, vớt bỏ bọt nổi lên trên mặt nước, đồng thời vớt thịt chồn ra và xắt thành miếng theo ý muốn.

- phối hợp nguyên liệu: phía dưới giới thiệu cùng bạn 2 cách phối hợp nguyên liệu:

+ thịt chồn 500kg, muối ăn 1.5kg, xì dầu 3 kg, đường trắng 0.5 kg, gừng tươi, hành, bột ngũ vị hương mỗi loại 125 g.

+ thịt chồn 50 kg, muối ăn 1.5 kg, xì dầu 3 kg, bột ngũ vị hương 100-200g

- luộc hỗn hợp: lấy 1 phần nước luộc chồn, thêm nguyên liệu, luộc bằng lửa to, đợi khi canh có mùi vị thì chuyển sang nhỏ lửa, sau đó cho thịt chồn đã xắt miếng vào nồi nước, khuấy đều bằng muôi canh, đợi đến khi nước sắp cạn thì múc thịt chồn ra để khô.

- sấy khô: đặt thịt chồn khô lên trên vỉ sắt, nướng trên lửa với nhiệt độ 50~55oC, chú ý phải lật liên tục 2 mặt vỉ sắt, tránh thịt bị cháy, nướng trong khoảng 7 tiếng là được, trước khi nướng khô nên quét một lớp bột cà ri, bột ớt hoặc ngũ vị hương lên miếng thịt, như vậy ta sẽ được những miếng thịt với hương vị khác nhau.Sau khi nướng khô, để những miếng thịt chồn sấy đã được đóng gói vào những nơi khô ráo thoáng gió, với cách bảo quản này ta có thể giữ được sản phẩm khoảng 2~3 tháng, nếu đặt thịt vào trong bình thuỷ tinh, ta có thể giữ lâu khoảng 3~5 tháng. Thịt chồn sấy khô là sản phẩm thích hợp khi đi dã ngoại hoặc khi đi du lịch.

5. Chế biến thịt chồn gia công đóng hộp:

Giết mổ chồn, loại bỏ nội tạng, đầu, chân rồi rửa sạch qua nước, ngâm kĩ thịt chồn để tiến hành tiêu độc, loại bỏ máu còn dư lại trong thịt và nội tạng, sau khi đem phơi khô nhẹ cho vào nồi luộc qua, sau đó lấy ra cho vào hộp, bỏ thêm nước dùng kèm, lấy hết khí trong hộp, dán kín miệng hộp, tiếp tục cho vào nồi áp suất, luộc trong 2 nồi hơi khoảng 2~3 tiếng là được, lấy ra và dán nhãn.

Phương pháp phối liệu cho nước dùng kèm:

Cứ 100 kg thịt ta dùng củ cải trắng, hành mỗi loại 200g, hồi thơm 50g, gừng tươi 200g, những nguyên liệu trên có thể chế biến ra món nước gạo thơm dùng để điều chỉnh vị, xì dầu đỏ 0.5 kg, dầu thực vật 0.5 kg, tỏi 0.67 kg, muối 2 kg, đường tinh 9.3 kg, mì chính 0.56 kg, rượu vang 0.5 kg, hành tây 0.84 kg, nước luộc thịt chồn 66 kg.

Khi chế biến thịt chồn đóng hộp, nên sử dụng phối hợp nước dùng kèm theo và gia vị tuỳ theo tập quán ăn uống cũng như sở thích của mỗi vùng miền, ví dụ Thiên tân thích dùng rượu nếp, Hồ Nam lại thích vị mặn nhạt thay bằng vị ngọt, do đó phải linh hoạt trong cách phối liệu.

6. Chế biến thực phẩm dược từ thịt chồn:

Dựa theo cách chế biến thực phẩm chữa bệnh từ thịt chồn lưu truyền trong dân gian, dưới đây xin cung cấp một vài phương pháp cùng tham khảo:

- thịt chồn dùng để chữa bệnh cam, bệnh đậu mùa ở trẻ em, dùng thịt chồn bỏ bì, lấy thịt băm nhỏ, thêm vào dầu lợn và một ít muối, sắc thuốc uống.

- Gan chồn: dùng để chữa bệnh mất ngủ hoặc nặng tai.

- Thịt chồn dùng để chữa mụn ghẻ, hôi chân... cách dùng: lọc bỏ da chồn, nội tạng lấy xương, dùng lửa to rang khô, sau đó nghiền nhỏ thành bột mịn, dùng một chút rượu trắng, thêm một quả đào non, quấy đều, đắp vào chỗ bị bệnh, dùng nhiều lần bệnh sẽ khỏi.

- Rang khô nghiền nhỏ thành bột, thêm một vài miếng đá, nước sôi, hỗn hợp này có thể chữa sốt cao lâu ngày không dứt, chữa nôn oẹ, chữa bệnh kinh phong của người lớn và trẻ nhỏ... đây chính là món canh chồn nổi tiếng.

- Gan, tim, não chồn trộn lại, rang khô, nghiền nhỏ thành bột, trước khi đi ngủ dùng kèm với canh trứng hoa, có công năng tẩm bổ rất tốt, có thể dùng để chữa bệnh đau tim, hoảng loạn tinh thần,
 


tôi đã tìm hiếu về con chồn nhung đen đã lâu.tôi thấy rằng chồn do nhập về bán cho bà con ta là giống không đảm bảo chất lượng.nhiều người nuôi không lớn còi cọc chỉ đạt 600-700g/con.còn giống tốt nuôi đạt được 1-1,5kg.do người nhập chồn nhung đen về nuôi là vì lợi nhuận .do không có chuyên môn, mua chồn loại thải chồn còi giá rẻ ,do giao phối đồng huyết.có thẻ là đang mầm bệnh nên có người mua về nuôi đã bị chết sau mấy ngày mua về.do tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng nên mọi người hơi nóng vội đã phải trả giá ."thanh niên thì phải dám nghĩ dám làm dám làm dám chịu "nhưng làm gì phải suy nghĩ cho kỹ để có thể tránh được thất bại có thể dự đoán trước.
 
có gì mà lo, bác cứ chọn một em Bọ đực khõe mạnh cho giao phối với em Chồn Nhung đen cái nhà Bác...thế lả không sợ cận huyết rồi. Yên tâm đi, chúng không cắn nhau đâu. Em làm thử rồi, con nó đẻ ra đẹp lắm...đủ thứ màu luôn...thế là e có Chồn nhung vàng vàng...quá đã.
 
chon nhung den

chao cac anh, may anh cho em hoi minh mua chon nhung den giong o dau vay, cac anh co the cho em xin dia chi de mua khong, em o dong nai mien nam.
 


Back
Top