Kỹ thuật Chế tạo máy ấp trứng cho gia cầm ....thủy cầm

  • Thread starter apc
  • Ngày gửi
Đây là tài liệu tôi tìm được trên trang ưeb của VCN, các bác nào quan tâm xin tham khảo nhé
Cách đóng máy ấp trứng gia cầm

Qua báo NNVN xin cho biết: Cách đóng máy ấp trúng (ấp bằng điện), kỹ thuật ấp - nở; - Cách điều chỉnh độ ẩm để phù hợp.
Nguyễn Ngọc Tấn, thôn Hươnq Vân, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh


Trả lời:Máy ấp trúng (dùng diện): Máy ấp là dụng cụ để thay gia cầm mẹ ấp trứng vì vậy máy phai đảm bản mọi chức năng ấp của gia cầm mẹ. Thông thường máy ấp có hình khối chữ nhật, cũng có khi là hình khối vuông tùy theo sở thích của nhà thiết kế. Dưới đây là mẫu hai loại máy ấp trên.
image001.jpg


Máy ấp gồm các bộ phận:


Vỏ máy (khung máy)


- Hệ thống cung cấp nhiệt.


- Hệ thống quạt.


- Hệ thống đều hòa độ ẩm


- Giá và khay trứng.


Kích cỡ máy được thiết kế tùy thuộc vào lượng trứng đưa vào ấp (tùy vào quy mô chăn nuôi gia cầm). Một số ví dụ về kích cỡ máy để độc giả tham khảo (Xem bảng dưới)

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width=300>
Công xuất tính theo lượng trứng gà

</TD><TD vAlign=top width=247>
Kích thước bên ngoài máy ấp

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
1. Máy ấp 126 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
42 x 51 x 51 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
2. Máy ấp 164 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
60 x 52 x 52 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
3. Máy ấp 208 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
68 x 52 x 52 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
4. Máy ấp 280 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
80 x 75 x 72 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
4. Máy ấp 420 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
90 x 75 x 72 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
5. Máy ấp 728 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
95 x 90 x 80 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
6. Máy ấp 1000 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
73 x 105 x 121 cm

</TD></TR></TBODY></TABLE>

Công dụng của từng bộ phận trong máy ấp:


Vỏmáy. Để bảo vệ trứng và giữ nhiệt cho máy. Trên vỏ máy cần thiết kế các cửa sổ hình hoa thị để điều chỉnh lượng không khí vào máy và thoát ra, đảm bảo sự thông thoáng cho máy ấp.


Hệ thông cung cấp nhiệt (sưởi): Các máy ấp dùng điện công suất nhỏ hệ thống cung cấp nhiệt thường dùng là dây meso. Trong thiết kế phải tránh để nhiệt cung cấp tỏa ngay trên trứng. Đồng hồ đo nhiệt độ nên gắn với hệ thống báo động để kịp thời phát hiện nếu nhiệt độ lên quá cao hoặc xuống quá thấp Nếu nhiệt độ lên quá cao sẽ làm chết phôi còn nhiệt độ xuống thấp sẻ làm phôi không phát triển được. Hệ thống cung cấp nhiệt thiết kế sao để dễ thán đặt thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa khi có trục trặc.


Hệ thống quạt: Hệ thống quạt có chức năng làm lưu thông không khí, đều hòa nhiệt độ trong máy. Lưu thông không khí giúp cho việc vận chuyển nhiệt đến trứng, cung cấp oxy và rút khí C0<SUB>2. </SUB>Thông thường hệ thống quạt được đặt trên cao và cũng dễ tháo đặt thuận tiện cho việc kiểm tra bảo trì.


Hệ thống điều hòa ẩm độ: Máy ấp dùng điện công suất nhỏ hệ thống điều hòa ẩm độ thường dùng là bộ khay có kích cỡ khác nhau. ẩm độ được đều hòa bằng việc đặt khay nước vào máy ấp. Quạt và nhiệt độ làm nước bốc hơi để đều hòa độ ẩm.


Giai đoạn ấp cần độ ẩm cao sẽ đặt khay to có bề mặt bốc hơi lớn khi cần độ ẩm thấp ta đặt khay nhỏ. Phải có ẩm kế để theo dõi độ ầm trong máy.


Giá và khay trứng: Trong máy phải thiết kế giá để đặt các khay trứng vào. Giá phải có trục


quay để có thể quay khay trứng nghiêng vào phía trong, nghiêng ra phía ngoài, ởvị trí thăng băng. Trục quay giúp ta đảo vị trí của khay trứng trong máy có tác dụng đều hòa nhiệt trên quả trứng ởcác vị trí khác nhau giúp cho phôi phát triển tốt hơn. Vị trí thăng bằng để ta thao tác khi đưa khay trứng vào hoặc lấy khay trứng ra.


Kỹ thuật ấp trứng:


Kết quả ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó kỹ thuật ấp trứng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Muốn có tỷ lệ nở cao ta phải thao tác đúng cẩn thận tất cả các khâu trong quy


trình ấp.


Thu trứng, bảo quản trứng


- Thu trứng ít chết 3-5 lần/ngày đế tránh trứng bị bẩn, bị đập, vỡ do bị gà dẫm phải. Khi thu trứng ta loại những quả quá to, quá bé, quả có hình dạng khác thường, những quả vỏ sần sùi. Những quả trứng đạt yêu cầu ta xếp vào khay sạch, đầu nhỏ của quả trứng xếp quay xuống, đầu to có buồng khí quay lên trên.


- Bảo quản trứng: Sau khi đẻ 24 giờ phôi trong trứng bắt đầu phát triển. Phôi ngừng phát


triển ở nhiệt độ dưới 24<SUP>0</SUP>c sau khi đẻ 6 giờ trứng phải được đưa về phòng bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 24<SUP>0</SUP>c. Nếu bảo quản trứng trong một tuần thì nhiệt độ trong phòng bảo quản 15-16<SUP>0</SUP>c. Nếu bảo quản trứng lâu hơn ta phải hạ nhiệt độ phòng bảo quản xuống 12-13<SUP>0</SUP>c. Nhiệt độ trong phòng bảo quản phải được kiểm soát chặt chẽ. ẩm độ trong phòng bảo quản nên giữ ở mức 80-85%. Trứng đưa khỏi phòng bảo quản để đi ấp phải được làm ấm trở lại trước khi đưa vào máy ấp, bằng cách xếp lên giá đế ở phòng ấp 4-8 giờ sau đó mới xếp vào máy.


Quá trình ấp-nở-thời gian ấp nở của trứng các loại gia cầm rất khác nhau, phụ thuộc vào


giống. Thời gian nở trung bình của trứng gà 21 ngày, trứng vịt 28 ngày, trứng ngan 35 ngày, trứng đà điểu 42-45 ngày.


Trong quá trinh ấp nở phải lưu ý các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ trong máy, độ thông thoáng và lưu thông không khí, chế độ đảo trứng. Đối với máy ấp bằng điện quy mô nhỏ gia đình cách vận hành đảm bảo quy trình ấp như sau:


- Nhiệt độ: Tuy có nhiệt kế đo độ và có chuông báo động nhưng ta vẫn phải luôn quan sát để kịp điều chỉnh nhiệt độ trong máy bằng rơle điện theo đúng quy trình ấp đế đảm bảo kết quả ấp cao.


- ẩm độ: Máy ấp hiện đại có hệ thống điều hòa ẩm độ tự động bằng cách phun sương còn loại máy bán tự động tự thiết kế lắp ráp của ta thì ẩm độ được điều chỉnh bằng bề mặt bốc


hơi của các khay nước. Trong khoang máy ta thiết kế nơi đặt khay nước (thường ở phía dưới). Ta làm bộ khay có kích cỡ khác nhau đế khi cần độ ẩm cao ta đặt khay to còn cần độ ẩm thấp ta đặt khay nhỏ. Quạt thổi không khí lên bề mặt nước trong khay sẽ làm nước bốc hơi vào không khí trong máy tạo độ ẩm cần thiết.


- Thông thoáng và lưu thông không khí: Hệ thống quạt và cửa sổ hoa thị sẽ giúp cho việc lưu thông các luồng khí trong máy làm điều hòa độ.


- Đảo trứng: Trứng ấp nên đảo ít nhất 3-5 lần một ngày. Mục đích của việc đảo trứng là để tránh phôi bị dính vào vỏ trứng và tăng sự hoạt động của lòng đỏ, lòng trắng trứng. Khi đưa khay trứng ra ngoài đảo còn để làm mát trứng.


Chuyến trứng: Trứng được chuyển từ khay ấp sang khay nở 3 ngày trước khi trứng nở: Khi chuyển trứng nên cẩn thận để tránh làm dập vỡ trứng.

Quy trình ấp của một số loại trứng gia cầm thông dụng. (Xem bảng)

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width=103>
Thời gian ấp

</TD><TD vAlign=top width=150 colSpan=2>
Đối với trứng gà

</TD><TD vAlign=top width=169 colSpan=2>
Đối với trứng vịt

</TD><TD vAlign=top width=169 colSpan=2>
Đối với trứng ngan

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>


</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=66>
ẩm độ (%)

</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=84>
ẩm độ (%)

</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=84>
ẩm độ (%)

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
1-3

</TD><TD vAlign=top width=84>
34.8

</TD><TD vAlign=top width=66>
60-65

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.6

</TD><TD vAlign=top width=84>
70

</TD><TD vAlign=top width=84>
38.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
65

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
4-14

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=66>
55-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
59-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
38.2

</TD><TD vAlign=top width=84>
64

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
15-21

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.2

</TD><TD vAlign=top width=66>
70-80

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.4

</TD><TD vAlign=top width=84>
59-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
22-23

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.3

</TD><TD vAlign=top width=84>
65

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
24-25

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.25

</TD><TD vAlign=top width=84>
70-80

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
26-28

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.25

</TD><TD vAlign=top width=84>
80-85

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
60-65

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
29-31

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
80-85

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
32-35

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD></TR></TBODY></TABLE>

</TD></TR><TR><TD align=right>
(Nông nghiệp Việt Nam, số 112, ngày 13/7/2001)</TD></TR></TBODY></TABLE>​
 


A Liêm thân mến: Ở VN tôi chưa thấy cái con tắc đó. Nhưng ở bên đây có mạch điện có lẽ hay hơn cái con tắc của anh và quạt thì dùng thẳng 220v không cần nguồn nưa.
con tắc (mạch ở VN) nhiệt độ thấp sẽ tự động mở bóng đèn, nhiệt độ cao tự động mở quạt hoặc tắt bóng đèn, do mình cài đặt,.
giá chỉ có 200 000 vnd thôi.

Em thang2079 thân,

Trước nhất anh cám ơn em có lòng thành giúp thông tin về con-tắc, nhưng cái anh tìm là cái "Không tự động" khi vặn tới đâu thì nó nằm tại chổ đó.

Bóng đèn 100Watt nếu dùng con-tắc nầy thì mình có thể hạ từ 100watt trở xuống.

Thí dụ:

1) Cái máy ấp trứng gà của anh phải vặn 50watt để toả nhiệt khoảng 37 độ C (nhiệt độ để ấp trứng là 81 độ F).

2) Cái máy ấp trứng gà của em lớn gấp rưỡi của anh em phải vặn 75watt để toả nhiệt khoảng 37 độ C (nhiệt độ để ấp trứng là 81 độ F).

Ấp trứng gà là phải làm sao giữ nhiệt độ hầu như bất di bất dịch.

Còn cái em nói anh không biết cái độ chính xác, khi tự động kích hoạt, nếu chênh lệch 1-2 độ (Cộng trừ) là mẽ trứng gà đi hầu 3 xị đó em.

Xin em cho biết độ chính xác của con-tắc, nếu là chính xác thì hay quá.

Cám ơn em trước.

* Bật tắt nhiều lần hoặc liên tục có thể đứt bóng?

Anh Liêm
 


Sau khi đã có bộ phận tự động điều tiết nhiệt độ các bạn nên lưu ý đến hai điều quan trọng nữa là..độ ẩm không khí trong tủ ấp...vì nếu thiếu độ ẩm trứng sẽ bị dính sát..và gà con không thể thoát ra khỏi vỏ được..néu ta bóc ra chúng sẽ chết vì...bị thương (mất da)...độ ẩm la bao nhiêu thì thực sự lão hổng biết..nhưng lão thấy rằng người ta để một thau nước nhỏ trong tủ ấp, và vài ngày người ta lại nhúng ướt quả trứng một lần
Thứ hai là đảo trứng....hày quan sát con gà mẹ...khoảng vài giờ chúng lại lây mỏ đảo trừng một lần...và đâu khoảng cứ hai ngày một lần,,,chúng bỏ đi kiếm ăn và để trứng nguội lạnh trong khoảng 1 giờ
quan sát và bắt chước con gà mẹ đó là điều kiện " ắt có và đủ" để thành công…70%
đó là những điều lão học lóm của người khác

Có lẽ anh gặp đối thủ rồi hì hì.

Thân

Anh Liêm
 
Em thang2079 thân,

Trước nhất anh cám ơn em có lòng thành giúp thông tin về con-tắc, nhưng cái anh tìm là cái "Không tự động" khi vặn tới đâu thì nó nằm tại chổ đó.

Bóng đèn 100Watt nếu dùng con-tắc nầy thì mình có thể hạ từ 100watt trở xuống.

Thí dụ:

1) Cái máy ấp trứng gà của anh phải vặn 50watt để toả nhiệt khoảng 37 độ C (nhiệt độ để ấp trứng là 81 độ F).

2) Cái máy ấp trứng gà của em lớn gấp rưỡi của anh em phải vặn 75watt để toả nhiệt khoảng 37 độ C (nhiệt độ để ấp trứng là 81 độ F).

Ấp trứng gà là phải làm sao giữ nhiệt độ hầu như bất di bất dịch.

Còn cái em nói anh không biết cái độ chính xác, khi tự động kích hoạt, nếu chênh lệch 1-2 độ (Cộng trừ) là mẽ trứng gà đi hầu 3 xị đó em.

Xin em cho biết độ chính xác của con-tắc, nếu là chính xác thì hay quá.

Cám ơn em trước.

* Bật tắt nhiều lần hoặc liên tục có thể đứt bóng?

Anh Liêm
Chà, có lẽ em sẽ bê nguyên cả cái đèn học vào trong máy ấp ( tri thức) để kết hợp với mấy cái low và high tech của anh luôn. (cho nó máu)
Em thấy cấu trúc của một cái tủ ấp cũng khá quan trọng. Có nhiều chú khi chỉ làm một cái tủ ấp 100 trứng, các chú ấp ngon qua liền lấy kích thước của cái tủ đó *10 lên để ấp được 1000 con--- đem làm hột lộn cả, hix
Bố trí của thoáng của tủ cũng quan trọng vì nó giúp trao đổi khí và nhiệt với bên ngoài, anh có chiêu gì không?
 
Em thang2079 thân,

Trước nhất anh cám ơn em có lòng thành giúp thông tin về con-tắc, nhưng cái anh tìm là cái "Không tự động" khi vặn tới đâu thì nó nằm tại chổ đó.

Bóng đèn 100Watt nếu dùng con-tắc nầy thì mình có thể hạ từ 100watt trở xuống.

Thí dụ:

1) Cái máy ấp trứng gà của anh phải vặn 50watt để toả nhiệt khoảng 37 độ C (nhiệt độ để ấp trứng là 81 độ F).

2) Cái máy ấp trứng gà của em lớn gấp rưỡi của anh em phải vặn 75watt để toả nhiệt khoảng 37 độ C (nhiệt độ để ấp trứng là 81 độ F).

Ấp trứng gà là phải làm sao giữ nhiệt độ hầu như bất di bất dịch.

Còn cái em nói anh không biết cái độ chính xác, khi tự động kích hoạt, nếu chênh lệch 1-2 độ (Cộng trừ) là mẽ trứng gà đi hầu 3 xị đó em.

Xin em cho biết độ chính xác của con-tắc, nếu là chính xác thì hay quá.

Cám ơn em trước.

* Bật tắt nhiều lần hoặc liên tục có thể đứt bóng?

Anh Liêm
Độ chính xác à. Rất tuyệt. Tôi đã ấp nở hai lần đạt 79% ấp 700 trứng.
Còn về tuổi thọ bóng đèn thì ở Việt Nam bóng đèn đó rẻ lắm không cần lo lắng. ấp 700 trứng tôi chỉ cần 8 bóng đèn thôi,

hoạt động liên tục là 6 bóng.

Mình nên áp dụng những gì nhà khoa học đã phát minh, Nghi lại từ đầu thì mệt lắm.....
 
<CENTER>TỦ ẤP TRỨNG GÀ</CENTER><CENTER></CENTER><CENTER>-------***------- </CENTER>
Ở đây mình muốn nói thiết kế tủ ấp trứng gà vịt cho bà con nông dân và tài tử, còn máy ấp trứng Công Nghiệp thì Tám Lúa chịu thua không dám múa rìu qua mắt thợ, Tám Lúa ghi ra đây là kinh nghiệm thật của mình đã tự chế 20 năm về trước, đúng hay sai thiếu sót thì bà con bổ túc thêm.

CÁI TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÂY LÀ BÀ CON NGHÈO KHÔNG CÓ TIỀN, KHÔNG ĐỦ KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ ĐỂ MUA DỤNG CỤ TỐI TÂN, HOANG PHÍ ĐỐI VỚI HỌ.

Còn những bà con chuyên nghiệp thì họ mua máy ấp tự động đắt tiền rồi.

Việc thiết kế tủ ấp 20-40 trứng dã chiến thì không có gì là khó khăn, chỉ cần cái thùng carton đựng TV (80cm x 80cm x 80cm) là làm được rồi, không cần làm cái kệ cái ngăn bên trong, chỉ cần 1 miếng ván phía trong thùng và 1 miếng phía ngoài thùng, dùng vít tán nẹp 2 miếng ván lại, thì miếng ván phía trong vững chắc như đồng.

(còn từ 50 trúng trở lên thì phải làm mấy cái khay hoặc cái kệ, kệ phải làm cho chắc chắn 1 chút nha)

quat-1.gif
</IMG>

Quạt phải chừa kẻ hở giữa vách thùng và quạt để gió luồng vào, trước khi gắn quạt vào thì phải thử chiều nào gió thổi ra.


quat-2.gif
</IMG>

Miếng ván (gổ) phía trong để gắn bóng đèn và cái quạt, miếng ván (gổ) phía ngoài để gắn con-tắc, khi kẹp 2 miếng gổ để gắn đèn và quạt và con-tắc bên hong thùng và làm sao bóng đèn cách từ đáy thùng lên khoảng 10cm.









<HR align=center width=740 color=#ff9900 SIZE=5>

khoet-lo-10-15.gif
</IMG>

ben-hong-2.gif
</IMG>

Trong cái hình nầy từ bên trái đếm qua: 2 lổ đầu tiên phía gần phía mép trên của miệng ván, khoan 2 cái lổ này xuyên qua 2 miếng ván vừa để gắn quạt vừa siết chặt 2 miếng ván luôn, 2 lổ kế khoan chính giữa miếng ván để gắn chui bóng đèn bằng sành, kế nữa thì vít vặn gắn con-tắc (Cái con-tắc đội ra nên phải chêm miếng gỗ dài, mình chưa cắt đoạn gỗ dư thừa nó che cái lổ 10-15Cm như trong hình), phía dưới có hàng chữ "3 lổ thông hơi" nghĩa là khoét 3 lổ bằng đầu chiếc đủa gần đáy thùng.


chau-bong-1.gif
</IMG>

Cái chấu bóng đèn bằng sành (nếu có loại khác cũng được, trong hình không phải bóng đèn loại nầy mà là bóng tròn).

Ở đây Phía trên cái bóng đèn trịt về phía bên phải khoét 1 lổ 10-15cm vuông trên vách thùng, đậy cái lổ lại bằng miếng kính hay mi-ca và treo cái nhiệt kế phía trong thùng, với anh sáng của bóng đèn, nhìn từ bên ngoài xuyên qua tấm kính sẽ thấy độ ghi trên nhiệt kế.



<HR align=center width=740 color=#ff9900 SIZE=5>


lo-thong-hoi-25.gif
</IMG>

Phía dưới gần đáy thùng khoét 3 cái lổ bằng đầu đủa ăn, phía trên nóc thùng khoét 1 lổ bằng cái đồng xu (2,5cm), khi không khí trong
thùng nóng quá thì có chổ thoát hơi, nếu bít bùng không khí không được thoát ra bên ngoài sẽ bị hâm nóng quá độ đưa tới luột trứng gà đôi khi gây hoả hoạn, lổ thoát hơi là nhiệm vụ giữ an toàn.

- Dưới đáy thùng để 1 đĩa nước (nước bốc hơi, trứng ấp cần có độ ẩm).

- Bóng đèn tròn 100watt.

tu-ap-trung-ga.gif


- Bóng đèn thì nối vào con-tắc, dây cắm vào ổ điện xem hình minh hoạ.

- Cái quạt nối dây cắm vào ổ điện, xem hình minh họa hoạ ở trên.

Nên nhớ cái thùng đựng TV cái nắp xoay ngang để trở thành cái cửa như là cái tủ, việc bảo quản vận hành được dễ dàng hơn.

CÁCH CHỈNH ĐỂ CÓ NHIỆT ĐỘ TRONG MÁY ẤP LÀ 37,5 ĐỘ C:


1) Dùng viết chì làm dấu tròn trên cái con-tắc tròn trước.

2) Cho quạt chạy rồi vặn con-tắc cho đèn cháy lên từ mờ và đèn sẽ sáng dần dần đến phân nữa vòng (đừng vặn tối đa) cho tủ ấp vận hành chừng 30 phút rồi kiểm soát nhiệt kế, độ thấp hay cao theo đó mà điều chỉnh để đuợc nhiệt độ là 37,5 độ C (mỗi lần chỉnh phải đợi ít nhất 30).

2) Khi điều chỉnh xong đúng như nhiệt độ mà mình muốn, nhưng phải đợi ít nhất 4 tiếng đồng hồ sau cho chắc ăn nhiệt độ đúng y bon thì lúc đó mới làm dấu trên bề mặt cái con-tắc qua cái chấm tròn mà ta đã làm dấu trên nút tròn con-tắc lúc ban đầu.

CÁCH XẾP TRỨNG GÀ:

Xếp trưng gà làm sao đừng cho nó xê dịch, mỗi khi đảo trứng nó không chạy lộn xà ngầu, Tám Lúa dùng loại lưới kẽm ô vuông 5mm bẽ cong lại thành hình chữ "U" máng xối, chử "U" nầy nó vừa khích cái hột gà, tuỳ theo cái chữ "U" máng xối dài hay ngắn có thể xếp được 10-15 trứng (ai có sáng kiến sáng tạo về cái điểm nầy xin bổ túc thêm).

CÁCH ĐẢO TRỨNG GÀ


Để cho trứng gà không bị sát, và gà con trong trứng không bị chết, một ngày phải đảo 4 lần mà tối thiểu cũng phải 2 lần:

a) Cách xếp trứng gà làm sao cho nó giữ yên một chổ và trứng gà 1 đầu có khoảng không khí phía trong thì cái đầu đó phải hướng lên trời, lộn đầu đảo ngược dù trứng có trống cũng không bao giờ nở.

b) Về phía bên mặt hàng trứng dùng viết chì gạch chữ "X" trên mỗi trứng làm dấu để mỗi khi trứng xê dịch thì quay trứng về chổ cũ cũng như khi lấy ra nguyên "U" máng xối ra để vào nếu có nhiều "U" máng xối thì khống biết cái nào đã đảo cái nào chưa.

c) Khi đảo trứng nghiêng nguyên cái vĩ trứng (Cái máng hình chữ "U") về bên phải 45 độ, lần tới nghiêng về bên trái 45 độ, cứ như thế tuần tự nghiêng phải nghiêng trái, khi còn 3 ngày trước khi trứng nở không nên đảo trứng.

PHUN NƯỚC:

a) 1-5 ngày dùng bình xịt nước (loại để ũi quần ao), xịt vào trong thùng, không xịt lên trứng, mỗi ngày ngày 1 lần.

b) 6-10 ngày xịt nước sương sương lên trứng, mỗi ngày 1 lần.

c) 11-13 ngày xịt nước ướt lên trứng, mỗi ngày 1 lần.

d) 14-21 ngày xịt nước ướt lên trứng hoặc ngâm trong nước chừng 2 phút xem trứng bơi lội mỗi ngày 1 lần.

AN TOÀN:

noi-dien-2.gif
</IMG>

1) Khi nối điện, phải có nút đậy bao che (xem hình), xoắn 2 đầu dây điện nối với nhau trước rồi dùng nấp đập màu cam như trong hình vặn xoáy như vặn con ốc cho chặt (khi muốn mở ra thì vặn ngược lại), nếu không có nấp đậy thì phải dùng loại băng keo chỉ dùng riêng cho điện nhà, phải cẩn trọng an toàn, lơ là điện giựt chết người nghe bà con.

2) Ngay chổ cái bóng đèn phía trong vách carton, lấy lon bia nhôm cắt và trải mỏng ra làm miếng chắn để che sức nóng của bóng đèn nếu có, phòng ngừa hoả hoạn là trên hết.

Chúc bà con thành công với thiết kế nầy.
<!------------------------------------------------------------------------------------------><!------------------------------------------------------------------------------------------>


Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Seattle,
ngày 07 tháng 06 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
 
Last edited by a moderator:
rất đơn giản và dễ làm, giống như là một cái ổ mà không cần có gà mái vây.
Tủ ấp của anh Liêm sẽ chắc chắn hơn nếu vỏ tủ ấp được thay thế bằng gỗ (gỗ tạp, loại rẻ tiền ), mặt khác khi để tỉ lệ ấp nở cao, mọi người cần trao dồi hơn nữa kỹ thuật ấp trứng. Một khâu quan trong luôn phải được chú ý đó là sát trùng trứng và sát trùng tủ ấp trứng khi kết thúc mỗi mẻ ấp
Một chút chia sẻ gọi là vẽ rắn thêm đuôi.
 

Anh đã ấp gà, vịt xiêm và vịt kiểng bằng cái thùng carton TV nở ngon lành, con-tắt điều chỉnh nhiệt độ quá siêu, thêm cái quạt "Dó" mấy chú gà, vịt con ấm áp kêu chíc chíc đó em Hiệp.

Wood-Duck-3159.jpg

Wood Duck (Vịt của nưóc Mỹ)



2964389759_bcc7d61a58.jpg

Mandarina Duck (Vịt Tàu = Vịt Bắc Kinh = Uyên Ương)


2484238794_7b2ce278fa.jpg

Mandarina Duck (Vịt Tàu = Vịt Bắc Kinh = Uyên Ương)


Theo anh "anh là người đầu tiên thiết kế dã chiến con-tắt và quạt gió kiểu nầy"
ha ha, lấy quạt máy computer (High tech) để quạt ổ gà (low tech), Tám Lúa thiệt là cái tình .........ngông có khác......


Để anh rảnh sẽ chỉ cách thiết kế, cách điều chỉnh nhiệt độ cũng như vận hạnh, cách soi trứng (xem có trống không), cách trở (trở trứng qua, trở trứng lại đừng cho bị sát) cũng như cách phun nước sương sương đừng cho trứng bị sát cũng như đặt 1 đĩa nước dưới đáy của máy ấp để giữ độ ẩm v...v....


Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)
Seattle,
ngày 01 tháng 06 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
Xin lỗi vì con đã chen ngang bài .Chú Liêm cho con hỏi chú có còn nuôi giống vịt kiểng này không và giá cả nó có mắc không vậy chú ?
 
Xin lỗi vì con đã chen ngang bài .Chú Liêm cho con hỏi chú có còn nuôi giống vịt kiểng này không và giá cả nó có mắc không vậy chú ?

Vịt Tàu và vịt Mỹ, chú mua 1 cặp là 65USD năm 1989-1990, 20 năm rồi bây giờ chắc mắc hơn nữa, ở VN không có bán đâu, ngoại trừ đi sở thú mới thấy được, nếu sở thú Sài Gòn hoặc Hà Nội họ có mua.


Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Bằng Cấp: Không có bằng cấp nào hết, chỉ có Tờ Giấy Súc lận lưng quần làm bằng chứng, nếu ai có hỏi.

Bất cứ một ai tuyên bố một điều gì có hại cho người nông dân nuôi trồng thì Tám Lúa nầy sẽ "SHOCK" đến cùng, không nể nang và cũng không chừa một ai cho dù người đó là Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.

Seattle,
ngày 24 tháng 05 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
 
Vịt Tàu và vịt Mỹ, chú mua 1 cặp là 65USD năm 1989-1990, 20 năm rồi bây giờ chắc mắc hơn nữa, ở VN không có bán đâu, ngoại trừ đi sở thú mới thấy được, nếu sở thú Sài Gòn hoặc Hà Nội họ có mua.


Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Bằng Cấp: Không có bằng cấp nào hết, chỉ có Tờ Giấy Súc lận lưng quần làm bằng chứng, nếu ai có hỏi.

Bất cứ một ai tuyên bố một điều gì có hại cho người nông dân nuôi trồng thì Tám Lúa nầy sẽ "SHOCK" đến cùng, không nể nang và cũng không chừa một ai cho dù người đó là Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.

Seattle,
ngày 24 tháng 05 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com

Theo con biết thì con Wood Duck (Vịt của nưóc Mỹ) gốc nó ở Chile chứ không phải của Mỹ đâu chú.Chú có biết giá cả bây giờ bao nhiêu không chú và có bán trứng không chú hay chỉ bán con giống thôi? giống vịt chile thì ở sở thú Sài Gòn có chứ Yuên Ương thì không có. Hay chú biết trang web nào rao bán loại vịt này thì chú chỉ cho con được không chú ? Con cảm ơn chú trước:eek:
 
Theo con biết thì con Wood Duck (Vịt của nưóc Mỹ) gốc nó ở Chile chứ không phải của Mỹ đâu chú.Chú có biết giá cả bây giờ bao nhiêu không chú và có bán trứng không chú hay chỉ bán con giống thôi? giống vịt chile thì ở sở thú Sài Gòn có chứ Yuên Ương thì không có. Hay chú biết trang web nào rao bán loại vịt này thì chú chỉ cho con được không chú ? Con cảm ơn chú trước:eek:

Wood duck là giống vịt chỉ có ở Bắc Mỹ, gồm có Canada, Mỹ và Mexico, làm sao Nam Mỹ, Chile lại có vịt Wood duck, hãy xem hình nầy trong trang web dưới đây:

250px-



http://en.wikipedia.org/wiki/Wood_Duck


Nước Việt Nam là nước nặng tình "Hỏi Ngã", nặc mùi bắt lỗi chính tả đủ thứ đủ điều, nhưng về địa dư địa lý, danh xưng tên gọi sai bét xa hàng chục nghìn dậm thì ok, hãy thức tỉnh đi Văn Hoá Việt, hãy mở mắt cho to, nhận định rõ ràng trước khi kêu tên đặt họ.

Vậy cháu gọi con dưới đây là con gì? Đừng có nói với chú là con vịt Xiêm à nghen:

muscoviebrownphase.jpg



Và đừng có nói với chú cây dưới đây là cây sứ Thái lan à nghen:

9102007171934.jpg

910200717539.jpg

2010200714714.jpg


Văn Hoá Việt đặt tên sai bét Pó Tay.


Wood duck là con vật được bảo vệ không biết nước Mỹ có xuất cãng ra nước ngoài không, chú không biết đó cháu, chú ở "trong" nước Mỹ thì mua dễ dàng.

Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Bằng Cấp: Không có bằng cấp nào hết, chỉ có Tờ Giấy Súc lận lưng quần làm bằng chứng, nếu ai có hỏi.

Bất cứ một ai tuyên bố một điều gì có hại cho người nông dân nuôi trồng thì Tám Lúa nầy sẽ "SHOCK" đến cùng, không nể nang và cũng không chừa một ai cho dù người đó là Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.

Seattle,
ngày 19 tháng 06 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
 
Last edited by a moderator:
_Chú Liêm tại hồi kỳ con đọc trong sách con thấy nó ghi là giống vịt sống ở Chile nên con tưởng chú nói sai bây giờ thì đã con rõ rồi :D
Còn con này
muscoviebrownphase.jpg

Đó là giống vịt xiêm hay con ngan nhưng thấy chú đố con thử tìm trên google với từ khóa muscovie thì thấy chú đã trả lời luôn rồi http://diendan.camau.gov.vn/showthread.php?t=3965 :p
Còn về cây sứ Thái thì nó cũng giống như con vịt xiêm ở trên thôi con chỉ biết nó xuất xứ ở Chau Phi còn tên sứ Thái là do nhà sản xuất đặt ra cho dễ bán thôi cái này thì ở Việt Nam còn nhiều loại lắm chứ không phải là là cây sứ với con vịt ở trên đâu chú ví dụ như :trái ổi hay trái mận là giống của mình tạo ra nhưng khi bán cho người tiêu dùng thì họ liền đổi tên thành mận ấn độ hay ổi thái lan không hà chú ơi và gần đây là con chồn nhung đen đó chú.
 
Chào cả nhà . Mấy bữa nay tìm tài liệu ấp trứng để làm tủ ấp cho ông anh ấp trứng gà . may mà gặp diễn đàn này .

Thấy ổng ấp thủ công mà phát khổ , nên quyết định thiết kế một tủ ấp trứng gà ngon ngon (mặc dù chả biết gì về chăn nuôi !) .
Mình đang làm một mạch điện điều khiển nhiệt độ tự động (kĩ thuật số) , độ chính xác 0.5 độ C . cần thiết thì sẽ có thêm bộ điều khiển độ ẩm , tất cả được hiển thị trên màn hình . có thể thiết lập các thông số theo ý muốn .

Còn tủ ấp , mình sử dụng dây maiso ,và quạt để phân tán nhiệt (giống máy sấy tóc) nhiệt độ maximum chỉ lên khoảng 42 độ C nên cũng khá an toàn . số trứng ấp là trên 120 trứng .

Giờ chỉ còn sắp xếp sao cho đạt được những thông số mà tài liệu của bác Hiệp nói đến .
@: em có một thắc mắc là máy ấp công nghiệp với số lượng trứng nhiều như vậy nó đảo trứng kiểu gì?
 
_Chú Liêm tại hồi kỳ con đọc trong sách con thấy nó ghi là giống vịt sống ở Chile nên con tưởng chú nói sai bây giờ thì đã con rõ rồi :D
Còn con này
muscoviebrownphase.jpg

Đó là giống vịt xiêm hay con ngan nhưng thấy chú đố con thử tìm trên google với từ khóa muscovie thì thấy chú đã trả lời luôn rồi http://diendan.camau.gov.vn/showthread.php?t=3965 :p
Còn về cây sứ Thái thì nó cũng giống như con vịt xiêm ở trên thôi con chỉ biết nó xuất xứ ở Chau Phi còn tên sứ Thái là do nhà sản xuất đặt ra cho dễ bán thôi cái này thì ở Việt Nam còn nhiều loại lắm chứ không phải là là cây sứ với con vịt ở trên đâu chú ví dụ như :trái ổi hay trái mận là giống của mình tạo ra nhưng khi bán cho người tiêu dùng thì họ liền đổi tên thành mận ấn độ hay ổi thái lan không hà chú ơi và gần đây là con chồn nhung đen đó chú.

Chú trả lời cháu ở cái link nầy:

http://agriviet.com/home/showthread.php?t=7554

Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Bằng Cấp: Không có bằng cấp nào hết, chỉ có Tờ Giấy Súc lận lưng quần làm bằng chứng, nếu ai có hỏi.

Bất cứ một ai tuyên bố một điều gì có hại cho người nông dân nuôi trồng thì Tám Lúa nầy sẽ "SHOCK" đến cùng, không nể nang và cũng không chừa một ai cho dù người đó là Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.

Seattle,
ngày 20 tháng 06 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
 
Chào cả nhà . Mấy bữa nay tìm tài liệu ấp trứng để làm tủ ấp cho ông anh ấp trứng gà . may mà gặp diễn đàn này .

Thấy ổng ấp thủ công mà phát khổ , nên quyết định thiết kế một tủ ấp trứng gà ngon ngon (mặc dù chả biết gì về chăn nuôi !) .
Mình đang làm một mạch điện điều khiển nhiệt độ tự động (kĩ thuật số) , độ chính xác 0.5 độ C . cần thiết thì sẽ có thêm bộ điều khiển độ ẩm , tất cả được hiển thị trên màn hình . có thể thiết lập các thông số theo ý muốn .

Còn tủ ấp , mình sử dụng dây maiso ,và quạt để phân tán nhiệt (giống máy sấy tóc) nhiệt độ maximum chỉ lên khoảng 42 độ C nên cũng khá an toàn . số trứng ấp là trên 120 trứng .

Giờ chỉ còn sắp xếp sao cho đạt được những thông số mà tài liệu của bác Hiệp nói đến .
@: em có một thắc mắc là máy ấp công nghiệp với số lượng trứng nhiều như vậy nó đảo trứng kiểu gì?

Thủ công hay hig-tech, mỗi cái nó có cái khả thi riêng của nó, khả thi về kinh tế, khả thi về trình độ và khả thi cho mục đích.
Người không tiền, người có trình độ, người không có mục đích buôn bán thì việc thiết kế hig-tech hay thủ công nó có cái khả thi riêng của nó, ở đây chúng ta không nên chê khen mà chúng ta nên đưa ra mô hình để mọi người tham khảo học hỏi và áp dụng vào mục đích mà tùy thuộc vào khả năng của mình để đạt được hiệu quả mà mình muốn.

Vậy Bạn có cái gì hay, hãy đưa ra hình ảnh và lời hướng dẫn để mọi người ghé qua tham khảo và học hỏi thêm.

Thân.

Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Bằng Cấp: Không có bằng cấp nào hết, chỉ có Tờ Giấy Súc lận lưng quần làm bằng chứng, nếu ai có hỏi.

Bất cứ một ai tuyên bố một điều gì có hại cho người nông dân nuôi trồng thì Tám Lúa nầy sẽ "SHOCK" đến cùng, không nể nang và cũng không chừa một ai cho dù người đó là Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.

Seattle,
ngày 20 tháng 06 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
 
ở đây chúng ta không nên chê khen
Chào bác Liêm .
Em Không phải dân chăn nuôi . chỉ là muốn làmm cho ông anh của em một cái tủ ấp trứng , có tự động điều chỉnh nhiệt độ . vì thấy anh ấy ấp trứng thủ công cực quá , chút xíu là phải chạy vào xem rồi chỉnh nhiệt độ , vài giờ thì đảo chứng một lần , mà tỉ lệ nở vẫn thấp, (chỉ khoảng 50-60%) . Nên em muốn làm cho
o công việc chính xác hơn , nhàn hơn để có nhiều tời gian làm việc khác mà vẫn yên tâm .
Nên cũng đang tìm hiểu tài liệu về nhiệt độ ấp trứng , các điều kiện để có tì lệ nở cao.
em tìm thấy trong topic này rất nhiều tài liệu hữu ích .

đây là hình của một bộ điều khiển nhiệt độ tự động . cái em làm sẽ có tính năng tương đương cái này (hoac nhiều hơn một chút ) . mà giá thành vẫn rẻ hơn mua hàng công nghiệp .


image001.jpg


vì đang tiến hành làm bộ điều khiển nên đến sang tuần sau mới có hình ảnh cụ thể . mong mọi người góp ý để hoàn thiện nó .
 
Chào bác Liêm .
Em Không phải dân chăn nuôi . chỉ là muốn làmm cho ông anh của em một cái tủ ấp trứng , có tự động điều chỉnh nhiệt độ . vì thấy anh ấy ấp trứng thủ công cực quá , chút xíu là phải chạy vào xem rồi chỉnh nhiệt độ , vài giờ thì đảo chứng một lần , mà tỉ lệ nở vẫn thấp, (chỉ khoảng 50-60%) . Nên em muốn làm cho
o công việc chính xác hơn , nhàn hơn để có nhiều tời gian làm việc khác mà vẫn yên tâm .
Nên cũng đang tìm hiểu tài liệu về nhiệt độ ấp trứng , các điều kiện để có tì lệ nở cao.
em tìm thấy trong topic này rất nhiều tài liệu hữu ích .

đây là hình của một bộ điều khiển nhiệt độ tự động . cái em làm sẽ có tính năng tương đương cái này (hoac nhiều hơn một chút ) . mà giá thành vẫn rẻ hơn mua hàng công nghiệp .


image001.jpg


vì đang tiến hành làm bộ điều khiển nên đến sang tuần sau mới có hình ảnh cụ thể . mong mọi người góp ý để hoàn thiện nó .

Tỉ lệ thấp, nở không đều:

1) Thứ nhất Trứng không có trống (lẽ đương nhiên).

2) Nhiệt độ, không để trồi sụt lên xuống bất thường làm cho trứng bị sát, đó là: "Ông anh...chút xíu là phải chạy vào xem rồi chỉnh nhiệt độ".

3) Độ ẩm, vì không thể kiểm soát được nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng, ẩm độ cũng bay đi lam cho trứng sát.

4) Đảo trứng và vị trí của trứng.

Câu chuyện của cháu, theo bác thấy nguyên nhân chính là nhiệt độ không được ổn định từ đó sinh ra thiếu độ ẩm (Trứng bị mất nước, nóng quá bị bốc hơi), bởi vì lí do đó người ta mới để 1 cái dĩa nước trong tủ ấp và phun nước sương mỗi ngày lên trên cái trứng.

Bác đã từng ấp trứng gà vịt, khi trứng 5-7 ngày soi đèn, những trứng có trống 90% đều nở hết, chỉ những trứng không có trống thì phải chịu thôi.

Nói tóm lại, nhiệt độ ổn định là phải đi hàng đầu, kế đó là độ ẩm và cái quạt gió tuần hoàn là thành công hiệu quả cao.

Cái con-tắc điện "Mờ - sáng" của bác dùng, lúc ban đầu chỉnh độ thì hơi khó, nhưng khi ổn định rồi thì không xê dịch.

Trần Thanh Liêm
(Tám Lúa Liêmtran308)
(Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thuỷ Sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Bằng Cấp: Không có bằng cấp nào hết, chỉ có Tờ Giấy Súc lận lưng quần làm bằng chứng, nếu ai có hỏi.

Bất cứ một ai tuyên bố một điều gì có hại cho người nông dân nuôi trồng thì Tám Lúa nầy sẽ "SHOCK" đến cùng, không nể nang và cũng không chừa một ai cho dù người đó là Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.

Seattle,
ngày 23 tháng 06 năm 2009
USA.
Email : liemtran308@yahoo.com
 
trả lời anh CBNN

Chào cả nhà . Mấy bữa nay tìm tài liệu ấp trứng để làm tủ ấp cho ông anh ấp trứng gà . may mà gặp diễn đàn này .

Thấy ổng ấp thủ công mà phát khổ , nên quyết định thiết kế một tủ ấp trứng gà ngon ngon (mặc dù chả biết gì về chăn nuôi !) .
Mình đang làm một mạch điện điều khiển nhiệt độ tự động (kĩ thuật số) , độ chính xác 0.5 độ C . cần thiết thì sẽ có thêm bộ điều khiển độ ẩm , tất cả được hiển thị trên màn hình . có thể thiết lập các thông số theo ý muốn .

Còn tủ ấp , mình sử dụng dây maiso ,và quạt để phân tán nhiệt (giống máy sấy tóc) nhiệt độ maximum chỉ lên khoảng 42 độ C nên cũng khá an toàn . số trứng ấp là trên 120 trứng .

Giờ chỉ còn sắp xếp sao cho đạt được những thông số mà tài liệu của bác Hiệp nói đến .
@: em có một thắc mắc là máy ấp công nghiệp với số lượng trứng nhiều như vậy nó đảo trứng kiểu gì?
Chà, được bác giúp sức chắc là ông anh bác phải mừng lắm lắm, còn về bộ phận đảo trứng máy ấp công nghiệp thiết kế các xe đẩy trứng trên đó có các khay chuyển động theo trục, có thể nghiêng 30-45độ (để đảo trứng tùy theo từng loại trứng của vịt hay gà mà cần góc đảo lớn hay nhỏ. Trục đảo được thiết kế với thân trục và moteur nằm sau máy. Thân trục đảo sẽ gắn với trục của xe đẩy trứng. Khi moteur hoạt động thì trục đảo sẽ quay và làm nghiêng khay trứng. Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên thiết kế bộ phận đảo CN sẽ dễ dàng và hiệu quả kinh tế hơn là các loại máy nhỏ khác.
Bác cố gắng làm cho thiết bị hiện giá trị nhiệt độ chính xác 0.05 độ C, hehe, sai lệch 0.5độ thì tỉ lệ ấp nỏ thấp là phải rồi
 


Back
Top