Kỹ thuật Chế tạo máy ấp trứng cho gia cầm ....thủy cầm

  • Thread starter apc
  • Ngày gửi
Đây là tài liệu tôi tìm được trên trang ưeb của VCN, các bác nào quan tâm xin tham khảo nhé
Cách đóng máy ấp trứng gia cầm

Qua báo NNVN xin cho biết: Cách đóng máy ấp trúng (ấp bằng điện), kỹ thuật ấp - nở; - Cách điều chỉnh độ ẩm để phù hợp.
Nguyễn Ngọc Tấn, thôn Hươnq Vân, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh


Trả lời:Máy ấp trúng (dùng diện): Máy ấp là dụng cụ để thay gia cầm mẹ ấp trứng vì vậy máy phai đảm bản mọi chức năng ấp của gia cầm mẹ. Thông thường máy ấp có hình khối chữ nhật, cũng có khi là hình khối vuông tùy theo sở thích của nhà thiết kế. Dưới đây là mẫu hai loại máy ấp trên.
image001.jpg


Máy ấp gồm các bộ phận:


Vỏ máy (khung máy)


- Hệ thống cung cấp nhiệt.


- Hệ thống quạt.


- Hệ thống đều hòa độ ẩm


- Giá và khay trứng.


Kích cỡ máy được thiết kế tùy thuộc vào lượng trứng đưa vào ấp (tùy vào quy mô chăn nuôi gia cầm). Một số ví dụ về kích cỡ máy để độc giả tham khảo (Xem bảng dưới)

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width=300>
Công xuất tính theo lượng trứng gà

</TD><TD vAlign=top width=247>
Kích thước bên ngoài máy ấp

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
1. Máy ấp 126 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
42 x 51 x 51 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
2. Máy ấp 164 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
60 x 52 x 52 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
3. Máy ấp 208 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
68 x 52 x 52 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
4. Máy ấp 280 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
80 x 75 x 72 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
4. Máy ấp 420 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
90 x 75 x 72 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
5. Máy ấp 728 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
95 x 90 x 80 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
6. Máy ấp 1000 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
73 x 105 x 121 cm

</TD></TR></TBODY></TABLE>

Công dụng của từng bộ phận trong máy ấp:


Vỏmáy. Để bảo vệ trứng và giữ nhiệt cho máy. Trên vỏ máy cần thiết kế các cửa sổ hình hoa thị để điều chỉnh lượng không khí vào máy và thoát ra, đảm bảo sự thông thoáng cho máy ấp.


Hệ thông cung cấp nhiệt (sưởi): Các máy ấp dùng điện công suất nhỏ hệ thống cung cấp nhiệt thường dùng là dây meso. Trong thiết kế phải tránh để nhiệt cung cấp tỏa ngay trên trứng. Đồng hồ đo nhiệt độ nên gắn với hệ thống báo động để kịp thời phát hiện nếu nhiệt độ lên quá cao hoặc xuống quá thấp Nếu nhiệt độ lên quá cao sẽ làm chết phôi còn nhiệt độ xuống thấp sẻ làm phôi không phát triển được. Hệ thống cung cấp nhiệt thiết kế sao để dễ thán đặt thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa khi có trục trặc.


Hệ thống quạt: Hệ thống quạt có chức năng làm lưu thông không khí, đều hòa nhiệt độ trong máy. Lưu thông không khí giúp cho việc vận chuyển nhiệt đến trứng, cung cấp oxy và rút khí C0<SUB>2. </SUB>Thông thường hệ thống quạt được đặt trên cao và cũng dễ tháo đặt thuận tiện cho việc kiểm tra bảo trì.


Hệ thống điều hòa ẩm độ: Máy ấp dùng điện công suất nhỏ hệ thống điều hòa ẩm độ thường dùng là bộ khay có kích cỡ khác nhau. ẩm độ được đều hòa bằng việc đặt khay nước vào máy ấp. Quạt và nhiệt độ làm nước bốc hơi để đều hòa độ ẩm.


Giai đoạn ấp cần độ ẩm cao sẽ đặt khay to có bề mặt bốc hơi lớn khi cần độ ẩm thấp ta đặt khay nhỏ. Phải có ẩm kế để theo dõi độ ầm trong máy.


Giá và khay trứng: Trong máy phải thiết kế giá để đặt các khay trứng vào. Giá phải có trục


quay để có thể quay khay trứng nghiêng vào phía trong, nghiêng ra phía ngoài, ởvị trí thăng băng. Trục quay giúp ta đảo vị trí của khay trứng trong máy có tác dụng đều hòa nhiệt trên quả trứng ởcác vị trí khác nhau giúp cho phôi phát triển tốt hơn. Vị trí thăng bằng để ta thao tác khi đưa khay trứng vào hoặc lấy khay trứng ra.


Kỹ thuật ấp trứng:


Kết quả ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó kỹ thuật ấp trứng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Muốn có tỷ lệ nở cao ta phải thao tác đúng cẩn thận tất cả các khâu trong quy


trình ấp.


Thu trứng, bảo quản trứng


- Thu trứng ít chết 3-5 lần/ngày đế tránh trứng bị bẩn, bị đập, vỡ do bị gà dẫm phải. Khi thu trứng ta loại những quả quá to, quá bé, quả có hình dạng khác thường, những quả vỏ sần sùi. Những quả trứng đạt yêu cầu ta xếp vào khay sạch, đầu nhỏ của quả trứng xếp quay xuống, đầu to có buồng khí quay lên trên.


- Bảo quản trứng: Sau khi đẻ 24 giờ phôi trong trứng bắt đầu phát triển. Phôi ngừng phát


triển ở nhiệt độ dưới 24<SUP>0</SUP>c sau khi đẻ 6 giờ trứng phải được đưa về phòng bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 24<SUP>0</SUP>c. Nếu bảo quản trứng trong một tuần thì nhiệt độ trong phòng bảo quản 15-16<SUP>0</SUP>c. Nếu bảo quản trứng lâu hơn ta phải hạ nhiệt độ phòng bảo quản xuống 12-13<SUP>0</SUP>c. Nhiệt độ trong phòng bảo quản phải được kiểm soát chặt chẽ. ẩm độ trong phòng bảo quản nên giữ ở mức 80-85%. Trứng đưa khỏi phòng bảo quản để đi ấp phải được làm ấm trở lại trước khi đưa vào máy ấp, bằng cách xếp lên giá đế ở phòng ấp 4-8 giờ sau đó mới xếp vào máy.


Quá trình ấp-nở-thời gian ấp nở của trứng các loại gia cầm rất khác nhau, phụ thuộc vào


giống. Thời gian nở trung bình của trứng gà 21 ngày, trứng vịt 28 ngày, trứng ngan 35 ngày, trứng đà điểu 42-45 ngày.


Trong quá trinh ấp nở phải lưu ý các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ trong máy, độ thông thoáng và lưu thông không khí, chế độ đảo trứng. Đối với máy ấp bằng điện quy mô nhỏ gia đình cách vận hành đảm bảo quy trình ấp như sau:


- Nhiệt độ: Tuy có nhiệt kế đo độ và có chuông báo động nhưng ta vẫn phải luôn quan sát để kịp điều chỉnh nhiệt độ trong máy bằng rơle điện theo đúng quy trình ấp đế đảm bảo kết quả ấp cao.


- ẩm độ: Máy ấp hiện đại có hệ thống điều hòa ẩm độ tự động bằng cách phun sương còn loại máy bán tự động tự thiết kế lắp ráp của ta thì ẩm độ được điều chỉnh bằng bề mặt bốc


hơi của các khay nước. Trong khoang máy ta thiết kế nơi đặt khay nước (thường ở phía dưới). Ta làm bộ khay có kích cỡ khác nhau đế khi cần độ ẩm cao ta đặt khay to còn cần độ ẩm thấp ta đặt khay nhỏ. Quạt thổi không khí lên bề mặt nước trong khay sẽ làm nước bốc hơi vào không khí trong máy tạo độ ẩm cần thiết.


- Thông thoáng và lưu thông không khí: Hệ thống quạt và cửa sổ hoa thị sẽ giúp cho việc lưu thông các luồng khí trong máy làm điều hòa độ.


- Đảo trứng: Trứng ấp nên đảo ít nhất 3-5 lần một ngày. Mục đích của việc đảo trứng là để tránh phôi bị dính vào vỏ trứng và tăng sự hoạt động của lòng đỏ, lòng trắng trứng. Khi đưa khay trứng ra ngoài đảo còn để làm mát trứng.


Chuyến trứng: Trứng được chuyển từ khay ấp sang khay nở 3 ngày trước khi trứng nở: Khi chuyển trứng nên cẩn thận để tránh làm dập vỡ trứng.

Quy trình ấp của một số loại trứng gia cầm thông dụng. (Xem bảng)

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width=103>
Thời gian ấp

</TD><TD vAlign=top width=150 colSpan=2>
Đối với trứng gà

</TD><TD vAlign=top width=169 colSpan=2>
Đối với trứng vịt

</TD><TD vAlign=top width=169 colSpan=2>
Đối với trứng ngan

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>


</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=66>
ẩm độ (%)

</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=84>
ẩm độ (%)

</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=84>
ẩm độ (%)

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
1-3

</TD><TD vAlign=top width=84>
34.8

</TD><TD vAlign=top width=66>
60-65

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.6

</TD><TD vAlign=top width=84>
70

</TD><TD vAlign=top width=84>
38.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
65

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
4-14

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=66>
55-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
59-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
38.2

</TD><TD vAlign=top width=84>
64

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
15-21

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.2

</TD><TD vAlign=top width=66>
70-80

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.4

</TD><TD vAlign=top width=84>
59-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
22-23

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.3

</TD><TD vAlign=top width=84>
65

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
24-25

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.25

</TD><TD vAlign=top width=84>
70-80

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
26-28

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.25

</TD><TD vAlign=top width=84>
80-85

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
60-65

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
29-31

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
80-85

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
32-35

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD></TR></TBODY></TABLE>

</TD></TR><TR><TD align=right>
(Nông nghiệp Việt Nam, số 112, ngày 13/7/2001)</TD></TR></TBODY></TABLE>​
 


em xin gởi 1 đường link ae tham khảo

vietpet.com/showthread.php?t=42485
 


Tôi trước đây cũng có nói nhiệt độ ấp trứng trên 40 độ, thì bị
một bạn phê phán, và tôi buộc phải tìm hiểu trên Internet, được
biết nhiệt độ trong lò ấp từ 38 đến 39 độ là tốt nhất. Độ 39 và
40 thì trứng nở nhanh, nhưng cũng dễ bị hư. Độ 41 thì trứng ung.
Độ 38 thì an toàn nhưng lâu nở một chút. Vậy ta cứ đặt 38 cho
chắc.
*
Trong thực tế, gà ấp trứng mùa dông thì tỷ lệ nở cao, ấp mùa hè
thì tỷ lệ ung cao. Phải mùa hè thật nóng, gà mẹ phải chạy ra
ngoài, thì trứng ung hết, không nở được trái nào. Mặc dù mùa
đông lạnh chừng nào, gà mẹ cũng có lúc phải chạy ra ăn uống,
nên trứng cũng bị lạnh, tôi đoán ít nhất vài độ. Vậy thì đôi khi
lạnh vài độ, trứng vẫn nở đều, ít ra gà trong chuồng nhà tôi,
tỷ lệ ấp mùa đông nở gần 100%. Suy nghĩ như vậy, thì lạnh vài độ
suốt chục phút không phải là yếu tố làm thấp tỷ lệ nở.
*
Coi tủ ấp của bạn, thì trứng để trong khay đáy phẳng và cứng.
Sao bạn không xài cái khay bán trứng ở chợ cho dễ đảo? Tôi đề
nghị bạn làm khay như khay bán trứng ở chợ bằng bìa xốp, và khi
đảo trứng, thì lộn hay quay cái khay trứng đi. Gà mẹ thỉnh thoảng
đảo trứng, nhưng tôi không biết nó đảo thế nào mà tài thế? Ví
như tôi đảo trứng, thì phải đánh dấu vào từng trái, và phải ghi
chép sơ đồ trứng sau mỗi lần đảo, và có kế hoạch cho nhiều lần
đảo, chứ không tài nào nhớ được. Cái khó ở chỗ là kế hoạch đảo
cho 1 quả trứng là thế nào? Chắc ban đầu thì mấy ngày đảo 1 lần
cũng được, sau đó thì phải đảo nhiều hơn, nhưng đảo lộn lên hẳn
180 độ, hay mỗi lần chỉ quay đi 45 độ, hay 30 độ? Bạn Liêm Trần
cho biết đầu nhỏ có chỗ rỗng phải đặt lên trên, nếu đúng như
vậy thì ta nên theo, nhưng có lẽ gà mẹ không hẳn làm như thế
mà vẫn nở 100%?
*
Gà mẹ không phun nước vào trứng, cũng không tắm cho ướt lông,
mà tỷ lệ nở vẫn cao. Thế thì độ ẩm của không khí quanh trứng
chỉ cần bão hoà là thừa đủ, chẳng cần phun nước vào trứng đâu.
*
Đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm của Đài Loan, HongKong và China
không xài pin hay điện, bán chỉ 5 đôla Mỹ, kể cả tiền chuyên chở.
*
Ấp 1 nghìn quả trứng thì là 10 vỉ, mỗi vỉ 100, mỗi chiều 10 trái,
cũng chẳng phải tủ to lắm. Bà con ở đây làm được nút tắt mở
tự động với độ chính xác dưới 1 độ thì thừa đảm bảo thiết kế
được máy với công suất này rồi (CBNN).
*
---------------
Đây là khay trứng bằng bìa, mỗi chiều 5 trái, tổng cộng 25 trái.
4 khay trứng này là được 100 trái.
*
IS266-001.jpg

*
Bán trứng ở chợ thì xài hộp xốp này, đựng đúng 1 tá 12 trái.
9 khay trứng này là thừa 100 trái.
*
k0353541.jpg

*
Chợ Mỹ bày bán trứng thế này đây:
*
UPP32007.jpg

*
Mỗi lần đi chợ mua trứng ăn thì phải vứt bỏ một hộp này. Giữ lấy nó
và đặt vào trong ngăn tủ ấp trứng của mình thì rất tốt. Chẳng bao
giờ hư hỏng được.
*
 
Last edited:
Hình như bạn anhmytran chẳng biết chút gì về kỹ thuật ấp trứng mà chỉ đọc sơ xài qua mấy tài liệu trên internet rồi vào đây phán lung tung!
Nếu không chắc chắn về điều gì thì đừng nên khẳng định!
Ấp gì mà 38 - 39 độ?
Nở sớm là gì? Lâu nở là sao?
Để tôi nói cho bạn biết 1 chút (chỉ 1 chút thôi nhé), nhiệt độ cần và đủ cho trứng nở là từ 37.2 - 37.8.
Nếu nhiệt độ cao hơn, trứng nở sớm : gà bị tật, còi,....khỏi nuôi
Nhiệt độ thấp, trứng nở trể : gà bị yếu => khỏi nuôi chi mất công!
Bạn nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật ấp trứng đi nhé.
Nếu không chắc chắn thì không nên phát biểu linh tinh
 
Hình như bạn anhmytran chẳng biết chút gì về kỹ thuật ấp trứng mà chỉ đọc sơ xài qua mấy tài liệu trên internet rồi vào đây phán lung tung!
Nếu không chắc chắn về điều gì thì đừng nên khẳng định!
Ấp gì mà 38 - 39 độ?
Nở sớm là gì? Lâu nở là sao?
Để tôi nói cho bạn biết 1 chút (chỉ 1 chút thôi nhé), nhiệt độ cần và đủ cho trứng nở là từ 37.2 - 37.8.
Nếu nhiệt độ cao hơn, trứng nở sớm : gà bị tật, còi,....khỏi nuôi
Nhiệt độ thấp, trứng nở trể : gà bị yếu => khỏi nuôi chi mất công!
Bạn nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật ấp trứng đi nhé.
Nếu không chắc chắn thì không nên phát biểu linh tinh
Tôi phán lung tung thì mới có người lên tiếng chứ .
Tôi có nói tôi biết kỹ thuật ấp trứng đâu, mà tôi nói gà nhà tôi ấp
tôi thấy kia mà!
*
Còn kinh nghiệm của bạn ấp ở nhiệt độ 37 độ là sai chắc rồi.
Ở nhiệt độ ấy, gà vẫn nở, nhưng muộn hơn so với nhiệt độ 38-39 độ,
và gà con yếu ớt, không bằng ấp ở 38-39 độ.
Con số 38-39 độ là tài liệu ấp trứng của Mỹ bằng tiếng Anh, tôi tìm
được trên Internet.
Tôi không cấm bạn phát biểu đâu, nhưng bạn đã chắc tìm hiểu hơn tôi
chưa?
*
Đây là trang Lưới tôi đọc:
http://shilala.homestead.com/incubating.html
*
Tóm tắt vài điều:
*
- Trứng khi chuyên chở thì để đầu nhọn xuống dưới .
- Ấp 21 ngày thì nở .
- 18 ngày đầu thì mỗi ngày trở trứng 2 lần.
= Từ ngày 19 trở đi thì không trở đảo trứng nữa.
- 18 ngày đầu, độ ẩm 60% đến 65%.
- Những ngày sau, độ ẩm 80% đến 85% .
- Nhiệt độ trong tủ ấp không có quạt, ở phần trên của trứng là 39 độ .
- Nhiệt độ trong tủ ấp có quạt thông gió: 38 độ.
- Nhiệt độ trong tủ nên giữ giao động càng ít càng tốt, vì hệ thống
tự động điều khiển tắt khi nhiệt độ cao, và mở khi nhiệt độ thấp.
- Tủ ấp nên thật kín, và rộng rãi để nhiệt độ và độ ẩm điều hoà.
- Mặc dù nhiệt độ trong tủ lên cao xuống thấp, nhưng nhiệt độ bên
trong trứng mà lên tới 41 độ thì trứng chết.
*
Bài viết xài nhiệt độ F, mà tôi dịch ra nhiệt độ C.
Độ F thì nhỏ hơn độ C, ví như nhiệt độ thân thể người là 98-99 độ,
nên tỷ lệ độ F và độ C là 5/9, nghĩa là 9 độ F chỉ bằng 5 độ C thôi.
Ở độ F, nhiệt độ nước đóng băng là 32 độ. Vì vậy, muốn đổi độ F ra
độ C, thì phải trừ 32 độ đi đã, rồi mới chia cho 9 và nhân với 5.
*
Bạn có thắc mắc gì, thì nói chuyện với người Mỹ viết bài này nhé,
chứ đừng nói tôi viết lung tung. Thày bói này nói dựa đấy, và chỗ
dựa đó có nơi có chốn, tìm ra được, chứ không phán bừa đâu.
Bạn làm tôi phải mất bao công đánh máy ra những điều đã nói rồi .
*
 
Nghĩ đi nghĩ lại mãi, mới thấy mình sai .
*
Cùng nguồn trên Internet cả, mà người nói nhiệt độ 37-38 độ,
kẻ lại nói nhiệt độ 38-39 độ. Thế mà tôi lại dám bảo một
người đúng một người sai. Thật không có lý lẽ gì cả . Chẳng
qua vì mình đọc một người trước, có ấn tượng rồi, nên khi đọc
người kia sau, mới không có ấn tượng bằng người mình đã đọc
trước .
*
Để thực sự có lý lẽ, thì tôi phải cho rằng cả 2 người này đều
đáng tin như nhau, và chính mình phải làm thí nghiệm thì mới
ra lẽ được .
*
 
Đôi lời với bạn:
- Bạn có quyền phát biểu nhưng phải biết là mình đang nói gì.
- Nếu không chắc chắn về kiến thức của mình thì nên đặt câu hỏi hơn là khẳng định.
- Đừng đem mớ kiến thức hỗn độn vào đây, bởi vì sau này nếu có ai vào đọc bài của bạn, làm theo thì sao?
- Và điều cuối cùng : Ngôn từ nên đơn giản, mạch lạc, chính xác, có cấu trúc rõ ràng
 
Lời bạn khuyên thì đúng, nhưng khuyên không đúng chỗ,
vì bạn nhắm vào tôi.
*
Thử hỏi bạn, kiến thức tôi sưu tầm, và cách thế hiện của tôi,
so với những bài khác, nếu đáng nhắm vào để khuyên, thì còn
bao nhiêu bài khác, tác giả khác mà bạn chưa làm?
*
Có phái cách làm của bạn gây cho bà con một ấn tượng là bài
của tôi sai hoàn toàn, hay kém chất lượng ở một chỗ nào đó?
*
Tôi đề nghị các bạn, kể cả thành viên BQT, chỉ nên bàn về kiến thức
và kỹ thuật, không nên bàn về cách viết của ai, cũng không nên bàn
về cá nhân ai. Những bài có sai sót, lúc ấy mới chỉnh sửa cụ thể.
*
 

Thôi! Dừng ở đây được rồi.
Riêng về những kỹ thuật khác tôi không rành thì tôi không dám lên tiếng.
Nếu 1 lúc nào đó bạn "đụng" vào ấp trứng gà, bạn mới hiểu là chỉ sai 1 chút thì tác hại vô cùng to lớn vì thế phải chính xác từng ly.
 
Xin chào bà con,
Theo dõi bài bấy lâu, thấy căng thẳng quá. Hôm nay thấy dịu lại rồi nên cũng xin khách quan hòa giải theo tiêu chí anh em một nhà nhé.
Trước hết em xin tự giới thiệu, em là người chế tạo máy ấp và đang bán khắp cả nước trong hơn 2 năm qua. Trước đó e có hơn 6 tháng mày mò ấp đủ các loại trứng gia cầm và thủy cầm. Lúc đầu hư nhiều lắm, nhưng nhờ trời thương nên việc cải tiến máy móc cũng không gặp nhiều khó khăn. Nói như vậy không phải để quảng cáo mà để bà con thấy e, có cơ sở thực tế kinh nghiệm để tham gia góp ý kiến.
Em nhận thấy cả bác Mod cantruong và bác anhmytran đều KHÔNG SAI. Lý do như sau:
- Theo ý kiến của bác cantruong , em đồng ý hoàn toàn vì nhiệt độ như vậy là hoàn toàn chính xác cho khí hậu và thổ nhữơng việt nam mình. Nên với lượng nhiệt như vậy là trong khoảng an toàn nhất cho phép.
- CÒn với ý kiến của bác anhmytran cũng không sai. NHƯNG PHẢI THỎA ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ PHẢI ĐƯỢC ĐẢM BẢO XUYÊN SUỐT QUÁ TRÌNH ẤP. Không chấp nhận có một khoảng thời gian nào ngoại lệ cao hơn hay thấp hơn về nhiệt độ. Điều này mình có thể yêu tâm với nền khoa học kỹ thuật tiến bộ của Mỹ quốc. Nên thông tin của anh anhmytran là có cơ sở.
Nhưng anh anhmytran không biết có quên VN mình nhiệt độ thừong rất nóng vào đỉnh điểm ban trưa hay không. Nến bà con nông dân làm theo cách của anh, set up nhiệt độ minimum 38 maximum 39 thì rất dễ bức xạ lên 40 rồi 41 vào ban trưa, thế là trứng hỏng, tội nghiệp bà con nông dân mình.

DO ĐÓ, EM XIN MẠO MUỘI KHUYẾN CÁO BÀO CON ĐẶT MÁY ẤP TRỨNG NƠI THOÁNG MÁT( ban trưa dù nóng nhiệt độ môi trường nơi đặt máy cũng không được vượt quá 36 độ C; điều kiện này ta có thể đễ dàng tạo ra), GIÀU OXY, TRÁNH NẮNG CHIẾU VÀ GIÓ LÙA MẠNH.

Vấn đề nhiệt độ tranh cải bấy lâu nay ở trên chỉ mới là một trong 3 điều kiện cần để trứng nỡ thôi. Ngoài ra còn gió và độ ẩm trong lò ấp. Cả 3 yếu tố này kết hợp với nhau tốt thì trứng mới nỡ tốt.
Nhiệt độ đúng độ ẩm sai trứng cũng không nỡ.
Nhiệt độ đúng , độ ẩm đúng. gió sai cũng nỡ kém.
v.v...
Và còn nhiều vấn đề khác nữa. Nếu bà con cho phép, xin được chia sẽ tiếp lần sau.
Kính chào bà con.
 
Last edited by a moderator:
Tôi thì có lẽ kinh nghiệm không bằng Hoangkhang nhưng cũng xin có vài ý :
- Ở Mỹ hay VN thì cũng vậy, có nghĩa là : máy ấp trứng đều bắt chước con gà, và gà ở Mỹ cũng ấp giống gà VN hay Irắc cũng vậy thôi.
- Máy ấp trứng lúc chế tạo nên hạn chế tác động bởi nhiệt độ bên ngoài (vì thế mới làm = 2 lớp)
Điều cơ bản của 1 máy ấp trứng : nhiệt độ, ẩm độ, đảo trứng và cuối cùng là thoáng khí.
Còn về kỹ thuật chế tạo máy, kỹ thuật ấp xin mở 1 topic mới để bàn luận.

Đề nghị Hoangkhang mở 1 topic để thảo luận về kỹ thuật ấp trứng, cấu tạo máy ấp trứng (topic này sẽ xóa tất cả những bài không liên quan đến kỹ thuật như : quảng cáo, mua bán....)
 
Tui mới mua cái nhiệt kế thủy ngân (loại dùng cho ý tế)nhưng mà sao thấy kì kì, nhiệt độ lên cao thi thủy ngân lên cao nhưng khi nhiệt xuống thì thủy ngân ko thèm xuống mà phải lắc mạnh xuồng để thủy ngân trở về vị trí thấp, vậy mấy bác có biết loại nhiệt kế nào nữa không? và phải mua ở đâu?
 
Bạn nên tìm mua loại có màn hình hiện số chạy pin hay điện,
giá 2 đến 5 đô Mỹ, từ khoá "LCD Digital Thermometer."
Nó chỉ bằng bao thuốc lá thôi, rất nhạy, và chính xác.
Trung Quốc làm, bán khắp nơi. Bạn lên eBay mà tham khảo.
 
Tui mới mua cái nhiệt kế thủy ngân (loại dùng cho ý tế)nhưng mà sao thấy kì kì, nhiệt độ lên cao thi thủy ngân lên cao nhưng khi nhiệt xuống thì thủy ngân ko thèm xuống mà phải lắc mạnh xuồng để thủy ngân trở về vị trí thấp, vậy mấy bác có biết loại nhiệt kế nào nữa không? và phải mua ở đâu?


Hi hi loại nhiệt kế thủy ngân dành cho y tế nó là vậy

Tại vì khi đo cho bệnh nhân nếu đem ra ngoài mà nó thay đổi theo nhiệt độ môi trường thì sẽ rất khó đọc chỉ số trên đó. Cái này có cái lợi là ví dụ như bạn muốn biết nhiệt độ ở một nơi nào đó trong ngày cao nhất là bao nhiêu thì bạn có thể dùng nó ,vì nó chỉ "lên chứ không xuống" cuối ngày bạn có thể đọc được chỉ số cao nhất trong ngày.

Bạn ra chổ cửa hàng bán dụng cụ y tế nói mua nhiệt kế đo độ môi trường là ok thôi.Bây giờ nó có cả thiệt kế và ẩm độ đi chung nữa cũng thuận tiện lắm.

Thân.
 
có bác nào cho ý kiến về làm bộ phận đảo trứng tự động không ạ ? chi phí thấp thấp một chút, chứ làm bằng PLC thì không có gì để nói cả.
 
Hi, đồng ý. Tôi đã xoá topic vừa tạo.
Xin lưu ý : Các bạn nên tập trung vào chủ đề chính, tránh những câu không ăn nhập.
Tôi xin trình bày bộ phận đảo trứng tự động (theo yêu cầu của bác nguyenphatloi) mà tôi đang sử dụng :
Như đã biết, 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 50gram => 1000 trứng = 50kg
Tôi đang dùng mô tơ quạt kính xe hơi, qua hệ thống 5 nhông (nhông xanh cam xe máy)
Bộ phận đảo được điều khiển bời 2 rơ le thời gian :
Ban đầu rơ le 1 hoạt động, kích hoạt mô tơ kéo theo các nhông sên chạy, đưa các khay trứng chạy lên. Khi trứng nghiêng 45 độ, khay trứng sẽ chạm vào công tắt, ngắt rơ le thứ 1, đồng thời kích hoạt rơ le thứ 2. Lúc này rơ le 2 bắt dầu đếm dến phút 60 sẽ hoạt động.
Và ngược lại.

Mời anh em thảo luận về thoáng khí cung cấp cho trứng, cách tính tốc độ gió vì hiện giờ chưa có thiết bị đo.
 
Tôi đưa ra những suy nghĩ để thảo luận, với con mắt người thiết kế,
không phải nhà nông có kinh nghiệm ấp trứng . Người thiết kế chỉ
nhìn về mặt chế tạo cơ khí thôi. Chúng ta cũng bàn về cơ khí .
*
Máy đảo trứng:
*
Trứng đặt vào vỉ bằng bìa xốp như các vỉ bán trứng ở chợ, để dễ
mang đi lại, quay trở, mà không vỡ, không lăn lộn. Đầu nhỏ lên trên.
Các vỉ đặt chặt lên giá trong khung máy đảo trứng.
Máy đảo trứng thì đặt trong tủ ấp trứng.
Mỗi giá gắn chặt lên một trục quay ở gần giữa giá, nên theo trọng
lượng, tự nhiên luôn luôn nó nghiêng xuống bên dài hơn, còn bên
ngắn hơn thì bổng lên trên.
Đầu mé bên dài hơn thì bị mô tơ đẩy lên đến mức cao nhất thì dừng.
Rơle mở chốt sau khi bên dài bị đẩy lên mức cao nhất một thời gian
người chạy máy đặt ra, ví dụ 6 giờ.
Khi chốt mở, thi giá tự tụt xuống đáy theo trọng lượng.
Sau khi giá tụt xuống đáy, thì rơle cũng theo đúng giờ đã đặt mà
chạy môtơ đẩy giá lên cao.
Ví dụ các giá cách nhau 1 gang tay, nếu 6 giá thì máy đảo trứng là
1 mét, cộng với chiều cao nâng lên 1 gang nữa, cộng với chiều cao
giá nghiêng xuống 1 gang nữa, thì máy đảo trứng tốn 1 mét Tư.
Nếu tính cả máy sưởi, ngăn chứa nước, vỏ bọc, và ngăn cách nhiệt nữa
thì máy ấp phải cao gần 2 mét, kể cả nóc.
*
Máy sưởi:
*
Máy sưởi là một giàn mỏng chăng dây maiso, có rơle điều khiển, người
chạy máy tuỳ ý đặt nhiệt độ cao nhất máy sẽ tắt điện, nhiệt độ thấp
nhất máy sẽ bật điện. Giàn dây mayso này đặt ở dưới đáy máy đảo trứng
và nó nằm sát sàn tủ ấp.
*
Trên giàn dây Mayso là một hay hai lưới sắt như lưới chạn ngăn ruồi.
Lưới này làm nhiệt ở dây Mayso không hừng hực bốc lên thẳng vào khay
trứng thấp nhất, mà phân tán nhiệt ra không khí quanh đó . Dù sao,
không khí nóng này cũng trực tiếp làm nóng khay nước đặt dưới khay
trứng thấp nhất này. Khay nước này là hệ thống ẩm cho máy sẽ bàn sau.
*
Sau khi rơle tắt điện đi, thì khay trứng thấp nhất này cũng có khả
năng bị lạnh nhất . Nói một cách khác, thì khay này có độ giao động
nhiệt độ cao nhất, còn nhiệt độ trung bình của nó thì cũng không mấy
khác các khay trứng kia .
*
Máy quạt và hệ thống thông thoáng:
*
Máy quạt chủ yếu để điều hoà nhiệt độ. Một tác dụng nữa của nó là để
thổi hơi độc mà trứng thở ra.
*
Tủ ấp có tiết diện bên trong hình vuông để tận dụng diện tích đặt trứng,
cũng là để nhiệt độ, độ ẩm, và không khí giàn đều cho các trứng, không
để trứng ở đâu chịu thiệt, không đủ điều kiện tốt để ấp nở. Máy quạt
đặt chính giữa, gần dưới cùng, thổi thẳng lên trên. Máy công suất rất
thấp và chạy không nghỉ. Giữa giàn trứng của máy đảo trứng là 1 lỗ
thủng cho gió lùa lên. Khi giàn trứng nghiêng phía bên này, thì phần lớn
khí quạt thổi về bên này, và gió tràn xuống dưới ở mé bên kia. Khi giàn
trứng nghiêng về bên kia, thì phần lớn gió thổi lên mé bên kia, còn gió
tràn xuống thì ở mé bên này. Dù giàn trứng đang nghiêng sẵn ở bên nào,
hay đang đảo, thì gió quạt vẫn thổi lên, và có gió tự tràn xuống trong
một tủ khép kín.
*
Còn một rơle nữa, người chạy máy đặt thời gian, mở lỗ ống thông hơi trên
nóc tủ ấp chừng 1-2 phút thì đóng lại, để xả khí độc mà trứng thở ra.
Mỗi ngày 1 lần khi mới ấp, và 2 hay 3 lần khi sắp nở.
*
Hệ thống làm ẩm:
*
Đó là một khay nước, có thể khá sâu, đựng được nhiều nước, đỡ phải mở
tủ chêm nước luôn luôn. Nó cũng có tác dụng điều hoà nhiệt độ nữa. Khi
máy sưởi có điện, thì nó nóng lên, làm trứng đỡ bị nóng lên quá nhanh.
Khi máy sưởi tắt điện, thì nhiệt trong nó toả ra dần dần, làm trứng đỡ
bị lạnh xuống quá nhanh. Ta gọi đó là hồ chứa nhiệt. Khay nước này có
2 nắp đậy. Mỗi nắp có đục lỗ y chang như nhau, nhưng lệch hẳn sang bên,
sao cho khi 2 nắp so le, thì số lỗ mở ra tối đa, được 3/4 diện tích
khay, nhưng khi nắp khớp, thì các lỗ bị bịt lại hết. Dù bịt lại hết, 2
nắp vẫn có khe hở, nên hơi nước vẫn lọt được ra ngoài. Tuỳ theo kinh
nghiệm, căn cứ vào đồng hồ đo độ ẩm mà người chạy máy mở 2 nắp này sao
cho diện tích lớn độ ẩm cao, diện tích nhỏ độ ẩm trong thùng ấp thấp.
*
Vỏ thùng:
*
Vỏ bằng gỗ cứng hay bằng sắt, có lót lớp cách nhiệt, không khác tủ
lạnh là bao. Cánh cửa to bằng một bên của tủ, mép có cao su xốp để
kín bưng không cho không khí lọt ra lọt vào trong. Cánh cửa có thể
có gắn cửa kính 2-3 lớp kính để nhìn bên trong. Mỗi khi nhìn, thì
bật đèn bên trong lên. Bên trong có gắn đèn điện ở gần góc trong
cùng, cả ở 2 bên. Khi mở cửa, thì mấy bóng điện này cũng bật lên,
và khi đóng cửa tủ ấp, thì bóng điện cũng tắt. Bên trong cũng đặt
đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm thẳng cửa kính nhìn vào để coi cho dễ.
Dù sao, đó chỉ là theo dõi, chứ các hệ thống đều tự động rồi, chưa
chắc hệ thống nào đáng tin cậy hơn.
*
Chúng ta cùng góp ý nhé.
*
 
Máy không cần phải làm cao 2m mà mình nên làm rộng ra vì :
1. Dễ vận chuyển, dễ dàng đưa trứng ra vào (nếu cao 2m bạn phải bắt ghế đứng lên)
2. Khi làm rộng ra, đáy thùng sẽ rộng hơn, từ đó để được nhiều khay nước => dễ dàng điều khiển độ ẩm.
Máy của tôi không sử dụng các loại điện trở mắc tiền mà sử dụng 2 bóng 100w vì rẻ và thông dụng.
Vỏ máy tôi làm bằng Alu (dùng trong quảng cáo) dù hơi cao tiền nhưng bền mãi mãi, không bị thấm nước dẫn đến bong tróc như làm bằng ván ép hay gỗ (do hơi nước bốc lên )
 
Tủ ấp trứng gà (và gia cầm khác )

Tủ ấp trứng gà và gia cầm khác dùng quạt hút gió hay quạt gió thông thường(thổi gió)
 


Back
Top