Thảo luận Kỹ thuật chia đàn và cách xử lý chia đàn tự nhiên cho ong mật

  • Thread starter nongdan_lamdau
  • Ngày gửi
Kỹ thuật chia đàn nhân tạo nhằm giảm sự chia đàn tự nhiên và tăng số lượng đàn ong lấy mật. Sau đây là một số phương pháp chia như sau:
1. Chia đàn song song:
Sau khi chuẩn bị được ong chúa, mũ chúa, dùng một thùng mới có mầu sơn giống với mầu thùng cũ của đàn ong định chia.
Chia đều số cầu, quân nhộng, ấu trùng và thức ăn ra làm đôi, đặt 2 đàn liền nhau.
Để 2 đàn cách đều vị trí đàn cũ 20 - 30cm. Nếu đàn ong vào nhiều hơn thì nhích xa vị trí cũ, đàn nào vào ít thì nhích gần lại. Dần dần tách 2 đàn ra xa nhau, quay cửa tổ ra 2 hướng.
Cách chia này có ưu điểm là: 2 đàn được chia đều, phát triển nhanh, không phải mang ong đi, tiện kiểm tra, chăm sóc.
2. Chia dời chỗ:
Mang thùng mới đến gần đàn cơ bản, tách ra 2 - 3 cầu, chèn lại, rồi chuyển đi cách đó 1km, thường mang ong chúa đã đẻ đi. Nên tiến hành trước vụ mật 40 ngày.
3. Tách cầu ghép thành đàn mới:
Khi sắp tới vụ mật, có một số đàn ong mạnh muốn chia đàn tự nhiên, nếu không chia ong sẽ tự chia đàn hoặc đi làm kém. Cần lấy từ các đàn mạnh, mỗi đàn một cầu nhộng và quân để tách ra hình thành đàn mới. Vừa chống chia đàn, vừa tăng sản lượng mật, tăng được số lượng đàn. Ngày đầu chỉ nên lấy 1 cầu, ngày sau lấy 1 cầu của đàn khác và hôm sau lấy thêm 1 cầu của đàn thứ 3. Nếu ong chúa đẻ, đàn ghép sẽ phát triển nhanh.

Để biết cách xử lý hiện tượng chia đàn tự nhiên chúng ta cũng lên biết khi nào thì ong chia đàn tự nhiên:
1.Điều kiện bên ngoài:
-Nguồn thức ăn (mật, phấn) nhiều.
-Khí hậu thời tiết tốt (không nắng, nóng, lạnh qúa)
Điều kiện bên trong đàn ong:
Mật độ ong đông, ong chúa đẻ mạnh, cầu con nhiều, thức ăn dự trữ thừa và ong sống trong thùng qúa chật trội.
2.Hiện tượng của đàn ong trước khi chia đàn tự nhiên:
Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tổ ong đực và xây từ 3 - 10 mũ chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ.
Bình thường khi mũ chúa già thì ong chia đàn nhưng có khi mới có nền chúa hoặc ong chúa mới đẻ vào đã chia đàn.
Ong chia đàn từ 8 - 11 giờ sáng và 14 - 16 giờ chiều vào những ngày đẹp trời. Khi chia đàn, ong chúa cũ cùng với qúa nửa số ong thợ và một số ong đực ăn no mật rồi bay ra khỏi tổ, sau đó tụ lại ở hiên nhà, cành cây gần đó và quên tổ cũ, khi bắt đàn ong trở lại, nên cho ong vào thùng khác và đặt bất cứ nơi nào.
Khi chia đàn tự nhiên, ong không ồn ào và náo động như khi bốc bay.
3.Thời gian chia đàn tự nhiên:
-Ở miền Bắc: ong thường chia đàn vào tháng 3 - 4, một số ít chia vào tháng 10 - 11.
-Ở miền Nam: ong thường chia đàn vào tháng 10 - 11 và tháng 2 - 4(đầu và giữa vụ mật).
4. Xử lý ong chia đàn tự nhiên:
Trong trường hợp đàn ong ít quân khắc phục việc chia đàn bằng cách thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.
Trong trường hợp đàn ong mạnh thì chủ động chia đàn: cần cho ăn đủ, chọn những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ để sử dụng sau khi ong chia đàn mới. Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phần đông ong thợ trẻ đang độ tuổi tiết sáp, xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.
+ Ong bốc bay:
- Nguyên nhân và biểu hiện ong bốc bay:
Nguyên nhân bên ngoài: ong rừng, kiến hoặc hại khác quấy phá, trời nắng, nóng, khô hanh thùng ong bị đồ, bị chấn động mạnh sau khi di truyền...
Nguyên nhân bên trong: do đàn ong thiếu thức ăn, ong chúa ngừng đẻ không có cầu con. Đặc biệt khi đàn ong bị bệnh và bị sâu phá bánh tổ. Hoặc do chuyển nơi ở theo mùa vì ong còn mang tính dã sinh.
Trước khi bốc bay ong chúa giảm đẻ sau đó ngừng hẳn, đàn ong đi làm uể oải. Khi sắp bốc bay cả đàn đàn ong ồn ào, náo động, chúng ăn no mật và ùn ùn kéo ra khỏi tổ.
-Thời vụ và thời gian ong bốc bay:
-Ở miền Bắc, ong thường bốc bay vào tháng 7 - 9 do thiếu ăn và nắng nóng, ong di chuyển chỗ ở từ vùng thấp lên vùng cao mát mẻ hơn. Tháng 10 - 11 ong lại bốc bay di cư về vùng thấp và tháng 1 - 2 bốc bay do đói rét.
-Ở miền Nam, ong bốc bay sau vụ mật vào tháng 7 - 9.
+ Biện pháp hạn chế ong bốc bay:
-Tạo đàn ong có chúa trẻ dưới 8 tháng tuổi, đẻ tốt.
- Tìm nguồn thức ăn đầy đủ (cả mật vít nắp và 1 - 2 cầu phấn) lên di chuyển ong tới những vùng có nguồn mật hoa phong phú như nguồn mật hoa nhãn Hưng Yên, nguồn mật hoa bạc hà Hà Giang.
-Duy trì đàn ong lúc nào cũng có cầu con, nhất là cầu ấu trùng.
-Phòng bệnh tốt, trị bệnh kịp thời và triệt để.
-Chống nóng, nắng, hanh khô.
+ Phương pháp nhập đàn ong, cầu ong:
Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm:
-Điều chỉnh thế ong cho đồng đều.
-Xử lý các trường hợp: bốc bay, mất chúa, tăng lực lượng xây bánh tổ.
-Thao tác cần nhẹ nhàng để tránh ong đánh nhau gây tình trạng mất ổn định trong đàn ong và những đàn xung quanh.
a. Các nguyên tắc nhập đàn ong, cầu ong:
-Nhập vào buổi tối.
-Nhập đàn ong không có chúa vào đàn ong có chúa.
-Nhập đàn ong yếu vào đàn ong mạnh.
b. Các cách nhập ong:
Nhập gián tiếp (ngoài ván ngăn)
-Khử hoặc tách chúa ở đàn bị nhập trước 6 giờ.
-Đến tối nhấc các cầu định nhập đặt ngoài ván ngăn của đàn ong được nhập.
-Sáng hôm sau nhấc ván ngăn ra ngoài và ổn định cầu mới nhập vào.
Nhập trực tiếp (trong ván ngăn): Buổi chiều, tách ván ngăn ra xa, đến tối đặt nhẹ cầu nhập vào hoặc thổi nhẹ cho ong già bay khỏi tổ, còn lại toàn ong non.
http://www.matonghungyen.info/
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRẠI ONG QUYÊT BẰNG CUNG CẤP ONG GIỐNG, VẬT TƯ NUÔI ONG
Đ/C: Bình xá - Tiền phong - Ân thi - Hưng yên
ĐT: Mr.Bằng - 0989.704.585
Mr.Quyết - 0967.568.658
 




Back
Top