Kỹ Thuật Chuyển đổi Từ Mít Thường Sang Mít Changai

  • Thread starter bangiongcaytrong
  • Ngày gửi
trong thời gian gần đây có rất nhiều bà con nông dân trồng phải loại mít chuyễn đổi gen của Thái Lan,loại mít này chủ yếu chỉ để ăn tươi vì không thích hợp chế biến ,nên các nhà máy chế biến không mua , dẫn đến việc tồn đọng hàng rất khó bán giá lại không cao,có những lúc thương lái không mua đã đẩy không ít hộ nông dân vào tình thế dỡ khóc dỡ cười.vì thế chúng tôi đã nghiên cứu và đã chuyễn đổi thành công từ mít chuyễn đổi gen sang mít changai chất lượng cao . phương pháp này không những giúp bà con tiết kiệm chi phí chuyễn đổi cơ cấu cây trồng mà còn rút ngắn đáng kể một khoảng thời gian so với trồng lại cây mới.hơn nữa giống mít changai hiện nay đang rất được thị trường ưa chuộng thích hợp cho cả chế biến và ăn tươi ,giá bán lại khá cao với các loại mít khác (giá hiện tại khoảng 24000đ/kg nếu trái từ 10kg trở lên)
 


trong thời gian gần đây có rất nhiều bà con nông dân trồng phải loại mít chuyễn đổi gen của Thái Lan,loại mít này chủ yếu chỉ để ăn tươi vì không thích hợp chế biến ,nên các nhà máy chế biến không mua , dẫn đến việc tồn đọng hàng rất khó bán giá lại không cao,có những lúc thương lái không mua đã đẩy không ít hộ nông dân vào tình thế dỡ khóc dỡ cười.vì thế chúng tôi đã nghiên cứu và đã chuyễn đổi thành công từ mít chuyễn đổi gen sang mít changai chất lượng cao . phương pháp này không những giúp bà con tiết kiệm chi phí chuyễn đổi cơ cấu cây trồng mà còn rút ngắn đáng kể một khoảng thời gian so với trồng lại cây mới.hơn nữa giống mít changai hiện nay đang rất được thị trường ưa chuộng thích hợp cho cả chế biến và ăn tươi ,giá bán lại khá cao với các loại mít khác (giá hiện tại khoảng 24000đ/kg nếu trái từ 10kg trở lên)

Bạn post như vậy là để quảng cáo bán sản phẩm của bạn hay tư vấn giúp bà con vậy? Nếu bán sản phẩm thì hãy nói rõ nó là gì và như thế nào, giá cả ra sao chứ, còn tư vấn giúp bà con thì bạn cũng nên nói rõ ra chứ úp mở thế này thì post lên làm gì vậy bạn?
 
changai 19.000đ/cây
0906194819
“Tôi cũng không biết giống mít này chính xác tên là gì và có xuất xứ từ đâu , nhưng hiện giá bán tại vườn là 27 000 đ/kg . Đặc biệt là múi rất thơm ngon và thích hợp với nhiều loại đất nên bà con chọn trồng rất nhiều “ Anh Tí ở ấp 14 xã Long Trung huyện Cai Lậy – Tiền Giang cho biết


fur1300973215.jpg

Giống mít lạ

Tên gọi cây mít cũng không rõ ràng nhà vườn thì người gọi Dương Linh , mít Thái Lan thương lái cũng không biết tên là gì , có người thì gọi Changai , mít ruột hồng vì múi mít có màu hồng Trên thị trường hiện nay ngoài những giống mít cao sản bản địa còn có hàng chục giống mới nhập về từ nước ngoài từ mít nghệ cao sản, mít Thái siêu sớm (tứ quý) cho đến mít Thái da xanh, mít ruột đỏ, mít Malaysia... giống nào cũng có ưu điểm riêng của nó. Nhưng có lẽ đây mới là loại mít có nhiều ưu điểm trong số đó





Mít trồng mau lớn, khoảng 1 năm là đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất rất cao từ 3-4 tấn 1 công đất. . Đặc biệt, mít ra quả quanh năm, nên có khi trên cây vừa có quả chín lại vừa có quả non, Mặc dù giá rất cao nhưng vẫn không đáp ứng đủ nguồn cung cho các thương lái



Cây mít này có đặc điểm trái rất to dao động từ 12 – 20kg/trái, có khi lên đến 40kg/trái như trường hợp ở nhà bác Chín ở ấp 14- Long Trung , múi dày có màu hồng đậm tỉ lệ múi lên đến 45% . Tính bình quân mỗi gốc mít 2 năm tuổi cho khoảng 150 kg/năm, có thể thu về 2 triệu đồng/năm. Theo bác Chín , cây mít ra trái quanh năm, nhưng chỉ nên cho trái hai vụ/năm để cây có thời gian "nghỉ ngơi, hồi sức". Thông thường, mỗi cây cho rất nhiều trái, thậm chí cả trăm trái nhưng cần phải tỉa bỏ những trái đầu cành và trên thân cao, chỉ giữ lại những trái ôm thân và sát gốc, tối đa khoảng 12 trái/cây nếu cây dưới 3 năm tuổi. Khi cây trưởng thành, số trái có thể nâng lên nhiều hơn.



Khoảng 5 năm trước qua một người quen biết anh Tí mua về trồng mấy cây đầu tiên bên cạnh nhà , cây có trái ăn ngon thì anh trông thêm trong vườn và 3ha đất của anh ở Bình Dương . Khi cây mít cho năng suất giá bán cao người quan tâm nhiều và trồng mít thành phong trào anh nhân giống bán cho bà con có nhu cầu , anh đã cung cấp hàng chục ngàn cây cho khu vực miền Đông , Tây nguyên và có giao hàng ra tận miền Bắc ( bà con có nhu cầu liên hệ với anh tí – 01668940197 )





Phong trào và triển vọng



Điệp khúc được mùa mất giá cứ tiếp diễn năm này qua năm khác , người nông dân đã rất mệt mỏi khi phải đốn bỏ cây mà mình đã dày công chăm sóc để trồng loại cây khác . Khi thì xoài , cam , mận rớt giá , rồi đến sầu riêng tuy có giá cao nhưng rất khó trồng và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu có hại sức khỏe



Trồng mít như một luồng gió mới đối với người dân ở ấp 14 - Long Trung vì cây mít vừa dễ trồng không kén đất lại cho hiệu quả kinh tế cao . Hiện đã có nhiều chục hecta đất ở xã Long Trung người dân chuyển từ các loại cây khác sang trồng mít

So với các loại cây ăn trái khác mít là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến sau cùng là thu được khối lượng gỗ lớn và quý cho thị trường mỹ nghệ (lên đến 12 triệu đồng 1m3 – nguồn internet)

Mít còn là giống cây ăn trái duy nhất có thể đóng vai trò cây rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài
changai 19.000đ/cây
0906194819
 
Last edited:
Xin lỗi các bạn, chứ tôi không tin.
Bạn ấy chỉ nói cho người thành thị nghe chứ người nhà quê
thì làm sao mà tin được?
Cho dù có chiết ghép tất cả các đầu cành, chừng vài chục,
thì trái mít vẫn mọc ra trên thân kia mà?
Kể ra, mít mới trồng, thì ghép ngay từ gốc cũng được, nhưng
làm thế thì làm sao bằng trồng lại giống mít khác?
*
 
Hây dzà !! Bác Anhmytran đừng có vội bực mình chứ. Chắc bác Bangiongcaytrong định cưa ngang gốc cây mít Thái rồi sau đó ghép cành mít Changai lên. Kiểu này nếu không có mít Changai để an thì cũng có mít Bonsai để bán mà. ạc ạc ạc !!!
Các bác cứ nghĩ xấu cho kẻ ác hông dzậy ??.
 
mình có làm kiểu này rồi
đúng là cưa ngang gốc rồi ghép lên - có một ưu điểm là cây phát triển cực nhanh và có trái rất sớm
như bác anmytran không bằng trồng cây khác là không đúng
 
NGười ta ghép nhãn lên gốc vải , Ghép xoài,ghép mít,Ghép Cam đều bằng cách này có sao đâu ...
 

Nếu ghép mắt, mình ghép lúc gốc ghép còn non ( như tại các vựa bán cây giống) thì hình như mối ghép sẽ tốt hơn lúc gốc ghép đã già thì phải ?. Tại em xem video về ghép mai có đoạn một bác nhận xét là sau khoảng 10 năm thì cành ghép hay bị chết vì chỗ mối ghép không đưa đủ dinh dưỡng cho cành ghép nữa?. Sau 10 năm thì hình như đang là giai đoạn sung sức nhất của cây mít ?. Hơn nữa cây ăn quả lớn như mít thì nhu cầu dinh dưỡng chắc chắn cao hơn rất nhiều cây cho hoa như mai ?. Các mối ghép đó cũng phải gánh chịu một lực rất lớn do cành và quả tác động lên ?. Vậy để " bảo hành " cho sự thành công của PP ghép này thì ....... 10 năm sau mới trả tiền được không vậy ?.
 
Mít là loại cây có gỗ tốt, gốc có thể tới 1 mét đường kính,
nhưng Mít thót ngọn lại rất nhanh, vì chủ nó để nó mọc ra
nhiều cành để nuôi trái. Dù sao, bộ rễ Mít rất khủng, và
trung bình là 40-50 năm vẫn đang sung sức, đường kính gỗ
50-60 centimet, có đến 2 trăm ký trái, và còi đi cũng được
1 trăm ký trái.
*
Cưa Mít khi đường kính trên 20 centimet, thì gốc nó mọc lại
rất nhanh, nên cũng có thể nói ghép mắt vào gốc lúc này mọc
tốt . Tuy vậy, những cây mọc lại đời sau từ những gốc cây có
gỗ lớn thì bộ rễ cũ sẽ bị chết đi quá nửa, vì mầm non mọc lên
không đủ nhựa nuôi nó . Chỉ những rễ ở mé bên có mầm hay mắt
ghép mới sống, nhưng cũng thối cụt đi nhiều. Cả nửa bên kia
thân cây không có mắt ghép, thì rễ sẽ chết hết, mục ruỗng ra,
và gốc cũng mục ruỗng. Gỗ Mít thì rất tốt, sẽ không mục ruỗng,
nhưng gốc nó vẫn là một khúc gỗ chết, và cái mắt ghép ấy phải
tự phát triển thành gốc cho nó, và cái gốc này cũng cần có bộ
rễ tốt, nhưng điều này không thể, vì bộ rễ cũ chỉ nối nhựa với
mầm ghép qua một lớp gỗ mỏng còn sống thôi . Tôi không chắc
nó sống được bao lâu, nhưng mấy năm mà có nhiều trái thì cũng
được rồi, vì 1-2 năm đầu chưa chắc ra nổi trái đâu.
*
Cưa Mít khi đường kính nhỏ hơn, thì tình hình cũng không khác
chi mấy, mà bộ rễ chết ít hơn vì nó vốn chưa lớn lắm, nhưng
cũng không thể phát triển mạnh như mắt ghép lên thân có đường
kính nhỏ 1 năm hay mấy tháng được.
*
Vì vậy cả 2 bạn đều nói đúng: cưa thân ghép mắt có thể lớn
nhanh, chóng ra trái, nhưng không thể lớn thật to, năng suất
không cao, và không thể bền lâu mấy chục năm được.
*
Lối chặt cây để mầm mọc lên thường hay áp dụng cho gỗ Xoan,
chỉ 5 năm sau là chặt, đường kính gốc cũng được 20 centimet,
bằng đường kính cây mẹ 10 năm. Có khác là gỗ cây mẹ chắc,
nặng, đẹp và đắt hơn. Cây mọc lại gần như trùm lên gốc cũ, khôi
phục và tái sử dụng gần hoàn toàn bộ gốc và rễ cũ.
*
Đó là những trường hợp tốt, nhưng không phải cây nào cũng may
mắn thế . Trường hợp xấu nhất thì không mọc lên được. Các trường
hợp khác thì vào quãng chung chung ở giữa 2 trường hợp này.
*
 
Last edited:
đúng là chỉ ghép những cây trung bình nhỏ thôi , cây quá to và già thì sẽ khó liền sẹo cắt hơn
- cây trung bình nhỏ thì sẽ liền hoàn toàn - và phát triển cực nhanh vì gốc thừa sức nuôi cành ghép
 
với pp này tại hạ đã chuyễn đổi thành công một vườn sầu riêng khoảng 5000m2,tại Cai Lậy-Tiền Giang ,hiện tại được 3 năm, cây đang phát triển rất tốt (chừng nào chết thì ko biết ) mùa rồi đã có khoảng 50% số cây cho trái .vị nào muốn xem vườn để mở rộng tầm nhìn thì email cho tại hạ
;););)đa tạ các hạ đã thảo luận.:):):)
 
với pp này tại hạ đã chuyễn đổi thành công một vườn sầu riêng khoảng 5000m2,tại Cai Lậy-Tiền Giang ,hiện tại được 3 năm, cây đang phát triển rất tốt (chừng nào chết thì ko biết ) mùa rồi đã có khoảng 50% số cây cho trái .vị nào muốn xem vườn để mở rộng tầm nhìn thì email cho tại hạ
;););)đa tạ các hạ đã thảo luận.:):):)

Không cần phải riêng tư làm gì, đã post lên diễn đàn rồi thì là cộng đồng hết. Bác này chắc trước khi làm nông nghiệp bác có đọc kiếp hiệp nhiều lắm đây. Và "Ta" cũng không muốn giấu nghề, không biết các hạ có thể cho "Ta" xin 500đ hình ảnh về tuyệt chiêu của các hạ không vậy chứ hả?
 
Kỹ thuật này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới rồi, gọi là top-work hay top-working. Sử dụng cách này khi muốn chuyển đổi một giống nào đó không ngon hoặc năng suất thấp bằng một giống khác ngon hơn, năng suất cao hơn chẳng hạn.
Thay vì chặt bỏ cây cũ, cây giống mới trồng lại (tốn nhiều tiền mua giống), mất 3-4 năm chăm sóc mới cho thu hoạch. Với cách này cũng vậy, người ta cắt cành thật sâu gần đến gốc và gốc này được xem là gốc ghép, sau đó dùng 2-3 cành ghép khác ghép lên trên ngay vết cắt. Nếu thành công thì những cành ghép này sẽ phát triển rất nhanh nhờ tận dụng được cả bộ rễ của gốc ghép, cung cấp rất nhiều dinh dưỡng (có thể nói là cung nhiều hơn cầu). Điều này cũng dễ hiểu, giống như khi mình cắt ngang gốc của một cây to cỡ 10 năm tuổi, ở gốc đó sẽ nhú lên nhiều chồi to khỏe, nếu để luôn thì những chồi này sẽ thành cây mới rất khỏe mạnh.

bg05.jpg

Đầu tiên cưa hết các cành trên cây, có thể cưa sâu gần sát gốc cũng được, nếu chừa nhiều cành ở trên sẽ tốn nhiều vật liệu ghép (cành ghép/mắt ghép)


bg10.jpg


Sau khi ghép

bg08.jpg


Sau khi ghép


Tpwk.jpg


Sau khi ghép

Đối với những cây lớn tuổi, vỏ cây có ít nhựa, tỷ lệ thành công thấp thì người ta áp dụng kết hợp phương pháp ghép bình thường với top-working. Đầu tiên cưa cây làm gốc ghép, để cho chồi non nhú lên rồi chọn lấy 2-4 tược chia đều các hướng chung quanh gốc, cắt bỏ các chồi khác để cây dồn dinh dưỡng nuôi các chồi này. Sau 2-3 tháng thì các chồi này có đường kính tương đương với một gốc ghép bình thường. L1uc này cứ việc lấy các vật liệu ghép (cành ghép/mắt ghép) để ghép lên các chồi này. Sau khi ghép dính nó sẽ giống như hình dười đây:

fig03.jpg


Với phương pháp này ta có thể thay giống trên vườn cây một cách đồng loạt và mất ít thời gian hơn so với trồng mới, thường sau khi ghép khoảng 2 năm đã có thu hoạch với năng suất khá cao.

Cũng với cách này, trên một cấy có thể ghép 2-3 giống tùy ý, khi cho trái sẽ có nhiều giống trên cùng 1 cây.
 
Ah, tại hạ là dân miền Tây. Những hình chụp là do tại hạ suu tập trên internet và bỏ vào để minh họa cho bà con mình dễ hiểu vậy mà. Chắc bác anhmytran nhận ra mấy tấm hình này ở Cali chăng?
 
chắc bác Hiền Hòa cũng la dân trong nghề nên biết rành về mâý chiêu ghép này quá, ở miền tây ma tỉnh nào vậy bác.
 
Ah, tại hạ là dân miền Tây. Những hình chụp là do tại hạ suu tập trên internet và bỏ vào để minh họa cho bà con mình dễ hiểu vậy mà. Chắc bác anhmytran nhận ra mấy tấm hình này ở Cali chăng?
Tôi không nhận ra hình, nhưng nhà cửa thì giống vùng California.
Nhà cửa vùng tôi (đông bắc Mỹ) thì là vùng lạnh, khác hẳn.
Nhà cửa vùng Texas xứ nóng thì cũng khác, và vùng Florida xứ
nóng thì cũng có chút không giống. Vì thế, tôi đoán là Cali.
Ngoài Mỹ ra, có thể các nước khác cũng giống vậy, tôi không chắc.
*
 


Back
Top