kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím

  • Thread starter sangtiensinh
  • Ngày gửi
chào các bác. quý vị nào biết kỹ thuật ghép cà chua trên cây cà tim xin chỉ giúp tôi, tôi cung tham khảm biet chút ít nhung chưa mua được ống cao su để ghép cây. các bác nào biết mua ống cao su đó ở đau xin chỉ giúp. tôi xin chân thành cảm ơn
 


Khỏi phải cần ống cao su gì hết .
*
Cứ mạnh dạn ghép mấy chục nhánh đi, dù có chết gần hết,
mà được vài nhánh, thì bạn cũng có tay nghề rồi . Có
tốn kém lắm đâu? Còn rẻ hơn công tìm mua ống cao su nữa.
*
Cách dễ nhất là tiếp áp 2 cành với nhau. Cà chua và cà
không chua đều có thể trồng cạnh nhau được, rất dễ tiếp
áp. Sau khi vết áp lành, thì cắt cành chủ mà trồng xuống
đất, thì có gốc cây ông mà ngọn thì cây bà.
*
Trở ngại chính ở đây là bạn coi chuyện bé là chuyện to,
sợ hãi công việc. Bây giờ bạn cứ nghĩ là dập bỏ 2 cái cây
này đi, coi là rác vậy, thì tiếp ghép rất dễ. Sau khi nghĩ
vậy rồi, đến khi xong việc, bạn mới thấy, việc dễ thế mà
mình sợ nhỉ?
*
 
Ghép áp ngọn 2 cây với nhau thì hồi xưa tui đã làm để có một cây hoa Vạn thọ 2 màu, còn ghép cà chua lên gốc cà tím thì chưa làm. Trồng ít cây thì thực hiện được, nhưng trồng diện tích lớn thì tốn công mặc dù tỷ lệ sống cao do quá trình ghép, cành ghép vẫn được cây mẹ nuôi. Giả dụ trồng 1.000 m2 với mật độ 0,8 x 0,6 mét thì phải cần từ 2.000 cây giống trở lên, nên theo tui chọn cách cắt ngọn cà chua ghép lên gốc cà tím thì tốt hơn. Thay vì dùng dây ny lông quấn nơi ghép nhưng do cây nhỏ, mọng nước, thao tác không khéo dễ làm tổn thương cây; hơn nữa để sản xuất số lượng cây giống lớn người ta chuyển sang dùng ống cao su để giữ gốc ghép và cành ghép cho đơn giản, nhanh hơn. Có thể sử dụng loại ống hút nước giải khát loại trong (rất rẻ) để dễ theo dõi, nhìn thấy vết ghép đã liền hoàn toàn. Nên chọn loại ống có độ dày thành ống từ 0,3 - 0,5 mm. Bạn nên làm thử trước một ít, nếu đạt yêu cầu rồi mới làm đại trà. Lưu ý là cây giống phải hoàn toàn sạch bệnh. Chúc bạn thành công!
 
Last edited:
Ghép kiểu này là để tập, chứ có phải sản xuất hay kinh doanh đâu.
Thử nghĩ coi, cà chua ghép trên cà tím thì ra trái bán cho ai?
Chắc hẳn trái sẽ có vệt màu tím rất đẹp rồi, nhưng xào nấu thì
không biết mùi vị có ngái mùi cà tím không.
Riêng cà chua có phấn cà pháo sang, thì vẫn ăn như cà chua,
nhưng khi chín có màu vàng của cà pháo chín.
*
Chỉ cần tập trên 1 cây cà chua và 1 cây cà tím là tập cả chục lần rồi.
*
Cà chua và cà không chua các loại đều ghép lẫn nhau rất dễ, vì chúng
gần họ. Ngoài ra, còn có thể ghép lẫn với cây thuốc lá mà vẫn sống
nữa kia. Chắc các bạn cũng thừa biết đó là trò nghịch của trẻ con,
chứ trái ăn mà có mùi nhựa thuốc lá thì làm sao bỏ vào miệng cho nổi?
*
 
cái này không phải đâu bác mỹ trần.em trươc thấy tivi nói cách ghép này rồi
 
cà chua ghép thi tội đã làm nhiều rồi. chỉ có 550.000 vnd\1000 cây thôi có nhu cầu xin liên hệ ;dt:0633529777
 
các bác ! Em là người mới .xin chào cả làng ,em có một việc xin mọi người chỉ dẫn dùm
- Em đang có dự định trồng thử nghiệm một vài lọa rau thủy canh , bác nào có tài liệu xin hướng dẫn dùm em với .Em xin chân thành cảm ơn !!! Chúc sức khỏe cả làng .
-Địa chỉ mail của em _ longdien_2002@yahoo.com _
 
Last edited by a moderator:
cà chua ghép thi tội đã làm nhiều rồi. chỉ có 550.000 vnd\1000 cây thôi có nhu cầu xin liên hệ ;dt:0633529777
Bắc Ninh, Bắc Giang, và Thái Nguyên đã từng vỡ kế hoạch chiết ghép Trám.
Trám là trái bản địa vùng núi miền Bắc ViệtNam, 99% giống trái Olive ở Ý,
đang bày bán rất phổ biến ở Mỹ, giá cao.
*
Câu chuyện thế này: cây Trám có thể mọc rất to cao, mỗi mùa có thể hàng
trăm ký trái, làm giàu cho người trồng . Khổ một nỗi, Trám giống ươm từ
hạt thì có thể mọc lớn, nhưng không chắc sai trái, hay không có trái, gọi
nôm na là Trám Đực. Để chắc chắn không trồng Trám Đực, khi ươm giống Trám
còn nhỏ, ta ghép một chồi Trám sai trái lên gốc cây giống . Nó lớn lên,
ra rất nhiều trái, không uổng công trồng mấy năm đầu . Đảng uỷ địa phương
đã làm nhiều vườn ươm Trám, nhưng không tìm được người chiết ghép Trám,
nên các vưỜn ươm bị bỏ bễ, không tăng được sản lượng Trám, dân làng không
giàu lên được, mặc dàu giá Trám vẫn lên đều hàng năm.
*
Bạn có tài chiết ghép, có thể đầu tư rồi bán cây giống với giá cao, nhất
định làm giàu. Bà con mua được cây giống của bạn, giàu lên, còn biết ơn
bạn nữa kia. Tôi không biết ghép Trám có khó không, nhưng đã có người làm
được rồi, thì mình chịu khó tập luyện nâng cao tay nghề làm nhanh làm
khéo, và tìm hiểu lý thuyết vì sao ghép Trám khó, chắc chắn mình sẽ làm được.
*
Nhiều khi cơ hội làm giàu lướt qua mắt ta, mà ta không chú ý thôi . Đôi khi
chỉ là một ý kiến nhỏ, tưởng như vớ vẩn, nhưng suy tính nghiêm túc, có thể
nên sự nghiệp lớn .
*
 
Anh em có thể tham khảo bài viết này nhé.
Kỹ thuật sản xuất cây giống cà chua ghép<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ghép là kỹ thuật nhân giống cây trồng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa gốc ghép và ngọn ghép với mong muốn lợi dụng khả năng chống bệnh của giống làm gốc ghép và khả năng cho năng suất ưu việt của giống làm ngọn ghép. Kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím với mục tiêu tạo ra cây giống cà chua có khả năng chống một số loại sâu bệnh héo xanh vi khuẩn, thối gốc, truyến trùng, bệnh vi rút… và cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trong các điều kiện bất thuận (mưa, ngập, nóng…). Để đạt được mục đích như trên cần phải thực hiện tốt các bước sau:<o:p></o:p>
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu<o:p></o:p>
Lựa chọn giống gốc ghép<o:p></o:p>
Gốc ghép cho cà chua là các gốc cà tím EG203 có khả năng chống bệnh, đang được sử dụng phổ biến.<o:p></o:p>
Lựa chọn giống cà chua làm ngọn ghép <o:p></o:p>
Các giống cà chua làm ngọn ghép phải là những giống chịu nhiệt, có một số đặc điểm sau:<o:p></o:p>
- Cây sinh trưởng khỏe, là màu xanh đậm, bản lá dày, bộ lá xum xuê, phân nhánh vừa phải, sinh trưởng bán hữu hạn hoặc vô hạn.<o:p></o:p>
- Có khả năng đậu quả trong điều kiện nhiệt độ cao > 32<SUP>0</SUP>C (không cần sử dụng thuốc đậu quả), tỷ lệ đậu > 60% đối với 5 chùm hoa đầu tiên.<o:p></o:p>
- Quả cứng, vỏ quả dày, không bị nứt khi có mưa to hoặc bị cháy nắng.<o:p></o:p>
- Quả chín đều, toàn bộ quả có màu đỏ tươi đặc trưng.<o:p></o:p>
- Chống chịu một số bệnh như: bệnh thán thư, thối thân pythium, sương mai hoặc các bệnh đốm lá nâu hoặc xám.<o:p></o:p>
Chất lượng hạt giống <o:p></o:p>
Hạt giống làm gốc ghép và ngọn ghép đạt độ sạch 99%, độ ẩm nhỏ hơn 13%, tỷ lệ nảy mầm trên 85%, sức nảy mầm sau gieo 4 ngày phải đạt 85%.<o:p></o:p>
Lượng hạt giống cần trồng cho 1 ha là 80 – 100 g giống gốc và 65 – 70 g giống ngọn.<o:p></o:p>
Chuẩn bị giá thể <o:p></o:p>
Để sản xuất 100.000 cây giống cần: 1,2 tấn than bùn; 0,6 tấn phân hữu cơ; 7,5 kg vôi bột; 2,5 kg NPK 16-16-8; 5 kg super lân. Trộn đều hỗn hợp trên, ủ 30 – 60 ngày, sau đó xay nhỏ rồi loại bỏ vật thể cứng. Dùng vỉ xốp loại 50-84 lỗ/vỉ cho đầy giá thể và nén nhẹ bằng tay hoặc máy dập để khi nhổ cây giống từ vỉ đi trồng không bị vỡ.<o:p></o:p>
Chuẩn bị nhà phục hồi cây sau ghép <o:p></o:p>
Nhà để cây sau ghép được đặt gần vườn ươm cây con để thuận lợi cho việc di chuyển cây trong quá trình ghép. Trong điều kiện hộ gia đình chúng tôi giới thiệu 2 dạng nhà để cây ghép:<o:p></o:p>
* Dạng nhà để cây ghép cố định:<o:p></o:p>
Nhà có hình bán nguyệt, rộng 2,5m, dài 4m. Diện tích khoảng 10m2.<o:p></o:p>
- Sử dụng ống nhựa tiền phong hoặc thép đường kính 3cm, dài 6 – 8m để làm khung nhà, mỗi khung cắm cách nhau 0,8 – 1m, dùng các thanh ngang hoặc kèo để cố định nhà tránh gió, bão.<o:p></o:p>
- Toàn bộ khung nhà được che kín bằng nilon trắng loại 0,2 – 0,3mm sao cho phía trong nhà kín hoàn toàn. Phía trước nhà có lối đi rộng 0,6 x 0,8m, được bịt kín bằng một loại cửa 2 cánh. Bên trên lớp nilon là 2-3 lớp lưới đen (giảm ánh sáng).<o:p></o:p>
- Phía dưới được san thành luống hoặc để phẳng trải nilon sau đó bơm nước vào, giữ mực nước vừa phải, dùng các giá đỡ hoặc gạch kê các khay đựng cây sao cho không bị ngập khay để cây cà chua sau ghép.<o:p></o:p>
* Dạng nhà ghép tạm thời:<o:p></o:p>
Có thể tháo ra, lắp lại dễ dàng giúp nông dân tiết kiệm diện tích và có thể cất giữ sau mỗi vụ ghép.<o:p></o:p>
- Nguyên liệu là những thanh tre dài khoảng 3m (tùy thuộc độ rộng của nhà để cây), được cắm thành hình vòng cung cách nhau 50 – 60 cm trên một khu đất. Dùng dây cố định các thanh tre lại với nhau, sau đó dùng nilon trắng phủ kín, phía trên che phủ thêm 2 – 3 lớp lưới đen để giảm tối đa ánh sáng mặt trời. Xung quanh nhà đắp đất kín để tránh thoát hơi nước và chuột. Phía dưới cùng (mặt đất) trải nilon để giữ nước.<o:p></o:p>
Dụng cụ ghép <o:p></o:p>
Dụng cụ gồm: dao lam tiệt trùng, ống cao su ghép, chiều dài 14 – 15mm, đường kính 2 – 3 mm, độ dày thành ống 0,3 – 0,5mm, găng tay cao su.<o:p></o:p>
2. Kỹ thuật gieo cây con <o:p></o:p>
Tùy tình hình thời tiết, hạt cà tím được gieo trước hạt cà chua 5 – 30 ngày sao cho khi ghép đường kính cây gốc ghép và ngọn ghép tương tự nhau. Nếu nhiệt độ 28 – 320C hạt cà tím sẽ nảy mầm sau gieo 4 – 5 ngày, nếu nhiệt độ 21 - 24<SUP>0</SUP>C thời gian nảy mầm là 7 – 9 ngày. Hạt cà chua sẽ nảy mầm sau gieo 2 – 3 ngày.<o:p></o:p>
Hạt cà tím trước khi gieo phải ngâm nước ấm 45 - 50<SUP>0</SUP>C trong 3 – 4 giờ, gieo 2 - 3 hạt/hốc, sau đó phủ rơm hoặc trấu lên trên rồi tưới ẩm thường xuyên trong 1 tuần. Sau khi gieo 10 ngày phải dặm lại những hốc không có cây. Khi cây mọc 1 - 2 lá thật, tỉa bỏ những cây xấu, cây biến dạng, sâu bệnh, chỉ để 1 cây/hốc.<o:p></o:p>
Hạt cà chua có thể gieo vào khay hoặc gieo ra đất gần nơi gieo hạt cà tím để thuận tiện cho công việc ghép sau này.<o:p></o:p>
Sau gieo 15 – 16 ngày đối với cây dùng làm ngọn ghép và 19 – 20 ngày đối với cây dùng làm gốc ghép phải hạn chế tưới nước để cây đanh cứng. Sau khi gieo hạt cây làm gốc ghép 25 – 26 ngày cần phân loại cây và đưa vào ghép.<o:p></o:p>
Trong vườn ươm cần chú ý phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây cà tím bằng cloruoxit đồng 0,1 – 0,2%, sâu vẽ bùa và bộ phấn bằng regent 0,01%, dầu khoáng SK99 1%.<o:p></o:p>
Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép và ngọn ghép:<o:p></o:p>
- Cây dùng làm gốc ghép: cao 18 – 20cm, có từ 5 – 6 lá, đường kính thân cây 0, 2 – 0,3 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh.<o:p></o:p>
- Cây làm ngọn ghép: cao 15 – 18 cm, có 4 – 5 lá, đường kính thân cây 0,2 – 0,3 cm, cây đanh cứng không sâu bệnh.<o:p></o:p>
3. Kỹ thuật ghép cây <o:p></o:p>
Trước khi đưa vào phòng ghép cần phải tưới nước đủ ẩm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước 5 – 7 ngày.<o:p></o:p>
Dùng dao mỏng cắt vát 300 thân cây tím và thân cây cà chua phía trên 2 lá mầm và phía dưới 2 lá thật.<o:p></o:p>
Dùng ống cao su có đường kính 2 – 3mm để giữ ngọn ghép và gốc ghép. Đưa ngọn ghép và gốc ghép vào ống cao su sao cho 2 mặt vát của ngọn ghép và gốc ghép áp vào nhau. Sau khi ghép dùng bình xịt nước phun ướt đều cây trước khi đưa vào nhà phục hồi cây sau ghép.<o:p></o:p>
4. Chăm sóc cây sau ghép <o:p></o:p>
Ngày đầu sau ghép thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn tươi. Từ ngày thứ 2 – 3 trở đi, tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, che nắng 100%. Ba ngày sau ghép cho cây tiếp xúc ánh sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng sớm và chiều mát. Ngày thứ 7 trở đi cho cây sống điều kiện đủ sáng. Khoảng 15 – 17 ngày sau khi ghép có thể đem trồng.<o:p></o:p>
Trong nhà phục hồi cây ghép nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây bằng thuốc vibenC hoặc cloruaoxit đồng nồng độ phun 0,2 – 0,3%. Khi đưa cây ra khỏi nhà ghép phun kết hợp thêm thuốc trừ sâu như regent hoặc seleczon (0,1 – 0,3%).<o:p></o:p>
Tất cả các cây được để trên giàn ươm hoặc nền đất cứng để tránh cây đâm rễ xuống đất.
Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn của cây cà chua ghép trên gốc cà tím từ 45 – 50 ngày, cây xanh tươi, cao 10 – 12cm, vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh.<o:p></o:p>

Nguyễn Hùng, Lê Thị Thủy (theo tờ tin KNKNVN 7/2010)<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
bạn cho mình hỏi ống cao su ghép, chiều dài 14 – 15mm, đường kính 2 – 3 mm, độ dày thành ống 0,3 – 0,5mm bán ở đâu vậy? và có thể up hình lên cho mọi người cùng xem nó thế nào không?
 
Tôi ngờ rằng người viết bài này chưa thực sự ghép cây.
*
Thử nghĩ coi: cắt vát thân cây còn non, rồi nhét đầu
cắt vát đó vào trong một ống cao su nhỏ hơn nó, thì liệu
cái đầu cắt vát đó có còn không, hay bị bét nhè ra rồi?
Nếu 2 đẩu cắt bị bét thì làm sao có thể liền sẹo vào với
nhau thành 1 cây liền?
*
Nếu không muốn đầu cây non cắt vát bị nát, thì lỗ ống phải
nhỉnh hơn thân cây một chút. Như vậy thì nó làm sao giữ
chắc được 2 phần của cây ghép?
*
Xưa nay ghép cây đều phải tay quấn dây buộc cho chặt vừa
phải. Chặt quá hay lỏng quá đều hỏng mặc dù 2 đầu cắt đểu
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau. Trường hợp trên, nhét
2 đầu ghép vào trong một ống cao su, tỷ lệ 2 đầu cắt được
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau gần như không thể.
Sau khi buộc vết ghép, phải giữ khô ráo, và phải có nắng
nhẹ, nhưng bài trên thì tưới nưóc (khả năng bị nhiễm khuẩn
rất cao) và che hết ánh sáng 3 ngày liền. Coi như người ốm
mà bắt nhịn ăn liền 3 ngày, thì làm sao vết thương liền sẹo
được.
*
Hạt giống làm gốc ghép và ngọn ghép đạt độ sạch 99%, độ ẩm
nhỏ hơn 13%, tỷ lệ nảy mầm trên 85%, sức nảy mầm sau gieo 4
ngày phải đạt 85%.
Tôi không rõ làm thế nào ra được tiêu chuẩn trên, nhưng hạt
giống tôi làm thì sau 3 ngày sẽ nẩy mầm 99% và lớn thành cây
rất to và khoẻ. Cách làm như sau:
*
1- Để giống trái cà gốc, tức là trái đẩu tiên khi cây cà đậu
trái.
2- Khi trái già, bắt đầu thối thì hái về lấy hạt.
3- Rửa hạt, rồi đãi bỏ các hạt không chìm hẳn xuống.
4- Phơi hạt dưới nắng 1 nắng tròn (1 ngày nắng gẵt và nóng).
Nếu trời nắng nhẹ, thì phải 2 ngày. Trong khi phơi, cần đảo hạt
cho khỏi dính, và khô đều 2 mặt hạt (hạt cà bẹt 2 mặt chứ không
tròn như hạt cải).
5- Cất trong lọ thuỷ tinh, đậy nilon cho kín, rồi vặn nút chặt.
6- Từ khi làm hạt và giữ trong lọ đến lúc gieo không quá 360 ngày.
7- Khi gieo thì độ ảm 100%, tốt nhất là trùm mảnh nilon lên trên,
nhưng không được để nước ngập hạt. Nhiệt độ ươm hạt là 25 độ C.
Không cần ngâm hạt nước nóng, mà cứ gieo hạt khô rồi tưới thật đẫm.
Mảnh nilon trùm lên giúp cho độ ẩm không duới 100%. Sau 2 ngày thì
bỏ mảnh nilon cho nắng chiếu lên lá mầm. Ngâm hạt có lợi là hạt được
ngấm nước vào trong chắc chắn và sớm, nhưng có cái dở là hạt bị ướt,
gieo rất khó đểu.
8- Gieo hạt xuống rãnh sâu 2 centimet cách rãnh khác 3 centimet.
Hạt cách hạt 1-2 centimet. Sau khi rắc hạt đêu như vậy, thì tưới
nước lên rất nhẹ, khiến cho rãnh bị san bằng, và hạt bị phủ dày
1 centimet mùn (đất gieo hạt là mùn phân xanh hoai kỹ 100%, không
có lẫn chút đất nào, vì hạt cà rất nhỏ, là mầm nhỏ xíu, nếu bị vùi
sâu dưới đất thật thì không thể đội đất lên được.
9- Sau khi nảy mầm mà được tưói ẩm đểu, nhiệt đô 25-30 độ, nắng hoàn
toàn, giớ nắng trên 12 giờ, sau 30 ngày thì nhổ lên, trồng trong cốc
cao 1 gang tay, miệng đường kính 10 centimet, đựng đầy mùn không có
trộn đất. Tuỳ ý cây lớn chừng nào thì đem ra trồng, hay làm gốc ghép.
*
Mùn ươm cây cà, tôi mua ở tiệm Mỹ, không biết công thức nó làm thế nào.
*
 
:lol::lol::lol::lol::lol::lol:
Hùi xời, giáo sư Mỹ.

Ghép gì chứ ghép cà chua lên cây cà tím chue dừng ở mức làm sao cho cây sống thì dễ ợt. Bạn bảo chỉ bên Mỹ mới ghép được ? hay là nhũn ? Lạy hồn, ở Việt Nam người ta ghép bằng máy, chứ không phải là một nghệ thuật biểu diễn. Tây Nguyên đã trở thành vựa cà chua của cả nước vì cách ghép này. Chắc cvác bạn biết rễ cây cà tím nó khỏe thế nào, mình thử thế này, trồng một thứ cây sống rất dai là ngải cứu chung với cây cà tím trong chậu. Khi đã trưởng thành, mình ngâm cái chậu trồng cây cảnh vào trong nước để nó hút nước qua lỗ đáy mà đo, mỗi ngày cụ xơi hơn một lít nước, nếu dùng cái chậu đường kính 40cm mà không ngâm như thế thì thậm chí là tưới một ngày một lần sẽ không kịp vì đất đó không trữ nổi 1 lít nước. Mình ngắt sạch nụ hoa quả cây à tím, bỏ chậu ra ngoài cho khô, nó hút nước đến mức cây ngải cứu và cây húng dũi chết khô, còn sau đó cây cà tím mới rụng dần lá, nhưng khi tưới lại thì lại hồi.

Cách ghép ở Mỹ của bạn chỉ dùng để ghép cà chua cảnh, cà tím kiểng. Mỗi ngàn mét vuông cần 2-3 ngàn gốc ghép, ghép kiểu Mỹ thì ăn cám. Mỗi cây ghép bán giá 550 vnđ (0,55k) dạng không có bầu, ghép kiểu Mỹ thì mỗi ngày kiếm được 10k vnđ không kể công bán và tiền giống. Xin lỗi, ghép kiểu Mỹ thì ra chuồng lợn Việt Nam ăn cái nguyên liệu trồng cây.

Máy ghép cà chua. Máy này mỗi ngày ghép được 5 ngàn cây. Tất nhiên là ghép kiểu Việt Nam chứ không ghép kiểu Mỹ.

Dao ghép thủ công. Cũng tất nhiên là ghép kiểu Trung Quốc và Việt Nam, không ghép kiểu Mỹ.



Cà chua với cà tím rất dễ ghép và ghép được thì rất đắc dụng. Cà tím có bộ rễ khỏe, còn cà chua hay bị bệnh sương mai từ rễ, ghép để khắc phục điều này. Tây Nguyên hiện nay thành vựa cà chua vì giống ghép này. Người ta trồng cây cà tím đến khi gốc đạt 7-10mm mới ghép, cây cà chua bằng cỡ cây cà tím, ghép đoạn cành. Người ta chỉ cần cắt hai đoạn, lồng ống vào và đút mạnh cho nó dính vào nhau.

Ngoài các cách cắt chuyên nghiệp trên, ở nhà thì có thể ghép đoạn cành đơn giản bằng cát vát chéo hay ghép nêm, cũng như là ghép hoa hồng vào gốc tầm xuân. Băng chuyên nghiệp không có thì vết ghép này cũng không yêu cầu chi nhiều, lấy băng dính điện quấn nó cũng sống 90%.

Để trồng cây giống, người ta không để giống như Mỹ, mà mua giống lai của nhà bán giống chuyên nghiệp. Giống tự để của Mỹ thì nó thoái hóa bạn ạ, bạn đã học chương trình sinh vật phổ thông Việt nam chưa, nếu đã học thì bạn hiểu điều đó, con lai có nhưng nét hay của bố mẹ nhưng đến đời cháu thì những cái dở bộc lộ. Người ta cũng phơi hạt cả tuần chứ không ai phơi một nắng để nó mốc. Và nhà chuyên nghiệp người ta tẩm ướt đủ thứ để hạt giống khỏe và ít ra không bị gà ăn, những cái đó bên Mỹ không có bạn ạ. Ở Việt nam nhiều người biết giặt biết sấy tẩm... nhưng lích kích nên người ta nhường nhà chuyên nghiệp làm. Một phần không nhỏ các nhà cũng cấp hạt giống trên thị trường ta là Tầu Khyựa, họ làm tốt lắm bạn ạ. Còn giống nho Mỹ thì chỉ bán cho bọn tự sướng ở phố, không bán cho nông dân trồng nho nhà ta vốn quen ở ruộng.

Đất trồng pha phần lớn là cát, cát dễ nhổ cây, lúc nhổ không hại rễ. Trộn vào cát phân lân bột-phân vi sinh và phân chuồng đã thục. Tốt nhất là phân gà đã phơi kỹ, nghiền bột. Ở Việt Nam nên gieo trong nhà kín thoáng gió hay phủ lồng ni nông, chứ không phủ ni nông. Ở Việt Nam, gieo giống vào hè thu mà hạt nó mọc được khi phủ mặt ni nông thì đúng là hạt giống kiểu Mỹ. Bạn chưa biết à, khí hậu Việt Nam rất nóng ẩm, mầm non thò ra bị nấu chín nếu phủ ni nông sát đất kín gió. Người ta dùng tre pheo uốn cong cắm xuống căng ni nông lên tránh mưa nhưng thoáng gió.

Ngoài loại đất thông dụng trên người ta có thể bổ sung các chất khác nhưng giá thành cao chỉ dùng khi nhân giống thuần, phòng thí nghiệm. Đó là các chất chứa các gốc vi lượng cần cho cây như NPK, Mg, Mn, S, Ca, Fe2, Cu, Zn, Se, Na, Cl, Mo theo tỷ lệ thông dụng. Một số chất hỗ trợ phát triển như axit humic. Tât́ nhiên đã là đất thì thành phần quan trọng là phân chuồng thục, tức là phân chuồng đã ủ thật kỹ, và tốt nữa là phơi khô nghiền bột.

Ngoài ra, đảm bảo nhất là cây gốc cà tím được trồng thủy canh với các máy khuấy và đo thành phần liên tục, khi đó, lúc nhổ cây nhét vào máy ghép rễ không tổn thương, quan trọng nhất là không đứt đầu rễ cái rất mảnh. Thành phần dung dịch thủy canh cũng như trên, thường chia làm 2 vì nó đổ lẫn dạng đậm đặc dễ kết tủa. Một bên là các ion NH4, K, Mn, Mg, Cu, Zn, Cl, NO3, Se.... một bên là các ion NH4, SO4, PO4.... trong đó Fe2 được bền hóa bằng EDTA. Nếu không có EDTA thì sử dụng gốc axetat pha các ion kim loại và dùng Fe3 thay cho Fe2. Quan trọng nhất của trồng thủy canh là các máy đo và khấy để cây luôn đảm bảo dinh dưỡng và rễ ngân nước đủ oxy thở. Trong điều kiện nông thôn mua lẻ hóa chất rất đắt, mình dek cần nhiều, chỉ cần chú ý các NPK, Cl, SO4, Zn, Cu....còn lại thì có sẵn trong nước ao, có dung dịch nước nồi hông truyền thống là nhất, bạn biết dung dịch đó là gì không đấy ?. Trong dung dịch thủy canh cần tránh các chất dinh dưỡng cho hệ động vật như tinh bột, đường, rượu, protein như các con vật thối..., chúng làm nấm phát triển chết rễ. Cu càng nhiều càng ít, có xiền hòa đến phần trăm cũng được, nó diệt nấm. Các muối kim loại trên mình ở nhà pha bằng gốc axetat (dấm công nghiệp 99% 20-30k/lit). Cũng nhắc lại một điều là, trên mạng lan truyền cái công thức dung dịch thủy canh của Mỹ thiếu hẳn Se, nói chung cái gì của Mỹ cũng như vậy.


Đặc biệt là thuốc ghép. Với cây cà chua và cà tím ghép ở nhà thì dek cần. Nhưng khi ghép máy hay mang mắt đi xa, thời tiết khắc nghiệt.... thì thuốc ghép cũng cần. Thuốc ghép đơn giản gồm các ion Cl, Mn, Mg, NH4, Cu pha với tỷ lệ đúng (các ion trên 0,1-3 phần ngàn tùy loại). Thuốc ghép nó như máu nhân tạo của cây giữ mắt ghép sống sót và khỏe hơn khi máu giữa đoạn gốc và ngọn chưa thông. Một số nhà ghép cây pha thêm GA3 rất hiệu quả, nhưng tỷ lệ thế nào thì họ dek nói, GA3 ở Việt Nam giá 1triệu 1kg ghép được độ vài tỷ cây cà chua. Cây cà không cần thuốc ghép lắm nhưng các cây gỗ to như nhãn vải thì nên dùng.

Cách ghép ở Việt Nam là lồng ống cao su cho nhanh, có thế mới ghép được nhiều. Cái quan trọng là người ta ghép nhanh và rẻ mới ghép được cà chua bạn ạ. Còn trình độ dân Mỹ mới dừng ở mức ghép để sống thì sang việt nam ăn thứ ở toa lét. Mình cũng thử dùng ống cao su nhiệt, tức loại ống có đường kính lớn khi hơ nhiệt tự co lại bó cho chặt, nhưng có vẻ tay mình chưa khéo, Như các bạn mách trên, cứ làm cái ống hút , cắt chéo, đút vào nhau, để xem thử. Còn cắt mắt ghép đoạn cành thế nào thì chắc các bạn đã thạo. Ghép cà chua nói chung y như ghép hồng lên gốc tầm xuân.


Còn về che nắng. Mình công nhận bạn là nhà nông kiểu Mỹ. Ở Việt nam người ta gọi đó là bạn bần cố, suốt 10 đời cha mẹ không dám mua cho con tờ giấy, 10 đời mù chữ, nay có internet miễn phí thì là bọn chết đói tri thức cái gì cũng hốc, cám bã phân gio hốc tất. Ví như mắt ghép các cây gỗ nhãn vải, cũng là ghép đoạn cành, thì người ta quấn dây ni nông tự hủy kín toàn bộ từ chỗ ghép đến bao hết mắt ghép, bó chặt, để mắt ghép không mất hơi nước và chết. Các mầm trên mắt ghép sau đó đâm xuyên qua ni nông tự hủy, khi nó đâm là mắt đã sống rồi bạn ạ. Người ta bao kín như thế để làm gì bạn biết chửa. Ni nông ghép cây là loại ni nông rất mỏng, đàn hồi, tự hủy, nên nó sẽ bám sát mắt ghép không mất hơi nước. Ghép như thế thì đảm bảo kín, nhưng với cây cà chua thì không thể, bạn đã nhớ ra tại sao chưa ? mình nhắc lại nhé, cái trình độ nông dân Mỹ mới chỉ ghép để sống thì sang Việt Nam kiếm ăn trong toa lét. Để ghép được cây cà chua lên gốc cà tím, thì không ghép để sống, mà ghép để rẻ cạnh tranh với giá bán 550 vnd / cây. Còn ghép mắt nhãn là 12k vnđ. Ghép cà chua mà quấn ni nông thì ăn cám. Nên người ta mới ghép cà chua bằng lồng ống cao su, không đảm bảo kín, nên cần che 3 ngày.

Thế không che ba ngày và che ba ngày thì cái nào cây đói hơn? phơi cây rá nắng là cây no ? Bạn về bên Mỹ mà kiếm ăn. Để ghép đoạn cành người ta ngắt trụi thùi lụi lá, phơi nắng nhưng cây không có mồm thì ăn bằng phễu à. Người tá ngắt lá để chậm mất nước trong khi mắt ghép chưa thông máu. Xin lỗi bạn nhé, bạn chẳng biết cái mịe gì về ghép cả, hoặc là cái kiểu ghép bên Mỹ thì về Mỹ mà kiếm.

=============


Như các bạn nói trên, để làm quen với ghép cà chua thì ban đầu ta thử các kiểu cắt khác nhau rồi mới tiến đến "ghép công nghiệp" bằng ống cao su. Ban đầu chưa ghép giáp thân đi, tức là không cắt rễ cây nào, trồng hai cây cạnh nhau rồi ghép áp vào nhau, khi mắt ghép đã thông máu liền sẹo mới cắt bỏ rễ cây cà chua và ngọn lá cây cà tím, Sau đó tiến lên là ghép bằng băng ni nông ghép, rồi mới ghép ống. Ban đầu là ghép để sống, rồi mới ghép để có giá đủ rẻ đem trồng. Ban đầu là ta tự sướng ta trồng, rồi mới đem bán cây. Nếu bán cây thấy được thì ta mới sắm máy ghép. Tất nhiên là bên Mỹ không có kiểu cà chua và máy ghép này, nên đương nhiên là ta mua máy ta. Cái dân Vịt Kiù Mỹ thì chỉ được cái ăn chơi sành điệu, đủ các loại đỏ đen trắng vàng, còn ghép cấy thì biết mịe j`.


Mình thì dùng thử các cây cà tím các loại, cà pháo, cà dái dê, cà dại, cà độc dược... để thử ghép ớt và cà chua. Ớt thì chỉ nghịch thôi, còng cà chua đắc dụng vì cái bệnh sương mai nói trên. Hiện nay các siêu thị bán đầy cà chua sạch, tất nhiên cho kiểu lợn như anh Vịt Kiù này ăn, toàn các bần cố 10 đời như trên, ngày nay mắc bệnh nghiện tự sướng với quảng cáo trên TV. Ở Miền Bắc hiện hầu như không có cà chua ghép, mà cà chua không ghép khi nắng lên phải phun liên tục thuốc chống sương mai, thì sạch sẽ mẹ gì. Nói chung để có cà chua sạch đúng nghĩa chứ không phải là loại cà chua bán cho lợn nghiện quảng cáo, thì cây ghép là yêu cầu bắt buộc vào các mùa xuân hè thu.

Có nhiều cách ghép đem lại lợi ích lớn, ví như cây cà chua với bệnh sương mai và cái đoạn ghép ở đây. Ngoài ra, còn nhiều cách ghép nữa mà nông dân nhà ta chưa thử. Nông dân tá điền nhà ta đã đưa nhiều mặt hàng lên lớp số 1-2-3 toàn cầu , mà trồng trên các hố bom, nên cái gì chẳng làm được. Hôm nào mình thử ghép cây hạt tiêu với một số cây khác như cây trầu không xem, nó mà mọc được thì chắc là khỏi cái bệnh nan y chết nhanh chết chậm. :lol::lol::lol::lol: Tất nhiên là ta ghép kiểu ta chứ ta không ghép kiểu Mỹ để ta ăn phưn.




Tôi ngờ rằng người viết bài này chưa thực sự ghép cây.
*
Thử nghĩ coi: cắt vát thân cây còn non, rồi nhét đầu
cắt vát đó vào trong một ống cao su nhỏ hơn nó, thì liệu
cái đầu cắt vát đó có còn không, hay bị bét nhè ra rồi?
Nếu 2 đẩu cắt bị bét thì làm sao có thể liền sẹo vào với
nhau thành 1 cây liền?
*
Nếu không muốn đầu cây non cắt vát bị nát, thì lỗ ống phải
nhỉnh hơn thân cây một chút. Như vậy thì nó làm sao giữ
chắc được 2 phần của cây ghép?
*
Xưa nay ghép cây đều phải tay quấn dây buộc cho chặt vừa
phải. Chặt quá hay lỏng quá đều hỏng mặc dù 2 đầu cắt đểu
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau. Trường hợp trên, nhét
2 đầu ghép vào trong một ống cao su, tỷ lệ 2 đầu cắt được
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau gần như không thể.
Sau khi buộc vết ghép, phải giữ khô ráo, và phải có nắng
nhẹ, nhưng bài trên thì tưới nưóc (khả năng bị nhiễm khuẩn
rất cao) và che hết ánh sáng 3 ngày liền. Coi như người ốm
mà bắt nhịn ăn liền 3 ngày, thì làm sao vết thương liền sẹo
được.
*

Tôi không rõ làm thế nào ra được tiêu chuẩn trên, nhưng hạt
giống tôi làm thì sau 3 ngày sẽ nẩy mầm 99% và lớn thành cây
rất to và khoẻ. Cách làm như sau:
*
1- Để giống trái cà gốc, tức là trái đẩu tiên khi cây cà đậu
trái.
2- Khi trái già, bắt đầu thối thì hái về lấy hạt.
3- Rửa hạt, rồi đãi bỏ các hạt không chìm hẳn xuống.
4- Phơi hạt dưới nắng 1 nắng tròn (1 ngày nắng gẵt và nóng).
Nếu trời nắng nhẹ, thì phải 2 ngày. Trong khi phơi, cần đảo hạt
cho khỏi dính, và khô đều 2 mặt hạt (hạt cà bẹt 2 mặt chứ không
tròn như hạt cải).
5- Cất trong lọ thuỷ tinh, đậy nilon cho kín, rồi vặn nút chặt.
6- Từ khi làm hạt và giữ trong lọ đến lúc gieo không quá 360 ngày.
7- Khi gieo thì độ ảm 100%, tốt nhất là trùm mảnh nilon lên trên,
nhưng không được để nước ngập hạt. Nhiệt độ ươm hạt là 25 độ C.
Không cần ngâm hạt nước nóng, mà cứ gieo hạt khô rồi tưới thật đẫm.
Mảnh nilon trùm lên giúp cho độ ẩm không duới 100%. Sau 2 ngày thì
bỏ mảnh nilon cho nắng chiếu lên lá mầm. Ngâm hạt có lợi là hạt được
ngấm nước vào trong chắc chắn và sớm, nhưng có cái dở là hạt bị ướt,
gieo rất khó đểu.
8- Gieo hạt xuống rãnh sâu 2 centimet cách rãnh khác 3 centimet.
Hạt cách hạt 1-2 centimet. Sau khi rắc hạt đêu như vậy, thì tưới
nước lên rất nhẹ, khiến cho rãnh bị san bằng, và hạt bị phủ dày
1 centimet mùn (đất gieo hạt là mùn phân xanh hoai kỹ 100%, không
có lẫn chút đất nào, vì hạt cà rất nhỏ, là mầm nhỏ xíu, nếu bị vùi
sâu dưới đất thật thì không thể đội đất lên được.
9- Sau khi nảy mầm mà được tưói ẩm đểu, nhiệt đô 25-30 độ, nắng hoàn
toàn, giớ nắng trên 12 giờ, sau 30 ngày thì nhổ lên, trồng trong cốc
cao 1 gang tay, miệng đường kính 10 centimet, đựng đầy mùn không có
trộn đất. Tuỳ ý cây lớn chừng nào thì đem ra trồng, hay làm gốc ghép.
*
Mùn ươm cây cà, tôi mua ở tiệm Mỹ, không biết công thức nó làm thế nào.
*
 
Bạn viết tỏ ra rất am hiểu kỹ thuật,
nhưng tỏ ra không biết đọc bài người khác viết.
*
Đó là vì bạn có vấn đề về thái độ.
Một khi người có thái độ xấu, thì đọc không hiểu được.
*
 
Càng đọc ông Vịt Kiù Mỹ này càng buồn cười, hóa ra trước đây ông tung hoành với hành ngàn post nhưng ngạc nhiên về một việc hết sức đơn giản ở Việt nam=dek bít mịe jề.

Chúng ta có thể điểm qua một số bài báo về phương pháp này

Nguồn gốc
"Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím được Trung tâm Phát triển rau Châu Á (AVRDC - Taiwan) chuyển giao cho Viện Nghiên cứu rau quả từ năm 1998 đến nay đã mở rộng ở nhiều vùng trong cả nước: Hải phòng, Bắc giang, Hà nội, Thái bình, Vĩnh phúc...Năm 2005, thông qua Dự án Phát triển nông nghiệp bền vững ven đô (SUSPER), Viện Nghiên cứu rau quả đã chuyển giao công nghệ ghép cà chua cho Công ty giống cây trồng Hà Nội cung cấp cho các huyện ngoại thành hàng vạn cây cà chua ghép."

Chúng ta có thể hiểu, Kỹ thuật của Trung tâm Phát triển rau Châu Á (AVRDC - Taiwan) chỉ là một sáng kiến và sáng kiến này đã được nông dân ứng dụng từ lâu. Cây cà chua có nhược điểm là bệnh sương mai bắt đầu từ rễ-đặc biệt khi trời nóng ẩm, trong khi gốc cà tím lại cực khỏe. Nhưng do giá cây cà chua quá rẻ, mỗi 1000 m2 cần đến vài ngàn cây, nên lương của thợ ghép rất bèo và không đảm bảo thời vụ. Có thể hiểu sang kiến này được chuyển dao ban đầu để hỗ trợ nông dân loại kiết xác xóa đói.

Như vậy, từ một sáng kiến ban đầu không có giá trị kinh tế, tá điền Việt Nam đã biến thành một kỹ thuật, một ngành công nghiệp hái ra tiền và nó còn dẫn đến những bước đột phá kinh tế tiếp theo như xuất khẩu bột cà chua sạch.

Vấn đề là, ghép cà chua không phải chỉ cần vết ghép sống như ghép nhãn, mà cần phải ghép với giá rất rẻ. Mỗi mắt ghép nhãn ở Việt Nam hiện nay (9-2012) là 12k, mỗi cây nhãn có thể có hàng trăm mắt ghép. Còn mỗi cây cà chua ghép thành phẩm chỉ 550 vnđ.

Để ghép cực nhanh và cực rẻ như thế, sáng kiến ban đầu là ống cao su tự hủy-nguồn gốc sáng kiến này là ở Miền Nam , người ghép chỉ cần cắt 2 cây rồi ấn vào ống. Ống này do Việt nam tự sản xuất. Hiện nay dùng ống ghép cao su tự hủy, vào thời gian đầu, dân Miền Nam mới phát minh ra ghép ống cao su, thì dùng ống cao su thường giá 5k/1 mét cắt được 70 đoạn.

Bước sau là dao cắt chuyên dụng như là loại kìm bóp đầu dây mạng-điện thoại thường thấy. Dao này mua của Trung Quốc cho ra vết ghép chữ T tốt hơn ghép cắt chéo và tốc độ cũng nhanh hơn.

Cái chính là gần đây đã cho ra máy ghép, tất nhiên là dân ta, dân Việt nam làm ra như là cái ống ghép bằng cao su tự hủy. Từ đây ghép cà chua mới trở thành một kỹ nghệ kiếm tiền đầy đủ, chứ không phải để chống đói. Mỗi máy mỗi ngày ghép đươc 5 ngàn cây và như thế kịp thời vụ cho hàng mẫu Bắc Bộ, đủ cho một vài gia đình. Đặc biệt là Tây Nguyên Lâm Đồng đã trồng toàn bộ cà chua bằng ghép và trở thành vựa cà chua của cả nước.

Nông dân của chúng ta đã đưa nhiều mặt hàng lên các vị trí 1-2-3 toàn cầu, và rất có thể danh sách đó có thêm bột cà chua. Cây ghép rất khỏe ít sâu->ít thuốc sâu và cà chua sạch đã trong tầm tay.

Ngoài dao Trung Quốc và máy ta, thì các khâu khác của kỹ thuật ghép như giống, chăm sóc... cũng đã phát triển.



=============
giống
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/31081_Ky-thuat-trong-ca-chua-ghep-trai-vu-o-dong-bang-song-Hong.aspx
- Sử dụng các giống cà chua chống chịu bệnh virut, có khả năng ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện nhiệt độ cao như VL 3500, VL 642, Savior, DV 2926, Kim cương, Trang nông 05… làm ngọn ghép.
- Gốc ghép là giống cà tím EG 203.


=============

xử lý giống
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/7467_Ghep-ca-chua-tren-goc-ca-tim.aspx
Hạt cà tím, hạt cà chua ngâm riêng trong dung dịch thuốc tím 0,5% trong 1 giờ, sau ngâm tiếp 5-6 giờ trong nước sạch, đem ủ ấm trong 1-2 ngày, khi hạt nứt nanh, gieo trong khay, bầu (đường kính bầu 5-7cm, cao 10-15cm) hay vỉ xốp, có lỗ thoát nước ở đáy.

Giá thể trong khay, bầu gồm: 60-70% là đất phù xa, bùn ao hoặc đất thịt nhẹ giàu mùn phơi ải, đập nhỏ + (30-40%) phân chuồng ủ hoai mục với 5% supe lân. Hạt cà tím được gieo trước hạt cà chua 4-5 ngày. Khi cà chua và cà tím gieo được 15-20 ngày, có 3-4 lá thật thì tiến hành ghép.

===============
xử ký giống kiểu khác
http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=1&itemid=2121&lang=vn&expand=news
- Thành phần gồm giá thể đất tơi xốp không bị nhiễm pHèn, mặn phối trộn với cám dừa, tro trấu (tỉ lệ 1-1-2).
- Hạt giống được ngâm ủ 6-7g hạt giống ngọn (cà chua) và 6-7g hạt giống gốc (cà tím) để trồng cho 1.000m2, khi hạt nứt nanh có thể gieo trong khay hoặc bầu (đường kính 5-7 cm, cao 10-15 cm).
- Gốc ghép cà tím kháng bệnh gieo trước hột ngọn cà chua từ 5-7 ngày để tương xứng thân ghép sau này, đường kính cây cà tím khi ghép được 0,2-0,3cm và cây được 3-5 lá.
- Khi cà chua được 12-15 ngày, có 3-4 lá thật thì tiến hành ghép, đường kính thân cây từ 0,2-0,3 cm.


==============
Ghép
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/7467_Ghep-ca-chua-tren-goc-ca-tim.aspx
Dùng dao lam đã khử trùng qua cồn 90o, cắt vát thân cà tím phía trên hai lá mầm và cắt vát thân cà chua phía dưới hai lá thật, rồi dùng dây chun buộc chặt hai đoạn nối nhau cho thật kín.

Ghép xong cần che mát 70% ánh sáng trực tiếp bằng lưới nilon màu đen (của Trung Quốc) đồng thời che mưa trong 10 ngày. Khi cây ghép đã liền sẹo, cắt bỏ dây chun để cây phát triển bình thường, mang ra nơi có nhiều ánh sáng. Tiếp tục chăm sóc đến khi cây ghép có 4-6 lá thật, cao 25-30cm là đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng sản xuất.


==============
ghép kiểu khác
http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=1&itemid=2121&lang=vn&expand=news
- Cây ghép phải khô ráo, dùng lưỡi lam tiệt trùng bằng cồn 900, cắt ngang thân cây cà tím làm gốc ghép phía trên 2 lá mầm (lấy phần gốc) và cắt ngang thân cà chua phía trên 2 lá mầm (lấy phần ngọn). Chú ý vết cắt cách 2 lá mầm 1 cm, nếu cắt thấp cây dễ sinh rễ phụ làm mất tác dụng của gốc ghép.
- Dùng ống ghép tự hoại, khô ráo và có đường kính thích hợp, ghép dính gốc cà tím với ngọn của gốc cà chua. Ghép xong che nắng 100% sau đó tăng dần lượng ánh sáng từ ngày thứ 4 trở đi; che mưa trong 10 ngày đầu và chắn xung quanh để hạn chế gió lùa làm bốc thoát hơi nước của lá nhanh. Những ngày đầu sau khi ghép nên phun mù thường xuyên (2 giờ/lần). Sau 3 ngày ghép, phun phân urê pha thật loãng và có thể phun phân NPK(20-20-15) pha loãng sau đó phun tiếp tục vài ngày 1 lần (10 gr/10 lít nước), chú ý ngưng phun phân 2-3 ngày trước khi đem trồng.
- Tiếp tục chăm sóc đến khi cây được 4-6 lá thật, cao 25-30 cm (khoảng 10-12 ngày sau ghép) là đủ tiêu chuẩn đem ra ruộng trồng.

==========

chăm
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/7467_Ghep-ca-chua-tren-goc-ca-tim.aspx
Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc bộ: 8-10 tạ phân chuồng hoai mục + 20kg NPK (5:10:3:S) bón lót khi trồng. Bón thúc 3- 4 lần, khi cây có nụ, sau mỗi lần thu quả bằng 10-15kg phân NPK (12:5:10:S). Nếu không có phân NPK có thể bón phân đơn với lượng: 25-30kg lân supe+10-12kg ure+10-12kg kaliclorua. Thường xuyên tỉa nhánh, lá gốc cho thông thoáng, làm giàn cho cà chua tựa, tránh đổ ngã khi mang quả.

Phun chế phẩm H-K (Humat-K)+Multi-K định kỳ cho cà chua, 10 ngày/lần để tăng khả năng chống bệnh, bền cây.

Vụ sớm, vụ hè cần chọn chân ruộng cát pha hay thịt nhẹ, thoát nước, tráng nắng, nhiều màu. Nếu đất chua, độ pH<6 cần bón 20-25kg vôi bột khi làm đất.


========================

chăm kiểu khác


Cà chua là loại cây rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nông dân còn gặp trở ngại, đó là bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, có thể gây thất trắng. Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra cách hạn chế thiệt hại này bằng cách ghép đọt cà chua lên gốc cà tím. Đây là biện pháp không dùng hóa chất độc hại, an toàn cho người và môi trường, phù hợp với xu thế phát triển thân thiện với môi trường.
Giới thiệu một số giống cà chua làm ngọn ghép phổ biến hiện nay: F1 Red Crown 250, Trang Nông 05, Kim Cương đỏ, BM 199, DV 2926, F1 607, …
I. KỸ THUẬT GHÉP CÀ CHUA TRÊN GỐC CÀ TÍM:
1. Chuẩn bị cây ghép:
- Thành phần gồm giá thể đất tơi xốp không bị nhiễm pHèn, mặn phối trộn với cám dừa, tro trấu (tỉ lệ 1-1-2).
- Hạt giống được ngâm ủ 6-7g hạt giống ngọn (cà chua) và 6-7g hạt giống gốc (cà tím) để trồng cho 1.000m2, khi hạt nứt nanh có thể gieo trong khay hoặc bầu (đường kính 5-7 cm, cao 10-15 cm).
- Gốc ghép cà tím kháng bệnh gieo trước hột ngọn cà chua từ 5-7 ngày để tương xứng thân ghép sau này, đường kính cây cà tím khi ghép được 0,2-0,3cm và cây được 3-5 lá.
- Khi cà chua được 12-15 ngày, có 3-4 lá thật thì tiến hành ghép, đường kính thân cây từ 0,2-0,3 cm.
2. Các bước ghép:
- Cây ghép phải khô ráo, dùng lưỡi lam tiệt trùng bằng cồn 900, cắt ngang thân cây cà tím làm gốc ghép phía trên 2 lá mầm (lấy phần gốc) và cắt ngang thân cà chua phía trên 2 lá mầm (lấy phần ngọn). Chú ý vết cắt cách 2 lá mầm 1 cm, nếu cắt thấp cây dễ sinh rễ phụ làm mất tác dụng của gốc ghép.
- Dùng ống ghép tự hoại, khô ráo và có đường kính thích hợp, ghép dính gốc cà tím với ngọn của gốc cà chua. Ghép xong che nắng 100% sau đó tăng dần lượng ánh sáng từ ngày thứ 4 trở đi; che mưa trong 10 ngày đầu và chắn xung quanh để hạn chế gió lùa làm bốc thoát hơi nước của lá nhanh. Những ngày đầu sau khi ghép nên phun mù thường xuyên (2 giờ/lần). Sau 3 ngày ghép, phun phân urê pha thật loãng và có thể phun phân NPK(20-20-15) pha loãng sau đó phun tiếp tục vài ngày 1 lần (10 gr/10 lít nước), chú ý ngưng phun phân 2-3 ngày trước khi đem trồng.
- Tiếp tục chăm sóc đến khi cây được 4-6 lá thật, cao 25-30 cm (khoảng 10-12 ngày sau ghép) là đủ tiêu chuẩn đem ra ruộng trồng.
* Chú ý: Giai đoạn cây con (trước và sau khi ghép) nên đề phòng một số bệnh như: lở cổ rễ, thối gốc, héo cây con... cần phun định kỳ 7-10 ngày/lần một số loại thuốc như sau: Folpan, Anvil, Validacine, Metaxyl, ...
II. KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA GỐC GHÉP:
1. Thời vụ:
Trồng được quanh năm, tuy nhiên cũng chia ra làm 3 vụ chính:
- Đông Xuân: Gieo tháng 10-11dl và thu hoạch vào tháng 1-2 dl năm sau, đây là vụ mùa thích hợp nhất. Giai đoạn cây con trong thời điểm còn mưa cần chăm sóc cẩn thận.
- Xuân Hè: Gieo tháng 12-1dl và thu hoạch vào tháng 3-4dl, cây sinh trưởng hoàn toàn trong mùa khô, nóng nên khả năng đậu trái kém, cần chọn giống chịu nóng.
- Hè Thu: Gieo vào tháng 6-7dl và thu hoạch vào tháng 9-10dl, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa mưa, do đó đất trồng phải thoát nước tốt, chọn giống chịu mưa, ít rụng hoa, ít nứt trái, chín có màu đỏ đẹp.
2. Chuẩn bị đất trồng:
- Chọn đất: Cà chua chịu úng kém nên chọn đất cao ráo dễ thoát nước. Trên đất cũ (đất chuyên rau, đã trồng vụ rau trước): Chú ý ít nhất 1-2 vụ trước không trồng các cây nhóm cà (ớt, cà tím, cà pháo, thuốc lá). Bởi vì các cây này cùng chung họ hàng nên có cùng tác nhân gây hại (bệnh héo xanh trên cà chua, cà phổi, ớt) và chúng có sẵn trong đất dễ dàng gây hại cho cây con.
- Lên líp:
* Đối với líp đôi: mặt líp rộng 1,0-1,3m; cao 0,2m; trồng 2 hàng; lối đi 0,5m; khoảng cách cây 0,5m; mật độ 2.500 cây/1.000m2; phù hợp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp như cà chua F1 giống 607.
* Đối với líp đơn: mặt líp rộng 0,6m; cao 0,3-0,4m; trồng 1 hàng; lối đi 0,6m; khoảng cách cây 0,5m; mật độ 1.600 cây/1.000m2; phù hợp trồng trong mùa mưa và loại hình sinh trưởng cao như cà chua Red Crown 250. Giống thấp cây trồng khoảng cách trồng là 0,3-0,4m.
3. Sử dụng màng phủ nông nghiệp:
Sử dụng màng phủ nông nghiệp để che phủ mặt líp trong canh tác cà chua nhằm mục đích:
- Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm lá trên lá chân.
- Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ chết trong màng phủ.
- Điều hòa ẩm độ và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc thoát hơi nước trong mùa nắng, hạn chế nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẫy rễ phát triển, tăng sản lượng.
- Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.
- Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
- Hạn chế độ pHèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên pHèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
4. Bón phân: Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình cho toàn vụ trên 1.0002 như sau: 20kg urê + 50kg Super lân + 20kg KCl + 12kg Calcium nitrat + 50kg 16-16-8 (đối giống thấp cây) hoặc 70kg 16-16-8 (đối với giống cao cây) + 1 tấn phân chuồng hoai + 100kg vôi bột.
- Bón lót: 50kg Super lân, 3kg KCl, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg 16-16-8, 100kg phân chuồng, 100kg vôi.
- Bón thúc:
* Lần 1: 15-20 ngày sau khi trồng, bón: 4 kg urê + 3kg KCl + 10 kg 16-16-8 + 2kg Calcium nitrat.
* Lần 2: 35-40 ngày sau khi trồng (khi đã đậu trái nhiều), lượng bón: 6kg urê + 5kg KCl + 10-15kg 16-16-8 + 2kg Calcium nitrat.
* Lần 3: khi cây 60-65 ngày sau khi trồng, khi cây bắt đầu thu trái rộ, lượng bón: 6kg urê + 5kg KCl + 10-15kg 16-16-8 + 3kg Calcium nitrat.
* Lần 4: Khi cây 70-80 ngày sau khi trồng đối với giống cao cây (giống thấp cây thu hoạch xong), lượng bón: 4kg urê + 4kg KCl + 10-15kg 16-16-8 + 3kg Calcium nitrat.
*Chú ý: Cây họ cà (cà chua, ớt) rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu Calcium, biểu hiện là thối đít trái. Ngoài việc bón lót vôi bột, nếu không bón thúc Calcium nitrat vào đất như hướng dẫn trên thì có thể bổ sung bằng CaCl2, nồng độ 2-4% phun trên lá định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển.
5. Chăm sóc:
- Tưới tiêu nước: Cà chua cần nhiều nước nhất là lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô kéo dài thì tưới thấm là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới 1 lần.
- Làm giàn, tỉa chồi, lá chân bị bệnh.
- Tỉa trái: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 trái, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, trái lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.
- Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vụ gọn.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
* Sâu hại:
a. Sâu xanh đục trái (Heliothis amigera): Thăm ruộng thường xuyên, ngắt bỏ ổ trứng sẽ diệt được phần lớn sâu non sắp nở, phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao. Dùng các loại thuốc như Sumicidin 10EC, Karate 2,5EC, ...Nên thay đổi chủng loại thuốc hoặc dùng các loại thuốc đặc trị như Mimic 20F, phun vào buổi tối và có thể phối hợp với 1 loại thuốc khác để tăng hiệu quả.
b. Dòi đục lá, vẽ bùa (Liriomyza spp): Ruồi rất nhanh quen thuốc, cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên, trong mùa nắng dòi phá hại nặng, để hạn chế nên phun ngừa định kỳ 7-10 ngày với dầu khoáng DC-Tron plus (Caltex), trong giai đoạn vườn ươm và 1 tháng sau khi trồng, khi nhiều lá bị dòi đục nên phun dầu khoáng kết hợp với các loại thuốc gốc cúc Peran, Sumialpha, Baythroit,...
c. Bọ phấn trắng, rệp phấn trắng (Bemisia tabaci): Phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao,
hoặc phun thường xuyên định kỳ. Loài này cũng truyền bệnh siêu vi trùng như các loài rầy mềm. Phun Admire 50EC, Vertimec, Confidor 100SL, ...chú ý phun ở mặt dưới lá.
d. Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura): Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Decis 2.5EC có thể pha trộn với Atabron 5EC.
* Bệnh hại:
a. Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani, Phytophtora sp, Pythium sp): Nên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục, không để vườn ươm quá ẩm. Trộn thuốc trừ nấm vào đất hoặc tưới đất để khử mầm bệnh, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Ridomil, Anvil, Derosal, Appencarb, Tilt,...
b. Bệnh héo xanh, chết nhát (Vi khuẩn Pseudomonas solanacerum, nấm Fusarium oxysporum. F. lycopersici, Sclerotium sp.): Cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh, dùng vôi bột hoặc Kasuran, Copper zinc, Vertimec rải hoặc tưới vào đất, phun ngừa bằng Kasumin, Kasugamicin.
c. Bệnh thán thư (Colletotrichum phomoides): Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh, bố trí thời vụ hợp lý hoặc tránh để trái khi có mưa nhiều. Phòng trị bằng thuốc Copper-B, Manzate 200, Mancozeb 80BHN, Antracol 70WP, Ridomil 25WP, Derosal 50SC,...
d. Bệnh mốc đen lá (Cladosporium fulvum): Tiêu hủy các lá cây bệnh. Phun ngừa bằng CopperB, Rovral, Topsin M, Derosal, Ridomil,...
e. Bệnh héo muộn, sương mai (do nấm Phytopthora infestan): Phun các loại thuốc Aliette 80WP, Manzate 200, Mancozeb 80WP, Curzate M8, Ridomil.
* Lưu ý: Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Monitor, Methylparathion, Azodrin, Furadan,... nhất là trong thời gian thu hái trái.
7. Thu hoạch:
Cà chua cho thu hoạch trái khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch trái kéo dài từ 30-60 ngày tùy theo giống sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc. Năng suất các giống nhập nội đạt 30-40 tấn/ha.
======================

kiểu khác
http://tanyen.bacgiang.gov.vn/news/61/3037
Không vun cao cây cà chua ghép quá vết ghép, vì cà chua ra rễ phụ ở vết ghép làm mất tác dụng chống bệnh và chống úng của gốc ghép.
1. Thời vụ ghép: Gieo hạt cà tím từ ngày 5 - 6 đến 20 - 6, gieo hạt cà chua từ ngày 16 - 6 đến 30 - 6 (gieo hạt cà chua sau cà tím 10 ngày), trồng cây đã ghép vào cuối tháng 7 đầu tháng8.
+ Gieo hạt: Gieo hạt cà tím vào khay hoặc túi bầu có kích thước 6x9x7 cm, hỗn hợp trong bầu gồm 70% đất màu trộn đều với 30% phân chuồng ủ mục, 1m3 hỗn hợp trộn thêm 5 kg lân super, hạt cà chua gieo gần nơi gieo hạt cà tím để thuận tiện cho việc ghép sau này. Gieo 2-3 hạt cà tím 1 lỗ. Tưới đủ ẩm đến khi cây mọc đều. Giai đoạn cây con cần phun phòng sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng truyền bệnh xoăn lá và bệnh lở cổ rễ bằng Regent 1% và Benlat C 10% định kỳ 5 ngày 1 lần.
+ Ghép cây: Khi cây cà tím có 4-5 lá thật, cao 15 - 18 cm, cây cà chua có 3-4 lá thật, cao 12-15 cm thì tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt vát 30 độ thân cây cà tím phía trên 2 lá mầm, có thể chọn vị trí nào đó để cắt thân cà tím cho tương xứng với đường kính thân cây cà chua, cắt thân cà chua góc 30 độ dưới lá thật, dùng ống cao su có đường kính 2-3 mm giữ gốc ghép và ngọn ghép áp sát 2 mặt vát vào nhau.
2. Chăm sóc cây sau ghép: Để cây đã ghép vào nhà che kín bằng ni-lông trong suốt, ngoài phủ lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 tiếng một lần nếu trời nắng to. Giữ cây ghép trong nhà một tuần. Khi vết ghép đã liền, đưa cây ra nhà có mái che sáng để cây quang hợp trong 3-4 ngày thì có thể trồng ra đồng.
Tỷ lệ cây sống sau ghép là 90- 95%. Khi trồng cà chua ghép thì chăm sóc theo quy trình trồng cà chua bình thường. Cà chua ghép trồng trong vụ hè thu do nhiệt độ cao làm cho đậu quả kém, cần phun hoóc-môn đậu quả là dung dịch CPA (4- clorophenoxy axetic axit) khi cây có hoa, 2 ngày phun 1 lần vào buổi chiều mát lên các chùm nụ sắp nở.

====================
kiểu khác
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/67/18428/Ky-thuat-ghep-ca-chua-.aspx
Yêu cầu

Sản xuất giống cà chua ghép yêu cầu có 3 khu vực liên hợp với nhau: khu gieo ươm cây con để ghép, khu vực ghép (nằm trong nhà, có nhiệt độ khoảng 20 - 25oC, ẩm độ không khí 80 - 90%), và khu bảo quản chăm sóc cây sau khi ghép.

Giá thể gieo hạt là hỗn hợp của một số vật liệu chính sau: than bùn, phân bò, phân NPK. Để sản xuất 1 triệu cây giống cần: 12 tấn than bùn, 6 tấn phân bò, 75kg vôi bột, 25kg NPK 16-16-8, 50kg super lân và 120kg EM. Tất cả trộn đều, ủ từ 30-60 ngày, sau đó xay nhỏ và loại bỏ tạp chất cứng, dùng vỉ xốp loại 84 lỗ/vỉ rồi cho đầy giá thể và nén nhẹ bằng máy dập.

Cách gieo

Tiêu chuẩn hạt giống ghép và ngọn ghép đạt độ sạch 99%, độ ẩm trên 10%, tỉ lệ nảy mầm trên 85%, sức nảy mầm sau gieo 4 ngày phải đạt 85%. Lượng giống cần cho 1ha là 65-70g giống gốc và 65-70g giống ngọn.

Lưu ý, gốc ghép được gieo trước cây lấy ngọn ghép 4 ngày. Trước khi gieo cần ngâm ủ hạt giống với nước ấm khoảng 45oC, sau 3 tiếng thì vớt ra đem gieo và vỉ đất hỗn hợp đã chuẩn bị, gieo xuống khoảng 0,5cm, lấp đất kín hạt bằng một lớp giá thể mỏng. Sau đó xếp vỉ thành một khối và dùng hạt phủ kín. Sau 3 ngày kiểm tra thấy có mầm trắng đội lên thì đưa cây ra khu vườn ươm để chăm sóc.

Chăm sóc

Trong vườn ươm phải chú ý tưới đủ nước và phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là giòi đục lá và bệnh lở cổ rễ, thối gốc.

Khoảng 10 ngày sau khi gieo, phải dặm lại những cây không mọc, 15-16 ngày sau gieo đối với cây dùng làm ngọn ghép và 19-20 ngày đối với cây dùng làm gốc ghép thì hạn chế tưới nước để cây đanh cứng. 25-26 ngày sau khi gieo (hạt dùng làm cây gốc) phân loại cây và đưa vào khu vực ghép.

Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép và ngọn ghép: cây dùng làm gốc ghép có chiều cao TB 18-20cm, có từ 5-6 lá, đường kính thân cây 0,2-0,3cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh. Còn với cây làm ngọn ghép có chiều cao TB 15-18cm, có 4-5 lá, đường kính thân cây 0,2-0,3cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh.

Dụng cụ ghép

Dụng cụ gồm: dao lam tiệt trùng, ống cao su ghép, chiều dài 14-15mm, đường kính 3,3-3,4mm, độ dày thành ống 0,3-0,5mm.

Cách ghép

Trước khi đưa vào phòng ghép cây phải tưới đủ ẩm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi ghép 5-7 ngày. Việc tưới nước phải thực hiện trước đó ít nhất 15 phút để khi ghép cây khô ráo.

Cắt gốc ghép trước bằng cách tay trái cầm ngọn cây, tay phải cầm dao, cắt vát 30-45 độ, vết cắt phẳng. Tay trái bỏ ngọn vừa cắt vào sọt rác và tiếp tục cầm ngọn của cây lấy làm ngọn ghép, tay phải cắt ngọn ghép, cũng cắt vát 30-45 độ, sau đó lấy ống cao su ấn vào ngọn ghép vừa cắt. Tay trái vẫn cầm ngọn ghép đã có ống cao su, ấn nhẹ vào gốc ghép sao cho hai mặt cắt của ngọn và gốc áp sát vào nhau là được.

Chú ý: Ở gốc ghép vết cắt trên lá mầm khoảng 2-2,5cm, ngọn ghép cắt dài khoảng 5-6cm. Cứ khoảng 10 phút phun ẩm cho cây đã ghép một lần, chỉ phun sương mù, tránh đọng thành giọt.

Chăm sóc cây ghép:Ngày đầu sau ghép thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn tươi. Từ ngày thứ 2-3 trở đi, tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn. Ba ngày sau ghép, cây phải được che bóng để có ánh sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng sớm và chiều mát. Ngày thứ 7 trở đi cho cây sống điều kiện đủ sáng. Khoảng 10-12 ngày sau khi ghép có thể đem trồng.

=================
máy ghép
http://www.vatgia.com/raovat/2767/4517818/may-ghep-cay-ca-chua-su-dung-cho-vuon-uom.html
cng1331877566.jpg



Siêu giống cà chua
61177c1c_ca_chua1.jpg



truyền bà cách ghép thủ công
DSC03597%2520%28FILEminimizer%29_0_0.jpg



trại giống Tây Nguyên
http://baolamdong.vn/kinhte/201203/dai-tra-ca-chua-ghep-don-duong-2158208/
"Với số lượng giống cà chua ghép bán ra ban đầu mỗi ngày từ trên dưới 10 ngàn cây, đến nay đã tăng lên từ 25 ngàn cây đến 30 ngàn cây. Giá bán mỗi cây giống thời điểm giữa tháng 3/2012 là 600 đồng."
images758604_Tr3.2.jpg






=========================
địa chỉ mua dụng cụ ống cao su
http://iasvn.org/menutop/Phong-NC-Ky-thuat-canh-tac-001710032009pbd.html



miền bắc khó mua hơn và giá giống đắt hơn
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/67/18428/Ky-thuat-ghep-ca-chua-.aspx
Về gốc ghép và ống tự phân hủy: Có thể sử dụng các giống cà chua dại (bà con quen gọi là cà chua kiu, quả nhỏ bằng đầu ngón tay út nhưng rất sai quả, hầu như sinh trưởng và ra quả quanh năm, chống chịu sâu bệnh tốt), các giống cà chua thuần của địa phương đã được trồng lâu đời ở địa phương, hoặc hạt của cây cà tím EG 203 (được nhập nội từ Đài Loan và Nhật Bản). Bạn có thể tự nhân các giống này để làm gốc ghép.

TS. Ngô Quang Vinh ở Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam còn cho biết: ngoài việc chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân trồng cà chua các tỉnh, Viện cũng đã nghiên cứu, sản xuất được giống cà chua làm gốc ghép (hiện có thể cung cấp đủ giống cho sản xuất), đồng thời sản xuất được ống cao su để ghép (ống có độ mềm thích hợp, có khả năng tự giãn nở và rách tự nhiên, không phải can thiệp như của các nơi khác). Nếu bạn ở phía Nam, liên hệ qua số điện thoại: 08.9104027; 0913120909; ở phía Bắc, liên hệ với Công ty TNHH NN Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, 136 Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Hà Nội, ĐT: 04.7643447; Bộ môn Rau và Gia vị (Viện Nghiên cứu Rau quả) thị trấn Trâu Quì-Gia Lâm-Hà Nội, ĐT: 04. 8276312. Các đơn vị này hiện đang có cà chua ghép hoàn chỉnh bán với giá 1.200 đồng/cây.





he he he he, ông Vịt Kiù Mỹ đã ngờ đủ chưa nhể :lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol:

Về tán gẫu vớí Vịt Kùi Mỹ thì người ta có câu là "ca ve kể chuyện, thằng nghiện trình bầy" :lol::lol::lol:. Nước Mỹ có vùng nhiệt đới gió mùa đồng bằng phì nhiêu lớn hơn nhiều Việt Nam, nhưng hãy học đắp đê như Việt Nam đã rồi hãy khoe kỹ thuật nông nghiệp, học được đắp đê thì học Việt nam làmg cá da trơn cũng còn sớm. Học được Việt nam cách làm cá da trơn rồi thì học Việt Nam cách trồng hạt tiêu cà phê ca cao điều nhiên với lúa cũng vẫn sớm. Học được các trồng các thứ đo rồi học Việt nam cách trồng cây cà chua còn khướt.



Tôi ngờ rằng người viết bài này chưa thực sự ghép cây.
*
Thử nghĩ coi: cắt vát thân cây còn non, rồi nhét đầu
cắt vát đó vào trong một ống cao su nhỏ hơn nó, thì liệu
cái đầu cắt vát đó có còn không, hay bị bét nhè ra rồi?
Nếu 2 đẩu cắt bị bét thì làm sao có thể liền sẹo vào với
nhau thành 1 cây liền?
*
Nếu không muốn đầu cây non cắt vát bị nát, thì lỗ ống phải
nhỉnh hơn thân cây một chút. Như vậy thì nó làm sao giữ
chắc được 2 phần của cây ghép?
*
Xưa nay ghép cây đều phải tay quấn dây buộc cho chặt vừa
phải. Chặt quá hay lỏng quá đều hỏng mặc dù 2 đầu cắt đểu
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau. Trường hợp trên, nhét
2 đầu ghép vào trong một ống cao su, tỷ lệ 2 đầu cắt được
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau gần như không thể.
Sau khi buộc vết ghép, phải giữ khô ráo, và phải có nắng
nhẹ, nhưng bài trên thì tưới nưóc (khả năng bị nhiễm khuẩn
rất cao) và che hết ánh sáng 3 ngày liền. Coi như người ốm
mà bắt nhịn ăn liền 3 ngày, thì làm sao vết thương liền sẹo
được.
*

Tôi không rõ làm thế nào ra được tiêu chuẩn trên, nhưng hạt
giống tôi làm thì sau 3 ngày sẽ nẩy mầm 99% và lớn thành cây
rất to và khoẻ. Cách làm như sau:
*
1- Để giống trái cà gốc, tức là trái đẩu tiên khi cây cà đậu
trái.
2- Khi trái già, bắt đầu thối thì hái về lấy hạt.
3- Rửa hạt, rồi đãi bỏ các hạt không chìm hẳn xuống.
4- Phơi hạt dưới nắng 1 nắng tròn (1 ngày nắng gẵt và nóng).
Nếu trời nắng nhẹ, thì phải 2 ngày. Trong khi phơi, cần đảo hạt
cho khỏi dính, và khô đều 2 mặt hạt (hạt cà bẹt 2 mặt chứ không
tròn như hạt cải).
5- Cất trong lọ thuỷ tinh, đậy nilon cho kín, rồi vặn nút chặt.
6- Từ khi làm hạt và giữ trong lọ đến lúc gieo không quá 360 ngày.
7- Khi gieo thì độ ảm 100%, tốt nhất là trùm mảnh nilon lên trên,
nhưng không được để nước ngập hạt. Nhiệt độ ươm hạt là 25 độ C.
Không cần ngâm hạt nước nóng, mà cứ gieo hạt khô rồi tưới thật đẫm.
Mảnh nilon trùm lên giúp cho độ ẩm không duới 100%. Sau 2 ngày thì
bỏ mảnh nilon cho nắng chiếu lên lá mầm. Ngâm hạt có lợi là hạt được
ngấm nước vào trong chắc chắn và sớm, nhưng có cái dở là hạt bị ướt,
gieo rất khó đểu.
8- Gieo hạt xuống rãnh sâu 2 centimet cách rãnh khác 3 centimet.
Hạt cách hạt 1-2 centimet. Sau khi rắc hạt đêu như vậy, thì tưới
nước lên rất nhẹ, khiến cho rãnh bị san bằng, và hạt bị phủ dày
1 centimet mùn (đất gieo hạt là mùn phân xanh hoai kỹ 100%, không
có lẫn chút đất nào, vì hạt cà rất nhỏ, là mầm nhỏ xíu, nếu bị vùi
sâu dưới đất thật thì không thể đội đất lên được.
9- Sau khi nảy mầm mà được tưói ẩm đểu, nhiệt đô 25-30 độ, nắng hoàn
toàn, giớ nắng trên 12 giờ, sau 30 ngày thì nhổ lên, trồng trong cốc
cao 1 gang tay, miệng đường kính 10 centimet, đựng đầy mùn không có
trộn đất. Tuỳ ý cây lớn chừng nào thì đem ra trồng, hay làm gốc ghép.
*
Mùn ươm cây cà, tôi mua ở tiệm Mỹ, không biết công thức nó làm thế nào.
*
 
:lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol::lol:

Ối giời ông Vịt Kiù. Mình nhắc lại là, gia đình 10 đời mù chữ bây giờ chết đói tri thức cái gì cũng xực , xực bừa bãi trên mạng internet toàn cám bã. Miễn phí. Thế ra anh đã biết người ta che nắng cho cây 3 ngày để cây no nó như thế nào rồi cơ nhỉ ? Anh đã biết người ta đút cái ống nhũn vào cây nhũn thế nào rồi nhỉ.




Cái video ấy khác xa các cách ghép cà tím như đã trình bầy trên, mình tuyển chọn một số bài báo nói đến các cách chăm sóc khác nhau mà mình đã đánh giá là đúng. Cái Video này chắc dùng phát TV miễn phí để bà con nông dân tự sướng, còn các đồng chí lãnh đạo quen phè phỡn tưởng đồng bào ta sướng lắm, dưới ách cai trị của các đồng chí ấy thì bà con làm giầu dễ lắm.

Như mình nói trên. Cách ghép cây cà chua lên cây cà tím đã thực hiện một cuộc đạih cách mạng trong trồng cà chua ở Việt Nam, mở toang ra hướng làm cà chua sạch trong tương lai chứ không phải cà chua lởm, trước mắt biến Tây Nguyên thành vựa cà chua của cả nước . Và mình nhắc lại là, cách ghép đó hoàn toàn do nông dân Tây Nguyên thực hiện. Sau thấy làm ăn được thì các viện nghiên cứu mới ồ ạt học theo bán giống. Các viện nghiên cứu cuả đ&cp không hề có tí phát triển nào cho cây cà chua ghép như họ nhận vơ trên kia, mà họ ăn cắp kỹ thuật ghép để lĩnh tiền nhà nước và nhồi sọ cho lợn loại cám lởm. Thậm chí đến cả máy ghép nay đã có nhiều thì các viện nghiên cứu bú sữa đ&cp cũng không hề tham gia một chút xíu nào hết.



Có thể so sánh dễ dàng kinh nghiệm ghép phổ biến để thấy cái lạc hậu và sai lầm trong video dưới đây.


Thứ nhất, cái kỹ thuật ghép nghư trên, mỗi cây mất 5 phút, tiếng được 12 cây, ngày tối đa được 100 cây, thì bao nhiêu công lao động để có một vạn cây và cả tỉnh Lâm Đồng ?

Thứ hai. bây giờ khi kỹ nghệ này đã phát triển với các trang trại giống quy mô như trên, mỗi ngày 2-3 vạn cây giống, người ta đã sản xuất ra ống cao su tự hủy, còn ai dùng giun xe đạp ghép cây nữa ?

Thứ ba, có thể dễ dàng thấy cây cà tím trong đó mới chỉ cao 10-15cm, nó còn nhũn nhùn nhùn, làm gì có chuyện cây đanh.

Các cách ghép kể trên cần chú ý đặc biệt điều kiện vô trùng, cái video trên nó vô trùng thế nào đó nhỉ ?

Đấy mới chỉ là 4 nét điển hình, còn các kỹ thuật trồng cây sao cho đanh, tuổi cây bao nhiêu ngày, chăm sóc thế nào, đất trộn gồm những gì.... thì cái video này có đề cập đến không , không hề.

Ngay cả cái động tác ghép nay đã thành nghề chính xác như tay trái cầm ngọn, tay phải cầm dao, thì cái Video này trông như là một anh thành phố xịn đi cuốc đất không sai tí nào.



Để mình dạy anh Vịt Kùi Mèo chút.

Đây là bản nhái vụng về từ kỹ thuật trồng và ghép sơ khai cách đây 5-6 năm rồi, lúc bấy giờ mới chỉ ghép được mỗi người một vài ngàn cây một mùa để tự sướng, chưa thể trở thành kỹ nghệ hái ra tiền như ngày nay. Chính vì thế, người ta mới chưa có ống cao su chuyên dụng do các trang trại Tây Nguyên đặt hàng các nhà sản xuất cao su. Vì chưa có ống cao su chuyên dụng, nên giữ cây không khít. Chính vì thế nên mới ghép cây từ lúc còn non, cây nhiều nước, còn có khả năng sống sót nhưng tỷ lệ không cao. Các viện ngâm kiú chuyên sống bằng tiền ngân sách ở Việt nam thì đầy rẫy máy phun sương và hóa chất để giữ cái ngọn không tiếp xúc chặt nó không chết. Còn nông dân Việt nam điện chập chờn 50-100 volt còn chưa đủ cơ ạ. Cái cây non đã đem mổ xẻ khác gì thai nhi bị chấn thương đâu.

Còn ngày nay, từ lúc gieo cây cà tím đến lúc bán cây giống là 35 ngày, đến lúc ghép là 25 ngày. cây cà chua ngọn trồng sau cây cà tím 4 ngày. Lúc đó cây cà tím đã cao 25-30 cm, cả hai cây đã đanh tức có gỗ cứng. Chưa hết, trước khi ghép 3-4 ngày cho đến cách lúc ghép 30 phút người ta còn có chế độ tưới đặc biệt để cây đanh rắn lại. Lúc này thân cây đã 5-7mm, nhét vào cái ống cao su 3mm là chật, ống căng, giữ khít vết ghép. ống cũng cắt 14mm chứ không cắt 10mm như cái video nhảm nhí này. Ngày nay mỗi người một ngày ghép thủ công được 1000 cây gấp 10 lần cái video trên, mới có cơm mà ăn. Ghép máy nhiều hơn, cái loại cây non trên cho vào ghép máy thì nó cho ra rau lợn.

Ngoài ra, trong điều kiện không có máy phun sương, người ta tiến hành tưới bón qua lá bằng dung dịch đặc biệt, gồm các ion Mg Mn Cu NH4 NO3 K Ca Na PO4 SO4 Cl MoO4.... như kể trên được làm từ phân bón qua lá. Đồng thời người ta vặt trụi là cây ngọn hay chỉ để lại vài lá nhỏ giảm tiêu hao nước. Dung dịch trên thực chất chủ yếu là các chất khoáng dinh dỡng tinh chất cung cho cây khi cây chưa nối, đồng thời chống nấm và vi sinh vật.

Bạ cái cám miễn phí gì cũng ăn , thì là giống ăn cám.

Các cách ghép trên cũng chưa phải hoàn chỉnh như mình đã nói ở post trước. Một số điểm như là khi nhổ cây nó vẫn tổn thương rễ-nguyên nhân chính gây bệnh trước đây và làm cây còi. Ngày nay, thủy canh còn đắt, một bộ rễ lý tưởng thì làm từ thủy canh là tốt nhất.... Nhưng về nguyên tắc thì một trại giống đã có thể cung cấp vài vạn cây giống mỗi ngày như trên, ở Lâm Đồng có cả trăm trại như thế.
================================




Nhân đây nói về nông nghiệp công nghệ cao kiểu Mỹ mà hàng tỷ thằng đang nhồi sọ trên TV.

Mình nhớ cách đây mấy năm, có một đoàn nông dân Mỹ sang ta và anh phát thanh viên VTV ầm ỹ lên khoe nông nghiệp kỹ thuật cao kiểu Mỹ. Có cần nhắc là nước Mỹ là nước thối quỹ công nhất thế giới. Quay lại anh MC của VTC, anh ấy đem ra cái bắp ngô cong queo nông dân ta trồng và những bắp ngô Mỹ to như cổ chân để khoe nông nghiệp kỹ thuật cao kiểu Mỹ. Xin lỗi, ngô Mỹ mỗi năm trông một vụ được 11 tấn / ha. Để làm được điều đó, người Mỹ đã ăn cướp toàn bộ nước sông Clorado, biến đồng bằng Mẽico thành sa mạc, đây là tội ác môi trường lớn nhất của nông nghiệp toàn cầu tk20. Còn nông dân Việt nam trồng 1 năm 3 vụ ngô năng suất trung bình cả năm là 14 tấn (tổng 3 vụ), và chúng ta không ăn cướp nước của ai, thế thì ai kỹ thuật cao hơn ?

Thế tại sao bắp ngô của ta không to ? đương nhiên vì ngô của ta ngắn ngày, còn người Mỹ thiếu lao động nên họ gộp vào mỗi năm một vụ. Khí hậu ta khắc nghiệp nên trồng ngô dài ngày dễ đem biếu bão lụt. Còn người Mỹ trồng ngô ở vùng bán sa mạc tưới nước nhân tạo, không mưa không bão. Họ để ngô khô cây mới thu hoạch, còn ta thì đất không được nghỉ.

Ngô của ta thậm chí còn có mùa 3 là mùa phụ sau hai vụ lúa rất ngắn, thậm chí ngô còn trồng bầu để tiết kiệm thời gian, với cái kỹ thuật chọc lỗ tra hạt của Mỹ thì kỹ thuật bầu cau hơn hay là thấp hơn.

Và dĩ nhiên, ta trồng ngô chỉ để tranh thủ như nhà thiếu lao động, đất bãi, vụ phụ.... và cái năng suất cao hơn Mỹ ấy cũng chỉ là phụ thu vào mùa không trồng được thứ khác như lúa. Đất của ta là để trồng thức ăn cho người, không phải xứ trồng thức ăn cho lợn. Mỹ có đồng bằng nhiệt đới, sao họ không có đê, họ không cấy lúa đi nhể ?

====================



Mình về quê, ông cán bộ xã ngồi giảng đạo. Ông ấy nói, bên Israel có những trang trại mà nông dân đến bữa ăn bao nhiều tuỳ thích !!!!! trồng cỏ nuôi bò, theo Mỹ kỹ thuật cao lắm. Chắc các bạn đã biết cái trung tâm nhà kính ở Kiến An Hải Phòng của Israel doạ cho năng suất 500 tấn cà chua trên / ha. Chúng ta chỉ đạt 120 tấn. :lol::lol: Ta kém nhỉ ?

Mình xin lỗi các nhà chính trị vẫn còn dạy nông dân về thiên đường no ấm ăn bao nhiêu tuỳ thích. Bây giờ thiếu gì chỗ ăn bao nhiêu tuỳ thích, kể cả các nhà máy. Nước Israel là nước sa mạc không thể phát triển nuôi bò. Israel phát triển kỹ nghệ trồng rau quả vì nó toàn bộ là dân châu Âu di cư và ở gần châu Âu. Bằng quan hệ gia đình với các dân Do Thái đến từ khắp các ngõ ngách ở châu Âu, Israel dễ dàng tìm được cách bán rau quả vào châu Âu với giá rất cao. Chỉ thế thôi, cái nước Do Thái đó có mặt hàng nông nghiệp nào vươn lên số 1-2-3 toàn cầu như các tá điền của chúng ta phát triển từ các hố bom.

Thế nhưng đ&cp vẫn nhồi sọ đầy rấy các nông nghiệp kỹ thuật cao như vậy, thậm chi là Israel có cả một kỹ nghệ nuôi bò sữa hoành tráng nhất quả đất, được hoành tráng như thế là vì theo Mỹ, nông dân ở thiên đường ấy được ăn thoả thích.

Cá hay cà chua cũng vậy, người ta hay Việt nam không thiếu các chỗ nuôi được 600 tấn cá/ha/năm hay 500 tấn cà chua /ha /năm. Nhưng nuôi trồng như thế để làm cái gì ? Ví dụ, cá da trơn 600 tấn /ha ấy bán cho giống lợn nào khi nó có giá trên trời và thấm đẫm thuốc thú y, không bơm sục nước liên tục và thấm đẫm thuốc thú y thì mật độ cá cao như thế sống hoá thành lợn. Cà chua cũng vậy, các nhà kính có máy điều hoà trổng thuỷ canh dễ dàng đạt 500 tấn quả / ha / năm. Nhưng cá và cà chua ấy bán cho ai ngoài việc trữ giống hay là cho lợn nghĩa đen, thậm chí chỉ là thử nghiệm thiết kế nhà kính. Thế nhưng trồng ở khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nhiều sâu bệnh gió bão thì thằng nào dám đạt 120 tấn ? Cũng như ngô ấy, dù điều kiện cực ưu đãi thì Mỹ có leo lên được 14 tấn như ta không ?

Không nói thằng đệ tử theo đuôi là Israel, nước Mỹ to đẹp hùng cường như thế, nhiều loại đất như thế, từ đồng bằng nhiệt đới cho đến sa mạch ôn đới thuận tiện tưới nhân tạo nhất thế giới vì cướp nước sông trên cao tự chảy.... đã có những mặt hàng giá trị cao nào xếp hàng 1-2-3 toàn cầu như cao su, cà phê, hạt tiêu, hay đơn giản hơn là lúa. Hay là Mỹ chỉ số dách toàn cầu về ngô và khoai tây dành cho lợn ?

Nước Mỹ kỹ thuật nông nghiệp cao như thế , nhiều diện tích nuôi cá gấp cả chục lần ta, thuận tiện khí hậu gấp cả chục lần ta, thế tại sao vẫn tranh chỗ bán cá với ta mà dek tranh được, chịu thua ? Thằng nào mới là cao.




Thế nào là kỹ thuật cao các bạn đã hiểu. Một nhà máy rau thuỷ canh là đỉnh cao của cơ giới hoá không phải là kỹ thuật cao, vì cơ giới hoá là kỹ thuật cao của tk19 chứ không phải kỹ thuật cao bây giờ. Ngô Mỹ cũng vậy, cái máy cày có to bằng trời thì nó cũng chỉ là kỹ thuật cao cuả tk19, tức là cơ giới hoá. Còn thế nào là kỹ thuật cao, thì đó, chúng ta có những thứ vải thứ nhãn mà nước Tầu Khựa đã hai ba phen đại chiến tranh ăn, không là kỹ thuật cao cha ông ta truyền lại là gì. Chúng ta đã lấn biển từ Phú Thọ đến Thái Bình, còn Mỹ, họ không có đê. Chắc các bạn còn nhớ NewOrlean bị tàn phá vì vỡ đê trong bão Katrina, con đê do Sư đoàn cơ giới công binh Mỹ thực hiện trong một món thầu ngân sách béo mượp. Đê của cha ông ta hơn gì đê bê tông Mỹ ?, vì đê cha ông ta có bãi sú vẹt đỡ sóng, có cống thông nước thau chua rửa mặn, có quá trình trồng cói đệm. Hàng chục hàng trăm năm sau khi trồng cói thì đất ấy mới đủ cao để lập làng trồng lúa, trong khi cói và đê lại tiến về phía trước, và đê luôn giữ mình nấp sau sú vẹt. Không biết điều đó, người Mỹ đổ đê bê tông một cách ngu xuẩn cho NewOrlean, con đê ngu xuẩn ấy làm thay đổi dòng nước và chết sú vẹt, năm này qua năm khác bãi bùn bị sóng cuốn trôi xói chân đê gây thảm hoạ. Thế cái thuổng và cái đầu của cha ông ta và những cỗ máy xúc máy đầm khổng lồ của NewOrlean ai cao hơn ? Nước Mỹ không thiếu gì kỹ thuật nông nghiêp cao thật sự, như các cách biến đổi gen, trong đó có ngô. Thế nhưng những cỗ máy cày ngô cắt ngô khổng lồ và cái đập nước Clorado không phải là kỹ thuật nông nghiệp cao lớn gì.

Đứng trên quan điểm kỹ thuật cao là nhồi nhét nhiều kỹ thuật cạnh tranh cho một cái cây trồng, thì nhãn vải ngày xưa , đê ngày xưa, và cà chua ghép ngày nay... mới là các ví dụ về đỉnh cao kỹ thuật hàng đầu thế giới. Cái cách ghép ngày nay chấp nhận được cho điều kiện ngày nay, khi mà ơn đ&cp giád lao động ở ta thấp nhất thế giới và đất đai bị băm ra như cám. Khi giá lao động cao lên, khi mỗi nông dân có đất rộng như Mỹ... thì chúng ta thiếu gì trí tuệ để làm nhà máy thuỷ canh cho các trại giống cà chua, hay tăng năng suất cái máy ghép hôm nay.





==========================

Cái video dưới đây là một ví dụ. Nó là một bản nhái quá sức thô thiển vụng về kỹ thuật ghép cà chua lên cà tím đã quá cổ và không thực tế, nhưng được dùng để phát trên TV. Nó đâu có tạo ra được trang trại nào bán giống cà chua như các trại giống Lâm Đồng trên kia, vậy nó và các video tương tự phát trên VTC16 dùng làm gì nhỉ ?

À, để tự sướng. Để các giun sán giòi bọ trên trung ương tự sướng rằng nông dân ta dễ làm giầu lắm, còn đói còn phá sản chỉ vì lười và ngu mà thôi. Để nông dân ta mơ mộng sung sướng rằng chỉ một hai ngày nữa là sẽ trở thành tỷ phú vì được đ&cp dạy dỗ. Cái đó gọi là tự sướng và tự sướng là từ nôm, từ chuyên môn hán việt của nó như thế nào thì ai cũng biết.

Mình nhắc lại là, từ lâu người ta đã ghép các cây cùng họ khoai tây-ớt-cà các loại-cà chua, chứ không cần một cái tổ chức phát triển nào có trụ sở ở Đài Quốc chuyển giao bằng tiền thuế của nông dân ta. Nhưng chỉ đến nông dân ta thì mới có ống cao su tự huỷ và máy ghép để cái trò xiếc dành cho người chết đói ấy trở thành kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao hàng đầu thế giới. Nông dân của chúng ta đã từ hố bom leo lên các vị trí số 1-2-3 toàn cầu về nhiều thứ cây, nên thêm một cây nữa-rất có thể là cây cà chua-thì cũng không có gì phải giật mình. Và các viện nghiên cứu bú sữa đ&cp không hề đóng góp gì vào kỹ thuật ghép cà chua ngoaì việc ăn cắp kỹ thuật đem bán giống, ăn cắp ngân sách nhà nước để buôn video lởm.

Chỉ hỏi rằng, đài quốc hay các viện nông nghiệp của đ&cp có ống cao su không, có làm ống cao su chuyên dùng không, có làm máy ghép không ? và có trại giống nào ra hồn bằng một phần mười mỗi cái trại cà chua giống của nông dân Tây Nguyên không ?


[video=youtube;zLuxIK6WgxM]http://www.youtube.com/watch?v=zLuxIK6WgxM&feature=player_embedded#t=290s[/video]
 


Back
Top