Kỹ thuật mới trồng sắn (khoai mì) cho năng suất cao

  • Thread starter Tran Duc Trieu
  • Ngày gửi
Khoai mì được trồng 3 tháng tại trang trại ở Ninh Tân, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Năng suất ước đạt 120 tấn/ha.
Trần Đức Triều 0903702582
Agriviet.Com-Khoai_3_thang.JPG
 


Last edited by a moderator:
Nếu đúng như bác ấy quảng cáo thì bán được cả sắn, cả giống, cả công nghệ
 
Nếu đúng như bác ấy quảng cáo thì bán được cả sắn, cả giống, cả công nghệ
Bác Nguyen Son nhận xét đúng rồi đấy. Mình có giống sắn mới và học công nghệ từ Thái lan.
 
Bác chủ thớt chỉ quảng cáo vài câu, làm sao nhà nông
dễ dàng tin ngay được? Sao bác không nói 2 trăm tấn
cho hay hơn?
*
Muốn cho người ta tin, phải nói rõ những chỗ khác thường
của bác, như giống, cách giữ hom, làm đất, đặt hom, khoảng
cách, tưới bón, thời gian thu hoạch, tiền công, hạch toán
lỗ lãi nữa chứ. Nói không hợp lý cũng khó có người tin lắm.
*
Còn Sắn 3 tháng cũng có thể thu hoạch được, nhưng nó có tỷ
lệ nước cao lắm, luộc ăn ngay hay cho heo thì được, chứ
phơi khô để dành, hay làm bột thì chẳng được mấy. Mà heo gà
ăn sắn non thì cũng chóng đói lắm. Người Hà Nội thường ăn
sắn 6-8 tháng luộc, cắt miếng nhỏ, bán vỉa hè ban sáng truớc
khi đi làm. Họ không ăn sắn trên 9-10 tháng vì bở bột, dễ bị
nghẹn như ăn khoai bở hay ăn bánh khảo. Thông thường người
ta thường đào sắn mùa Đông Xuân, thì thân và cành chặt ra
trồng ngay xuống, không để héo. Nếu đào sắn sớm, thì trồng
hom lúc đó không hợp mưa Xuân, và bị lạnh khô, có nảy mầm
được thì rất yếu, ảnh hưởng nằng suất. Ấy là tôi nói miền
Bắc, nơi đất chật người đông, chỉ trồng sắn nơi đất xẩu trên
miều núi, thiếu người chăm nom và bón. Miền Nam thì nhiều
đất, thiếu người làm, mới trồng Sắn mà không lỗ so với trồng
hoa màu khác.
*
 
Người Hà Nội thường ăn
sắn 6-8 tháng luộc, cắt miếng nhỏ, bán vỉa hè ban sáng truớc
khi đi làm. Họ không ăn sắn trên 9-10 tháng vì bở bột, dễ bị
nghẹn như ăn khoai bở hay ăn bánh khảo

Link: http://agriviet.com/home/threads/67...a-n-khoai-mi-cho-nang-sua-t-cao#ixzz1aWqkfEA1

không phải đâu bác ... Sắn có nhiều giống ... Để ăn thì có hai loại chính là sắn dẻo và sắn bở. hay còn gọi là sắn trắng,sắn đỏ gì đó

Thông thường người
ta thường đào sắn mùa Đông Xuân, thì thân và cành chặt ra
trồng ngay xuống, không để héo.

Link: http://agriviet.com/home/threads/67...a-n-khoai-mi-cho-nang-sua-t-cao#ixzz1aWrBVCmE

Chính xác là trồng sắn vào cuối đông,đầu xuân ( tùy từng nơi) . Thu hoạch rải rác từ Hè cho đến hết Thu . Bởi vì sắn luộc ăn không phải làm một phát bán được hết. Người dân sẽ nhổ sắn từ từ . Mỗi ngày bán vài hốc . Hết thì trồng rau vào chỗ đó hoặc để không phơi đất ... Đến cuối đông - đầu xuân . Lượng sắn khai thác bán đã hết hoặc gần hết . Lúc đó vườn rau đã cho thu hoạch . Thường thì họ trồng các loại rau ngắn ngày ... Thu xong rau trồng lại sắn tiếp

Đấy là chu trình trồng sắn để luộc ăn đó bác ... Không có chuyện trồng ngay sắn tiếp đâu . Thân sắn sau thu hoạch được bó thành bó,để thẳng đứng chỗ râm mát ,phủ bạt thưa,thi thoảng phun nước giữ ẩm . Hom sắn để được vài tháng ko vấn đề gì đâu .
 

Trong Nam từ lâu đã có loại khoai mì (sắn) thời gian sinh trưởng chỉ có 3 tháng, trồng chủ yếu để luộc ăn, củ nhỏ, năng suất không cao nên giờ ít người trồng.
 
1. Chất độc trong sắn
Yếu tố cản trở chính khi sử dụng củ và lá sắn làm lương thực và thức ăn gia súc dưới dạng tươi là do trong các bộ phận của cây sắn có chứa hợp chất mà khi phân giải sẽ tạo ra axít cyanhydric (HCN) gây ngộ độc cho người và gia súc.
Trong cây sắn lượng độc tố phân bố không đều chủ yếu tập trung ở bộ phận dưới mặt đất (theo bảng dưới đây):

Bảng: Sự phân bố chất độc trong các bộ phận của cây sắn
Bộ phận của cây
Khối lượng (gam)
Hàm lượng HCN (mg/100gam)
% HCN trong cây
Bộ phận trên mặt đất
499,1
4,54
29,3
- Lá
179,7
1,96
2,1
- Thân
319,4
13,80
27,2
Bộ phận dưới mặt đất
682,9
16,87
70,7
- Gốc thân già dưới đất
110,8
13,06
8,9
- Rễ và củ
572,1
17,50
61,8

<tbody>
</tbody>

Ở củ sắn: Lượng HCN cao nhất ở phần vỏ thịt. sau đó là ở 2 đầu củ và lõi.
Ở lá sắn: Lượng HCN ở lá non nhiều hơn lá già.
Ở thân sắn: Lượng HCN ở thân già nhiều hơn thân.

Trước đây, các nhà khoa học coi HCN như là yếu tố hạn chế một khi sử dụng sắn làm thức ăn gia súc. Ngày nay, HCN không còn là trở ngại nữa. Bởi vì 80 - 90% HCN sẽ bị loại trừ bằng các phưng pháp chế biến đơn giản như phơi khô, ủ silô, ngâm nước, nấu chín. Ở sắn lát khô giảm tới84% hàm lượng HCN ở dạng liên kết và tăng 213% HCN tự domà HCN tự do rất rễ dàng bay hơi. Lá sắn băm nhỏ, phi khô, hoặc sấy khô giảm từ 87 đến 96,77% HCN .

2. Say sắn và biện pháp khắc phục
Khi người hoặc gia súc ăn phải sắn đắng dễ bị say. Người bị say sắn có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mắt đỏ, khô cổ họng. Nếu bị nặng người say bị rối loạn thần kinh, co giật, ngạt thở. Vì vậy tốt nhất không ăn củ sắn tươi đặc biệt là sắn đắng. Nếu bị ngộ độc phải cấp cứu kịp thời bằng cách gây nôn, tiêm thuốc trợ tim, uống thêm nước đường và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Đối với gia súc, gia cầm không nên sử dụng củ và lá các giống sắn đắng dưới dạng tươi đểlàm thức ăn mà phải qua chế biến.

3. Biện pháp hạn chế chất độc
Sơ chế sắn lát khô (cả vỏ thịt và bóc vỏ): Chọn thời kỳ nắng hanh và khô của mùa đông để sơ chế sắn nếu phơi dưới nắng mặt trời. Tùy vào độ dày của lát sắn ta có thể phơi dưới nắng trên vùng đất sỏi hoặc nền sân xi măng từ 3 đến 5 nắng là sắn tương đối khô kiệt có thể bảo quản, cất trữ dùng dần làm thức ăn chăn nuôi. Nếu có điều kiện sấy khô bằng lò sấy củi hoặc than thì có thể thu hoạch khi có lao động. Khi sấy ta chú ý lúc đầu sắn còn nhiều nước không nên để nhiệt độ quá cao sắn chỉ khô bên ngoài bên trong vẫn chưa khô kiệt, bảo quản không được lâu. Khi sấy thường xuyên dùng cào đảo thường xuyên đó sắn khô đều.

Tài liệu ở trên còn thiếu 1 thông tin quan trọng: Sắn non thì hàm lượng độc cao hơn sắn già.
Các bà bầu dù có thèm sắn tới cỡ nào đi nữa thì cũng làm ơn đừng rớ tới nó. Loại độc chất trong sắn dù nhỏ cũng rất dễ dẫn tới sảy thai.
 
Các bà bầu dù có thèm sắn tới cỡ nào đi nữa thì cũng làm ơn đừng rớ tới nó. Loại độc chất trong sắn dù nhỏ cũng rất dễ dẫn tới sảy thai.
Đọc đến câu này mới càng cảm phục các bà mẹ Việt Nam anh hùng (thời trước). Bà già tôi đẻ tới 10 con, toàn phải ăn cơm độn sắn, mà cơm cũng chỉ được vài hạt lơ thơ dính vào miếng sắn thôi.
 
Sắn thu hoạch sau 12 tháng với trọng lượng 45 kg/gốc. Như vậy năng suất bình quân 250 tấn/ha.
Agriviet.Com-pj00033.jpg
 
Last edited by a moderator:
Bạn NuoiDe nhầm rồi.
*
Sắn luộc bán cho người Hà Nội là sắn ăn chơi.
Sắn miền núi trồng chủ yếu cho Lợn ăn, có thể
2 năm, gọi là sắn Gỗ, vì nó nhiều xơ, cứng như
gỗ. Nếu có lao động, không ai trồng sắn mà để
già như vậy. Thà để đất hoang, muốn trồng gì thì
trồng.
*
Còn sắn tôi nói thu hoạch xong lấy hom trồng
ngay là nơi có lao động, nhưng nghèo, không đủ
sức cải tạo đất cho tốt để trồng cây khác năng
suất hơn, và có giá bán hơn. Họ lấy sắn làm thức
ăn gia súc (thái mỏng, phơi khô) và cho người.
Cũng có lúc làm bột bán với giá cao khi có ngưòi
miền xuôi đặt làm. Nói chung Sắn Khoai là mặt hàng
không được coi trọng ở ngoài Bắc. Nơi nào ngoài
Bắc trồng nhiều khoai sắn, là nơi ấy nghèo khổ.
*
Nói về sắn 45kg một gốc, thì một hecta bao nhiêu
gốc? khoảng cách bao nhiêu centimet? Giá bán bao
nhiêu tiền 1 tạ? So với Tiêu, Cà phê, Chôm chôm,
thì hơn kém ra sao? Các mặt nhân công, tưới, bón,
thu hoạch, và đất để lại ra sao, vân vân? Trồng
liền chục năm, thì so sánh với các cây khác ra sao?
*
 
Để ăn thì có hai loại chính là sắn dẻo và sắn bở

Link: http://agriviet.com/home/threads/67...a-n-khoai-mi-cho-nang-sua-t-cao#ixzz1ajEMKi70

Nuoide không nhầm đâu bác... Chúng ta đang nói đến nhóm sắn dùng để ăn. Còn các loại KM 95-96 ... hay các giống của Thái Lan trồng để bán sắn lát hoặc làm tinh bột cho các nhà máy như vedan thì đó là nhóm sắn chăn nuoi - Công nghiệp

Nói chung Sắn Khoai là mặt hàng
không được coi trọng ở ngoài Bắc. Nơi nào ngoài
Bắc trồng nhiều khoai sắn, là nơi ấy nghèo khổ

Link: http://agriviet.com/home/threads/67...oai-mi-cho-nang-sua-t-cao/page2#ixzz1ajF4Kpnh

Lâu rồi bác ko về việt nam nên bác ko biết đấy. Hiện tại thì ko còn ai trồng theo cái kiểu hồi xưa khi bác còn ở VN đâu. Kể cả miền núi . Đất chật người đông . Tất cả đều phải quay vòng cho đúng mùa vụ hết

Nếu bác có dịp ra một số đảo của huyện đảo Vân Đồn cách nhà cháu 20 KM ... Ở đây họ chuyên canh cây sắn và trồng rau để cung cấp ra thị trường. Một KG sắn tươi loại sắn dùng để người ăn có giá 15.000. Với giá này thì ko thể gọi là nghèo được đâu nha .

Còn sắn tôi nói thu hoạch xong lấy hom trồng
ngay là nơi có lao động, nhưng nghèo, không đủ
sức cải tạo đất cho tốt để trồng cây khác năng
suất hơn, và có giá bán hơn

Link: http://agriviet.com/home/threads/67...oai-mi-cho-nang-sua-t-cao/page2#ixzz1ajG8RtXA

Với một số vùng đất cát pha,việc cải tạo đất là rất khó khăn. Thứ nhất đất ko giữ được nước,nếu trồng một số loại cây rau mầu khác có nhu cầu cao về nước là không khả thi. Thêm nữa,cây sắn trồng thời gian tuy có dài nhưng giá bán lại cao,ít phải chăm sóc... từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch chỉ vun gốc khoảng 2 lần . Phân bón thì rất hạn chế ...Đấy chính là ưu điểm vượt trội mà các cây khác không có được ở vùng huyện đảo Vân Đồn chỗ cháu đó bác.

Và thêm một chi tiết nữa: Họ không có nghèo đâu .... sắn 15.000/kg tươi dùng để luộc ăn. Một mớ rau 8000-10.000. họ dùng diện tích rất nhỏ trồng lúa để ăn. Hỏi mua thóc họ cũng ko bán.... THời gian rảnh là họ đi hái nhân trần,bắt vạng,bắt ốc,đào sâm,bắt rắn và nhiều hạng mục khác .... Nhà khá giả thì đàn trâu hơn chục con ... nhà nghèo thì thu nhập cũng 100-200 ngàn trên ngày nhờ bán rau đó
 
Khoai mì được trồng 3 tháng tại trang trại ở Ninh Tân, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Năng suất ước đạt 120 tấn/ha.
Trần Đức Triều 0903702582
Agriviet.Com-Khoai_3_thang.JPG

Bác chủ thới có nhầm không vậy? Ở trong Tây Ninh chỗ em, mì trồng 12 tháng mà có 50 - 60 Tấn/ha. Bác trồng giống mì gì mà có 3 tháng đã đạt được 120 Tấn/ha
 
Sắn thu hoạch sau 12 tháng với trọng lượng 45 kg/gốc. Như vậy năng suất bình quân 250 tấn/ha.
Agriviet.Com-pj00033.jpg

Nếu được như bác nói thì trong quê em có lẽ gia đình nào cũng dám mạnh dạn chặt cao su hết để trồng khoai mì rồi.
 
Khoai mì được trồng 3 tháng tại trang trại ở Ninh Tân, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Năng suất ước đạt 120 tấn/ha.
Trần Đức Triều 0903702582
Agriviet.Com-Khoai_3_thang.JPG

Bác ơi có bán giống và chuyển giao phương pháp không bác
 
em trồng mì 6 năm nay r chua vượt dc ngưỡng 70t/ha mà bac quang cáo 120t>200t/ha............. cac bac có đùa ko đáy? tây ninh e la đát trồng khoai mì mà chưa ai đạt dc 80t/ha cả
 
ai cần kinh nghiệm cứ alo e ....e nhiệt tình giúp đỡ các bác
 
Anh 0985135136 ơi! Anh Triều đã cho nông dân trồng mì 1 hướng tư mở đó !!! Vấn đề là anh ấy mới chỉ đưa ra 1 vế mệnh đề: thành quả rất tuyệt, nhưng yếu tố kĩ thuật để đạt thì chưa nghe nói. Anh Triều muốn để cho chúng ta tự suy nghĩ, ở Indonexia các nông dân giỏi trồng 9-10 tháng năng suất cũng 200-250 tấn/ 1ha.

Nhưng để đạt năng suất như vậy, kĩ thuật rất cao, nếu không muốn nói là tốn rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu và 1 tư duy sẵn sàng thay đổi. Chúng ta có thể học hỏi để phù hợp với tình hình sản xuất của mình. Chúc Thành công!
 


Back
Top