Kỹ thuật nhân giống lúa Nam Thơm (KDM 105)

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Kỹ thuật nhân giống lúa nam Thơm xác nhận từ giống Nam Thơm Nguyên chủng.
I. Đặc điểm giống:
- Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa: 140 - 150 ngày.

- Chiều cao cây: 120 - 150 cm.

- Nở bụi trung bình, bông to.

- Hơi yếu rạ, nhiễm rầy nâu và đạo ôn.- Chịu phèn trung bình, chịu mặn tốt.

- Gạo trắng, thơm, không bạc bụng, dẻo.

- Năng suất: 4 - 4,5 tấn/ha

>II. Thời vụ gieo trồng:
Chú ý: không trồng KDM ở vụ hè thu.

- Vụ mùa: đối với những vùng sản xuất lúa chỉ dựa vào nước mưa (2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên) nên gieo mạ từ tháng 6 - 7dl, cấy vào đầu tháng 8 dl hoặc sạ theo hàng vào tháng 7dl, lúa trổ trong tháng 10 dl và thu hoạch vào tháng 11 dl.

III. Kỹ thuật trồng:
1. Làm đất - cỏ:

Khác với các giống lúa thường, giống lúa thơm đòi hỏi những điều kiện nhất định để ổn định tính thơm và phẩm chất của giống. Do đó, ruộng phải được cày xới, dọn sạch cỏ dại để bộ rể và thân lá phát triển mạnh.

Đối với đất làm giống: sau khi thu hoạch vụ trước, bơm nước đủ ẩm để cỏ dại và lúa nền mọc mầm, sau 7 - 10 ngày phun Gramoxone hoặc Glyphosat (theo liều hướng dẫn) để diệt sạch lúa rày trong đất. Sau đó tiến hành cày xới trang đất cho bằng phẳng và xuống giống.

Cần lưu ý: khi sử dụng thuốc Glyphosat phải có thời gian cách ly 7 - 10 ngày sau đó mới xuống giống. Có thể sử dụng thuốc cỏ tiền nẩy mầm (Meco, Sofit, ...) sau khi gieo hàng để trừ lúa cỏ.

2. Giống và mật độ gieo cấy:

- Giống phải thuần rặc, nẩy mầm đều, không lẫn tạp.

Cách ngâm ủ: bình thường như các giống lúa khác (ngâm 24 giờ, ủ 36-48 giờ ), sau khi ủ 12 giờ trãi đều ra phun thuốc Carban xử lý mầm bệnh, tiếp tục ủ 36 giờ, sau đó tiến hành gieo sạ.

* Lúa cấy:

Lượng giống cần: 50 – 70 kg tùy theo mật độ cấy, gieo trên nền mạ 1.000 m2 để cấy cho 01 ha. Tuổi mạ cấy: 20 – 25 ngày. Mỗi bụi cấy 3-4 tép. Khoảng cách cấy 20 x 20 cm. Cấy thẳng hàng để lúa phát triển tốt và dễ chăm sóc. Do tập quán cắt lá mạ trước khi cấy nên xử lý thuốc ngừa bệnh Kasumin xịt đều trước khi cấy

3. Bón phân:

Tùy theo chân ruộng mà có thể bón phân cho phù hợp với sự phát triển của cây lúa, đặc biệt là phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi lượng, phân vi sinh rất tốt cho tính thơm của gạo.

Riêng phân hóa học cần bón cân đối giữa N - P - K.

Lượng phân bón cần cho 1 ha:

Phân bón cho mạ: bón 100 kg NPK/ha (20 – 20 – 15) (hoặc 100 kg super lân/ha) và 40 kg urê/ha ở giai đoạn 7 ngày sau khi gieo hạt. Nếu thấy mạ xấu có thể bón thêm một lượng phân N vào 10 ngày trước khi nhổ cấy.

Phân bón cho ruộng lúa cấy: (01 ha)

Phân chuồng: 8 – 10 tấn/ha hoặc phân hữu cơ sinh Phước Nông; Viễn Khang (VK1 ) 300Kg/ha.

Phân hóa học:

+ 250 – 300 kg super lân hay lân Văn Điển.

+ 100 – 120 kg urê.

+ 50 kg kali

(hoặc có thể thay thế bằng 300 kg NPK 20 – 20 – 15).

Chia làm các lần bón:

Cách bón 1:

Bón lót: 100% phân chuồng + 1/3 urê + 1/2 kali + 100% lân.

Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau khi cấy): 1/3 urê.

Bón thúc lần 2 (vào lúc lúa có tim đèn): 1/3 urê + 1/2 kali.

Cách bón 2:

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100 kg NPK (20 - 20 - 15).

Bón thúc lần 1 (25 - 30 ngày sau khi cấy): 100 kg NPK (20 - 20 - 15).

Bón thúc lần 2 (vào lúc lúa có tim đèn): 100 kg NPK (20 - 20 - 15).

4. Chăm sóc:

* Quản lý nước:

Ruộng cần được giữ nước ở mức 5 – 7 cm nhất là sau khi sử dụng thuốc cỏ giúp thuốc phát huy tác dụng.

Ở giai đoạn 35 - 40 ngày sau sạ nên chắt nước ra khoảng 3 – 5 ngày nhằm giúp rể lúa hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Giống KDM bị nhiễm rầy nâu và bệnh cháy lá nên phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện phòng trị kịp thời.

- Rầy nâu: có thể phá hại ở bất cứ giai đoạn nào của lúa. Khi phát hiện quá ngưỡng, sử dụng các loại thuốc: Actara, Bassa, Applaud, Trebon, ... theo liều hướng dẫn.

- Bệnh cháy lá (đạo ôn): có thể phòng bằng cách phun Rabcide hoặc các loại thuốc khác có bán trên thị trường, phun 2 lần 5 - 7 ngày trước trổ và sau trổ theo liều hướng dẫn. Nếu phát hiện vết bệnh có thể dùng các loại thuốc đặc trị: Fujione, Fuan, Flash, ...

Ngoài các đối tượng gây hại trên cần theo dõi phòng trị các loại sâu bệnh, chuột như các giống lúa cao sản khác hiện đang sản xuất

5. Khử lẫn:

Mục đích: đảm bảo giống được thuần rặc và chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cách khử lẫn: nhổ bỏ hoặc cắt sát gốc những cây khác giống vào các giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng, thời gian trổ - chín không đồng loạt so với giống gốc.

Cần chú ý: phải làm sạch cỏ (khử, nhổ) nhất là cỏ gạo vì cỏ gạo sẽ làm giảm phẩm chất của lúa gạo.

IV. Thu hoạch:

Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày nên rút khô nước trong ruộng giúp tập trung chất khô lúa chín nhanh.

Nên thu hoạch khi lúa vừa chín tới (85 - 90%) và khi phơi, sấy ẩm độ phải đạt 14 - 15% nhằm lưu giữ mùi thơm.

Tránh trường hợp để chín quá rụt sẽ làm hao hụt cũng như ảnh hưởng đến tỉ lệ gạo nguyên khi xay chà.

Sau khi thu hoạch đông xuân nếu sản xuất lại vụ hè thu bằng các giống lúa cao sản khác phải xử lý giống như ruộng làm giống để diệt lúa nền.



CHÂU ĐĂNG SƠN
 


Kỹ thuật nhân giống lúa nam Thơm xác nhận từ giống Nam Thơm Nguyên chủng.
I. Đặc điểm giống:
- Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa: 140 - 150 ngày.

- Chiều cao cây: 120 - 150 cm.

- Nở bụi trung bình, bông to.

- Hơi yếu rạ, nhiễm rầy nâu và đạo ôn.- Chịu phèn trung bình, chịu mặn tốt.

- Gạo trắng, thơm, không bạc bụng, dẻo.

- Năng suất: 4 - 4,5 tấn/ha

>II. Thời vụ gieo trồng:
Chú ý: không trồng KDM ở vụ hè thu.

- Vụ mùa: đối với những vùng sản xuất lúa chỉ dựa vào nước mưa (2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên) nên gieo mạ từ tháng 6 - 7dl, cấy vào đầu tháng 8 dl hoặc sạ theo hàng vào tháng 7dl, lúa trổ trong tháng 10 dl và thu hoạch vào tháng 11 dl.

III. Kỹ thuật trồng:
1. Làm đất - cỏ:

Khác với các giống lúa thường, giống lúa thơm đòi hỏi những điều kiện nhất định để ổn định tính thơm và phẩm chất của giống. Do đó, ruộng phải được cày xới, dọn sạch cỏ dại để bộ rể và thân lá phát triển mạnh.

Đối với đất làm giống: sau khi thu hoạch vụ trước, bơm nước đủ ẩm để cỏ dại và lúa nền mọc mầm, sau 7 - 10 ngày phun Gramoxone hoặc Glyphosat (theo liều hướng dẫn) để diệt sạch lúa rày trong đất. Sau đó tiến hành cày xới trang đất cho bằng phẳng và xuống giống.

Cần lưu ý: khi sử dụng thuốc Glyphosat phải có thời gian cách ly 7 - 10 ngày sau đó mới xuống giống. Có thể sử dụng thuốc cỏ tiền nẩy mầm (Meco, Sofit, ...) sau khi gieo hàng để trừ lúa cỏ.

2. Giống và mật độ gieo cấy:

- Giống phải thuần rặc, nẩy mầm đều, không lẫn tạp.

Cách ngâm ủ: bình thường như các giống lúa khác (ngâm 24 giờ, ủ 36-48 giờ ), sau khi ủ 12 giờ trãi đều ra phun thuốc Carban xử lý mầm bệnh, tiếp tục ủ 36 giờ, sau đó tiến hành gieo sạ.

* Lúa cấy:

Lượng giống cần: 50 – 70 kg tùy theo mật độ cấy, gieo trên nền mạ 1.000 m2 để cấy cho 01 ha. Tuổi mạ cấy: 20 – 25 ngày. Mỗi bụi cấy 3-4 tép. Khoảng cách cấy 20 x 20 cm. Cấy thẳng hàng để lúa phát triển tốt và dễ chăm sóc. Do tập quán cắt lá mạ trước khi cấy nên xử lý thuốc ngừa bệnh Kasumin xịt đều trước khi cấy

3. Bón phân:

Tùy theo chân ruộng mà có thể bón phân cho phù hợp với sự phát triển của cây lúa, đặc biệt là phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi lượng, phân vi sinh rất tốt cho tính thơm của gạo.

Riêng phân hóa học cần bón cân đối giữa N - P - K.

Lượng phân bón cần cho 1 ha:

Phân bón cho mạ: bón 100 kg NPK/ha (20 – 20 – 15) (hoặc 100 kg super lân/ha) và 40 kg urê/ha ở giai đoạn 7 ngày sau khi gieo hạt. Nếu thấy mạ xấu có thể bón thêm một lượng phân N vào 10 ngày trước khi nhổ cấy.

Phân bón cho ruộng lúa cấy: (01 ha)

Phân chuồng: 8 – 10 tấn/ha hoặc phân hữu cơ sinh Phước Nông; Viễn Khang (VK1 ) 300Kg/ha.

Phân hóa học:

+ 250 – 300 kg super lân hay lân Văn Điển.

+ 100 – 120 kg urê.

+ 50 kg kali

(hoặc có thể thay thế bằng 300 kg NPK 20 – 20 – 15).

Chia làm các lần bón:

Cách bón 1:

Bón lót: 100% phân chuồng + 1/3 urê + 1/2 kali + 100% lân.

Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau khi cấy): 1/3 urê.

Bón thúc lần 2 (vào lúc lúa có tim đèn): 1/3 urê + 1/2 kali.

Cách bón 2:

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100 kg NPK (20 - 20 - 15).

Bón thúc lần 1 (25 - 30 ngày sau khi cấy): 100 kg NPK (20 - 20 - 15).

Bón thúc lần 2 (vào lúc lúa có tim đèn): 100 kg NPK (20 - 20 - 15).

4. Chăm sóc:

* Quản lý nước:

Ruộng cần được giữ nước ở mức 5 – 7 cm nhất là sau khi sử dụng thuốc cỏ giúp thuốc phát huy tác dụng.

Ở giai đoạn 35 - 40 ngày sau sạ nên chắt nước ra khoảng 3 – 5 ngày nhằm giúp rể lúa hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Giống KDM bị nhiễm rầy nâu và bệnh cháy lá nên phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện phòng trị kịp thời.

- Rầy nâu: có thể phá hại ở bất cứ giai đoạn nào của lúa. Khi phát hiện quá ngưỡng, sử dụng các loại thuốc: Actara, Bassa, Applaud, Trebon, ... theo liều hướng dẫn.

- Bệnh cháy lá (đạo ôn): có thể phòng bằng cách phun Rabcide hoặc các loại thuốc khác có bán trên thị trường, phun 2 lần 5 - 7 ngày trước trổ và sau trổ theo liều hướng dẫn. Nếu phát hiện vết bệnh có thể dùng các loại thuốc đặc trị: Fujione, Fuan, Flash, ...

Ngoài các đối tượng gây hại trên cần theo dõi phòng trị các loại sâu bệnh, chuột như các giống lúa cao sản khác hiện đang sản xuất

5. Khử lẫn:

Mục đích: đảm bảo giống được thuần rặc và chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cách khử lẫn: nhổ bỏ hoặc cắt sát gốc những cây khác giống vào các giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng, thời gian trổ - chín không đồng loạt so với giống gốc.

Cần chú ý: phải làm sạch cỏ (khử, nhổ) nhất là cỏ gạo vì cỏ gạo sẽ làm giảm phẩm chất của lúa gạo.

IV. Thu hoạch:

Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày nên rút khô nước trong ruộng giúp tập trung chất khô lúa chín nhanh.

Nên thu hoạch khi lúa vừa chín tới (85 - 90%) và khi phơi, sấy ẩm độ phải đạt 14 - 15% nhằm lưu giữ mùi thơm.

Tránh trường hợp để chín quá rụt sẽ làm hao hụt cũng như ảnh hưởng đến tỉ lệ gạo nguyên khi xay chà.

Sau khi thu hoạch đông xuân nếu sản xuất lại vụ hè thu bằng các giống lúa cao sản khác phải xử lý giống như ruộng làm giống để diệt lúa nền.



CHÂU ĐĂNG SƠN
Bài viết Kỹ thuật gieo trồng lúa rất hữu ích cho nhà nông thôn
 


Back
Top