Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
@jnbgyu : nguồn bã sắn bạn mua tại đâu vậy, trong đó chắc có các nhà máy sản xuất tinh bột, ở mình chắc không có, cũng ít thấy người trồng sắn
Ở chỗ mình, các đại lý thức ăn gia súc gia cầm, ngoài cám viên, cám bột họ có bán cả bã sắn (ở đây gọi là xác mì) và hèm. Xác mì và hèm được dùng cho heo bò ăn, mình thì trộn với cám cho gà ăn nữa. Xung quanh mình có nhiều nhà nuôi bò nên có nhiều chỗ bán lắm. Chỉ trong bán kính 3km mình phát hiện thấy 4 chỗ bán rồi.
Bạn thử tìm nguồn thức ăn nào khác xem. Miễn rẻ là được. Ông anh vợ mình bảo là bắp ủ chua chỉ có 850đ/kg. Không biết chỗ bạn có không? Còn mình thì muốn dùng phân bò phân heo nhưng chưa có điều kiện thử nghiệm.
 


@rubic: Ở trường hợp của bạn thì đơn giản nhất là bạn cứ đổ rác (của nhà bếp, thức ăn thừa, rau củ dập, phân gà...) vào một thùng to có che mưa nắng ở góc vườn, thả thêm vỏ thơm lên trên cùng. Vài ngày lại cho thêm rác vào. Lâu dần sẽ có một quần thể ấu trùng RLĐ trong đó. Có nó làm căn bản rồi mới làm thùng nuôi có bộ phận thu hoạch nhộng đen.
Đúng là những bài báo và các bài luận văn nghiêng nhiều về ưu điểm hơn là khuyết điểm của loài này. Do đó nhiều người bắt tay vào làm đã bị vỡ mộng và nản chí. Đi học một cái nghề (đã có cả triệu người làm rồi) còn mất từ vài tháng đến vài năm, vậy thì làm sao có thể hy vọng nuôi thành công ngay một giống vật nuôi mới chỉ trong vài tháng? Cái này mình rút ra được sau hơn một năm theo đuổi RLĐ.
Một năm đó không vô ích. Mình có được nhiều kinh nghiệm sau nhiều khó khăn thất bại. Mình sẽ theo đuổi RLĐ trong 5 năm. Nếu sau đó vẫn thất bại thì mình sẽ đành kiếm tiền bằng cách khác vì mình còn phải lo cho gia đình riêng. Cũng may là mình có một số điều kiện thuận lợi hơn những người đã bỏ cuộc. Mình sẽ cố tận dụng những thuận lợi đó trước khi mình cũng bỏ cuộc.
Chắc khi nuôi, bạn thấy mệt vì dư chất quá nhiều. Nhưng nếu nhìn ở góc độ dư chất chính là thức ăn dành cho trùn quế, thì lại khác. Nó cũng là một nguồn tài nguyên, cũng đẻ ra tiền. Vấn đề ở đây là làm sao tách riêng ấu trùng và dư chất.
Mình nghĩ rằng vấn đề này có thể giải quyết bằng cách xử lý thức ăn đầu vào sao cho:
- Kích thước phải đủ nhỏ (để ấu trùng tiếp cận từ nhiều hướng, ăn nó thật nhanh, ăn xong dư chất còn lại cũng ít và có kích thước nhỏ).
- Độ ẩm phải phù hợp (50-60%, hầu như không để lại nước rỉ).
Sau đó chỉ cần dùng lưới sắt có kích cỡ mắt lưới phù hợp để lọc. Có thể lọc theo kiểu ấu trùng rơi xuống, dư chất còn trên lưới, hoặc ngược lại.
Mình thì muốn thương mại hóa từ một năm trước kìa. Nhưng ngay từ khâu gây giống cho đủ số lượng đã gặp phải khó khăn rắc rối rồi. Từ đó đến nay chỉ lo giải quyết vấn đề gây giống thôi. Giờ thì đã có một quy trình (hay là "một cái tạm gọi là quy trình") để có thể gây giống ổn định.
Thực ra mình cũng bị nhiều cái khó: phải không tạo mùi hôi, diện tích nhỏ, nhân công ít... Để giải quyết những thứ đó, đã dẫn mình đến tình hình hiện giờ. Chứ nếu mình có miếng đất lớn lớn và kha khá vốn thì mình đã làm theo kiểu khác, và giờ có khi đã có thu nhập rồi (cũng có khi thất bại to rồi B))

Mình nói vậy chỉ có ý nhấn mạnh đến việc không khả thi của việc dùng rld để xử lý rác thải thôi, lúc đầu thì mình có hơi nôn nóng thử nghiệm lung tung, và không đầu tư bài bản nên suốt ngày phải thay thùng nuôi, nhưng cũng nhờ vậy mà mình có dịp quan sát chúng kỹ hơn có được những nhận định chính xác hơn. Nói chung tìm hiểu một cái mới không bao giờ là dễ, nhưng mình đã lao vào làm một cách thiếu khoa học, không biết tận dụng kết quả của người đi trước, không chắt lọc được những số liệu, thông tin hữu ích của nước ngoài(dù là cóp nhặt). còn về việc thương mại hóa tại thời điểm này thì theo mình dù có thể đem lại thu nhập không đáng kể nhưng vẫn khả thi, như bán trứng, sâu non giống hay dư chất để làm chất dẫn dụ chẳng hạn.
 
Last edited by a moderator:
@rubic: Ở nước ngoài thì họ phân loại rác thải ngay từ đầu nên việc dùng RLĐ để xử lý tương đối dễ. Ở xứ mình thì rất khó. Chỉ có thể ứng dụng ở những nơi có nguồn rác nhiều và chưa lẫn lộn giữa rác hữu cơ và vô cơ. Ví dụ như các nhà máy chế biến nông sản, chợ đầu mối nông sản, trại chăn nuôi...
Ở nước ngoài, ứng dụng đầu tiên của RLĐ mà người ta tính đến là xử lý phân gia súc, vì nó gây ô nhiễm nhiều. Một công đôi chuyện.
Mình thì vẫn thấy RLĐ có thể dùng để xử lý rác ở quy mô hộ gia đình. Rất có ý nghĩa cả về môi trường lẫn kinh tế. Hầu hết rác vô cơ đều có thể bán ve chai, hầu hết rác hữu cơ đều được ấu trùng RLĐ xử lý. Thùng rác chẳng cần thiết bị thu hoạch, chỉ cần giải quyết tốt vấn đề nước rỉ và thu hút trứng là được.
 
Từ ngày hôm kia RLĐ nở ra nhiều, có lẽ nhờ hơn 2kg nhộng đen mình cho dần vào chuồng lưới từ 19/2 đến nay. Hôm nay bắt đầu có trứng trở lại, thu được 22 ổ. Chu kỳ lại được tiếp tục. Mình đã chuẩn bị vài thùng nuôi bằng gỗ tạp. Sắp tới sẽ thử ấp trứng và nuôi trong thùng gỗ, chứ mùa mưa dùng thau nhựa dễ bị thất thoát sâu non.
 
Hôm qua mình ráp một khung đơn giản để thu hoạch nhộng thịt:
Agriviet.Com-IMG_0012a.jpg


Agriviet.Com-IMG_0014a.jpg


Độ dốc của miếng tôn nhựa khoảng 45º. Vẫn còn gần hai chục con bò ngược lên trên được và rơi ra ngoài. Sau này có lẽ phải tăng độ dốc lên nữa, hoặc lắp thêm một máng hứng ở đầu trên.
Lượng ruồi trong nhà lưới bắt đầu giảm xuống. Tuần qua mình thu được khoảng 400 ổ trứng.
 
Mình ấp và nuôi sâu non trong thùng gỗ đã được 10 ngày. Cho đến nay thấy phát triển tốt. Thùng gỗ có kích thước 45x35x15cm, dự kiến mỗi thùng thu hoạch được 1kg nhộng với thời gian nuôi khoảng 20-30 ngày.

Agriviet.Com-IMG_0015a.jpg


Còn đây là sản phẩm từ một ổ trứng, nuôi theo công thức đặc biệt, số lượng 850 con, nặng 175g, nuôi 28 ngày:

Agriviet.Com-IMG_0017a.jpg
 

Mình đang thí nghiện cái nhặng xanh thấy cũng hay. COn to mà mau lớn, thức ăn tạp nham từ hoa quả dập đến phân gia súc gia cầm :)
 
Hinh nhà nuôi ruồi đây
Có đủ cả: cảm biến nhiệt để duy trì nhiệt độ 25oC, đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm.

DSC_0369_zpseba6e6b0.jpg

Ruồi đây
DSC_0359_zpse6780234.jpg


Vấn đề là: đã có đến 200 con ruồi nhưng không thấy chúng đẻ được 1 ổ trứng nào. Các cao thủ tư vấn giùm!!!
 
Hinh nhà nuôi ruồi đây
Có đủ cả: cảm biến nhiệt để duy trì nhiệt độ 25oC, đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm.

DSC_0369_zpseba6e6b0.jpg

Ruồi đây
DSC_0359_zpse6780234.jpg


Vấn đề là: đã có đến 200 con ruồi nhưng không thấy chúng đẻ được 1 ổ trứng nào. Các cao thủ tư vấn giùm!!!
mình nuôi cũng chả thấy nó đẻ,nên dẹp rồi
 
cái chuồng hơi nhỏ, hồi trước mình làm to lắmm cao 1m8 rộng 4 mét dài 8 met, nó đẻ bình thường có đề thằn lằn với nhện nhiều
 
cái chuồng hơi nhỏ, hồi trước mình làm to lắmm cao 1m8 rộng 4 mét dài 8 met, nó đẻ bình thường có đề thằn lằn với nhện nhiều
Cái chuồng này là chuồng nuôi đẻ thôi, trong Nam ấm áp làm chuồng to được chứ ngoài Bắc làm chuồng to thế thì tiền điện sưởi ấm lắm. Thằn lằn thì chắc phải làm lưới inox
 
Nhìn hình thì có vẻ như chuồng lưới của anh nằm trong một cái nhà lưới lớn lợp mái nilon. Ánh nắng qua 2 lớp nilon chắc không phù hợp cho tụi RLĐ giao phối. Thôi đành chờ tiết trời ấm lên vậy. Hôm rồi em có email góp ý việc đặt bóng đèn, anh thử chưa?
 
làm ơn cho mình hỏi mua ammoniac ở đâu và nồng độ bao nhiêu là vừa? mình vừa mới bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi ruồi bằng cám của mấy bạn mình muốn hỏi làm cách nào kích thích ruồi đẻ nhìu chứ hiện tại mình nuôi khoảng 100con ruồi trong lồng mà tìm đủ mọi cách nhưng kô thể nào để tụi nó đẻ hơn 100trứng làm ơn giúp mình với mình cám ơn sự giúp đỡ của các bạn.
nước tiểu đó bác
 
bạn ơi phân gia súc thì có phân trâu bò là thải ra rất ít chất đạm thôi mà, chứ phân các loại ăn tạp thì vẫn có chất đạm mà ví dụ phân gà lượng chất đạm trong phân tươi đủ để làm trùn chết mà
---------------


hi mình đang có những bước tiến triển tốt nhờ vào hướng dẫn của nuoide h đàn ruồi trâu từ 100con đầu tiên đến nay thu được gần ngàn con rồi h chỉ cần hoàn thiện thêm chút nữa là thành công cám ơn nuoide rất nhìu.
đợi ts Việt đưa giống ruồi lính đen nuôi kô bít đợi đến bao giờ.
---------------
hi h chuẩn bị nuôi 100con vit siêu thịt đang lo chuồng và làm chổ thu phân lấy phân nuôi dòi làm thức ăn cho cá tra.
trước khi làm nông dân pải chuẩn bị trước kô thì sặc máu với thức ăn chăn nuôi chứ có phải chơi đâu.
còn đàn dế nữa nuôi bán được thì bán kô thì cho vịt với cá ăn cũng được vì cỏ và rau muống kô cần trồng cũng mọc đầy tốn thêm vài kg thức nữa chắc có ngày 1-2kg dế bán.
cám ơn nuoide rất nhìu.
bác có thể up vài cái ảnh thành quả của bác lên để cho mọi người cùng xem được k.e đang muốn nuôi thử mà chưa biết sao
 


Back
Top