Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
@hata: Mình bận quá nên chưa thể nghiên cứu tiếp vấn đề nuôi trùn. Có vẻ loại phân ấu trùng nuôi bằng xác mì và hèm không hợp với trùn quế. Tuy nhiên nếu nuôi ấu trùn bằng phân gia súc, gia cầm thì có thể dùng tiếp để nuôi trùn quế.
Bã mía sau khi nhà máy đường sử dụng thì có dạng ra sao? Hình như hàm lượng đường trong đó cũng kha khá. Có lẽ dùng được cho ấu trùng, cũng có thể qua thêm một bước ủ để xenlulo phân hủy bớt rồi dùng. Mình thì thấy dưới đống lá mục vẫn có ấu trùng phát triển, tuy không nhiều.
Nhưng mà giá cả phân dê ra sao?
 


@hata: Mình bận quá nên chưa thể nghiên cứu tiếp vấn đề nuôi trùn. Có vẻ loại phân ấu trùng nuôi bằng xác mì và hèm không hợp với trùn quế. Tuy nhiên nếu nuôi ấu trùn bằng phân gia súc, gia cầm thì có thể dùng tiếp để nuôi trùn quế.
Bã mía sau khi nhà máy đường sử dụng thì có dạng ra sao? Hình như hàm lượng đường trong đó cũng kha khá. Có lẽ dùng được cho ấu trùng, cũng có thể qua thêm một bước ủ để xenlulo phân hủy bớt rồi dùng. Mình thì thấy dưới đống lá mục vẫn có ấu trùng phát triển, tuy không nhiều.
Nhưng mà giá cả phân dê ra sao?
Em tính làm mô hình khép kính, giờ đang xúc tiến dự án nuôi dê, lấy phân nuôi RLD sau đó dùng RLD nuôi gà, thế nên về nguồn phân thì tự cung tự cấp, nhưng chắc phải bổ sung thêm bả mía, về bả mía thì trước tiên em tính lấy xác mía của mấy người bán nước mía để thử trước, nếu ok thì mới liên hệ nhà máy đường, em cũng chưa đi mua bã mía ở nhà máy bao giờ nên cũng chẳng biết nó ra sao nửa :) Nếu phân RLĐ, trộn với một ít phân gia dê và dùng để nuôi trùn quế được nửa thì thật quá tốt, vì vùng em đang đẩy mạnh nuôi tôm, có phân và trùn quế tươi sẽ bán rất ok, nơi đây chưa có ai nuôi trùn quế cả:)

Về phần chế biến RLĐ, nếu có thể chế biến làm thức ăn cho tôm thì cũng quá hay, em nghe anh nói là có đem đi sấy, mình mua máy sấy về sấy phải không anh, chi phí có cao không, nếu sau khi sấy và đem nghiền nát thì có thể thành thức ăn tinh nhiều đạm dùng cho gia xúc gia cầm và thủy hải sản, em nghĩ vẫn có thể được nếu trộn chung các loại khác, như cám chẳng hạn, chứ nếu ăn thô không thì chi phí hơi cao ah :)
 
@hata: Thử nuôi ấu trùng RLĐ trước rồi chào hàng cho trại tôm. Họ xài được thì nuôi ấu trùng RLĐ chứ tội gì nuôi trùn cho chậm. Cả ấu trùng RLĐ lẫn trùn quế đều được sử dụng làm thức ăn bổ sung chứ đạm cao quá người ta không dám cho ăn hoàn toàn được. Ấu trùng RLĐ có hàm lượng canxi cao, chắc là sẽ giúp tôm nhanh lột vỏ. Thường thì họ xay trùn quế ra rồi trộn với các thức ăn khác, khoảng 5-20% thôi. Mình đang thử nghiệm nuôi 10 con gà con, cho ăn ấu trùng+hèm+xác mì+rau cải. Xem thử nó lớn nhanh không.
Ấu trùng thì mình đang sấy khô bằng... năng lượng mặt trời. Nghĩa là phơi nắng bình thường. Nếu nắng tốt thì chỉ một ngày là khô giòn. Khoảng 3kg tươi được 1 khô. Khi có nhiều thì làm một cái mái che nhỏ cỡ 15m vuông bằng nilon là phơi sấy thoải mái không sợ mưa.
Nhà lưới thứ hai sau nửa tháng hoạt động đã bắt đầu cho trứng nhiều và ổn định. Giờ thì trứng dồi dào rồi. Bà con có ai muốn mua thì cứ đặt hàng nhé. Mình sẽ gởi chuyển phát nhanh. Giá 1000đ/ổ (nuôi được khoảng 80-100g nhộng thịt) bao luôn cước vận chuyển.



Ở nhà lưới này, mình dùng thùng đóng bằng ván xi măng 80x80x40cm. Có đáy luôn chứ không tụi nó cứ chui sâu xuống luồn ra khỏi nhà lưới. Nhà lưới thứ nhất đã ngưng nạp nhộng đen, chờ hết RLĐ sẽ sửa chữa lại vài thứ rồi mới tiếp tục cho hoạt động.
 
Chào bạn Đông Phương,

Bạn vui lòng gửi cho mình số đt và địa chỉ để mình liên hệ mua ít trứng và sâu non được không? Nếu được mình có thể tới trang trại của bạn tham quan được không?

@hata: mình đã làm xong cái nhà lưới thứ hai, đặt kế nhà lưới thứ nhất, với một số cải tiến, và hôm nay đã bắt đầu cho nhộng đen vào. Để vài hôm nữa mình chụp hình rồi post.
Bữa giờ bán lai rai đủ loại sản phẩm: nhộng đen (làm giống), trứng, sâu non cỡ nhỏ, sâu non cỡ lớn... Giá ấu trùng dao động từ 70k đến 120k/kg tùy loại. Trứng thì 1k/ổ. Nhộng sấy khô 250k/kg. Vẫn còn trong giai đoạn cho thị trường làm quen dần với sản phẩm mới. Mình cũng chào hàng cho các khách hàng là trại cá. Có thể họ sử dụng một vài tháng thì mới có phản ứng tốt với loại thức ăn mới này.
Mình vẫn tiếp tục đóng thêm thùng nuôi. Mỗi ngày sử dụng 15-20 thùng và gần 100kg thức ăn. Giai đoạn này thu chưa đủ bù chi nhưng mình nghĩ sau vài tháng nữa sẽ bắt đầu có thu nhập tốt.
Phần dư chất còn lại sau khi nuôi chủ yếu là trấu (trong hèm) và xơ mịn (trong xác mì). Mình có cho vài người bạn dùng để nuôi trùn, chưa thấy kết quả gì khả quan, vì quy mô còn ít và mình nghĩ nó không có nhiều chất gì dành cho con trùn ăn. Có điều nó là thứ phân hữu cơ khá tốt để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp. Mình đang bán cho tiệm kinh doanh tro trấu, phân bò... để họ trộn thêm vài thứ thành phân hữu cơ rồi bán cho người trồng rau, hoa... Mình bán từng bao khoảng 16kg (tận dụng bao đựng xác mì) với giá 8-10k.
Sắp tới có thể mình sẽ cung cấp trứng cho một người bạn để thử nghiệm trên phân bò tươi. Rồi thong thả nghiên cứu ra quy trình nuôi sử dụng phân bò để giảm giá thành. Nuôi bằng hèm và xác mì thì chi phí vẫn còn hơi cao. Được cái là sạch sẽ vệ sinh. Ấu trùng thành phẩm có thể dùng làm thức ăn cho người. Có lẽ mình cũng thử chế biến ra vài món để nhậu chơi.

@AQ101: Sâu non bị chết của anh có kích cỡ như thế nào? Khi em nuôi trong thùng mà cho thừa thức ăn vào giai đoạn ấu trùng lớn hết cỡ, sắp chuyển đen, ăn ít lại, thì sẽ có hiện tượng thức ăn bị hư và ấu trùng chết cả mớ trong đó. Nuôi theo từng lứa mới có hiện tượng này. Nuôi lộn xộn đủ cỡ tuổi trong một thùng lớn thì con nhỏ nó ăn phần thức ăn thừa nên không sao.
Sâu non có lớp da khá trong cho nên anh có thể "nhuộm màu" cho nó được. Màu trắng, xanh lá cây, vàng... tùy loại thức ăn. Nếu cho ăn phẩm màu thì chắc có màu sắc bắt mắt để ... đi câu cá.
 
Vttgiang không biết rồi, giòi là 1 thứ thức ăn giàu chất đạm và khoáng không thua kém trùn là bao đâu, mà giá thành sx cũng cực kỳ thấp, nếu quản lý tốt thì so sánh với nuôi trùn sẽ thấp hơn rất nhiều, mà sản lượng tính trên m2 thì gấp 10-15 lần so với nuôi trùn đó, cách đây 3 năm tôi nuôi và tính chi phí giá thành chưa tới 4000đ/kg, mà 1m2/ tháng có thể cho ra 30-45kg/tháng, bạn thấy nuôi trùn liệu được bao nhiêu.???
bác có thể nói về giống,thức ăn của dòi được ko ạ thấy háo hức quá
 
Đợt rồi bọn ruồi giấm sinh sôi nảy nở nhiều khủng khiếp. Lý do là tụi nó đẻ vào những thùng mình mới cho trứng vào. Trứng RLĐ chưa kịp nở thì trứng ruồi giấm đã nở và khi ấu trùng RLĐ chưa tràn ngập thùng nuôi thì bọn ấu trùng ruồi giấm đã... tạo kén. Đúng là quá nhanh quá nguy hiểm.
Mình đối phó bằng cách sau khi thả trứng vào thùng thì phủ kín thùng bằng bao đựng xác mì. Bỗng nhiên phát hiện ra là ngoài tác dụng ngăn bọn ruồi giấm đẻ trứng còn làm gia tăng độ ẩm không khí bên trong thùng nuôi. Kết quả là ấu trùng RLĐ lớn nhanh và đều hơn trong giai đoạn 6 ngày đầu. Mình đang tiếp tục theo dõi vụ này.
 
Đợt rồi bọn ruồi giấm sinh sôi nảy nở nhiều khủng khiếp. Lý do là tụi nó đẻ vào những thùng mình mới cho trứng vào. Trứng RLĐ chưa kịp nở thì trứng ruồi giấm đã nở và khi ấu trùng RLĐ chưa tràn ngập thùng nuôi thì bọn ấu trùng ruồi giấm đã... tạo kén. Đúng là quá nhanh quá nguy hiểm.
Mình đối phó bằng cách sau khi thả trứng vào thùng thì phủ kín thùng bằng bao đựng xác mì. Bỗng nhiên phát hiện ra là ngoài tác dụng ngăn bọn ruồi giấm đẻ trứng còn làm gia tăng độ ẩm không khí bên trong thùng nuôi. Kết quả là ấu trùng RLĐ lớn nhanh và đều hơn trong giai đoạn 6 ngày đầu. Mình đang tiếp tục theo dõi vụ này.
Cảm ơn anh Phương đã chia sẽ để mọi người theo dõi :)

Em cứ tưởng để vào thùng thức ăn dạng Hèm + Bã mì như anh thì sẽ không có mấy loại ruồi khác chuôi vào đẻ chứ, nếu rùi khác chui vào đẻ được thì kế hoạch làm thực phẩm dinh dưỡng bị phá sản rồi :)

Anh đậy mấy cái thùng bằng bao bã mì, vậy đậy cái thùng trên đầu thui hay tất cả những thùng phía dưới luôn anh, nếu vậy lần sau rút kinh nghiệm để cải tiến mẫu thùng nuôi tốt hơn, nếu thùng không có nắp đậy, mình có thể bỏ vô chung mùng lưới luôn, để cách ly với mấy con ruồi khác, anh thấy cái này khả thi không :)
 
Nhà mìmh có ai nuôi thành công giòi vs phân heo chưa nhi? Mình lây phân heo ra để ngoài trời thấy giòi xanh mắt đỏ nó đẻ nhiều lắm. Mà giờ nó biến đi đâu hết không thấy nựa. Mà có cách nào khử mùi hôi khi nuôi bằng phân heo không nhỉ?
 
@hata: Hễ có thức ăn thì có đủ thứ con nhào vô kiếm chác chứ sao. Ruồi giấm, bồ hóng, gián, nhện, ruồi nhà... Thùng nào mới bỏ trứng RLĐ vào, mình đều phủ kín lại, sau 6 ngày mới dỡ ra để cho thêm thức ăn vào. Mình đang tính thử nghiệm xem đậy bằng bao xác mì hay bằng lưới nhựa thì tốt hơn. Mình nuôi riêng một ít ở trong thau inox có đậy kín bằng lưới nhựa, để thu hoạch rồi thử chế biến thành món ăn cho người.
Giai đoạn ấu trùng mới nở thì cần môi trường có độ ẩm cao và cả lớp không khí bên trên có độ ẩm cao càng tốt. Sau đó khi lớn rồi thì cũng cần độ ẩm khoảng 70%. Nếu độ ẩm cao quá thì tụi nó sẽ tìm cách bò ra nếu cảm thấy môi trường không thoải mái (nóng, hoặc thiếu thức ăn). Thùng lúc nào cũng nên có nắp che để chống chuột, nhưng cũng cần thông thoáng để thoát nhiệt. Bỏ thùng vô mùng cũng tốt, nhưng nuôi quy mô lớn thì không ổn.

@Trần Đoàn: Mình thì chưa thử dùng phân heo. Nếu nuôi ấu trùng RLĐ kiểu Biopod (trong thùng luôn có ấu trùng lớn nhỏ) thì khi bỏ phân heo vào sẽ rất nhanh giảm mùi hôi của phân heo. Bạn ở đâu mình gởi cho một ít trứng RLĐ để bạn thử nghiệm với phân heo. Mỗi người một tay để cùng đúc kết ra quy trình nuôi bằng phân tươi nhé.
 
@hata: Hễ có thức ăn thì có đủ thứ con nhào vô kiếm chác chứ sao. Ruồi giấm, bồ hóng, gián, nhện, ruồi nhà... Thùng nào mới bỏ trứng RLĐ vào, mình đều phủ kín lại, sau 6 ngày mới dỡ ra để cho thêm thức ăn vào. Mình đang tính thử nghiệm xem đậy bằng bao xác mì hay bằng lưới nhựa thì tốt hơn. Mình nuôi riêng một ít ở trong thau inox có đậy kín bằng lưới nhựa, để thu hoạch rồi thử chế biến thành món ăn cho người.
Giai đoạn ấu trùng mới nở thì cần môi trường có độ ẩm cao và cả lớp không khí bên trên có độ ẩm cao càng tốt. Sau đó khi lớn rồi thì cũng cần độ ẩm khoảng 70%. Nếu độ ẩm cao quá thì tụi nó sẽ tìm cách bò ra nếu cảm thấy môi trường không thoải mái (nóng, hoặc thiếu thức ăn). Thùng lúc nào cũng nên có nắp che để chống chuột, nhưng cũng cần thông thoáng để thoát nhiệt. Bỏ thùng vô mùng cũng tốt, nhưng nuôi quy mô lớn thì không ổn.

@Trần Đoàn: Mình thì chưa thử dùng phân heo. Nếu nuôi ấu trùng RLĐ kiểu Biopod (trong thùng luôn có ấu trùng lớn nhỏ) thì khi bỏ phân heo vào sẽ rất nhanh giảm mùi hôi của phân heo. Bạn ở đâu mình gởi cho một ít trứng RLĐ để bạn thử nghiệm với phân heo. Mỗi người một tay để cùng đúc kết ra quy trình nuôi bằng phân tươi nhé.
Mình ở hà tĩnh bạn ạ
 
Mình cũng đang nuôi thử nhưng gặp khó khăn trong vấn đề gây giống, cho dòi đen vào sô cát cả tuần rồi nhưng chưa thấy con ruồi nào cả, một số con thì khô lại không biết là có phải hóa nhộng không nữa, một số con lại thỉnh thoảng kéo nhau diễu hành thành đàn xung quanh chậu cát, không biết có phải mình để lớp cát mỏng quá không nữa (khoảng 10cm). Rất mong các bác có kinh nghiệm chỉ giáo giúp!
 
@Trần Đoàn: Nếu bạn muốn nuôi, nhắn tin cho mình địa chỉ của bạn, mình gởi một ít trứng dùng thử.

@hphb: Vấn đề gây giống luôn mất thời gian nhất. Nếu bây giờ bắt mình làm lại từ đầu thì mình cũng phải mất ít nhất 4 tháng để có sản lượng mỗi ngày nửa kg nhộng.
Thường thì sau khi chuyển đen, nó sẽ bò chậm dần rồi nằm yên, thẳng đuỗn, đuôi hơi gập lại, vỏ khô. Nó sẽ bị những con còn bò đẩy lên trên cùng. Vài ngày sau thì hóa ruồi. Tổng cộng tối thiểu 10 ngày. Cát dày 10cm cũng đủ rồi, nhưng phải luôn ẩm, giống như cát bờ sông vậy, đừng để bề mặt khô là được.
Mật độ RLĐ trong chuồng lưới phải đủ cao thì mới giao phối tốt và có trứng, nếu chỉ có vài chục con trong chuồng thì khả năng có trứng là không cao. Trong thời gian đầu bạn nên tăng cường thu trứng từ tự nhiên.
Mấy ngày nay trời âm u, làm cái chuồng lưới thứ hai của mình gần như không cho trứng. RLĐ thì dày đặc mà chỉ thu được lèo tèo vài ổ.
 
@Trần Đoàn: Nếu bạn muốn nuôi, nhắn tin cho mình địa chỉ của bạn, mình gởi một ít trứng dùng thử.
Bạn hảy gưi cho mình theo đia chỉ này nhé.
Trần đình đoàn
Xóm đại đồng. My lộc. Can lộc. Hà tĩnh
Sdt. 0963446347
Mình xin cảm ơn trước nhé
 
@Trần Đoàn: Nếu bạn muốn nuôi, nhắn tin cho mình địa chỉ của bạn, mình gởi một ít trứng dùng thử.

@hphb: Vấn đề gây giống luôn mất thời gian nhất. Nếu bây giờ bắt mình làm lại từ đầu thì mình cũng phải mất ít nhất 4 tháng để có sản lượng mỗi ngày nửa kg nhộng.
Thường thì sau khi chuyển đen, nó sẽ bò chậm dần rồi nằm yên, thẳng đuỗn, đuôi hơi gập lại, vỏ khô. Nó sẽ bị những con còn bò đẩy lên trên cùng. Vài ngày sau thì hóa ruồi. Tổng cộng tối thiểu 10 ngày. Cát dày 10cm cũng đủ rồi, nhưng phải luôn ẩm, giống như cát bờ sông vậy, đừng để bề mặt khô là được.
Mật độ RLĐ trong chuồng lưới phải đủ cao thì mới giao phối tốt và có trứng, nếu chỉ có vài chục con trong chuồng thì khả năng có trứng là không cao. Trong thời gian đầu bạn nên tăng cường thu trứng từ tự nhiên.
Mấy ngày nay trời âm u, làm cái chuồng lưới thứ hai của mình gần như không cho trứng. RLĐ thì dày đặc mà chỉ thu được lèo tèo vài ổ.
Đúng như anh nói, những con vỏ khô bị đẩy hết lên trên cùng, em đã dùng đèn soi xem bên trong có gì không nhưng chỉ thấy dịch trong, cắt thử ra cũng chỉ thấy dịch màu trắng đục như sữa, có lẽ chưa đủ thời gian.
Không biết dùng ánh sáng nhân tạo có thể khắc phục hiện tượng thiếu ánh sáng trong những ngáy trời âm u không nhỉ?
 
Mấy hôm nay trứng vẫn ít. Để hôm nào nhiều mình sẽ gởi nhé.
@hphb: Dùng đèn cũng được, nhưng cần loại có ánh sáng phù hợp, và kết quả cao nhất cũng chỉ khoảng 6-70% so với nắng.
 
Cách đây cũng khá lâu mình có gọi cho anh kmnhi để học hỏi và được anh ấy chỉ bảo rất tận tình. Chân thành cám ơn anh! Khi nào vết thương lành anh ới em 1 tiếng rồi mình làm vài chai hậu tạ anh vậy. Hehe
Em nuôi thành công con giòi ruồi nhà rồi nhưng thú thực với anh là hiện nay em hay đi công tác tỉnh nên ... khoáng trắng cho người bà con làm giùm. Ko biết về lâu về dài có ổn ko.
Còn hiện nay thì em vẫn đang dón đọc bài viết of anh về RLĐ. Hi vọng trong tương lai ko xa anh sẽ thành công để còn hướng dẫn cho anh em làm.
Nhưng mà anh nhớ ráng dưỡng nhiều nhiều con giống để chia cho em 1 ít em nuôi ở nhà với nha. Hihi
cho em hỏi anh nuôi bằng nguyên liệu j và xử lý vấn đề môi trường thế nào ạ cảm ơn anh
Bạn kmnhi,
Hôm nay đi làm về, mở ổ Dòi ra thăm. Ồ, hàng ngàn con Dòi lúc-nhúc. Xin ghi nhận xét ra đây :
- Tui không nghĩ đây là Dòi của RLĐ.
- Dòi nầy có thể bò lên vách thẳng đứng.
- Ổ nuôi không có mùi hôi.

Ngay giai-đoạn nầy, cho rằng Dòi nầy không phải là Dòi của RLĐ, mà là Dòi Ruồi Nhà, Dòi Ruồi Lằn... thì cũng vẫn nên nuôi để cung-cấp thức ăn các con vật nuôi khác, ếch, cóc, cá, gà, chim...

Có thể nuôi ra một số Dòi lớn, dù là Dòi gì.

Trước đây tui nghĩ là chỗ Dòi sống sẽ rất hôi thối, nhưng với cách nuôi như tui đang làm, tui đứng kế bên vẫn không thấy mùi hôi.
Thân.
bác cho cháu hỏi là bác nuôi bằng nguyên liệu j ạ cháu định dùng 1 số loại củ có tinh bột giá rẻ nuôi giòi liệu có khả thi ko mong bác góp ý
 
cho em hỏi anh nuôi bằng nguyên liệu j và xử lý vấn đề môi trường thế nào ạ cảm ơn anh
bác cho cháu hỏi là bác nuôi bằng nguyên liệu j ạ cháu định dùng 1 số loại củ có tinh bột giá rẻ nuôi giòi liệu có khả thi ko mong bác góp ý
Trước khi hỏi bác nên đọc kỹ 47 trang, chứ đừng có ngang hông đọc cái tiêu đề rồi vào hỏi vậy chẳng giải quyết được gì, 47 trang đã viết rất nhiều trong đó, cả một quá trình, giống như người ta đã dọn mâm sẵn đó, bác không ăn mà bắt đút thì thua, ở đây là nuôi RLD chứ không phải con ruồi nhà bác vẫn thấy, vấn đề vệ sinh và thức ăn là gì thì bác đọc lại 47 trag đi, o thì bắt đầu từ trang 21 cũng tốt :)
 


Back
Top