Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
@htxquanghuc: Loại nhộng đen thì cho vào xô cát ẩm, vận chuyển bằng xe đò trong vòng một tuần cũng được, không cần gởi bưu điện. Số trứng của em thì chắc phải đầu tuần sau mới gởi được.
 


@htxquanghuc: Loại nhộng đen thì cho vào xô cát ẩm, vận chuyển bằng xe đò trong vòng một tuần cũng được, không cần gởi bưu điện. Số trứng của em thì chắc phải đầu tuần sau mới gởi được.
nhà tôi có 1 ụ phân heo mà bắt được gần chục kg nhộng(100% phân heo, không có gì khác)
 
Có vẻ như những ngày tươi đẹp đã quay trở lại. Chiều nay các mảnh cactong lại đầy ắp trứng. Mình thu được khoảng 300 ổ trong cả hai chuồng lưới. Như vậy đã xác định được nguyên nhân vừa rồi chuồng lưới cho ít trứng là thiếu độ ẩm, hoặc thiếu nước uống cho RLĐ. Mình phun sương một ngày 4-5 lần vào chuồng lưới, làm ướt lá cây, vách lưới và nền đất. Giờ thì trứng tăng lên thấy rõ.
Việc thử nghiệm bằng phân bò vẫn đang tiến hành. Kết quả cụ thể thì chưa có nhưng có vẻ ổn như dự kiến.
@namekct: Như vậy ụ phân heo của bạn là "mối quen" của RLĐ quanh đó. Một cơ hội rất tốt để gây giống. Nếu làm tốt thì cứ mỗi kg nhộng giống bạn sẽ làm tăng lên thành 10-25kg.
 
A Phương ơi a đã dùng đã đậu nành chưa? E thấy khá là ok đấy, chỉ có cái giá ổn là tốt.
anh ơi, một kg dòi thành phẩm thì mất khoảng bao nhiêu kg bã đậu vậy?
 

Hôm rồi mình có làm một thử nghiệm nhỏ. Bỏ vào thùng 4kg phân bò tươi và 1kg ấu trùng khoảng 8 ngày tuổi. Sau 4 ngày lọc ra thì phân bò còn khoảng 2,5kg, ấu trùng vẫn khoảng 1kg.
Các thử nghiệm khác vẫn còn tiếp tục, tuần sau mới cho kết quả.
 
Có vẻ như dùng phân bò tươi thì không ổn. Hôm 18/8 mình cho 8kg phân bò tươi vào thùng và rải 6 ổ trứng. Đến nay kiểm tra thấy số lượng ấu trùng ít và kích thước nhỏ, không đồng đều. Một thùng phân bò khác rải nhiều ổ trứng hơn cũng thấy tình trạng ấu trùng rất chậm lớn. Mình đang thử cách khác. Cũng cho 8kg phân bò, nhưng cho thêm một nắm hỗn hợp xác mì-hèm rồi mới rải trứng lên. Khoảng một tuần nữa sẽ có kết quả.
 
Tôi cần tìm nguồn cung cấp dòi với số lượng lớn và ổn định, bác nào đáp ứng được xin vui lòng Lh: 0965.958189(Mr.Vĩnh-1979)
Thanks mọi người!
:2cat:
 
anh ơi, một kg dòi thành phẩm thì mất khoảng bao nhiêu kg bã đậu vậy?
Cái này mình hok cân chi tiết bạn ak. Nhà mình chăn nuôi nên có bã đậu + bã bia nên mình trộn 50-50 cũng 1kg cá rô phí lợn (3k/kg) Cái sóng nhựa 20x40x60 mình cho gần đầy. Lúc có giòi thì nhiều và con to lắm ( ruồi nhà). Mình hok cân mà thu dòi rồi ném cho cá ăn lun.
Tôi cần tìm nguồn cung cấp dòi với số lượng lớn và ổn định, bác nào đáp ứng được xin vui lòng Lh: 0965.958189(Mr.Vĩnh-1979)
Thanks mọi người!
:2cat:
Bác ở đâu???
 
Một thử nghiệm khác: ấp 7 ổ trứng trên nền hỗn hợp xác mì-hèm-nước với tỷ lệ 1:1:1,3. Sau 6 ngày trút vào thùng chứa 8kg phân bò tươi. Theo dõi thấy phát triển tương đối tốt. Số liệu cụ thể về kết quả nuôi thùng này sẽ có vào ngày 10/9.
@bạn Trần Đoàn ở Hà Tĩnh: Mình dự kiến đầu tuần tới sẽ gởi tặng bạn 50 ổ trứng nuôi thử. Bạn chuẩn bị dụng cụ nuôi nhé. Số trứng đó cần hơn 1m vuông bề mặt nuôi.
 
Đám trứng đến nay là ngày thứ 10, đã bắt đầu ăn ít đi. Một số con chuyển sang màu nâu. Trong chuống nhân giống đã có được vài chục con RLD. 3 hộp cám trong đó đã có ấu trung non bằng đầu tăm. Không hiểu sao nó không đẻ trứng vào bìa carton nữa.
 
@AQ101: Khi tụi nó ăn ít đi thì anh phải cẩn thận, đừng cho thừa thức ăn kẻo tụi nó chết. Thường thì khi dài trên 2cm chúng sẽ ăn ít dần. Khoảng 23mm, bề ngang 5mm thì tụi nó đã tích trữ đủ dinh dưỡng, cho dù vẫn còn màu trắng, anh thảy vô xô cát ẩm nó cũng dần dần chuyển đen.
Chuồng lưới cần ánh nắng trực tiếp và độ ẩm. Anh chú ý phun sương đều, nhất là lúc nắng gắt. Vài chục con RLĐ thì trứng sẽ ít và không ổn định. Chừng nào có từ 5-700 con thì lượng trứng mới đều hơn. Anh nên cho bã cá vào xô thu trứng, một lớp lõng bõng như cháo đặc, đừng để khô tụi nó đẻ trực tiếp lên luôn đó.
 
Hai hôm nay bắt đầu thu hoạch nhộng đen để làm giống. Mỗi ngày cho vào nhà lưới 500 gr. Chiều nay làm xong chuống lưới thứ 2 sẵn sàng cho nhân giống trong nhà mùa đông. Hi vọng viec phát triển RLD không bị gián đoạn.
Bác định đối phó với cái lạnh của mùa đông như thế nào vậy? em cũng đang nhức đầu về vấn đề này, mong bác cùng chia sẻ!
Có vẻ như những ngày tươi đẹp đã quay trở lại. Chiều nay các mảnh cactong lại đầy ắp trứng. Mình thu được khoảng 300 ổ trong cả hai chuồng lưới. Như vậy đã xác định được nguyên nhân vừa rồi chuồng lưới cho ít trứng là thiếu độ ẩm, hoặc thiếu nước uống cho RLĐ. Mình phun sương một ngày 4-5 lần vào chuồng lưới, làm ướt lá cây, vách lưới và nền đất. Giờ thì trứng tăng lên thấy rõ.
Việc thử nghiệm bằng phân bò vẫn đang tiến hành. Kết quả cụ thể thì chưa có nhưng có vẻ ổn như dự kiến.
@namekct: Như vậy ụ phân heo của bạn là "mối quen" của RLĐ quanh đó. Một cơ hội rất tốt để gây giống. Nếu làm tốt thì cứ mỗi kg nhộng giống bạn sẽ làm tăng lên thành 10-25kg.
Em cũng gặp hiện tương tự như bác, phun sương vào chuồng lưới nhưng chỉ một số con uống, sãn còn thừa một ít đường Gluco để úm gà nên hòa nước + thêm một chút Bcomplex và phun lên lá cây trong chuồng, bọn ruồi thi nhau uống, lượng trứng thu được tăng lên trông thấy, từ 30 - 40 ổ/ngày lên 170 - 200 ổ
 
Last edited by a moderator:
Bác định đối phó với cái lạnh của mùa đông như thế nào vậy? em cũng đang nhức đầu về vấn đề này, mong bác cùng chia sẻ!
Em cũng gặp hiện tương tự như bác, phun sương vào chuồng lưới nhưng chỉ một số con uống, sãn còn thừa một ít đường Gluco để úm gà nên hòa nước + thêm một chút Bcomplex và phun lên lá cây trong chuồng, bọn ruồi thi nhau uống, lượng trứng thu được tăng lên trông thấy, từ 30 - 40 ổ/ngày lên 170 - 200 ổ

Để chuẩn bị cho mùa đông tôi làm chuồng nhốt gần như kím 4 mặt, chỉ để một khoang lưới nhỏ thông khí. Đang định lót xốp vào mặt trong nữa. Để tự động điều nhiệt tôi lắp một bộ cảm biến nhiệt độ. Đặt chế độ nhiệt dưới 25 độ thì bật đèn sưởi. Năm ngoái đã làm nhưng lượng ấu trùng ít quá nên không duy trì được. Ngoài ra cũng phải sửa lại cái chuồng nhốt để tiện cho việc gia nhiệt vào mùa đông.
Không biết mọi người phun sương kiểu gì còn tôi thì lắp hẳn máy phun sương trong chuồng luôn. Kèm theo bộ điều khiển điện, sáng 1 lần, trưa 3 lần, chiều 2 lần mỗi giờ phun 20 phút. Hôm qua chui vào sửa chuống mà thấy nó mát lạnh. :)
 
Để chuẩn bị cho mùa đông tôi làm chuồng nhốt gần như kím 4 mặt, chỉ để một khoang lưới nhỏ thông khí. Đang định lót xốp vào mặt trong nữa. Để tự động điều nhiệt tôi lắp một bộ cảm biến nhiệt độ. Đặt chế độ nhiệt dưới 25 độ thì bật đèn sưởi. Năm ngoái đã làm nhưng lượng ấu trùng ít quá nên không duy trì được. Ngoài ra cũng phải sửa lại cái chuồng nhốt để tiện cho việc gia nhiệt vào mùa đông.
Không biết mọi người phun sương kiểu gì còn tôi thì lắp hẳn máy phun sương trong chuồng luôn. Kèm theo bộ điều khiển điện, sáng 1 lần, trưa 3 lần, chiều 2 lần mỗi giờ phun 20 phút. Hôm qua chui vào sửa chuống mà thấy nó mát lạnh. :)
@AQ101: Em không rành về mấy hệ thống tự động này và chưa hình dung ra được, bác có thể hướng dẫn cụ thể được ko? Chủ yếu là mùa đông, bóng đèn bác dùng loại gì? công suất bao nhiêu?
 


Back
Top