Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
Nhốt trong màn mình đã làm bạn lấy đường pha với chút nước để trong một chiếc bát đúc bằng xi măng . Nước để ít tránh ruồi bị ngộp chết . Ngoài ra mình cho ăn vỏ quả ngọt
chuối , đu đủ , cá, phân

Thường thì những thức ăn thô mình cho vào chiếc khay nhựa . Mình làm 2 loại một loại phân ruột cá tưới mắm tôm , và một loại thức ăn hoa quả . Cùng với bát nước đường như đã nó ở trên . Cứ 1 ngày lại mang 2 khay thức ăn đó ra trộn chung lại đổ vào thùng nuôi .Đến ngày thứ 2 đã thấy giòi lúc nhúc rồi
Hôm sau thay hai khay thức ăn tự chế như trên vào là ok . lúc đầu chưa có nhặng xanh nhử ở bãi rác được vài thùng ruồi thì bạn cho bọn đấy mọc cánh hết đi . Đó sẽ là những con ruồi sinh sản còn bọn giòi mình đã thử một thùng nuôi ( loại thùng sơn tường ) nuôi vớ vẩn thôi cũng đủ làm thức ăn cho cả đàn gà vài chục con . Mình lấy luôn phân gà để nuôi . Sau 6 hôm là đổ ra máng cho gà ăn lúc đấy chỉ có giòi và giòi . Nước dịch từ nuôi giòi chắt ra tưới cây cực tốt vì nó chứa rất nhiều amoniac . Vì thế nếu nuôi giòi trong thùng nắp thùng phải chọc thủng và làm một cái thoát khí như ống thoát khí bể phốt để đỡ bị sốc vì mùi bùn mùi khai . Còn nếu nuôi mà ko đậy nắp cho ăn thiếu phân nó bò lổm ngổm lên thành thùng rồi thoát ra ngoài vừa gây thất thoát mà lại bẩn nữa
 
bác nào giúp mình với: con thằn lằn vs rắn mối có ăn được con dòi này k ạ???
 
@trung Lâm: Thằn lằn rất hay lượn lờ gần các thùng nuôi của mình, cả lớn lẫn nhỏ. Rắn mối cũng rất thích ăn.
 
Đã làm xong chuồng lưới để thu trứng, anh @jnbgyu cho em ý kiến với ạ
6EAFffj.jpg

15593210721_c0ca324b2c_o.jpg
 
Chuồng này e rằng thiếu nắng và độ ẩmTăng quy mô nuôi lên và sử dụng thức ăn giàu đạm thì phát sinh vấn đề là ruồi nhà và nhậng xanh rất nhiều. Chắc phải quây kím khu nuôi, như vậy lại sợ bí.
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: RLĐ cần có ánh nắng trực tiếp thì mới giao phối. Ngoài ra cần phải phun nước, hoặc có nguồn nước bên trong (dùng một cái dĩa chứa nước) để tụi nó uống. Em hỏi người nhà vụ chuyển khoản chưa? Anh vẫn chưa thấy gì ráo.

@AQ101: Ruồi nhà và nhặng xanh tụ tập hay là có cả ấu trùng vậy anh? Thường thì dư thừa thức ăn mới có chỗ cho tụi ấu trùng nhặng xanh hoạt động. Ở chỗ em thỉnh thoảng vẫn thấy ấu trùng ruồi nhà trong những thùng nuôi mà mật độ hơi thấp và thức ăn trong đó dư thừa nên nên men. Còn trong thùng Bug Barrack cỡ lớn với mật độ dày thì chẳng thấy có con ấu trùng loại khác nào sống nổi, cho dù em thường xuyên quẳng chuột chết và xương cá vào.
 

Có cả ruồi lẫn ấu trùng, ngay cả trong thùng mật độ cao vẫn có ấu trùng ruồi nhà ăn nổi trên bề mặt thức ăn. Vì lý do đó nên tạm thời không mở rộng SX nữa, trong năm nay cố gắng duy trì và hoàn thiện quy trình nhân giống. Mỗi ngày kiếm 1 vài kg cho gà xơi là được rồi.
 
@AQ101: có thể là ngay trong nguồn thức ăn khi lấy về đã có sẵn trứng ruồi nhà hoặc ấu trùng ruồi nhà mới nở. Chứ trong thùng đang nuôi mật độ cao thì cho dù con ruồi nhà dám đẻ vào, trứng đó vẫn bị tụi ấu trùng RLĐ xơi gọn.
 
Mấy ngày nay trời trở lạnh, lượng trứng thu được cũng giảm hẳn. Đã thu hoạch lứa nhộng đầu tiên. Cho gà ăn hàng ngày vẫn còn thu được 6kg nhộng, đóng hộp để ăn dần. Bỏ hẳn các loại thức ăn giàu đạm trong khẩu phần ăn của gà xem sao.
Sơ bộ vụ nuôi RLĐ như sau:
- Nuôi sinh sản: đã xong
- Chăn nuôi nhộng: đã xong
- Về thử nghiệm thức ăn:
+ Nuôi gà: gà rat thích ăn, có vẻ tốt vì nhìn mặt hồng hào hơn hẳn ăn thức ăn thường ngày.
+ Nuôi cá đã thử: cá la hán==>không ăn. Cá rô đồng==>không ăn. Cá quả==>không ăn. Cá trê ta==>cũng không ăn.


- Định hướng tiếp theo
+ Hoàn thiện quy trinh chăn nuôi nhằm chuẩn hóa cách chăm nuôi và khẩu phần thức ăn.
+ Tuần này mua thử một lô cá rô phi đơn tính giống, chim cút về thử tiếp.
- KL: tạm thời kết luận:
+ Chưa mở rộng quy mô sản xuất
+ Nếu chỉ có gà ăn thì không nên làm vì giá thành cao và mất công nuôi. Trong khi có thể có cách chế biến thức ăn gà kiểu khác đơn giản và hiệu quả hơn.
 
Vụ thử nghiệm với phân bò đã thất bại. Phân bò không đủ dinh dưỡng cho ấu trùng phát triển nhanh, dù có trộn với hèm và xác mì. Sắp tới mình sẽ tìm cách thử nghiệm với phân heo và gà.
Anh nếu có điều kiện thử nghiệm với phân dê xem sao, hi hi, nếu không có gì thay đổi thì em đang gầy đàn dê, khoảng sau tết liên hệ với anh để thử nghiệm nuôi với phân dê và cho gà ăn ấu trùng xem sao, mà không biết con này có dùng cho tôm ăn được không nửa, vùng bên mình nhiều người nuôi tôm ah :)
 
@AQ101: Với cá thì anh nên cho tụi nó ăn loại ấu trùng non, tức là còn màu trắng chưa chuyển đen, và tập cho nó ăn dần lúc đói. Em đã tận mắt thấy khách hàng của em cho cá la hán ăn loại ấu trùng non dài cỡ 1cm. Thả vào là nó đớp ngay. Cũng có người cho cá điêu hồng nhỏ (khoảng ngón cái) ăn thì rất ổn, nhưng cá điêu hồng lớn (cỡ bàn tay) thì lại không ăn, vì quen ăn cám viên rồi.
Đám cá của anh nếu tập cho tụi nó ăn ấu trùng thì tụi nó ăn được hết. Như mấy con gà lai Ai Cập của em. Từ lúc nở ra đến khi đủ 3 tháng chưa từng thấy con giun đất, chỉ xơi ấu trùng. Đến khi em đào giun thảy cho tụi nó thì tụi nó chả thèm ăn. Em đoán là nếu bỏ đói tụi nó một ngày thì tụi nó sẽ giành giật con giun thôi.

@hata: Chỗ mình không có nguồn phân dê nên cũng không thử nghiệm được. Còn nuôi tôm thì mình chưa thử, nhưng đoán là dùng cũng tốt. Có điều kiện mình sẽ thử cho tôm ăn ấu trùng sống và ấu trùng khô.
 
Cá thì đã bỏ đói cả 2 tuần liền. Mấy con cá đồng thì kiểu gì cũng không ăn. Đã cho cả ấu trùng non lẫn già vào đều thất bại. Còn mỗi cách gắp bỏ mồm nó như cái chú lên CT "Sinh ra ở làng" gắp dế thả vào mồm tắc kè là chưa làm.
Chiều nay sang viện thủy sản TW1 kiếm cá thì không có cá gì vì sắp vào đông. Chán quá làm ít cá trê về khoắng cho đục nước là aquaponic xem sao.
 
@AQ101 anh điịnh đối phó với mua đông như nào vậy ạ?
@jnbgyu bây giờ anh đang nuôi bằng gì vậy ạ?? làm sao thu được nhộng non ạ??Mà em thấy dùng vải màn nó vẫn bị hạn chế anh sáng, cách anh đang dùng loại lưới nào vậy ạ??
 
Mùa đông thì cho nó cái bóng sưởi hồng ngoại. Có điều là đang tính bỏ qua mùa đông, bao giờ ấm áp lại làm. Cứ theo tự nhiên mà làm cho nó đỡ tốn. Mùa nào làm kiểu đó. Thu nhộng bất kể tuổi nào cũng được. Bạn làm thế này:
- Trộn tăng độ ẩm thức ăn
- Vun đống cao vòa giữa khay nuôi.
- Đậy kín vừa phải khay nuôi cho nóng hấp hơi==>nhộng sẽ bò ra khỏi khay, hoặc bò ra góc chỗ không có thức ăn.
- Thêm một cái khay khô bên ngoài khay nuôi để hứng những con bò ra.
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: Hiện giờ mình nuôi bằng hỗn hợp bã sắn và hèm bia. Thu nhộng non bằng cách bỏ cám ướt (hoặc cơm thừa, bã sắn... nói chung là thức ăn) vào trong một cái rổ thưa mà tụi nó chui qua dễ dàng, thả lên bề mặt nuôi. Sau 30 phút đến 3h là tụi nó chui vào đầy rổ.
Chuồng lưới thì dùng lưới nhựa, loại mắt nhỏ cỡ như mùng. Loại lưới này nông dân trồng rau hay dùng để chống côn trùng.
 
Loay hoay khử mùi cho việc nuôi dòi thì lại phát hiện ra cách ủ đầu ruột cá thành phân bón cực kỳ nhanh. Coi như xong vụ chuyển đổi đầu cá, ruột cá==>thức ăn+phân bón. Vậy nên càng yên tâm hoàn thiện nuôi RLĐ qua mùa đông ở quy mô thí nghiệm.
 
Tôi có nuôi thử nhung ko thành.tôi đào hố 1m khối cho vào 3 lớp phân 3 lớp rạ mục xen kẻ rồi đăt mồi nhử lên.cũng tưới ẩm hằng ngày.khi có trứng thì che kín lại.không hieu li do sao nó không ăn phân.sau khi an hết mồi nhử rồi phân tán đi hết.
Co ai biet lý do sao koTôi có nuôi thử nhung ko thành.tôi đào hố 1m khối cho vào 3 lớp phân 3 lớp rạ mục xen kẻ rồi đăt mồi nhử lên.cũng tưới ẩm hằng ngày.khi có trứng thì che kín lại.không hieu li do sao nó không ăn phân.sau khi an hết mồi nhử rồi phân tán đi hết.
Co ai biet lý do sao ko
 
Vừa rồi chuồng lưới lại gặp rắc rối. Bữa giờ cứ mỗi ngày nạp vào thùng trong chuồng lưới 1kg nhộng đen còn ngọ nguậy. Tụi nó cứ bò liên tục không tìm được chỗ nằm yên, bò đến mức trong đó nóng lên rồi chết cả đám. Trong thùng bốc mùi lôi cuốn bọn RLĐ đến đẻ vào các vỏ nhộng trong thùng. Trứng thất thu nghiêm trọng.
Giờ mình khắc phục bằng cách nhộng đen thu hoạch được thì cứ cho vào mỗi thùng (đóng bằng ván ximăng 40x40x13cm) 1kg. Cứ để yên đó khoảng 10 ngày, có đến 95% nhộng đen đã chuyển sang trạng thái kén, nằm ngay đơ. Lúc đó mới trút vào xô nhựa đặt vào chuồng lưới. Sau 30 ngày thì lấy xô ra khỏi chuồng.
 


Back
Top