Kỹ thuât nuôi dúi sinh sản

Kỹ thuât nuôi dúi sinh sản

Hôm nay mình chia sẽ cùng các bạn đọc một số thông tin hữu ích về kỹ thuật nuôi dúi đẻ (sinh sản)
Dúi thuộc loài động vật gậm nhấm rất dễ chăm sóc nuôi dưỡng và nuôi cũng rất là dễ sinh sản trung bình mỗi năm dúi đẻ khoảng 4 lứa mỗi lứa gồm 3-5 con con (5 con thì số lượng rất ít)
Dúi cái mang thường thai khoảng 1 tháng rưỡi. Khi dúi con được sinh ra, dúi con không có lông và chưa mở mắt.Sau Khoảng 15 ngày ở cùng với dúi mẹ sau khi sinh thì dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía,… Tuy nhiên, nên sử dụng loại tre non vì răng dúi con chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập và có thẻ tách dúi mẹ. Sau khi tách con thì các bạn nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực cho dúi tiếp tục sinh sản.

kỹ thuật nuôi dúi sinh sản

Theo kinh nghiệm của mình thì không nên nuôi dúi theo cặp và theo nhóm 01 đực và nhiều cái trong 01 ô chuồng quá lâu. Thường thì 10 ngày ta đổi đực 01 lần. Khi bỏ đực vào ô con cái nếu chúng chịu nhau thì kêu hực hực và phối liên tục. Tốt nhất thì nuôi mỗi chuồng 01con cái (khi dúi cái có bầu), còn cách xác định dúi có bầu thì kiểm tra vú của con dúi, thấy vú căng bóng và cuống vú có màu tím nhạt nghĩa là dúi có bầu khoảng 01 tháng. Khi đó ta tách dúi cái ra nuôi riêng cho đến khi dúi đẻ”.
Khoảng 45 ngày sau thì có dúi con (tính từ lúc phối), Khi dúi khoảng 01kg thì phối được. Khi dúi đẻ thì chọn nơi yên tĩnh và tối, vì dúi mẹ dễ bị stress. Nên đẻ trong hang là tốt nhất, khi ta cho dúi mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng tới dúi mẹ. Chuồng dúi đẻ nên đậy kính một phần, hạn chế làm động dúi mẹ, vì làm động thì dúi mẹ ăn dúi con luôn. Nếu dúi con sống được 10 ngày là ổn, lúc này ta có thể bỏ nắp đậy ra được”.
Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:
- Kiểm tra dúi cái động dục: xách đuôi con dúi cái lên kiểm tra, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.
- Tiến hành ghép đôi: chọn con đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít) thả vào chuồng con cái. Quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã có bầu. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.
Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.
- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái có bầu thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ sung thêm ngô, khoai lang hoặc sắn.

Bài viết chi sẽ thông tin cùng mọi người các bạn có nhu cầu tham qua hay chia sẽ kiến thức về dúi vui long liên hệ địa chỉ bên dưới giúp mình nhé.
Tuấn Quang
0961 248 195
Email: maitrananhquan21@gmail.com
Website: https://cungcapduithit.blogspot.com
Xem giá bán dúi giống hiện nay trên gian hàng
 


Last edited:


Back
Top