Kỹ thuật nuôi ếch bằng lồng lưới và bằng bể xi măng

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Cách thứ nhất: Nuôi ếch bằng lồng lướiNếu có ao, hồ tự nhiên, tận dụng mặt nước để nuôi ếch. Dưới lồng ếch vẫn nuôi cá bình thường mà lại không tốn nhiều thức ăn cho cá. Các loại cá thích hợp cho môi trường này là: trê phi, rô phi, rô đồng và cá lóc (cá tràu). Các loại cá này thích nghi được nhiều môi trường, hơn nữa lại tạp ăn và kháng bệnh cao.

kithuatnuoiechhieuqua_1329725358.jpg

Hồ nuôi ếch nên phát quang xunh quanh bờ để hạn chế lá cây rụng xuống nhiều làm đục nước và gây hôi, thối. Sau đó đặt lồng lưới xuống ao kéo cho vuông vắn và cho tấm xốp nổi trong lồng lấy nơi cho ếch nằm và để thức ăn.
Cách cấu tạo lồng lưới như sau: dùng lưới nilon tự nhiên đan thành từng lồng riêng lẻ, sao cho chiều rộng khoảng 1,5m, chiều dài 3,0m, chiều cao 2,0m (4,5m<sup>2</sup> mặt nước ao) nhằm tiện chăm sóc, kiểm tra khi cần thiết. Tấm dưới cùng nên dùng loại lưới thưa hơn để khi ếch ăn không hết, thức ăn sẽ rơi xuống cho cá ăn.
Cách thứ hai: Nuôi ếch bằng bể xi măng
Cách này có thể tận dụng những mảnh đất dư thừa trong vườn để xây bể hoặc chuồng nuôi lợn đã bỏ để nuôi ếch. Kích thước của bể không phụ thuộc vào độ lớn nhỏ nhưng phải đảm bảo độ cao để ếch không nhảy được ra ngoài cũng như để tránh kẻ thù xâm nhập như: rắn, mèo, chuột, chim cú. Thường xây một bể khoảng 10m<sup>2</sup> là vừa, để dễ chăm sóc. Xung quanh thành bể phải giăng lưới để tránh xây xát, gây thương tích cho ếch khi bám vào tường xi măng; dưới đáy phải có ống thoát nước để tiện cho việc thay nước. Đồng thời xây xung quanh phía trong của bể khoảng 20 cm sao cho cao hơn mặt nước khoảng 5 - 10 cm để lấy nơi cho ếch nằm trên cạn khi cần thiết.
Cách xử lý bể nước mới xây: bơm nước vào đầy bể, dùng thuốc tím 5p.p.m với tỷ lệ 2kg/1m<sup>2</sup> mặt nước, sau đó lấy cây chuối hột chẻ đôi rải khắp mặt nước để ngâm nhằm khử nước xi măng trong thời gian khoảng 15-20 ngày, sau đó xả hết nước trong bể, chùi rửa sạch sẽ, tiếp tục bơm nước vào bể khoảng 40-50 cm chiều cao, dùng muối ăn theo tỷ lệ 20 - 30g trên 1m<sup>2</sup> nước hoặc hóa chất MALACHITEGREEN để khả trị nấm khuẩn. Sau 2 ngày thải nước đó, cho nước sạch vào để thả ếch giống vào bể nuôi (những địa phương nước có độ pH - nước phèn cao thì không thích hợp cho việc nuôi ếch).
Thức ăn và cách cho ếch ăn
Chủ yếu là thức ăn hạt công nghiệp chế biến sẵn: cho ăn 2 - 3 lần/ngày với 4 - 5% thể trọng của ếch. Nếu những vùng có sẵn tôm, cá, cua đồng, giun đất, trứng vịt loại thì có thể tự chế để hạ giá thành thức ăn. Cho những loại thức ăn thô trên vào máy nghiền thức ăn sau đó trộn với cám gạo thành hạt theo % thể trọng lớn nhỏ của ếch rồi phơi khô (không phơi nơi có ánh sáng nắng mặt trời vì có nắng sẽ bay hết chất đạm trong thức ăn) để làm thức ăn dự trữ cho ếch.
Khi cho ếch ăn, nên vãi cho thức ăn dưới nước nhiều hơn, để ếch dễ nuốt, không thay đổi thức ăn hàng ngày đột ngột, nếu thay đổi đột ngột ếch sẽ không ăn cho dù nó đang đói.
<span>Cách chăm sóc
Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, chúng thay da hàng ngày nên dễ làm cho nước trong bể dễ bị hôi thối, dơ bẩn, vì vậy nên thay nước thường xuyên, tốt nhất là thay 2 ngày một lần thì sẽ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh cao, tạo môi trường tốt cho ếch phát triển, tăng trọng nhanh.
Sau khi thả giống khoảng 15 ngày nên lựa chọn, tách riêng loại ếch lớn nhỏ sang từng bể, lồng riêng biệt để dễ chăm sóc, nhằm tránh tình trạng chúng chia thành bầy đàn con lớn cắn con nhỏ gây hao hụt về số lượng và chậm lớn.
<i>Thời gian nuôi ếch và cách phòng và trị bệnh cho ếch</i>
Đối với loại ếch BLmpok có nguồn gốc từ Bỉ, nếu nắm chắc kỹ thuật nuôi thì thời gian thu hoạch rất ngắn, hình dáng đẹp, người mua rất thích. Tính từ khi thả giống cho đến khi thu hoạch khoảng 2 tháng đến 2 tháng rưỡi, lúc này mỗi con sẽ đạt được trọng lượng trên dưới 0,25 kg.
Nếu ếch có hiện tượng bị bệnh (ít ăn, chậm chạp) dùng Lulpdren trộn vào vào thức ăn liên tục trong 7 ngày ếch sẽ khỏi bệnh. Thảo dược (thuốc Nam) cũng rất hợp cho việc chữa trị, vừa hiệu nghiệm lại vừa hạ giá thành. Ngoài ra còn một số thuốc kháng sinh diệt khuẩn như: IO DINE hoặc Sunfat đồng.
 


Last edited by a moderator:
Ếch hay bị mù mắt, quẹo cổ, gan thận mủ, viêm da nấm, tích nước, ngoài ra còn một số bệnh giống với cá. Ngoài nuôi bể và nuôi vèo còn một cách nữa là nuôi đăng quầng, nghĩa là quây cả cái ao hoặc hồ, thả giá thể 3/4 diện tích rồi nuôi kết hợp cá ếch.
 
Ếch hay bị mù mắt, quẹo cổ, gan thận mủ, viêm da nấm, tích nước, ngoài ra còn một số bệnh giống với cá. Ngoài nuôi bể và nuôi vèo còn một cách nữa là nuôi đăng quầng, nghĩa là quây cả cái ao hoặc hồ, thả giá thể 3/4 diện tích rồi nuôi kết hợp cá ếch.
Thím đã nuôi được ếch đẻ chưa vậy thím
 
Hahaha, lạnh quá nó không lên trứng, chắc phải hai tháng nữa mới đẻ được. Làm thử nho nhỏ đã.
Em mua ếch ngoài chợ về mà sao cho nó ăn cám của cá tra không thấy nó ăn. Thím cho ăn cám gì vậy thím. Thím cho nó để tự nhiên hay có thuốc men gì không thím? Làm sao để mấy cặp nó đẻ cùng ngày nhỉ :D:D
 
ai nuôi ếch ở KOn Tum hay Gia Lai k????????
 

Em mua ếch ngoài chợ về mà sao cho nó ăn cám của cá tra không thấy nó ăn. Thím cho ăn cám gì vậy thím. Thím cho nó để tự nhiên hay có thuốc men gì không thím? Làm sao để mấy cặp nó đẻ cùng ngày nhỉ :D:D
năm nay em làm được ba lứa ếch. Tuy nhiên, thất bại cay đắng nhất của em không nằm ở chỗ con bố mẹ. Mà vấn đề của em ở khâu nuôi con nòng nòng. Bể đầu tiên khoảng 3000 con giống lên vỉ ngon lành phở - nuôi được thành thương phẩm. Bể thứ hai khoảng 5000 con nòng nọc chuẩn bị lên chân thì ngửa bụng hết sạch trong một buổi trưa đẹp trời. Bể thứ ba 5000 con đã ra chân sau rồi mà vẫn bị toi, có nhiều vấn đề nhưng cơ bản vẫn là lỗi chủ quan bản thân không sâu sát - thiếu kinh nghiệm. Nói chung là còn xanh và non. Hẹn sang năm 2017 phục thù rửa hận!
 
năm nay em làm được ba lứa ếch. Tuy nhiên, thất bại cay đắng nhất của em không nằm ở chỗ con bố mẹ. Mà vấn đề của em ở khâu nuôi con nòng nòng. Bể đầu tiên khoảng 3000 con giống lên vỉ ngon lành phở - nuôi được thành thương phẩm. Bể thứ hai khoảng 5000 con nòng nọc chuẩn bị lên chân thì ngửa bụng hết sạch trong một buổi trưa đẹp trời. Bể thứ ba 5000 con đã ra chân sau rồi mà vẫn bị toi, có nhiều vấn đề nhưng cơ bản vẫn là lỗi chủ quan bản thân không sâu sát - thiếu kinh nghiệm. Nói chung là còn xanh và non. Hẹn sang năm 2017 phục thù rửa hận!
:))))))))))
nhớ chia sẻ kn nha bạn.
 
năm nay em làm được ba lứa ếch. Tuy nhiên, thất bại cay đắng nhất của em không nằm ở chỗ con bố mẹ. Mà vấn đề của em ở khâu nuôi con nòng nòng. Bể đầu tiên khoảng 3000 con giống lên vỉ ngon lành phở - nuôi được thành thương phẩm. Bể thứ hai khoảng 5000 con nòng nọc chuẩn bị lên chân thì ngửa bụng hết sạch trong một buổi trưa đẹp trời. Bể thứ ba 5000 con đã ra chân sau rồi mà vẫn bị toi, có nhiều vấn đề nhưng cơ bản vẫn là lỗi chủ quan bản thân không sâu sát - thiếu kinh nghiệm. Nói chung là còn xanh và non. Hẹn sang năm 2017 phục thù rửa hận!
Thím đã nuôi được ếch đẻ chưa vậy thím
Mới mua 1 lứa đầu tiên mà ko kiếm được nguồn ra :(
 
năm nay em làm được ba lứa ếch. Tuy nhiên, thất bại cay đắng nhất của em không nằm ở chỗ con bố mẹ. Mà vấn đề của em ở khâu nuôi con nòng nòng. Bể đầu tiên khoảng 3000 con giống lên vỉ ngon lành phở - nuôi được thành thương phẩm. Bể thứ hai khoảng 5000 con nòng nọc chuẩn bị lên chân thì ngửa bụng hết sạch trong một buổi trưa đẹp trời. Bể thứ ba 5000 con đã ra chân sau rồi mà vẫn bị toi, có nhiều vấn đề nhưng cơ bản vẫn là lỗi chủ quan bản thân không sâu sát - thiếu kinh nghiệm. Nói chung là còn xanh và non. Hẹn sang năm 2017 phục thù rửa hận!
Sang năm khi nào bạn tiếp tục nói mình với nhé, mình đang tìm hiểu có ý định sẽ thực hiện trong thời gian tới thích hợp
 


Back
Top