Kỹ thuật nuôi gà hiệu quả tại Nhật Bản

Kỹ thuật nuôi gà hiệu quả tại Nhật Bản

Lịch sử ngành công nghiệp nuôi gà của Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới, quốc gia này đã áp dụng một số kỹ thuật mới trong công nghiệp nuôi gà thịt và gà đẻ trứng.
Phương pháp miễn dịch tròn đời từ khi gà nở đến khi được 18 ngày tuổi, trên vỏ trứng chọn một điểm tùy ý, dùng giấm làm mềm điểm đó, sau đó tiêm một liều vacxin phòng bệnh vào phôi thai. Trong vòng 15 ngày khi trứng nở, cho gà con uống thêm nước đường, thêm 8% dung dịch đường mía (đường sucroza) vào trong nước uống của gà, việc làm này khiến tỉ lệ tử vong của gà giảm đi một nửa. Trong vòng 24 giờ sau khi gà nở chưa thể ăn uống được, tiến hành cắt mào gà mái không chỉ có thể tiết kiệm được thức ăn mà còn tránh được các loại tổn thương ở mào gà sau khi gà trưởng thành; tăng 4% tỉ lệ đẻ trứng ở gà mẹ sau khi bắt đầu sinh sản.
Cắt cánh vỗ béo gà thịt: Lựa chọn những con gà con khỏe mạnh khi chúng được 2 – 20 ngày tuổi, 2 tiếng đồng hồ trước khi cắt cánh dừng ăn, dừng uống cho gà đồng thời dùng dây buộc chặt trước sau cánh gà, để phòng chảy máu quá nhiều, sau đó dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần cánh từ khớp xương, chỗ vết thương bôi bột kháng viêm và thuốc tím.
Sau đó đặt gà ở nơi yên tĩnh có ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm, hai ngày sau cho ăn cho uống, 1 tuần sau thì thả chung vào đàn. Loại gà không cánh này tiêu hao năng lượng ít, sinh trưởng nhanh, cơ bắp rắn chắc, tăng giá trị gà thịt. Cho gà ăn Colin: Cho thêm chất Colin nồng độ 0,05% vào thức ăn của gà có thể tăng tỉ lệ đẻ trứng, trọng lượng trứng bình quân tăng 2,8 gam.
Thay đổi ảnh sáng trong vòng một tháng đầu khi gà mẹ đẻ trứng, lấy 28 giờ đồng hồ làm một ngày chu kì, cứ 12 giờ chiếu sáng lại có 16 giờ không có ánh sáng hoán đổi cho nhau, sự đẻ trứng có thể tăng bình quân 10%, đồng thời vỏ trứng sẽ chắc hơn, tỉ lệ đẻ trứng nhỏ là rất ít.
Kinh nghiệm nuôi gà hiệu quả cao :
Đến đội 9, thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên (Hưng Yên), nhìn đàn gà ta thả ven đồng, con nào con nấy khoẻ mạnh, lông vàng au, mào đỏ, nhanh nhẹn, ai cũng thích. Trong khi nông dân ở nhiều địa phương đang lao đao vì dịch cúm gia cầm thì ông Nguyễn Văn Tụ rất yên tâm nuôi gà do phòng chống dịch bệnh tốt.
Hỏi về kinh nghiệm chăn nuôi và bí quyết thành công, ông Tụ không giấu giếm: Khi mua giống, phải chọn con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cầm lên thấy nặng chắc hơn con khác. Mang về phải cho uống kháng sinh tổng hợp (gọi là úm gà con) hoà với nước sôi để nguội; cho uống 3 ngày liên tục. Sau đó 1 tuần cho uống 2 lần.
Ngày thứ 7 (tính từ mua về) nhỏ vắcxin Natana đợt 1 vào mắt, mũi, miệng (mỗi nơi 1 giọt). Đến ngày 14, tiếp tục nhỏ thuốc chống bệnh Niu-cát-xơn. Nếu gà mắc bệnh cúm (còn gọi là gum) sẽ có hiện tượng cắm mỏ xuống đất, xoã cánh. Để phòng bệnh phải luôn quan sát kỹ đàn gà. Nếu phát hiện bệnh phải tiêm ngay (tiêm đùi 1,5cc/con). Đến ngày 24 (nếu gà không bị bệnh), tiêm phòng gum.
Ngoài ra còn phải theo dõi đàn gà khi thời tiết thay đổi. Cảm thấy không an toàn thì mua thuốc Nam Thái 3.000 đồng/gói (10g) và thuốc Covít 3.000 đồng/gói (10g) phòng bệnh phân trắng và tụ huyết trùng (hoà nước đun sôi nguội cho gà uống).
Sau khi nuôi 3,5 - 4 tháng có thể xuất bán. Lúc này trọng lượng gà đạt 1,7 -1,8 kg/con.
Về thức ăn: từ lúc bắt về phải cho ăn cám đậm đặc và cám ngô (hoặc gạo). Trộn theo tỷ lệ 1:1, sau đó tăng dần cám ngô lên theo tỷ lệ 1:1,5 rồi 1:2 (1 đậm đặc, 2 cám ngô hoặc gạo).
Đến ngày thứ 2 thì thái rau muống hay bắp cải, rau diếp… rửa sạch, vẩy hết nước, trộn với cám cho gà ăn.
Chuồng trại làm đơn giản, cách xa nơi ở và chuồng lợn, càng thoáng càng tốt. Nên làm sàn, dưới sàn lót vải bạt, hàng ngày nhắc tấm vải bạt để lấy phân và thức ăn thừa nuôi cá.
Lúc gà còn nhỏ tuỳ theo thời tiết mà thắp đèn sưởi ấm, có thể dùng bóng 100 W, 75 W, sau cùng là 25 W. Khi gà đạt trọng lượng 1 kg thì không cần sưởi ấm, 10 giờ đêm gà đi ngủ. Có như vậy mới mau lớn.
Cần bố trí nuôi gà ở ven đồng, ven đầm (có kiểm soát) vì ở đây có nhiều nguồn thức ăn như cỏ, thóc, côn trùng. Mặt khác những nơi này thoáng đãng, gà vận động nhiều nên thịt chắc, mau lớn và ít bị bệnh.

Tác giả bài viết: Gakiengq8​
Nguồn tin: Nông Nghiệp Việt Nam & Báo Kinh tế nông thôn
 




Back
Top