Kỹ thuật nuôi gà ta, mô hình nuôi gà cho năng suất, hiệu quả cao

  • Thread starter digitalmarket8602
  • Ngày gửi
Chăn nuoi ga ta đang được phát triển nhanh và phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, nó cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm qua đã giúp nhiều hộ chăn nuôi có thu nhập và thoát nghèo. Chăn nuôi gà không phải là vấn đề quá khó khăn tuy nhiên cần phải tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, thường xuyên tham khảo báo đài, kinh nghiệm người đi trước áp dụng vào thực tế chăn nuôi hộ gia đình, có thế mới thông hiểu các kỹ thuật chăn nuôi gà ta: từ khâu chọn con giống cho đến khẩu phần ăn uống, quy mô chuồng trại cùng với kỹ thuật biện pháp phòng và điều trị bệnh cho gà ra sao ? Kỹ thuật chăn nuôi gà ta của chúng tôi sẽ giúp bạn có được đàn gà phát triển tốt, đáp ưng yêu cầu, kính mời các bạn tham khảo.

* Nuôi gà ta có nhiều ưu điểm
- Gà ta có sức đề kháng cao rất dễ nuôi, bạn có thể thả vườn hoặc làm quy mô trang trại, sử dụng cám công nghiệp hay có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn của gia đình như ngô, thóc, rau, cỏ, giun…giúp tiết kiệm tối đa kinh phí lúc đầu.
- Phương pháp nuôi gà ta thả vườn vừa tiết kiệm chi phí lại tạo khả năng kháng bệnh cao cho gà, thịt săn chắc cho giá trị cao trên thị trường.
- Phân gà có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc đem bán tăng thêm thu nhập.
- Gà cho tỷ lệ nuôi sống tới 98 – 99% trong vòng 3 tháng. Tiêu tốn thức ăn 2,7 -2,9kg/1 kg tăng trọng. Trọng lượng gà đạt được ở 90 ngày tuổi trung bình từ 1,5 – 1,8kg/1 con.
Chính vì có nhiều ưu điểm hơn so với những loại gà nuôi công nghiệp nên chăn nuôi gà ta đang được nhiều người nông dân chọn lựa

* Về cách chọn gà ta giống
Gà ta là loại gà cho thịt thơm ngon, có sức đề kháng cao, dễ nuôi thích nghi được với mọi khu vực khí hậu khác nhau. Khi chọn gà tốt hơn hết là chọn các con chân vàng, da vàng, có màu lông bóng mượt, mắt sáng, nhanh nhẹn khỏe mạnh, chân to, không hở rốn, ví dụ một số loại giống gà tốt như giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai...Gà ta khi trưởng thành cho trọng lượng đạt từ 1,5 – 1,8kg phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

* Về kỹ thuật nuôi gà ta
- Úm gà:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng thuốc tiệt trùng phoóc môn hoặc Creezin. Dùng cót tre mỏng cao 45cm quây tròn có đường kính tùy thuộc vào số lượng gà. Dùng trấu hay bào cưa, rơm dạ cắt ngắn 5cm rải dày 10 -15cm. Sưởi ấm bằng bóng điện 75 -100w treo ở giữa quây cót cách mặt nền 50cm để bảo đảm nhiệt độ ấm cho gà. Bên cạnh nguồn điện bạn có thể dùng bếp than, bếp trấu, bếp củi nhưng cần thiết kế hệ thống cho khí CO2 ra ngoài.

- Mật độ nuôi:
+ Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè oi bức có thể giảm 10% số lượng gà.
+ Nhiệt độ sưởi ấm cho gà: từ 30 -32 độ C dùng cho gà từ 1-3 tuần tuổi, nhiệt độ sẽ được giảm dần theo sức tăng trưởng của gà.
+ Quan sát sự đổi thay của gà để tăng hạ nhiệt độ cho hợp. Nếu thấy ở gần nguồn nhiệt là thiếu nhiệt, tản ra xa nguồn nhiệt nằm bẹp há niệng là do nhiệt độ quá cao. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống thông thường là nhiệt độ đã thích hợp, điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng, hạ bóng hay giảm cường độ ánh sáng.
+ Thời gian chiếu sáng cho gà là 24/24h đối với gà từ 1-10 ngày tuổi, sau đó giảm dần mỗi tuần 20 – 30 phút. Cường độ ánh sáng thay đổi theo độ tuổi của gà. Mùa đông cần bổ sung ánh sáng để kích thích gà ăn nhiều đẻ sớm, đẻ rộ hơn.
+ Thay độn chuồng liên tục, tránh hiện tượng ướt chuồng gây nhiễm khuẩn bệnh tật cho đàn gà.
- Thức ăn:
+ Gà ta thả vườn là một trong số con vật mẫn cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa.
+ Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho bảo đảm các thành phần: năng lượng, đạm, khoáng và vitamin. Điều chỉnh lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
+ Lượng thức ăn một ngày đêm: 1-10 ngày tuổi cho ăn 6-10g/1 con; 11-30 ngày tuổi cho ăn 15-20g; 31-60 ngày tuổi cho ăn 30-40g. Gà dò 61-150 ngày cho ăn 45-80g/con. Gà sinh sản: gà mái 100g/con, gà trống 110g. Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/ngày đêm, gà dò và gà mái sinh sản 2-3 bữa/ngày đêm.
+ Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào,...) thì nên bớt lượng thức ăn tinh. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no hay đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà.
+ Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống.
d57.jpg

- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác quan trọng, bảo đảm "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
+ Áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

* Lưu ý:

Không nên nuôi chung gà thịt với giống với gà con cùng 1 nơi như thế sẽ khó quản lý chăm sóc và ngừa bệnh.
Gà giống mới mua về cần phải áp dụng những biện pháp tiêm chủng, cho uống thuốc và vệ sinh chuồng trại liên tục.

Gà ta cho thịt thơm ngon không những phục vụ vào bữa ăn hàng ngày của con người mà nhu cầu dùng cho đám cưới, dịp lễ, tết rất cao nên cần lựa chọn thời gian phù hợp để nuôi gà bán được giá cao.

Với mô hình nuôi gà, phương pháp kỹ thuật chăn nuôi gà ta đơn giản mà chúng tôi chia sẻ bên trên chắc chắn sẽ giúp gia đình bạn có được nguồn thu nhập cao từ việc chăn nuoi ga ta.

CÁCH NUÔI GÀ CHỌI

Hotline: 0906150895

Website: http://cachnuoigachoi.com
 


sư tổ bà bà

hiện tại ngày hôm nay là 22 tết - tại đồng nai gà ta bán chẳn lái nào mua chứ đùng nói chi giá rẽ

sư tổ nói giống như mơ vậy
gà ta nào nuôi 98 % ???
gà ta nào nuôi 3 tháng 1k5 ???
 
Chăn nuoi ga ta đang được phát triển nhanh và phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, nó cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm qua đã giúp nhiều hộ chăn nuôi có thu nhập và thoát nghèo. Chăn nuôi gà không phải là vấn đề quá khó khăn tuy nhiên cần phải tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, thường xuyên tham khảo báo đài, kinh nghiệm người đi trước áp dụng vào thực tế chăn nuôi hộ gia đình, có thế mới thông hiểu các kỹ thuật chăn nuôi gà ta: từ khâu chọn con giống cho đến khẩu phần ăn uống, quy mô chuồng trại cùng với kỹ thuật biện pháp phòng và điều trị bệnh cho gà ra sao ? Kỹ thuật chăn nuôi gà ta của chúng tôi sẽ giúp bạn có được đàn gà phát triển tốt, đáp ưng yêu cầu, kính mời các bạn tham khảo.

* Nuôi gà ta có nhiều ưu điểm
- Gà ta có sức đề kháng cao rất dễ nuôi, bạn có thể thả vườn hoặc làm quy mô trang trại, sử dụng cám công nghiệp hay có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn của gia đình như ngô, thóc, rau, cỏ, giun…giúp tiết kiệm tối đa kinh phí lúc đầu.
- Phương pháp nuôi gà ta thả vườn vừa tiết kiệm chi phí lại tạo khả năng kháng bệnh cao cho gà, thịt săn chắc cho giá trị cao trên thị trường.
- Phân gà có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc đem bán tăng thêm thu nhập.
- Gà cho tỷ lệ nuôi sống tới 98 – 99% trong vòng 3 tháng. Tiêu tốn thức ăn 2,7 -2,9kg/1 kg tăng trọng. Trọng lượng gà đạt được ở 90 ngày tuổi trung bình từ 1,5 – 1,8kg/1 con.
Chính vì có nhiều ưu điểm hơn so với những loại gà nuôi công nghiệp nên chăn nuôi gà ta đang được nhiều người nông dân chọn lựa

* Về cách chọn gà ta giống
Gà ta là loại gà cho thịt thơm ngon, có sức đề kháng cao, dễ nuôi thích nghi được với mọi khu vực khí hậu khác nhau. Khi chọn gà tốt hơn hết là chọn các con chân vàng, da vàng, có màu lông bóng mượt, mắt sáng, nhanh nhẹn khỏe mạnh, chân to, không hở rốn, ví dụ một số loại giống gà tốt như giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai...Gà ta khi trưởng thành cho trọng lượng đạt từ 1,5 – 1,8kg phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

* Về kỹ thuật nuôi gà ta
- Úm gà:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng thuốc tiệt trùng phoóc môn hoặc Creezin. Dùng cót tre mỏng cao 45cm quây tròn có đường kính tùy thuộc vào số lượng gà. Dùng trấu hay bào cưa, rơm dạ cắt ngắn 5cm rải dày 10 -15cm. Sưởi ấm bằng bóng điện 75 -100w treo ở giữa quây cót cách mặt nền 50cm để bảo đảm nhiệt độ ấm cho gà. Bên cạnh nguồn điện bạn có thể dùng bếp than, bếp trấu, bếp củi nhưng cần thiết kế hệ thống cho khí CO2 ra ngoài.

- Mật độ nuôi:
+ Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè oi bức có thể giảm 10% số lượng gà.
+ Nhiệt độ sưởi ấm cho gà: từ 30 -32 độ C dùng cho gà từ 1-3 tuần tuổi, nhiệt độ sẽ được giảm dần theo sức tăng trưởng của gà.
+ Quan sát sự đổi thay của gà để tăng hạ nhiệt độ cho hợp. Nếu thấy ở gần nguồn nhiệt là thiếu nhiệt, tản ra xa nguồn nhiệt nằm bẹp há niệng là do nhiệt độ quá cao. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống thông thường là nhiệt độ đã thích hợp, điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng, hạ bóng hay giảm cường độ ánh sáng.
+ Thời gian chiếu sáng cho gà là 24/24h đối với gà từ 1-10 ngày tuổi, sau đó giảm dần mỗi tuần 20 – 30 phút. Cường độ ánh sáng thay đổi theo độ tuổi của gà. Mùa đông cần bổ sung ánh sáng để kích thích gà ăn nhiều đẻ sớm, đẻ rộ hơn.
+ Thay độn chuồng liên tục, tránh hiện tượng ướt chuồng gây nhiễm khuẩn bệnh tật cho đàn gà.
- Thức ăn:
+ Gà ta thả vườn là một trong số con vật mẫn cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa.
+ Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho bảo đảm các thành phần: năng lượng, đạm, khoáng và vitamin. Điều chỉnh lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
+ Lượng thức ăn một ngày đêm: 1-10 ngày tuổi cho ăn 6-10g/1 con; 11-30 ngày tuổi cho ăn 15-20g; 31-60 ngày tuổi cho ăn 30-40g. Gà dò 61-150 ngày cho ăn 45-80g/con. Gà sinh sản: gà mái 100g/con, gà trống 110g. Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/ngày đêm, gà dò và gà mái sinh sản 2-3 bữa/ngày đêm.
+ Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào,...) thì nên bớt lượng thức ăn tinh. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no hay đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà.
+ Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống.
d57.jpg

- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác quan trọng, bảo đảm "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
+ Áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

* Lưu ý:

Không nên nuôi chung gà thịt với giống với gà con cùng 1 nơi như thế sẽ khó quản lý chăm sóc và ngừa bệnh.
Gà giống mới mua về cần phải áp dụng những biện pháp tiêm chủng, cho uống thuốc và vệ sinh chuồng trại liên tục.

Gà ta cho thịt thơm ngon không những phục vụ vào bữa ăn hàng ngày của con người mà nhu cầu dùng cho đám cưới, dịp lễ, tết rất cao nên cần lựa chọn thời gian phù hợp để nuôi gà bán được giá cao.

Với mô hình nuôi gà, phương pháp kỹ thuật chăn nuôi gà ta đơn giản mà chúng tôi chia sẻ bên trên chắc chắn sẽ giúp gia đình bạn có được nguồn thu nhập cao từ việc chăn nuoi ga ta.

CÁCH NUÔI GÀ CHỌI

Hotline: 0906150895

Website: http://cachnuoigachoi.com
Viết hơi quá tay đó nhé
 


Back
Top