Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển. Ở nước ta, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu, hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh, năng suất thấp, trung bình 120 – 150 kg/ha; nguồn cua giống thả hoàn toàn dựa vào khai thác ngoài tự nhiên. Năm 2003, các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái ngập mặn, nuôi chuyên canh, đạt năng suất 1,5 – 2 tấn/ha.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu hình thức nuôi ghép cua xanh với tôm sú, đạt năng suất 1 tấn/ha để bà con cùng tham khảo. Mô hình này được áp dụng cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước.
1. Điều kiện áp dụng
- Môi trường ao nuôi:
Chất đáy của ao là bùn cát, độ lún 10 - 15 cm
Độ mặn dao động 15 – 25 ‰
Các chỉ tiêu thủy hóa: pH = 8,0 - 8,5, nhiệt độ nước 26 - 30<sup>0</sup>C, NH3 - N, NO2, H2S < 0,02 mg/lít, ôxy hòa tan 6 mg/lít.
Độ sâu nước: 0,8 - 1,5 m.
- Diện tích ao nuôi: Từ 0,3 - 1 ha, mỗi ao có 1 - 2 cống cấp và thoát nước.
2. Kỹ thuật nuôi
- Vị trí ao nuôi:
Chọn ao nuôi ở vùng trung triều hoặc hạ triều để thuận lợi cho việc cấp và thoát nước, giao thông đi lại, cung cấp thức ăn và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.
- Cải tạo ao và vệ sinh diệt tạp:
Do ao nuôi thường ở vị trí trung triều nên sẽ rất khó tháo cạn nước để phơi đáy ao diệt tạp, do đó cần tiến hành tẩy dọn ao bằng cách dùng saphonin diệt tạp với liều lượng 10 - 15 g/m3, thời gian xử lý 24 - 36 giờ. Bón vôi để khử chua và diệt tạp với liều lượng 1.000 - 1.500 kg/ha, tùy thuộc vào pH của đất và nước. Dùng lưới 2a = 1cm, khổ 0,5 - 0,7m chắn quanh bờ ao để bảo vệ, lưới chắn có góc nghiêng vào trong lòng ao 45<sup>0</sup> nhằm đảm bảo cua trong ao không thể bò qua được.
Cấp nước vào ao nuôi: Trước khi cấp nước vào ao cần tiến hành kiểm tra cống cấp và thoát nước, dùng lưới 2a = 2mm để chắn và bảo vệ không cho địch hại vào ao nuôi. Trong 2 tháng đầu duy trì mức nước ao 0,8 – 1m, sau đó tăng dần nước đạt 1 – 1,4 m.
- Thả giống:
Kích cỡ con giống: Cua giống có độ rộng vỏ đầu ngực (mai cua) đạt 17 - 20mm, trọng lượng 0,8 - 1g/con; tôm giống cỡ PL15 trở lên. Mật độ thả 0,5 con cua/m2 nuôi ghép với 10 con tôm sú/m2.
Thời điểm thả giống: Thả cua giống trước 45 ngày, sau đó mới thả tôm giống.
3. Cho ăn và quản lý chăm sóc
- Cho ăn:
Thức ăn dùng để nuôi cua và tôm là cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác kích thước nhỏ, thức ăn tổng hợp dạng viên. Tỷ lệ trộn thức ăn cho cua ăn: cá tạp 50 - 60%, nhuyển thể 30 - 40%, giáp xác 10%. Để đảm bảo cua phát triển tốt cần bổ sung thức ăn tổng hợp dạng viên.
Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày phụ thuộc vào kích cỡ của cua và tôm, tăng dần trong khi nuôi nhưng tỷ lệ % thức ăn cho ăn so với trọng lượng của cua giảm dần; thường cho ăn 3 - 10% trọng lượng thân.
Thời gian cho ăn: Dựa vào tập tính của cua và tôm hoạt động tìm mồi vào sáng sớm và chiều tối nên cho cua và tôm ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 - 9 giờ và 17 - 18 giờ. Nếu thức ăn dư thừa cần vớt khỏi ao nuôi sau 10 giờ tính từ lúc cho ăn.
Phương pháp cho ăn: Cho cua ăn trên sàng ăn, sàng được bố trí đều trong ao nuôi, khoảng cách giữa các sàng là 4 - 7m
- Chế độ kiểm tra, thay nước:
Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ sâu của ao, độ mặn…Thay 1/3 - 2/3 nước cũ và cấp nước mới, thay nước 3 - 5 ngày liên tục trong mỗi kỳ con nước.
4. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm
- Thu hoạch cua:
Sau 4 tháng nuôi, tiến hành thu hoạch cua đực đạt cỡ thương phẩm để giảm dần mật độ. Thu bằng cách cho thức ăn vào sàng để cua vào ăn, sau đó kéo sàng lên để bắt những con đạt tiêu chuẩn.
- Thu hoạch tôm:
Sau 2,5 - 3 tháng nuôi, dùng đăng hình chữ A thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm bằng “đó, hom”, trong “đó, hom” đặt một cây đèn dầu để dẫn dụ tôm vào.
- Bảo quản sản phẩm:
Sau khi thu hoạch, trói cua bằng dây đay hoặc dây chuối…, tùy theo thời gian bảo quản mà có thể trói tất cả các chân bò (đôi càng) và chân bơi hoặc cũng có thể chỉ trói đôi chân bò; để cua trong bóng mát, giữ độ ẩm. Đối với tôm sú thì bảo quản sống bằng cách sục ôxy.

<!--Tac gia-->
TTKNKNQG
 


-Nuôi cua với mật độ như bài viềt thì một hecta thả khoãng 5000 con, để thu được 1 tấn cua sau 4 tháng nuôi thì phải bắt được hơn 3000 con. một tỷ lệ quá lý tưởng trong việc nuôi cua trong ao. ở xứ tôi chưa ai làm được.
-Nuôi tôm với mật độ 10 con/m2 thì bảo đảm chỉ nuôi riêng tôm không là lo sặc máu, một ngày cho ăn bốn giác, nắng mưa chạy quạt liên tục, xử lý nước thương xuyên. trong khi nuôi với mật độ như vậy mà ghép với cua, cho ăn thức ăn tự chế như trên thì trong vòng 2 tháng không banh mới là chuyện lạ.
-Nuôi tôm với mật độ như vậy, cho ăn như vậy mà sau 2,5 đến 3 tháng có tôm bán và chuyện nằm mơ. nuôi hay lắm thì ít nhất 4 tháng mới đạt 30con/1kg.
---------------
nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp mà thay nước thường xuyên là một chuyện không thể, chỉ thay nước khi nào hết đường binh thôi.
 
Last edited by a moderator:
- tôi đồng ý với 8XI-BAC LIEU. không thể nào nuôi tôm cua kết hợp với mật độ cở đó được.
- nuôi tôm với mật độ 10 con/ m2 mà cho ăn bằng thức ăn tự chế là điều không thể.
- thay nước là điều tối kỵ trong nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp.
 
Bác 8 XI-BAC LIEU nói rất đúng mình xin bổ sung thêm 2 ý : 1/ Điều kiện đầu tiên để nuôi tôm sú , cua là thổ nhưỡng và nguồn nước còn giao thông thì nếu có tôm bán thì tự động lái tìm theo nguồn nước mà đến mua thôi. 2/ nếu nuôi với mật độ trên giả sử thành công thì lượng tôm thu hoạch sẽ rất nhiều vậy lấy gì để chứa nó mà chạy oxy, còn cua thì chỉ cần trói 2 càng thôi , mình nuôi cua lâu rồi mà chưa thấy ai trói " chân bơi hoặc cũng có thể chỉ trói đôi chân bò" bao giờ. Nếu nuôi đúng mật độ trên và khi thu hoạch phải bảo quản sống bằng oxy thì chỉ nuôi trong hồ kiếng 1m2 thôi mới khả thi.
 
Theo ý kiến các bác ND nòi thì người viết bài (TTKNKNQG) có thể chỉ "nghe kể lại" rồi viết thôi.
Hoặc, có thể là đang nuôi thử nghiệm trên S=10m2 rồi nhân lên thành nhiều m2!
Tuy nhiên, các bác cũng phải xem lại ĐK để nuôi: chất đáy của ao là bùn cát, độ lún là 10-15cm và một số ĐK khác nữa.
ĐBSCL có đk này hay không?
 
đọc bài viết...rồi đọc lại tôi chưa nuôi con cua ghép với tôm.nhưng có nuôi tôm sú 14 tháng rồi,những khó khăn vướng mắc thì các bạn đã nêu trên.nuôi với mật độ 10 con/1m2 quản lý cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp xử lý nước cả một vấn đề.vùng sạch bệnh không biết thế nào ?chứ lúc tôi nuôi mổi lần thay nước phải "rình"và mất ăn ngủ mấy ngày liền.
nếu cho ăn bằng thức ăn tươi sống...thật tôi không dám nghỉ tới nữa...
bạn cho tôi hỏi nuôi với mô hình nầy bạn trích từ tài liệu hay kinh nghiệm trong quá trình bạn nuôi ???
mong các bạn,bà con mình khi đăng bài về kỷ thuật chăn nuôi làm ơn chú thích dùm đây là kinh nghiệm thực tế hay trích từ nguồn tài liệu nào cho bạn đọc rộng đường suy xét
thân
 
Tôi nghĩ người đưa bài viết nầy lên là người có thiện-ý, nhưng không phải là "dân trong nghề nuôi cua". Bởi, vài ví-dụ :
- Tên là "cua Xanh" (Blue Crab), có ghi chú là Scylla spp thì là "Con Ghẹ". Không đúng.
- Người Việt không gọi "cua Biển" là "cua Xanh" , Tây học cũng gọi khác. "Cua Biển" (Mud Crab) thì có lẻ là loại cua muốn nói trong bài.
- Có bạn nào từ Nam chí Bắc đã từng thấy được cách nuôi trên? Còn việc nuôi "kết-hợp" với Tôm Sú thì rõ-ràng đây không phải là đang áp-dụng nguyên-tắc "cộng-sinh". Cả hai giống vật nầy (Cua, Tôm), cùng có nhu-cầu giống nhau, cùng bài-tiết giống nhau, và không hề "giúp đở" nhau để "cộng-sinh". Vậy, nuôi chung chỉ tăng thêm gánh nặng về "mật-độ" thội.

Có bạn nào biết về cách nuôi trên, xin giúp đưa thêm ý-kiến.
Thân.
 

Tôi nghĩ người đưa bài viết nầy lên là người có thiện-ý, nhưng không phải là "dân trong nghề nuôi cua". Bởi, vài ví-dụ :
- Tên là "cua Xanh" (Blue Crab), có ghi chú là Scylla spp thì là "Con Ghẹ". Không đúng.
- Người Việt không gọi "cua Biển" là "cua Xanh" , Tây học cũng gọi khác. "Cua Biển" (Mud Crab) thì có lẻ là loại cua muốn nói trong bài.
- Có bạn nào từ Nam chí Bắc đã từng thấy được cách nuôi trên? Còn việc nuôi "kết-hợp" với Tôm Sú thì rõ-ràng đây không phải là đang áp-dụng nguyên-tắc "cộng-sinh". Cả hai giống vật nầy (Cua, Tôm), Vậy, nuôi chung chỉ tăng thêm gánh nặng về "mật-độ" thội.

Có bạn nào biết về cách nuôi trên, xin giúp đưa thêm ý-kiến.
Thân.

Chào các Bạn ! Cua biển ở mình thường thấy là - Cua càng đỏ , hai càng màu vàng cam đến đỏ , bản tính rất hung dữ gạch ăn hơi nhẫn và hơi nồng giá bán rẻ . - Cua càng sen, hai càng có màu tím nhạt loại này giá cũng rẻ và cũng ít thấy. - Cua càng xanh loại này giá bán cao nhất nên được nuôi nhiều. Còn nuôi ghép tôm sú và cua thì ở 1 số địa phương như : Kiên giang , Cà mau , Bạc liêu cũng có nuôi hai loại này " cùng có nhu-cầu giống nhau, cùng bài-tiết giống nhau, và không hề "giúp đở" nhau để "cộng-sinh". Mặt khác con cua rất thích ăn tôm nếu nuôi với mật độ trên cua sẽ ăn tôm lúc bình thường còn đến khi tôm lột cua ăn còn nhiều nữa cứ kéo dài vài tháng liệu còn được mấy con tôm. Tuy nhiên mô hình này vẫn có hiệu quả khi nuôi quản canh , thu nhập không cao khó kiếm được vài trăm triệu hay bạc tỷ như nuôi chuyên canh , nhưng ít khi lỗ vốn . Bởi vì khi tôm bệnh chết cua cũng chết theo , nếu bơm nước ra sát trùng ao kịp thời thì con cua nào chưa bị nhiễm bệnh theo bản năng nó sẽ đào hang trú ẩn đến khi ta lấy nước vào. Như vậy 1 thời gian ngắn sau vẫn có cua để bắt. Nói chung mô hình trên được một số bà con nuôi hợp với nhiều hộ ít vốn hoặc mang tính thủ thả . Vì nếu trục trặc vẫn còn kiếm được ít tiền trang trải sinh hoạt gia đình chờ lứa tôm sau. Coi như " tàu bể lượm đinh"
 
nuôi cua chung với tôm theo hình thức công nghiệp thi chỉ có ... nhà hảo tâm cung cấp kinh nghiệm thương đau cho nghề nuôi trồng thủy sản thôi. vì một khi con cua mà ăn con tôm chết..( bất kể nguyên nhân gì ) thì con cua sẽ ra đi nhưng chelsea thôi. nên mối quan hệ này không gọi là cộng sinh mà là chêt chùm.
tháng 9 vừa rồi mình có nuôi một hầm cua cn , dt 10 000m2 , mật độ thả cua là 12 000 con . nhưng do xử lý không triệt để làm lượng tôm trong hầm còn nên khi con tôm bị banh... số lượng ít thôi, mà toàn là tôm thẻ , tôm bạc từ nguồn nước tự nhiên...thì xác cua nổi bồng bềnh...thấy thảm...
 
nuôi cua chung với tôm theo hình thức công nghiệp thi chỉ có ... nhà hảo tâm cung cấp kinh nghiệm thương đau cho nghề nuôi trồng thủy sản thôi. vì một khi con cua mà ăn con tôm chết..( bất kể nguyên nhân gì ) thì con cua sẽ ra đi nhưng chelsea thôi. nên mối quan hệ này không gọi là cộng sinh mà là chêt chùm.
tháng 9 vừa rồi mình có nuôi một hầm cua cn , dt 10 000m2 , mật độ thả cua là 12 000 con . nhưng do xử lý không triệt để làm lượng tôm trong hầm còn nên khi con tôm bị banh... số lượng ít thôi, mà toàn là tôm thẻ , tôm bạc từ nguồn nước tự nhiên...thì xác cua nổi bồng bềnh...thấy thảm...

Banh banh banh banh, banh xác là phải daicavoi ơi, voi tượng gì cũng tiêu.

Nếu nuôi tôm là chính và ghép cua vào với 10000m2 thì mật độ cua là 1000-2000 con, mà 3000 con là quá tải.

Thả 12000 con, giống như xuồng ba lá be lên như ghe chài cộng thêm không xử lí bằng con men vi sinh, đưa nước trực tiếp vào ao mà không qua xử lí trong ao lắng thì cở tỉ phú Bill Gate nuôi 3 mùa thì cũng banh bọng như thường ...thì voi tượng có nghĩa địa gì đâu.:bash::bash::bash:
 
Last edited by a moderator:
hehe! lâu lắm mới gặp lại bác tám! voi mà nuôi cua thì cũng banh nhưng sức chịu đựng của voi cao lắm! nói là banh vậy nhưng cũng kịp thời cứu vớt được số ít! hiện giờ cua của con được 100-150g . mà mỗi ngày cũng xơi được 9kg cá vụn đấy.. chắc hai tháng nữa đến dịp thanh minh cố gắng thu hồi vốn . rồi rút kinh " khủng " hehe! a`! bác tám cho con hỏi là con dùng chế phẩm sinh học E M . nhưng đã có điều chỉnh chút ít do trung tâm của tỉnh sản xuất dành riêng cho con tôm thì mình có thể dùng cho nuôi cua hay cá có đạt hiệu quả cao không ạ ! hay sẳn bác tám thuơng tình "uýnh" cho con một cái thương hiệu nhé! thanks bác tám nhiều !@@
 
hehe! lâu lắm mới gặp lại bác tám! voi mà nuôi cua thì cũng banh nhưng sức chịu đựng của voi cao lắm! nói là banh vậy nhưng cũng kịp thời cứu vớt được số ít! hiện giờ cua của con được 100-150g . mà mỗi ngày cũng xơi được 9kg cá vụn đấy.. chắc hai tháng nữa đến dịp thanh minh cố gắng thu hồi vốn . rồi rút kinh " khủng " hehe! a`! bác tám cho con hỏi là con dùng chế phẩm sinh học E M . nhưng đã có điều chỉnh chút ít do trung tâm của tỉnh sản xuất dành riêng cho con tôm thì mình có thể dùng cho nuôi cua hay cá có đạt hiệu quả cao không ạ ! hay sẳn bác tám thuơng tình "uýnh" cho con một cái thương hiệu nhé! thanks bác tám nhiều !@@

E.M là con mẹ gì, cái bọn lái buôn đánh lận con đen thay tên đổi họ để kê tán, táng lên đâu người nông dân bể đầu sặc mũi.

Mua men VN, biết cách ủ thì hiệu quả gắp triệu lần men MỸ, mà men nhựt tàu tây có khác gì con men VN.

Men vi sinh thì ko có men nước mặn nước ngọt, đều dùng cho cá tôm, lươn cua ếch nhái ...nói chung là thuỷ sản ...Chưa hiểu thì đi chết đi.
 
he he! đúng là bác tám ! "ko hiểu thì đi chết đi " .... dạ biết roài.!
 
Chào bac ! Du chua quen Nhưng cung manh dan cho em xin được hỏi mot chút ! Mua loai men gi thi tot nhat.neu co the lam thi Cach ủ men nhu thế nao,cong thuc va su dung ra sao được khong bac ! Mong duoc bac chi bao ! Hjj cam on bac nhieu !
 
người ta nuôi trong môi trường sinh thái thì làm gì cho ăn một ngày 4 lấn, làm gì có quạt nước. người ta nuôi trong rừng ngập măn, mô trường tự nhiên thì vi sinh vi mẹ gì cho đủ. có thông tin rồi nếu thấy hứng thì đi tìm hiểu thực tế ngồi đó mà tỏ ra nguy hiểm. Muốn tìm hiểu thì liên hệ ông Hùng Linh ở Năm Căn, Cà Mau hoặc liên hệ với VTV2 để hỏi về trường hợp này. người ta liên kết thành tổ hợp tác từ lâu rồi và đang phát triển.
 


Back
Top