Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Chúa

  • Thread starter phamminhhieu.it
  • Ngày gửi
Rắn hổ chúa này mình nghe nói là bán được lắm, giá thành lại cao nữa. Mình chỉ sợ nó cắn thôi. Ham mê những loài này nhưng không dám nuôi vì sợ. Chủ topic có cách nào để khắc phục được không. Kinh nghiệm của chủ topic là gì vậy.
 
Xin hỏi ba thắc mắc sau:
*
Bạn nói Rắn Hổ Mang Chúa (RHMC) có 3 loại, tuỳ theo màu sắc.
Vậy có phải 3 giống RHMC không? hay chỉ là 1 giống, cũng như
người có 3 màu da, có thể lai lẫn?
*
Tôi không rành về rắn, nhưng trong tài liệu vè giống rắn hổ
trâu ở bắc nước Mỹ, thì họ nói ở các bang phía bắc thì màu
tối đến gần như đen, còn ở các bang miền nam nước Mỹ thì màu
sáng hơn. Đem con màu đen đến miền nam thì màu nó cũng sáng lên.
Vậy màu rắn hổ chúa có thay đổi khi nuôi nó ở môi trường màu
sắc và ánh sáng khác không?
*
Nếu nuôi RHMC ở điêu kiện nuôi thả rộng rãi, như tự nhiên, nhưng
thức ăn nhiều, thì chúng cũng dài 7-8 mét nặng 20 ký không?
*
 
rắn hổ chúa giá cao nhưng nuôi không lời bằng hổ vện vì đầu tư cao. nuôi con này đối với những người không quen bắt rắn rất nguy hiểm, còn đối với những ai đã thành thạo rồi thì không vấn đề gì cả. những thợ bắt rắn hoang dã vẫn bắt rắn độc bằng tay không mà không hề hấn gì hết.
 
Rắn hổ chúa này mình nghe nói là bán được lắm, giá thành lại cao nữa. Mình chỉ sợ nó cắn thôi. Ham mê những loài này nhưng không dám nuôi vì sợ. Chủ topic có cách nào để khắc phục được không. Kinh nghiệm của chủ topic là gì vậy.
______bác muốn nuôi rắn mà sợ rắn thì hỏng ,nếu nó cắn chỗ nào thì chặt ,xẻo chỗ ấy thì tính mạng được đảm bảo hihihi

--------

rắn hổ chúa giá cao nhưng nuôi không lời bằng hổ vện vì đầu tư cao. nuôi con này đối với những người không quen bắt rắn rất nguy hiểm, còn đối với những ai đã thành thạo rồi thì không vấn đề gì cả. những thợ bắt rắn hoang dã vẫn bắt rắn độc bằng tay không mà không hề hấn gì hết.
_____bác ơi theo em nghĩ là họ có thuốc chữa rắn cắn nên mới chủ động như thế thôi ,chứ nuôi hàng trăm ,hàng nghìn con mà ở nơi xa xôi hẻo lánh xa bệnh viện có mà die ngay ...
 
Last edited by a moderator:
Theo các nguồn tin ở Mỹ, thì người nuôi RHMC không bao giờ
đến gần rắn, và mỗi khi bắt nó, đều xài loại kìm gọng dài 1 mét.
Ngoài ra, họ đều có sẵn thuốc chữa rắn cắn.
*
1732_download_2.jpg

*
Có câu chuyện kể một chuyên gia nuôi RHMC hơn chục năm nên không
đề phòng, bị con rắn to nhất đớp một nhát. Ông vội lái xe chạy
đến bệnh viện để chữa rắn cắn thì ngất đi. Sau khi chữa khỏi, thì
tay ông bị teo bớt một rãnh sâu hoắm. Có lẽ thớ thịt bị ngấm độc
đã bị chết nên mới thành một đường dọc dài theo cánh tay.
*
Nếu ta nuôi RHMC thả trong một diện tích 1 hecta, mỗi chiều 100 mét,
thì chỉ cần thả mồi vào cho chúng săn lùng, ta không cần phải đến
gân nó, khỏi phải sợ chi hết. Khi nào nó đủ 20 ký, mới bắt bán. Khi
bắt, xài kìm bắt rắn mà chẹn cồ.
*
snake-catcher-sticks.jpg

*
Snake-Catcher-Stick.jpg

*
Video bắt rắn hô chúa hoang bằng tay trên YouTube:*
[video=youtube_share;FfwEWmkxPVc]http://youtu.be/FfwEWmkxPVc[/video]
*
 

Last edited:
Gửi bác anhmytran :
Cháu muốn mua một số dụng cụ bắt rắn và quần áo bảo hộ .
Nhưng tìm mua ở Việt Nam không có , bác có về Việt Nam hay có ai về thì mua hộ cháu được không ạ ?
Ngay như cái găng tay chuyên dụng cũng không mua được .
Những vật dụng này cháu rất cần , xin cảm ơn bác !
 
Gửi bác anhmytran :
Cháu muốn mua một số dụng cụ bắt rắn và quần áo bảo hộ .
Nhưng tìm mua ở Việt Nam không có , bác có về Việt Nam hay có ai về thì mua hộ cháu được không ạ ?
Ngay như cái găng tay chuyên dụng cũng không mua được .
Những vật dụng này cháu rất cần , xin cảm ơn bác !
______bác minhhai123 ơi nếu bác mua được thì tiện thể bác mua luôn cho em 1 bộ nhé ???e cũng thích nuôi hổ chúa lắm lắm
 
Tôi vừa về Việt Nam đầu năm nay.
Có lẽ chục năm nữa tôi mới về Việt Nam được.
*
Chuyện mua hộ đồ mang về Việt Nam thì không thể làm được,
vì vấn đề kinh doanh phải có hợp đồng và đặt tiền trước,
nếu đồ không như ý muốn, thì vẫn cứ phải nhận, và đó là
diều tôi không làm. Tôi không phải là nhà buôn.
*
Tôi không biết tiêu chuẩn quần áo người nuôi rắn phải như
thế nào. Phải là người trong nghề mới biết nó ra sao. Ở
đây người ta thường mua bộ quần áo đi câu. Mặc bộ đồ này,
lội nước đến ngang ngực thì người vẫn khô ráo. Lính chữa
cháy thì có bộ đồ khác, có thể chạy qua đống lửa mà không
bị bỏng, áo trùm lên quần, chứ không liền như bộ đồ đi câu.
Còn bộ đồ nuôi ong, thì có mũ rộng vành và trùm vải thưa
để vẫn nhìn thấy ong và đường đi để làm việc. Tôi thì không
cần bộ đồ này, vì tôi không sợ ong đốt. Kể ra thì hàng chục
loại quần áo lao động khác nhau, không có bộ đồ nuôi rắn.
*
Còn cái kìm bắt rắn, cũng dễ làm, cần gì phải mua? Tôi ở
Mỹ, cái gì cũng phải mua. Quần áo vướng vào đinh rách một
lỗ nhỏ, nếu mình không tự vá lấy, thì cũng bỏ, chứ thuê
người vá thì tốn tiền hơn mua một chiếc áo mới. Nếu tôi ở
Việt Nam, tôi đến mấy tiệm gần chợ hàng Da và chợ Đồng Xuân
thuê đặt làm mấy mảnh sắt rồi lắp ghép lại được cái kìm cặp
rắn, cần gì phải đồ Mỹ mới được. Có điều kìm này chỉ gắp
được rắn 10 ký thôi, chứ Hổ Chúa 20 ký thì không đủ sức cặp.
*
Cái kìm đó dễ làm lắm. Nó gồm một cái ống dài. Một đầu có
báng như báng súng ngắn, và có cái cò khá lớn. Cái cò này
kéo một sợi dây cáp dài tới đầu kia của cái ống. Đầu kia
của ống là một cái càng cua, gồm một gọng càng cố định, và
một gọng càng luôn luôn há mở ra vì có lò xo. Chỉ khi nào
đầu này bóp cò, thì gọng càng mới cặp lại. Càng bóp cò mạnh
thì gọng càng cặp xiết lại, có thể cặp được tờ giấy, lá cây.
Cái kìm này rất phổ biến ở Mỹ, nhất là công ty công viên, và
những công ty vệ sinh. Nhân viên đi rảo rảo, nhặt rác và các
lon, lọ, bao nhựa người ta vứt bậy ra nơi công cộng. Hình như
giá tiền chừng 2 chục đô la thì phải. Tôi chằng cần mua nó,
vì tôi thu nhặt rác bằng tay, đâu có lịch sự như nhân viên đi
làm.
*
Cái hình chụp một anh bê con rắn Hổ Chúa trên tay, nếu nó
quay lại đớp vào mặt anh ta, hay vào người, thì hết chỗ chạy.
Anh ta chẳng có quần áo bảo hộ, mũ khiên che chắn gì cả.
*
 
Bạn làm tôi mê Rắn Hổ Chúa quá.
Chuyện yêu đương không được thì nuốt chửng người yêu
thì bây giờ tôi mới biết. Vậy thì nuôi loại này dễ lỗ lắm.
Dù sao, tôi vẫn sợ nhất chuyện con rắn hơn chục ký lại
độc nhất trong các loài rắn. Thảo nào nuôi nó lời nhiều.
 
Nuôi con này trước hết phải thật sự đam mê , nếu không thì dầu óc cứ loanh quanh tới lợi nhuận là không ổn .
Vì thời gian từ mới nở cho tới hơn 1kg rắn vẫn phát triển giống long thừa , tức là mất mấy tháng gần 1năm .
Sau dó rắn mới phát triển mạnh một năm đạt từ 4-5kg .
Phải kiên nhẫn trong 2-3 năm mới có lợi nhuận , lúc đó thì lợi kinh khủng
 
Các bác thử tính xem có đúng không nhé
Bạn Lý Hiền đang bán một bầy rắn nuôi được gần 2 năm giá 30 triệu có thương lượng .
Còn nuôi 1 con hổ chúa sau 3 năm cũng được giá khoảng hơn 30 triệu .
Nếu mở cửa cho chăn nuôi thì lợi nhuận khủng khiếp ?....
 
kiến thức của bác thật là chính xác. Còn lợi nhuận cấp số nhân thì chi phí cho thức ăn cho nó cũng cấp số gì bác hen? Cấp số cộng là quá đẹp hen?hiii

--------

Có 1 con mà giá 30 triệu ghê vậy bác Hải? Ai ăn cho nổi? hii
 
Last edited by a moderator:
Còn nuôi 1 con hổ chúa sau 3 năm cũng được giá khoảng hơn 30 triệu .
Nếu mở cửa cho chăn nuôi thì lợi nhuận khủng khiếp ?....
Giá đó người Việt ít người ăn, nhưng ở TQ thì là chuyện thường.
Kinh tế TQ lớn lắm, và nhiều đại gia có nhiều tiền.
*
Một điều rất tiếc là mấy nước láng giềng của ta thì kinh doanh
rất dễ dàng, nhưng không hiểu sao Việt Nam thì dân bị khó dễ.
Chẳng trách luôn luôn theo đuôi TQ mà không kịp.
*
 
Trung bình triệu rưỡi một ký .
5 - 7 kg mồi cho một kg rắn , 1 kg mồi khoảng 100-110 k .
Mùa này dưới miền tây giá rắn mồi rẻ lắm phải không Tuấn ?
Một con Hổ Chúa 18-20 kg cho vào bình ngâm rượu thì khoảng 40- 50 triệu .
 
Mình thì đã nuôi rắn hổ hèo được vài 3 năm rồi kinh nghiệm cũng kha khá đấy
nhưng tại sao mình vẩn đam mê con hổ chúa. Vì nhìn nó bắt mắc làm sao còn
nói về giá trị thì rất cao và lợi nhuận cũng rất cao, nhưng ngược lại thì đầu tư
cũng khá cao sự mạo hiểm rủi ro cho tính mạng cũng rất cao ... Nên gia đình
anh chị em bà con trong thân tộc không đồng tình với sự đam mê của mình
nhưng mình viết bài nầy để nói lên cùng anh em và khuyên anh em nếu chưa
từng nuôi rắn thì đừng bao giờ bắt tay vào nghề nuôi con hổ chúa nầy. Sự cận
trọng thì ai cũng có nhưng tôi muốn nói ở đây là kinh nghiệm mới là quan trọng
 


Back
Top