Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối

  • Thread starter linh0419
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: A Linh
- Địa chỉ: Ba Tri - Bến Tre
- Tel, Fax: ::: FaX 01652236540
- email: giadinhkeodua@yahoo.com
================================


Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Một số hình ảnh về rắn mối .
Rắn mối là bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Capuchia....
Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân mỗi chân có 5 ngón chân, có vải trên mình, vải phía trên màu nâu và phái dưới màu trắng ngã vàng.Hai bên hong có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau.
Có hai loại rắn mối: rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.
Rắn mối lưng sọc:trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hong có hai sọc đỏ nhưng ngắn có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi.
Rắn mối lưng trơn: trên lưng không có sọc vải phái trên màu nâu và vải phái dưới màu trắng ngã vàng.Phía bên hong có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.
Cách phân biệt con đực và con cái:
Rắn mối lưng sọc:
Con Đực: đầu to, chân khoẻ đuôi dài và khoẻ có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hong, thân hình thon và khỏe mạnh
Con cái: đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hong nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.
Rắn mối lưng trơn:
Con Đực: đầu to, chân khoẻ đuôi dài và khoẻ có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hong, thân hình thon và khỏe mạnh
Con cái:có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hong nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.
Thức ăn:thức ăn là các loại con trùng: ếch, nhái con, cá băm nhỏ....có thể cho ăn Dế, gián nhưng món khoái khẩu của chúng vẫn là mối. Nên để hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống.
Con Giống: có thể bắt ngoài thiên nhiên nhưng kích cở không đồng đều, nên mua ở trại để có kích cở đều và khoẻ mạnh.
Chọn giống: nên chọn những con khoẻ mạnh không dị tật, dị hình không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cở. Nếu giống bắt ngoài thiên nhiên về nên chon những con khoẻ và di chuyễn nhanh và không dị tật.Nên bắt giống vào mùa mưa vì thời gian nay rất nhiều.
Xây Dựng chuồng nuôi:
Có thể tận dụng các sô, chậu, thao...để nuôi rắn mối nhưng tốt nhất nên xây chuồng để nuôi được số lượng lớn. Chuồng được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thướt.
Ngang: 2m, dài: 5m, cao 80cm. mặt trường trong chuồng nên tô ráng tránh rắn mối thoát ra ngoài, có thể lát gạch men để tránh thất thoát. Với kích thướt như trên có thể nuôi đươc 300con rắn mối b
ố mẹ và 1000 con răn mối. Dưới nên chuồng chúng ta có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể....để làm chổ trú ẩn cho chúng phía trên có thể bỏ rơm hay lá chuối lên trên làm bãi tắm nắng cho chúng . Khi bỏ gạch vào thì ta trừ từ thành chuồng ra khoảng 30cm để rắn mối không nhảy ra ngoài.
Đối với rắn mối ánh nắng là rất cần thiết chúng ta co thể xây chuồng nữa mát nữa nắng để có bãi tắm nắng cho chúng hay chúng ta có thể chông đèn dây tóc để cho chúng sưởi ấm và dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối.
Các bác nên dùng gạch ống làm chổ trú ẩn là tốt nhất nếu làm rơm hay lá chuối khô sao một thơi gian sẽ bị dính phân răn mối và rất hôi.tốt nhất nên xây dưng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng.
Sinh Sản:
Rắn mối, sinh sản rất nhiều vào mùa mưa thời gian mang thay khoảng 2,5 tháng, và sinh ra một cái bọc trong bọc có rắn mối con, rắn mối con tự cắn bọc chui ra. Thơn gian trưởng thanh của rắn mối khoảng 8 tháng và bắt đầu sinh sản lúc 9 tới 10 tháng.
Làm chuồng cho rắn mối sinh sản:chuồng sinh sản cũng như chuồng nuôi thịt nhưng phải trách riêng rắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiêu vào chuồng và trành tiếng động.Khi ta thấy rắn mối bụng hơi ta thì ta trách riêng chăm sóc riêng và cho vao chuồng sinh sản.
Chăm sóc và cho ăn: rắn mối cũng không chăm sóc cực chúng ta chỉ việc cho ăn 3 lần trong một ngày tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thêu, móc,....nên thay nươc thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.
Các bệnh cảu rắn mối

Bệnh giun sán: dùng thuốc sổ giun gói màu vàng pha nước hoặc thức ăn với liề lượng là 2 gói cho 2 ngàn con
Bệnh bại liêt
Triệu chứng bệnh như sau liệt hai chân sau hoặc hai chân trước, phía dưới bụng da bị tróc từng mảng sau 2 dến 3 ngày sẽ chết.
1.Bệnh bại liệt do thiếu các chất dinh dưỡng và các khoáng chất.
2. Khâu chuồng trại không đảm bảo vệ sinh tốt
3. Thiếu nắng...
Cũng có thể là do thời triết mưa nhiều nắng ít, không có nắng để rắn mối phơi nắng.
4. Chuồng bằng bê tông thường hay xảy ra dịch bệnh nhiều hơn nền đất.
5. Do mật độ nuôi quá dày
Rắn mối bệnh có biểu hiện như thạc sĩ Thuyết đã nói ngoài ra còn có các triệu chứng sau: tróc da, xưng trái và chảy mủ màu sữa và chết.
Phòng bệnh: Chúng ta nên thường xuyên sát trùng bừng Chlo hay thuốc sát trùng chuồng trại và loại bỏ những con bị bệnh. Dùng vôi sát trùng chuồng trại và các giá thể nuôi.
Dùng thuốc chống bại liệt của gia cầm pha với liều lượng y như hướng dẫn kết hợp thêm ampicilin hay colin ampi pha với nước cho uống. Pha với thức ăn cho ăn liên tục trong 5 ngày.
Bệnh mù mắt. chưa tìm ra nguyên nhân.
Trị bệnh: nên bổ sung các khoáng chất và vitamin cho rắn mối, sổ giun định kỳ. Dùng thuốc nhỏ mắt người nhỏ 2 giọt vào măt những con bị bệnh, còn những con không bị bệnh thì sát khuẩn định kỳ. Pha Ampi cho uống.
Giá trị dinh dưỡng:thịt rắn mối rất thơm và ngọt có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Những ai đã thưởng thức món rắn mối đều khẳng định là thịt rắn mối ngon và ngọt.
Rắn mối có thể làm một số món ăn như: Chiên, nướng, xào lăn, rô ti, cháo....
Hiện nay trại mình đang nuôi rắn mối và cung cấp làm món ăn nếu ai có nhu cầu thì liên hệ với mình nha 01652236540 Linh mình sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn
Giá là:
15,000đ/con
Tài liệu có nhiều chỗ chưa tốt nếu các bạn, cô chú, anh chị bỏ qua cho em nha và đóng góp dùm em nhé.
Vài bữa nữa mình sẽ upload hinh tại của mình lên cho các anh em và cô chú xem nhé
 


Last edited by a moderator:
Chào anh, trước đây em có ý định tìm hiểu để nuôi rắn mối mà chưa hiểu rõ về kỹ thuật nuôi như thế nào, hôm nay đọc bài viết của anh thấy hay lắm, anh có thể chia sẻ e ít tài liệu và kinh nghiệm để làm mô hình này không?
Em đang làm ở tp nhưng nếu nuôi e sẽ nuôi ở tay ninh, ở quê, thanks anh nhiều.
trước tien xin cám ơn bác đã quan tâm, mình đã viết hết rồi có gì thác mắc bác có thể gửi thư cho minh nha mình sẽ trả lời cho bạn ok
chcs bác nhiều sức khỏe nha
thân chào nha
---------------
Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” hiếm có. Loài bò sát vốn thích sống hoang dã này không ai nghĩ sẽ nuôi nhốt được chúng. Mất nhiều thời gian theo dõi, tìm hiểu tập tính sống “tự do” của rắn mối, thanh niên trẻ xứ dừa Hồ Chí Linh (xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre) “săn lùng” rắn mối trong vườn dừa đem về nuôi nhốt thử nghiệm. Đến nay, Linh đã nắm được quy trình nuôi nhốt, cho rắn mối sinh sản thành công và đang cung cấp rắn mối giống, rắn mối thịt ra thị trường với giá 400.000 đồng/kg.
Chí Linh cho biết, rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia... Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc. Đặc điểm của rắn mối lưng sọc là trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hông có hai sọc đỏ nhưng ngắn, có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi. Còn rắn mối lưng trơn thì trên lưng không có sọc vảy, phía trên màu nâu và vảy phía dưới màu trắng ngả vàng. Phía bên hông có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.
Cách tổ chức nuôi “hàng độc” của Linh khá đơn giản, có thể tận dụng nuôi trong các xô, chậu, thau.... tuy nhiên, theo Linh thì tốt nhất nên xây chuồng để nuôi thương phẩm số lượng lớn. Chuồng được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước ngang 2 m, dài 5 m, cao 0,8 m. Mặt tường bên trong chuồng nên tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn thoát ra ngoài. Với kích thước như trên có thể nuôi được 1.000 con rắn mối. Dưới nền chuồng có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể.... để làm chỗ trú ẩn cho chúng. Phía trên lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho chúng. Khi bỏ gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để rắn mối không bò lên và nhảy ra ngoài.
Linh lưu ý, rắn mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để rắn mối sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân rắn mối, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho rắn mối là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ... Món khoái khẩu của rắn mối là con mối. Lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Trong chuồng bố trí hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thiu, mốc.... nên thay nước sạch thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.
Rắn mối giống có thể bắt ngoài thiên nhiên nhưng kích cỡ không đồng đều, nên mua ở trại đã thuần để chọn rắn đồng lứa, khỏe mạnh. Nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ. Nếu giống bắt ngoài thiên nhiên về nên chọn những con khỏe, di chuyển nhanh và không dị tật. Nên bắt giống vào mùa mưa vì thời gian này rắn xuất hiện nhiều. Theo kinh nghiệm của Linh, cách phân biệt con đực và con cái như sau: với rắn mối lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng. Với rắn mối lưng trơn thì con đực có đầu to, chân khỏe, đuôi dài và khỏe, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng.
Rắn mối sinh sản vào mùa mưa, thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng, sau đó sinh ra một cái bọc, trong bọc có rắn mối con, rắn mối con tự cắn bọc chui ra. Mỗi lần sinh sản khoảng 15 con, mỗi năm sinh sản một lần. Thời gian trưởng thành của rắn mối khoảng 5 tháng và bắt đầu sinh sản lúc 6 - 7 tháng tuổi. Làm chuồng cho rắn mối sinh sản cũng như chuồng nuôi rắn thịt nhưng phải tách riêng rắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiều vào chuồng và tránh tiếng động. Quan sát khi ta thấy rắn mối bụng hơi to thì tách riêng chăm sóc và cho vào chuồng sinh sản.
Thịt rắn mối trắng, thơm và ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao. Rắn mối có thể chế biến một số món ăn như chiên, nướng, xào lăn, rô ti, nấu cháo.... Hiện trại rắn mối của Linh cung cấp rắn mối giống và rắn mối thịt cho người có nhu cầu. Rắn mối loại mang trứng giá 12.000 đồng/con, rắn mối đang sinh sản 10.000 đồng/con, và loại 8.000 đồng/con. Rắn mối thịt giá 400.000 đồng/kg (khoảng 35 - 40 con). Linh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con có nhu cầu nuôi rắn mối, liên hệ 01652236540.
THANH TÂM (báo khoa học phổ thông)
 
Last edited by a moderator:
up cho bac ne .em cung dang nuoi thu tinh mua con giong ma xa wa em ko di dc.chuc bac va anh em gan xa nuôi thành công nhe,
 
Mình có một câu hỏi mong anh Linh trả lời dùm . Rắn mối khi đẻ con ra xong trong cùng một chuồng có bị những con khác nó ăn không?
 

Dạ có anh, nếu mình không trách con non ra thì những con mẹ hoặc con đực ăn hết.....
 
Chuồng rắn mối em mới làm xong được 1 tháng.
9YdOd.jpg
[/IMG]
5m3Fa.jpg
[/IMG]
FrNY3.jpg
[/IMG]
FoTHR.jpg
[/IMG]
8ogKG.jpg
[/IMG]
PGQ1n.jpg
[/IMG]
7Aig0.jpg
[/IMG]
jzyDh.jpg
[/IMG]
IIrGT.jpg
[/IMG]
81cAx.jpg
[/IMG]
kc015.jpg
[/IMG]
HyTM2.jpg
[/IMG]
9uyyp.jpg
[/IMG]
Nhím con vừa tách mẹ
Nwi7U.jpg
[/IMG]
mN6iO.jpg
[/IMG]
Trĩ đỏ khoan cổ
jadRW.jpg
[/IMG]
xYyaV.jpg
[/IMG]
Món ăn từ Rắn Mối,
- Rắn mối nướng mọi, Rắn mối chiên, RM nướng chao, RM rô ti, RM xào lá cách, RM xào nghệ.....
Em chỉ có làm món ăn rắn mối chiên thôi vài bữa em post hình lên nữa
9u3SF.jpg
[/IMG]
tNzJT.jpg
[/IMG]
Cám ơn các bác đã quan tâm.
 
Last edited by a moderator:
rất quy mô,rất sáng tạo .... với cách làm như trên rất nhiều người trồng trái cây lại có thêm nguồn thu nhập rồi ...
 
Chuồng rắn mối em mới làm xong được 1 tháng.
9YdOd.jpg
[/IMG]
5m3Fa.jpg
[/IMG]
FrNY3.jpg
[/IMG]
FoTHR.jpg
[/IMG]
8ogKG.jpg
[/IMG]
PGQ1n.jpg
[/IMG]
7Aig0.jpg
[/IMG]
jzyDh.jpg
[/IMG]
IIrGT.jpg
[/IMG]
81cAx.jpg
[/IMG]
kc015.jpg
[/IMG]
HyTM2.jpg
[/IMG]
9uyyp.jpg
[/IMG]
Nhím con vừa tách mẹ
Nwi7U.jpg
[/IMG]
mN6iO.jpg
[/IMG]
Trĩ đỏ khoan cổ
jadRW.jpg
[/IMG]
xYyaV.jpg
[/IMG]
Món ăn từ Rắn Mối,
- Rắn mối nướng mọi, Rắn mối chiên, RM nướng chao, RM rô ti, RM xào lá cách, RM xào nghệ.....
Em chỉ có làm món ăn rắn mối chiên thôi vài bữa em post hình lên nữa
9u3SF.jpg
[/IMG]
tNzJT.jpg
[/IMG]
Cám ơn các bác đã quan tâm.
Chào anh Linh, bên anh có mua chim trĩ đỏ khoang cổ không? bên em định xuất bán hết 26 con gồm 17 con trống và 6 con mái, 6 tháng tuổi giá 1.000.000đ/con có giấy tờ hợp lệ. Anh có nhu cầu thì liên hệ số ĐT: 0979826270 gặp Vũ.
 
dạ cám ơn các bác đã quan tâm, em không mua trĩ nữa anh ơi, hiện nay em đang nuôi thử xem nó phtas triễn như thế nào rồi em mới tính tiếp ạ
 
trước tien xin cám ơn bác đã quan tâm, mình đã viết hết rồi có gì thác mắc bác có thể gửi thư cho minh nha mình sẽ trả lời cho bạn ok
chcs bác nhiều sức khỏe nha
thân chào nha
---------------
Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” hiếm có. Loài bò sát vốn thích sống hoang dã này không ai nghĩ sẽ nuôi nhốt được chúng. Mất nhiều thời gian theo dõi, tìm hiểu tập tính sống “tự do” của rắn mối, thanh niên trẻ xứ dừa Hồ Chí Linh (xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre) “săn lùng” rắn mối trong vườn dừa đem về nuôi nhốt thử nghiệm. Đến nay, Linh đã nắm được quy trình nuôi nhốt, cho rắn mối sinh sản thành công và đang cung cấp rắn mối giống, rắn mối thịt ra thị trường với giá 400.000 đồng/kg.
Chí Linh cho biết, rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia... Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc. Đặc điểm của rắn mối lưng sọc là trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hông có hai sọc đỏ nhưng ngắn, có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi. Còn rắn mối lưng trơn thì trên lưng không có sọc vảy, phía trên màu nâu và vảy phía dưới màu trắng ngả vàng. Phía bên hông có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.
Cách tổ chức nuôi “hàng độc” của Linh khá đơn giản, có thể tận dụng nuôi trong các xô, chậu, thau.... tuy nhiên, theo Linh thì tốt nhất nên xây chuồng để nuôi thương phẩm số lượng lớn. Chuồng được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước ngang 2 m, dài 5 m, cao 0,8 m. Mặt tường bên trong chuồng nên tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn thoát ra ngoài. Với kích thước như trên có thể nuôi được 1.000 con rắn mối. Dưới nền chuồng có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể.... để làm chỗ trú ẩn cho chúng. Phía trên lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho chúng. Khi bỏ gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để rắn mối không bò lên và nhảy ra ngoài.
Linh lưu ý, rắn mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để rắn mối sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân rắn mối, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho rắn mối là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ... Món khoái khẩu của rắn mối là con mối. Lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Trong chuồng bố trí hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thiu, mốc.... nên thay nước sạch thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.
Rắn mối giống có thể bắt ngoài thiên nhiên nhưng kích cỡ không đồng đều, nên mua ở trại đã thuần để chọn rắn đồng lứa, khỏe mạnh. Nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ. Nếu giống bắt ngoài thiên nhiên về nên chọn những con khỏe, di chuyển nhanh và không dị tật. Nên bắt giống vào mùa mưa vì thời gian này rắn xuất hiện nhiều. Theo kinh nghiệm của Linh, cách phân biệt con đực và con cái như sau: với rắn mối lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng. Với rắn mối lưng trơn thì con đực có đầu to, chân khỏe, đuôi dài và khỏe, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng.
Rắn mối sinh sản vào mùa mưa, thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng, sau đó sinh ra một cái bọc, trong bọc có rắn mối con, rắn mối con tự cắn bọc chui ra. Mỗi lần sinh sản khoảng 15 con, mỗi năm sinh sản một lần. Thời gian trưởng thành của rắn mối khoảng 5 tháng và bắt đầu sinh sản lúc 6 - 7 tháng tuổi. Làm chuồng cho rắn mối sinh sản cũng như chuồng nuôi rắn thịt nhưng phải tách riêng rắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiều vào chuồng và tránh tiếng động. Quan sát khi ta thấy rắn mối bụng hơi to thì tách riêng chăm sóc và cho vào chuồng sinh sản.
Thịt rắn mối trắng, thơm và ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao. Rắn mối có thể chế biến một số món ăn như chiên, nướng, xào lăn, rô ti, nấu cháo.... Hiện trại rắn mối của Linh cung cấp rắn mối giống và rắn mối thịt cho người có nhu cầu. Rắn mối loại mang trứng giá 12.000 đồng/con, rắn mối đang sinh sản 10.000 đồng/con, và loại 8.000 đồng/con. Rắn mối thịt giá 400.000 đồng/kg (khoảng 35 - 40 con). Linh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con có nhu cầu nuôi rắn mối, liên hệ 01652236540.
THANH TÂM (báo khoa học phổ thông)
Chào anh Linh, bài viết của anh hay lắm nhưng còn thị trường đầu ra thì sao anh, anh có bao tiêu không vậy. Nếu có bao tiêu giá mỗi con thương phẩm anh thu lại bao nhiêu 1 con.
 
Mình cho RM ăn bằng sâu mồi động thì nó ăn . Thử cho bằng cám gà thì nó chế . Anh Linh có thể nói thêm về cách cho ăn mồi cám được không ạ . Hiện Em đang nuôi thử vài con RM cho ăn bằng sâu mà nó lớn chậm lắm . Hai tuần mới lột da một lần. Có lẽ mai phải chụp hình nhờ anh xem giúp có phải loài mà anh nuôi không tại vì RM của em nó bé băng ngón tay thôi . Trong khi rắn anh To quá ...
 
Web của anh Linh thì OK rồi.
Theo em thì anh Linh cần thêm 1 số điểm trong mục các món ăn là ổn :
- Cần thêm hình ảnh về món ăn nhìn cho đẹp mắt

- Hướng dẫn cách chế biến món ăn để mọi người có thể tự chế biến thì nhu cầu sẽ tăng nhiều hơn.

- Thêm mục giới thiệu về đặc sản rắn mối, có thể lấy tư liệu nói về rắn mối của báo chí đưa vào thì càng tốt

Trang web của anh Linh sẽ giúp nhiều người biết đến đặc sản rắn mối thay mặt những anh em đang nuôi rắn mối cảm ơn Mr Linh nha
Vài lời chia sẽ cùng anh Linh.
Thăng
 
ok trước hết em cám ơn bác, em sẽ thêm vào các mục này......Chúc bác nhiều sức khoẻ

--------

Anh có thể ra chợ mua cá về xay nhuyễn ra, bắt chảo lên xào cho thơm một tý rồi lấy cám gà trộn cho ăn. Mới bắt đầu cho ăn nên trộn cám gà ít thôi. 0,5kg trộn với một chén thức ăn là đủ. Thân chào Bác nha

--------

up lên nào

--------

cám ơn các bác đã quan tâm
 
Last edited by a moderator:


Back
Top