Kỹ thuật nuôi thỏ không bị ốm chết

  • Thread starter thanh2232
  • Ngày gửi
Kỹ thuật nuôi thỏ không bị ốm chết
Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, khả năng thích ứng với môi trường kém. Thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ không khí môi trường. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Thân nhiệt, tần số hô hấp và nhịp đập của tim thay đổi tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con đàn khác đưa đến bằng cách ngửi mùi. Thỏ rất thính tai và tinh mắt, trong bóng tối thỏ vẫn nhìn thấy để ăn uống bình thường và phát hiện được những tiếng động rất nhỏ.





1.Chọn giống

Thỏ cái giống: 4 chân khỏe, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu nhỏ, lưng phẳng, hông rộng, tính hiền, có 8 vú trở lên. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Thỏ cái giống được chọn từ thỏ mẹ có tỷ lệ thụ thai cao, mắn đẻ, đẻ 5 - 6 lứa/năm, 6 - 7 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80%, thích nghi tốt, không bệnh tật, tăng trọng nhanh. Thỏ đực giống: Nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu to vừa phải, mắt lanh, ngực to, lưng rộng, chân sau vạm vỡ, lông mướt và rậm, 2 hòn cà đều.



2.Kỹ thuật là chuồng trại

Có thể làm chuồng xây bằng gạch, gỗ, tranh tre hoặc bằng các nguyên vật liệu có sẵn tại đại phương nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:

Thỏ hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng. Thuận tiện trong việc chăm sóc cho thỏ.

Bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công các các địch hại bên ngoài.

Phải chắc chắn, rẻ tiền và dễ thay thế khi hư hỏng.

Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa gió.





3. Phối giống KỸ THUẬT NUÔI THỎ SINH SẢN

Biểu hiện thỏ cái động dục: Thỏ cái nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn, máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm. KỸ THUẬT NUÔI THỎ SINH SẢN Bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống. Nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.

Thời gian phối giống: Vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3-4 giờ chiều), nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên một tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đưa thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4 - 6 giờ.


4.Chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ sinh sản
Thỏ mang thai 34-35 ngày. Trước khi đẻ, cho thỏ ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và có nhiều sữa nuôi con, cho ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ, thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1 - 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ và thỏ con. Thỏ đẻ không thích ồn ào, ánh sáng và mùi thuốc lá.
Theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con bị lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay. Cung cấp đủ nước uống, nếu thiếu nước khi đẻ thỏ mẹ sẽ ăn thịt thỏ con. Phòng bệnh
Khi thời tiết, môi trường sống thay đổi, hãy bổ sung kháng sinh và vitamin cho thỏ khoảng 3 - 5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Theo dõi đàn thỏ để phòng trị kịp thời các bệnh: Sình bụng, tiêu chảy, ghẻ, viêm mũi, tụ huyết trùng, cầu trùng.







Thỏ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau ngày phối giống, có thể sớm muộn hơn 2 - 3 ngày. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, thỏ mẹ vào ổ đẻ cào bới ổ rồi nhổ lông trộn lẫn với đồ lót tạo thành tổ ấm rồi đẻ con vào đó, lấy lông đậy kín lại. Một số thỏ mẹ đẻ lứa đầu không biết nhổ lông làm ổ, hoặc đẻ con ra ngoài ổ đẻ th́ ta cần nhổ lông bụng của nó và lấy đồ lót mềm của ổ khác làm tổ ấm rồi nhặt gom thỏ con đặt vào. Thỏ con sơ sinh không có lông, không mở mắt, không đứng được, nên phải có tổ ấm trong ổ đẻ để bảo vệ chúng khỏi bị chết rét và xây xát da.

Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra đàn con, xem chúng có nằm tập trung không; đàn con có được phủ lông ấm không; đàn con có bao nhiêu con và có con nào chết không. Nếu thấy thỏ con phân tán trong ổ th́ phải thu chúng nằm gọn vào một nơi, lấy đồ lót phủ kín xung quanh thỏ con. Thỏ mẹ chỉ nhảy vào ổ cho con bú một lần trong một ngày đêm. Cho nên sau khi thỏ bú mẹ xong nên để thỏ yên tĩnh bằng cách đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ để tránh thỏ mẹ nhảy vào ổ làm con sợ hăi.

Nếu thỏ đẻ nhiều hơn 8 con/lứa th́ nên san bớt con sang đàn khác, KỸ THUẬT NUÔI THỎ SINH SẢN chỉ nên để tối đa 8 con v́ nhiều thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. Thỏ con san đến đàn thỏ ít con, nhưng không chênh lệch nhau quá 2 ngày tuổi.

Nên lấy đồ lót của ổ đẻ mới để lót tay đón thỏ đến để thỏ mẹ mới không phát hiện ra mùi lạ sẽ không cắn con.

Thỏ mẹ đôi khi ăn thỏ con hoặc không cho con bú là do mẹ không có đủ sữa, khát nước. Trường hợp này hay xảy ra ở những thỏ mẹ đẻ lứa đầu, nuôi con vụng. Nếu con mẹ nào ăn con lặp lại lần thứ hai th́ phải loại bỏ, thay con mẹ khác. Hằng ngày phải kiểm tra đàn con kỹ lưỡng; phải xem chúng có bú no không. Nếu có con nào chết phải nhặt bỏ ra ngay. Nếu thỏ con đói sữa thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Có thể phải cho thỏ con bú nhờ mẹ khác.

Thỏ mẹ nuôi con cần rất nhiều thức ăn và đủ nước uống để sản xuất sữa nhiều. Cho nên phải đáp ứng thoả măn nhu cầu thức ăn và nước uống.

Thỏ con phát triển rất nhanh. Ban đầu thỏ con chỉ ngủ, ít hoạt động ngoài lúc bú mẹ. Khi chúng được 2 tuần tuổi th́ lông bắt đầu mọc phủ kín ḿnh, mở mắt và đi được. Đến 3 tuần tuổi, thỏ con sẽ ra khỏi ổ và tập ăn thức ăn với mẹ. Từ đó trở đi, thỏ con giảm dần sữa mẹ và ăn được thức ăn ngày càng nhiều. V́ vậy, khẩu phần ăn của thỏ mẹ phải được tăng dần lên.

Khi thỏ được 5 -6 tuần tuổi thì có thể cai sữa mẹ và hoàn toàn ăn thức ăn cứng. Phải chăm sóc hết sức cẩn thận đàn thỏ con mới được cai sữa. Giai đoạn này thỏ con rất dễ bị ốm, chết, bởi vì cơ thể chưa phát triển hoàn hảo lại bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh mới như thức ăn, không khí, lồng chuồng v.v... Cho nên, phải quét dọn chuồng rất sạch sẽ, thức ăn nước uống phải sạch và thay mới hàng ngày. Không nên vận chuyển thỏ trong giai đoạn này. Nên để đàn con ở ngay tại lồng chuồng thỏ mẹ đến 8 tuần tuổi mới chuyển đi nuôi vỗ béo ở lồng chuồng khác hoặc xuất bán thỏ giống.

Thông thường nên cho thỏ phối giống lại vào chu kỳ động dục lần thứ hai sau khi đẻ khoảng 16 - 18 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 6 -7 lứa/năm. Tuy nhiên, đối với đàn thỏ giống nuôi thương phẩm, khoẻ mạnh và được cho ăn thức ăn dinh dưỡng cao th́ có thể cho đẻ liên tục, tức là cho phối ngay lần động dục đầu tiên, sau khi đẻ 1 - 3 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 8 - 9 lứa/năm. Nếu gia đ́nh mới nuôi thỏ lần đầu th́ nên cho thỏ đẻ thưa 4 - 5 lứa/năm là vừa. Khi có kinh nghiệm đáp ứng đủ nguồn thức ăn có dinh dưỡng tốt th́ có thể cho thỏ đẻ dầy hơn.

Khi phối giống luôn luôn đưa con cái đến lồng con đực và theo dõi kết quả phối giống. KỸ THUẬT NUÔI THỎ SINH SẢN Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được th́ì ngăn trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút th́ì đưa con cái về lồng của nó và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ. Thời gian cho phối giống tốt nhất là buối sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được th́ì đưa thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó và cho phối lại vào ngày hôm sau. Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng phối bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng.

Kỹ thuật trên không hề khó, nếu bà con có thắc mắc, góp ý chỉnh sửa cho www.kythuatnuoitrong.com.vn thì hãy bình luận bên dưới, quý vị nào có nhu cầu mua và bán hãy để lại số điện thoại. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và sẽ sớm liên lạc lại trong thời gian ngắn nhất.

Vì Bà Con Nông Dân Thân Yêu - Vì Sức Khỏe Chính Bạn.
 




Back
Top