Kỹ thuật phòng bệnh cho ba ba

  • Thread starter donghuy
  • Ngày gửi
1. Quản lý ao nuôi:

Công việc quản lý ao nuôi quyết định rất lớn đến kết quả nuôi, quản lý không tốt thường dẫn đến thiệt hại, có khi thiệt hại rất lớn.

Quản lý ao nuôi gồm những công việc hàng ngày, công việc đột xuất và công việc định kỳ. Tổng hợp kinh nghiệm các nơi, nên chú ý làm tốt những công việc chủ yếu sau:

a) Luôn kiểm tra phát hiện, đề phòng các khả năng mất mát ba ba như hở cống, nước tràn bờ, ba ba leo vượt tường, vượt rào, động vật có hại vào ao phá hoại, trộm cắp...

b) Cho ăn đều đặn, no đủ, thức ăn sạch, theo dõi điều chỉnh mức cho ăn hợp lý hàng ngày. Giữ sạch sẽ khu vực cho ăn, không để có rác bẩn, thức ăn thừa.

c) Không để nước ao và đáy ao bị thối bẩn. Nước ao bẩn cần thay. Đáy ao bẩn cần thay hoặc cần tát cạn rắt vôi khử trùng cải tạo đáy.

d) Khống chế độ sâu, màu nước và chất nước ao nuôi trong phạm vi thích hợp. Nên giữ nước sâu từ 1-1,5m, giữ màu nước xanh lá chuối non, độ trong từ 25-30cm, pH từ 7-8, oxy hoà tan từ 4mg/l trở lên. Ở mức độ các chỉ tiêu trên thực vật phù du quang hợp phát triển tốt, có tác dụng ức chế được sự phát triển của vi sinh vật hiếm khí và vi sinh vật gây bệnh ở đáy ao, làm tăng oxy trong nước vầ giảm sự phát sinh các khí chất độc.

e) Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho ba ba, không để nhiệt độ nước ao, bể nuôi vượt quá 33oC. Các biện pháp thông thường: làm giàn che mát, thả rong, bèo trong ao, giữ nước sâu, thay nước mới...Mùa lạnh cần chống rét cho ba ba (các tỉnh phía Bắc), cố gắng giữ cho nhiệt độ nước ao nuôi luôn trên 15oC. Các biện pháp thông thường: giữ nước ao sâu trên 1,5m, đáy ao có lớp bùn pha cát dày 20-25cm cho ba ba rút nằm, mặt ao thả bèo kín hoặc che chắn đỡ bị gió lạnh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, nơi có nguồn nước nóng nên tận dụng đưa qua ao nuôi, nâng nhiệt độ nước ao nuôi lên 20-30oC.

f) Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho ba ba.

2. Phòng bệnh cho ba ba:

Nuôi ba ba nếu để chết nhiều sẽ bị lỗ. Kinh nghiệm cho thấy phải làm công tác phòng bệnh là chính. Nhiều gia đình không hiểu biết hoặc coi nhẹ công việc phòng bệnh, đã bị thiệt hại khá lớn. Qua các gia đình nuôi kết quả liên tục nhiều năm đều tốt, một trong những yếu tố quyết định là thực hiện tốt việc phòng bệnh.

Ba ba là một động vật rất khoẻ, sống trong hồ tự nhiên rất ít khi bị bệnh. Ba ba nuôi ở các ao rộng, mật độ thưa cho ăn và chăm sóc quản lý tốt cũng rất ít khi bị bệnh. Ba ba nuôi trong các ao, bể nhỏ, mật độ nuôi dày, điều kiện thay nước kém, cho ăn và chăm sóc quản lý không cẩn thận rất hay sinh bệnh.

Cần thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh sau đây:

1. Cẩn thận khi chọn mua ba ba giống về nuôi, tránh mua phải loại ba ba đang có bệnh. Không để ba ba cắn nhau, cào móng vào lưng nhau, bài tiết nước tiểu lên nhau, đè lên nhau ngạt thở trong lúc bắt và vận chuyển từ nơi mua về nơi nuôi.

2. Ao nuôi cần tẩy dọn sạch sẽ trước khi thả ba ba. Ao, bể mới xây cần ngâm nước thau rửa nhiều lần cho sạch, thử độ pH còn 7-8 hoặc thả thử ba ba vào thấy an toàn mới chính thức thả toàn bộ. Ba ba đưa vào tới nhà nên tắm khử trùng trước khi thả. Dùng nước muối nồng độ 3-4% hoặc dung dịch xanh malachit 1-2ppm (1-2g/m3 nước) tắm 15-20 phút để khử kí sinh trùng và nấm kí sinh. Nếu thấy bị xây sát chảy máu da nên tắm thêm bằng thuốc kháng sinh để phòng bệnh nhiễm trùng gây lỡ loét. Thường dùng Chloramphenicol hoặc Furazolidon liều lượng 20-50ppm (20-50g/m3 nước) tắm trong chậu, bể con từ 30 phút đến 1-2 giờ tuỳ theo vết thương nặng nhẹ và quan sát sức chịu đựng của ba ba.

3. Chú ý thay nước, không để nước ao nuôi có màu đen, không có mùi tanh thối bẩn. Ao nuôi mật độ dày, mùa hè phải thay nước luôn, tốt nhất mỗi ngày thay 20% lượng nước trong ao, nên tháo hoặc hút lớp nước dưới đáy là chính vì lớp nước này bẩn hơn lớp nước trên mặt. Ao nuôi mật độ thưa, nước chứa đầy, màu nước luôn xanh lá chuối non nói chung không cần phải thay nước. Trường hợp nước ao bẩn nhưng khó bơm tát, khó có đủ nước thay thì nên định kỳ 20-30 ngày một lần khử trùng nước ao bằng rắc vôi bột với lượng 1,5-2kg vôi/100m3 nước chia làm 2-3 ngày, mỗi ngày rắc trên một phần ao.

4. Chú ý không để lớp bùn cát đáy ao bị bẩn, cuối mỗi vụ nuôi hoặc trước vụ nuôi cần xử lý lớp bùn cát bẩn ở đáy ao, khử trùng triệt để. Cách thường làm là tháo cạn nước, rắc vôi bột hoặc vôi sống lên mặt bùn với lượng 10-15 kg vôi trên 100m2 đáy ao, đảo đều và phơi nắng 1-2 tuần, sau đó cho nước sạch vào ao, kiểm tra chất nước trước khi thả ba ba. Trường hợp ao, bể nhỏ, khối lượng bùn cát ít, nên thay toàn bộ bùn cát mới.

5. Chủ động phòng bệnh nấm thuỷ mi bằng cách treo túi thuốc xanh malachit ở khu vực cho ba ba ăn, mỗi túi 5-10g, thuốc ngấm dần ra ao, khi hết thay túi khác. Cũng có thể rắc thuốc trực tiếp xuống ao với lượng 5-10g/100m3 nước, 15-30 ngày thực hiện một lần. Quan trọng nhất là thực hiện vào lúc giao thời giữa mùa đông và mùa xuân, giữa mùa thu và mùa đông, có nhiệt độ nước thấp 15-22oC kéo dài.

6. Khi thấy ba ba bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nhốt riêng theo dõi, chữa trị, đồng thời có biện pháp tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao để ngăn những con khoẻ không bị lây bệnh.

Kỹ thuật nuôi một số con khác xem tại đây : ve may bay di duc
 




Back
Top