Kỹ thuật trồng Ba Kích Chuẩn Nhất Cho Bà Con

  • Thread starter GIỐNG CÂY TRỒNG TAM ĐẢO
  • Ngày gửi
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BA KÍCH

(Ba Kích được trồng cùng cây Sưa Đỏ)
Ba kích là loại dược liệu quý có vị cay ngọt, tính hơi ôn, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Sau đây là kỹ thuật trồng cây Ba kích

<tbody>
</tbody>
1. Mô tả giống
* Tên
Ba kích (Morinda officinalis. How)
Tên khác: Mã kích, Dây ruột gà
Họ: Cà phê – Rubiaceae
* Giá trị sử dụng
Bộ phận sử dụng là rễ củ Ba kích, đây là loại
dược liệu quý có vị cay ngọt, tính hơi ôn, có
tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử
phong thấp, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau.
* Đặc điểm hình thái
Dây leo thân cỏ sống nhiều năm, cuốn lên cây khác. Thân non tím nhạt, có cạnh dọc thân, phủ lông mềm màu nâu vàng. Lá đơn mọc đối hình trái xoan dài, đầu nhọn dần, đuôi tù, khi non màu tím, có lông thưa. Quả chín màu đỏ. Rễ mập hình trụ, thắt từng đoạn như ruột gà, giữa có lõi dai.
* Đặc điểm sinh thái
Ba kích là loài cây chịu bóng, thường mọc tự nhiên dưới tán rừng nơi đất ẩm, thoát nước, đất cát pha đến đất thịt. Gặp nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và di thực về Đông Bắc Việt Nam.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thời vụ trồng
Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng
- Trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Ba Kích trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 1 – 1,5 m.
+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Ba Kích vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 1,5 m.
- Trồng Ba Kích dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe,... Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Ba kích xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn auả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 1,5 m.
- Trồng Ba Kích trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 1,5 m.
- Trồng Ba Kích nơi đất trống: Có thể trồng Ba Kích nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trước khi trồng ta phải gieo trước các cây che phủ như: Cốt Khí, Đinh Lăng,…. gieo vãi toàn diện hoặc gieo theo băng. Trồng ba kích với khoảng cách là: hàng - hàng từ 1,5 - 2 m, cây - cây từ 1 – 1,2 m.
* Làm đất, bón lót và trồng cây
- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 50 cm.
- Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
- Trồng cây:
Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Sau trồng khoảng 2 tháng cần phải cắm cọc cho Ba kích leo lên.
* Chăm sóc sau trồng
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn tím vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý : Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 50-70%
* Phòng trừ sâu bệnh
Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế và mối.
3.Thu hoạch, sơ chế
- Sau khi trồng khoảng 3-5 năm, có thể đào để lấy củ vào các tháng mùa đông là tốt nhất. Chú ý khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác, cắt bớt phần thân leo dài để mọc thành bụi mới.
- Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại. Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên; Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên; Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm.
- Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.( Không phơi với năng gắt)

<tbody>
</tbody>

 


Last edited by a moderator:


Back
Top