Kỹ thuật trồng bầu

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Trái non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần. Trái non chứa 90,7% nước, 0,7% đạm, 0,2% chất béo, 6,3% chất bột đường, 1,5% chất xơ và 0,6% chất khoáng. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt trái non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bịnh đái tháo và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Vỏ trái già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng. Ngoài ra bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rải nên được ưa chuộng trong sản xuất.

Bầu là loại dây leo, có tua cuốn, phân nhánh. Thân được phủ nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng, không xẻ thuỳ hay xẻ thuỳ hơi nông, hoa đơn tính.
Bầu có nhiều giống nhưng trồng phổ biến ở vùng đồng bằng gồm có:
- Bầu thước: Trái hình trụ, dài 60 - 80 cm, vỏ màu xanh nhạt, cho nhiều trái trên đất phù sa màu mỡ, trái chứa ít hạt, hạt già màu nâu, trơn, láng. Canh tác bầu thước phải làm giàn.
- Bầu sao: Trái hình trụ, dài 40 - 60 cm, vỏ màu xanh đậm điểm những đốm trắng. Bầu sao thích nghi với điều kiện đất rộng rãi nên được trồng phổ biến hơn bầu thước. Một số nơi trồng bầu sao bò trên đất, bầu vẫn cho trái nhưng trái ngắn. Bầu sao chứa nhiều hột, hột già màu nâu sậm với nhiều lông tơ trắng.
- Bầu thúng hay bầu nậm: Trái có hình dáng như cái bình với phần dưới phình to, trái nhiều ruột và hột nên ít được ưa chuộng trong sản xuất.
- Bầu trắng: Trồng phổ biến ở Tiền Giang và vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh. Bầu cho trái ngắn, từ 30 - 40 cm, hình trụ, kích thước đầu và cuối trái bằng nhau. Bầu trắng được ưa chuộng nhờ cho nhiều trái, từ 30 - 40 trái/cây, trái nhỏ vừa dễ mua và dễ ăn trong ngày, phẩm chất ngon. Bầu có thể trồng giàn hay bò đất.
Kỹ thuật trồng bầu như sau:
1.Thời vụ: Có thể trồng quanh năm. vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn mùa mưa.
2. Mật độ, khoảng cách: Liếp rộng 0.7 m, tim liếp này cách tim liếp kia 1m, liếp cao 0.3 m (tuỳ theo mùa vụ và mực thuỷ cấp). Trồng 1 hàng, cây cách cây 0.8 m.
Lượng hạt giống cần cho 1 ha: 300 – 400gr.
3. Cách trồng:Đào hốc kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước, bón thúc
Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 - 2 lần/ngày cho đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái.
Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:
- Giai đoạn tăng trưởng: kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng). Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái.
- Giai đoạn ra hoa, đậu trái: bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái.
- Trong suốt thời gian canh tác (130 - 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 - 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.
4.2. Lấp dây, làm giàn
Trồng bầu giàn khi bầu mọc dài được 1m bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 - 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau nầy. Trồng được 2 tháng mới nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò, nếu dàn không thích hợp hay quá nhỏ không đủ để bầu bò, bầu cho ít trái hay thay đổi dạng trái và kích thước trái, không đạt tiêu chuẩn trái thương phẩm của giống. Bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu trái, 75 - 90 ngày sau khi trồng bầu bắt đầu cho thu hoạch.
4.3. Tỉa nhánh, bấm ngọn
Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì không tỉa nữa để dây nhánh cho trái. Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.
4.4. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Phun thuốc khi thấy các côn trùng nầy xuất hiện.
Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao nên nông dân thường không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bịnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.
5. Thu hoạch và để giống
Trái bầu phát triển 10 - 12 ngày sau khi trổ hoa là có thể thu hoach để ăn. Cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Không nên để trái già, Võ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt giàn bầu 100 gốc cho thu trái 2 - 3 ngày/lần; lúc rộ thu hoạch mỗi ngày, thu liên tục 60 ngày bầu mới tàn. Mỗi gốc trung bình cho từ 10 - 15 trái, muốn lấy giống phải để trái già, dây nào để trái giống thì không cho trái tươi nửa. Chọn trái tốt gần gốc, giữ cho đến khi dây tàn, Vỏ trái chuyển sang vàng, hóa gổ. Thu trái giống về treo nơi thoáng mát cho hạt bên trong chín đầy đủ, cắt bỏ đầu và cuối trái, bổ phần giữa lấy hạt rửa sạch, phơi khô rồi cất giữ trong chai lọ kín.
<!--Tac gia-->
Theo tài liệu khuyến nông
 


Các bác ai có hướng dẫn cách ghép dưa hấu vào gốc bầu cho em xin với nha.
 
Làm dưa hấu tháp bầu

<table style="border-collapse: collapse;" align="left" border="0" cellpadding="5" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top" width="0%">
1127270522dua-hau-3.jpg

<!----></td> </tr> </tbody> </table>[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Trước hết bà con cần biết, tháp bầu là ghép trên gốc cây bầu, cho hiệu quả cao. Việc sử dụng biện pháp kỹ thuật ghép trên gốc của một số họ bầu, bí... nói chung, sẽ phòng ngừa được bệnh chết héo do nấm Fusarium gây ra một cách hữu hiệu. Với cách làm cũng đơn giản, bà con có thể tự sản xuất giống dưa hấu tháp bầu. [/FONT]
Trước hết chọn cây làm gốc ghép trên gốc cây “bầu sao” vì có ưu điểm: tăng trưởng mạnh, thích nghi rộng, dễ để giống. Còn cây dưa làm giống tuỳ theo sở thích, điều kiện, thực tế sản xuất của từng địa phương mà chọn giống dưa cho phù hợp.

Có thể ghép nêm chẻ ngọn hoặc ghép áp chẻ thân... Bà con nên chọn cách ghép ngọn dễ làm hơn.

Trước hết hãy ủ hạt bầu cho lên mầm rồi gieo và bầu đất có kích thước 12x 8-9cm. Đặt bầu ở chỗ có nhiều nắng, hàng ngày tưới nhẹ (vừa đủ ẩm) để cây mọc đều, thân to, mập, khoẻ. Khi cây bầu có hai lá mầm, tiến hành ngâm ủ hạt dưa hấu, rồi cho trấu (đã đãi sạch, ngâm nước cho mềm) vào 2/3 chiều cao của rổ tre, rải hạt dưa đã nảy mầm lên trên và phủ thêm lớp trấu dày 2-5cm, để vào chỗ ít ánh sáng để thân mầm của dưa mọc dài và chậm mở lá mầm. Khi cây bầu ra được lá đầu tiên và cây dưa chưa mở hai lá mầm, tiến hành ghép: dùng lưỡi dao sắc, mỏng, cắt ngọn cây bầu, chừa lại hai lá mầm, dùng ghim tre nhỏ vót nhọn, ghim vào ngọn cây bầu, tạo lỗ sâu 5- 7mm. Sau đó dùng lưỡi lam cắt lấy ngọn cây dưa cách hai lá mầm khoảng 1cm về phía dưới. Rút ghim ra khỏi ngọn cây bầu rồi nhanh chóng gắn ngọn cây dưa vào. Ghép xong đặt bầu cây ở nơi kín gió, có mái che trong 2- 3 ngày. Tưới nhẹ giữ đủ ẩm cho cây để ngọn dưa không bị héo. Khi ngọn dưa đã gắn hoàn toàn với gốc bầu, đưa cây ra nắng. Khi cây dưa tháp bầu đã ra lá thật đem đi trồng.

Thời gian từ lúc ngâm ủ hạt đến khi bầu dưa đạt tiêu chuẩn đem trồng là khoảng 18- 22 ngày. Nên tiến hành ghép dưa vào lúc sáng sớm, hay chiều mát, những ngày mát trời, không mưa...
Báo Nông thôn ngày nay
(2005-09-21)
---------------------------------------------------------------------
Ghép dưa hấu trên gốc bầu để phòng bệnh héo rũ [FONT=times new roman, times, serif]
Xin mách bà con kinh nghiệm ghép dưa hấu trên gốc bầu của TTKN tỉnh Lạng Sơn:

[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]- Gieo hạt bầu làm gốc ghép và hạt dưa làm ngọn ghép: Chọn hạt bầu (có thể dùng các loại bầu sao, bầu dài, bầu eo… hoặc hạt bí ngô cũng được) gieo làm gốc ghép vì chúng sinh trưởng khỏe, phòng ngừa được bệnh chết héo do nấm tốt hơn gốc dưa hấu. ủ hạt bầu cho lên mầm rồi gieo vào bầu đất có kích thước 10-12cm x 8cm. Xếp các bầu gốc ghép chỗ có nhiều ánh nắng, hàng ngày tưới nhẹ (vừa đủ ẩm) cho cây mọc đều, thân to, mập, khỏe. Khi thấy cây bầu có 2 lá mầm thì ngâm ủ hạt dưa rồi gieo tãi ra trên khay có chứa trấu sạch (đã đãi sạch và ngâm nước cho mềm). Rải hạt dưa xong thì phủ tiếp một lớp trấu mềm dày 2-3cm nữa rồi để vào chỗ tối cho nhanh nẩy mầm. Khi thấy cây dưa bắt đầu xòe 2 lá mầm, cây bầu đã có 1 lá thật thì tiến hành ghép.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Cách ghép và chăm sóc: Dùng lưỡi dao lam sắc cắt bỏ ngọn cây bầu phía trên 2 lá mầm đồng thời cắt lấy ngọn dưa cách 2 lá mầm khoảng 1cm về phía dưới. Dùng một chiếc ghim tre vót nhọn xiên vào ngọn cây bầu hoặc xiên chéo sát bên lá mầm khoảng 4- 5mm rồi cắm ngọn cây dưa vào đó. Chú ý đường kính cây ghim tre chỉ lớn hơn thân cây dưa một chút thì tỷ lệ ghép sống mới cao. Đặt các bầu cây đã ghép nơi kín gió, làm vòm che trong 2-3 ngày. Tưới nhẹ giữ đủ ẩm cho ngọn dưa không bị héo. Khi cây dưa đã liền sẹo, đưa cây ra chỗ nắng cho đến khi có 2-3 lá thật thì đem trồng ra ruộng. Thời gian từ ngâm ủ hạt cho tới khi bầu dưa đạt tiêu chuẩn trồng khoảng 18-20 ngày. Chỉ nên ghép vào lúc trời mát, không mưa và thỉnh thoảng nhúng dao, ghim tre vào dung dịch Benlat 1% để khử trùng, tránh nhiễm khuẩn và nấm bệnh cho cây.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Cách trồng: Lên luống rộng 2m (đơn) hoặc 4,5-5m (luống đôi), cao 30-35cm, rãnh rộng 30-40cm, mặt luống dốc thấp vào giữa (nếu là luống đôi) hoặc cao ở phía trồng cây, dốc thấp dần về phía ngọn dưa để tránh úng nước cho gốc dưa. Do cây dưa ghép sinh trưởng khỏe, thân cây mập, lá to, nhiều dinh dưỡng nên trồng thưa hơn (khoảng 200-250 cây/sào Bắc bộ dưa ghép thay vì 360 cây/sào dưa thường) và mỗi cây nên để 2-3 thân, mỗi gốc nên để 2 trái sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn. [/FONT]
Báo Nông nghiệp
(2007-06-18)

 
Last edited:
Cảm ơn bác tranvi ! vớ được bài này em mừng lắm, hổm nay tìm hoài mà chỉ gặp bài giới thiệu thôi. Em xưa nay trồng cây ăn quả, nay mới tập tọe trồng đám dưa, mới thấy nó nhú bông chưa kịp mừng thì bị nhiễm Fusarium oxysporum làm héo queo rồi chết dần gần hết. Nản thiệt nay lò mò được kỹ thuật này, mai làm lại xem sao. Mà nghe người ta nói dưa ghép bầu lạt nhách không biết có đúng không nữa? Chắc phải bỏ ra 2 tháng 20 ngày để tìm câu trả lời quá.
 
@ bạn Rắn: Cứ làm rồi thưởng thức mới biết được, có thể vào mùa mưa không ngọt bằng lúc nắng, khi nào thu hoạch nhớ hú một tiếng để chia sẻ với nha. Chúc bạn thành công.
 

Bạn TRANVI ơi mình nghe nói bầu với bí, chứ đâu có nghe bầu với dưa hấu hay mướp đâu bạn. Vậy bạn hãy cho biết cách trồng bí luôn đi. để BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG đi bạn
 
Dưa hấu cũng bà con dòng họ với bầu- bí mà, nhưng dưa hấu kháng bệnh không tốt bằng bầu, người ta ghép dưa vào gốc bầu để chống nấm và vi khuẩn. Em đang làm đây, chừng nào có kết quả em sẽ mời các bác cùng thưởng thức.
 
các anh cho em hoi .em trong 4cay bau ho lo trong chau cay da len gian va ra hoa.co mot trai to bang ban tay.khong hieu sao ma no bi heo la tu goc len gian tu tu.co phai thieu dat.xin cam on cac anh
 
Bí đỏ gốc khỏe ,sinh trưởng mạnh . Không biết Dưa leo có ghép được vào gốc bí đỏ không các bác nhỉ . Có ai đã thử chưa các bác . Em khoái ăn dưa leo hơn dưa hấu
 
Ghép được đó bác, dưa hấu người ta cũng ghép bí đỏ, nhưng đa số chọn gốc bầu vì đơn giản là thân cây bầu (mới mọc) lớn hơn thân cây bí nên dễ ghép hơn. Hôm rồi mới ghép không có kinh nghiệm, em ghép dưa hấu đạt có 20% thôi, tại thân dưa hấu gieo trong tro trấu nên khá mập và bọng nước -> không dính.
 
Các bác cho em hỏi, em trồng bầu mà sao rễ con nhiều quá, giàn cao 3 mét rồi mà mỗi đốt rễ mọc ra um tùm luôn.
1. Có phải nhiều phân hay thiếu phân.
2. Có ảnh hưởng gì đến dây bầu và trái không?
Tháng này mủa mưa lại xuất hiện con gì nhìn hơi giống như con muỗi nhưng to hơn cứ bám vào đọt hay lá non và nhất là bám vào trái chích nhựa làm cho trái hư, có cách nào diệt những con này không?
Photo0386.jpg

Photo0387.jpg

Photo0389.jpg
 
Bứng bầu từ con đã ươm vào chậu đất trồng có cần trộn thêm tro trấu vào chậu không ạ? :mellow:
 
Em đang định trồng bầu ! Các bác biết chổ nào bán giống bầu thước, bầu sao, bầu thúng hay bầu nậm theo như bác tiduta nói chỉ em với. Hồi nhỏ ở quê em thấy có giống bầu giống như bầu hồ lô nhưng trái rất lớn (độ 15-20kg) nhưng giờ em về quê tìm rồi mà không ra.Các bác còn thấy giống bầu này không hay nó tuyệt chủng rồi !
 


Back
Top