Kỹ Thuật Trồng hoa Tulip

  • Thread starter tuank6tthv1
  • Ngày gửi
Hoa Tulip là một loại hoa không mới xa lạ đối với những bạn chơi hoa, với nhiều màu sắc phong phú, và với mỗi màu sắc của nó lại có ý nghĩa riêng. Vì vậy có rất nhiều người yêu quý loại hoa này. Tuy nhiên để trồng đươc loại hoa này và nở vào thời điểm chúng ta mong muốn thì không phải chuyện đơn giản. Vì vậy bằng những tài liệu mình có và một chut kinh nghiệm thực tế của mình, mình viết bài viết dưới đây để chia sẻ cùng các bạn.

I. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.
1. Ánh sáng :Tulip yêu cầu cường độ ánh sáng ở mức trung bình đến yếu.
Trong điều kiện trồng vào những ngày nắng, thì cần che bớt ánh sáng, nêu trời dâm mát, không cần che ánh sáng, chỉ cần che mưa, sương muối.

2. Nhiệt độ : Tuylip là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 14-20oC, ban đêm là 10oC - 12oC. Dưới 8oC và trên 22oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.

3. Độ ẩm: Đất (hoặc giá thể) quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Tuylip. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75-80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm đất 65-70%). Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây Tuylip.

4. Đất : Tuylip không nên trồng trực tiếp vào đất mà trồng trên giá thể, tốt nhất là giá thể 2/3 mụn sơ dừa (hoặc mùn cưa) + 1/3 phân chuồng khô hoai, thoát nước tốt, pH từ 5,5-6,5.

III. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

3.1. Thời vụ trồng

Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Mộc Châu, SaPa có thể trồng quanh năm, còn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chỉ nên trồng vào tháng 11 âm lịch, để thu hoạch vào tết Nguyên Đán. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống Tuylip (từ 45-55 ngày) để chọn thời điểm trồng cho phù hợp.

Tùy theo các giống mà thời gian sinh trưởng khác nhau, sau đây là 1 số giống phổ biến:

I. Ở điều kiện Hà Nội


TT


Chủng loại


Mức độ sinh trưởng


TG sinh trưởng (ngày)*

1


Ad rem


Trung bình


36

2

Leen van der mark


Chậm


38

3


Ile france


Trung bình


36

4


Purpleflag


Nhanh


34

5


Strong gold


Trung bình


36

6


Kees Nelis


Trung bình


36

Trong đó thời gian để trong kho lạnh với điều kiện nhiệt độ 10-120C là 14-16 ngày
Ghi chú : Ad rem ( Màu cam ), Leen van der mark ( Màu Đỏ viền trắng ), Ile france ( Màu đỏ tươi ), Purpleflag ( Màu tím ), Strong gold ( Màu vàng ), Kees Nelis ( Màu đỏ viền vàng ).
II. Ở điều kiện Mộc Châu


TT


Chủng loại


Mức độ sinh trưởng


TG sinh trưởng (ngày)*

1


Ad rem


Trung bình


46

2

Leen van der mark


Chậm


48

3


Ile france


Trung bình


46

4


Purpleflag


Nhanh


44

5


Strong gold


Trung bình


46

6

Kees Nelis


Trung bình


46

Trong đó thời gian để trong kho lạnh với điều kiện nhiệt độ 10-120C là 5-7ngày

3.2. Chuẩn bị nhà che : Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng Tuylip trong nhà có mái che: có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới trung bình, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.

3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Chọn củ giống

Củ giống phải đồng đều, không bị trầy xước, đã bật mầm, cỡ củ 12/14( hoặc 12+), củ nhập từ Hà Lan, đã xử lý nảy mầm....

Chọn giống hoa: nên chọn các loại giống có các màu sắc khác nhau như Vàng, đỏ, viền đỏ, tím, hồng, cà rốt...Mộ số giống đã được thử nghiệm và kết luận phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam là các giống : Strong gold; Ad rem; Ile france , Barcelona; Purpleflag, Kung Fu..

2. Kỹ thuật vào chậu

Chọn chậu trồng Tuylip bằng sành, nhựa hoặc túi bầu nilong có đường kính 18-20cm. 1 chậu trồng 3 -5 củ. Cho giá thể vào 2/3 chậu, (thành phần giá thể như nói ở trên) đặt củ tulip vàp đó, sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ, đặt chậu vào trong kho lạnh, để chế độ kho lạnh như sau:

Ngày đầu tiên để 120 C; 3 ngày sau giảm dần, mỗi ngày giảm 10 C, cho đến ngày thứ 4 để ở chế độ 8-90 C, và giữ điều kiện nhiệt độ này ổn định trong thời gian 4-5 ngày, sau đó lại tăng dần nhiệt độ nên mỗi ngày 20 C, khi nhiệt độ đạt được 13-140C giữ, thêm nhiệt độ này trong 1 ngày nữa, sau đó cho ra ngoài tự nhiên, hoặc nhà lưới. Như vậy tổng thời gian từ khi cho vào kho lạnh xử lý, đến khi đưa ra ngoài, mất 12-14 ngày.

Tùy theo tình hình thời tiết ngoài tự nhiên lúc đó mà ta có thể cho ra ngoài sớm hơn, hoặc muộn hơn, nếu thời tiết ngoài trời dâm mát, thì ta cho ra sớm hơn 1-2 ngày, ngược lại nếu thời tiết nóng, ta có thể cho ra muộn hơn 2-3 ngày

Khi cho ra ngoài kho lạnh, ta xếp chậu theo luống cho bằng phẳng, mỗi luống 6 -8 chậu/ hàng

Tù khi đưa cây ra khỏi kho lạnh đến lúc cây ra hoa kéo dài khoảng 22- 24 ngày

3. Kỹ thuật tưới nước

Luôn chú ý giữ giá thể luôn ẩm tránh để củ khô, giúp rễ củ hút nước và dinh dưỡng tốt. Có thể kiểm tra bằng dụng cụ đo độ ẩm ( gọi là ẩm kế), để độ ẩm đất đạt 80-85%, nếu không có dụng cụ đo thì kiểm tra bằng tay, bằng mắt, sao cho không được khô quá hoặc đọng lại nước ở giá thể

4. Kỹ thuật bón phân thúc

- Lượng phân bón cho 1.000 chậu

Dùng phân Soul plant ( trong đó đã có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng để bón cho cây)

- Cách bón:

Trong 1 tuần đầu sau trồng, chưa cần bón phân. Sau khi mầm Tuylip cao 10-12cm thì tiến hành tưới (hoặc phun), cứ 3-5 ngày phun 1 lần, hòa phân trên với nồng độ 0,2% để phun, phun đều ướt đẫm lá.

Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu..…

5. Điều khiển sinh trưởng cho Tuylip

- Biện pháp tăng tốc độ sinh trưởng, phát dục:

Trong điều kiện mùa đông, khi đã ấn định thời điểm thu hoạch, nếu trước khi thu hoạch 8 - 10 ngày, nụ hoa vẫn nhỏ hơn 1cm, có thể dùng nilon quây kín và thắp điện 4 tiếng vào ban đêm có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của Tuylip (làm hoa nở sớm hơn khoảng 2-3 ngày so với không tác động).

- Biện pháp giảm tốc độ sinh trưởng, phát dục: Muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của Tuylip cần tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách che nắng.

IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA
4.1. Thu hoạch

Thời gian thu tốt nhất khi nụ phình to và bắt đầu có màu. Có thể mang cả chậu đi tiêu thụ.

4.2. Bao gói

Bao giấy cho từng chậu hoa và cho các chậu hoa vào thùng caton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 8-10oC.

V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
5.1. Sâu hại: Tuylip rất ít bị sâu hại, một số loại sâu hại chính là:

1. Rệp:chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.

- Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở những năm độ ẩm cao.

- Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

2. Sâu đục rễ, củ:

- Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ.

- Phòng trừ: Không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất 1kg/ 1m3 giá thể

3. Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám)

- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non

- Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 10 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 10 lít, Ofatox 400 EC liều lượng 8 - 10 ml/bình 10 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 10 lít, phun 2 bình cho 1.000 chậu.

5.2. Bệnh hại

1. Bệnh thối gốc, rễ:

- Triệu chứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên, lá bị vàng, nếu bệnh nặng, thân bị cong queo, dòn, gãy

- Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất; dùng thuốc sát khuẩn phun vào giá thể trước khi trồng; giữ cho đất thoát nước tốt, không được để đất ẩm ướt lâu; che nắng để giảm nhiệt độ đất và giữ ẩm.

2. Bệnh mốc tro:

- Triệu chứng: Bệnh hại lá, nụ, hoa. Trên lá thường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều, màu nâu trong suốt, trời ẩm ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng. Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa

- Phòng trừ : Không tưới đẫm nước, không tưới lên lá và để nước đọng ở rãnh; Dùng thuốc phun phòng : Funguran 50 WP, champion 75WP, liều lượng 15-20 g / bình 10 lít, phun 2 bình cho 1.000 chậu.


Chúc các bạn thành công !

Các bạn nào có nhu cầu mua củ giống về trồng kinh doanh, hoặc mua hoa thành phẩm bán vào dịp tết liên hệ với mình nhé.
Nguyễn Tuấn 0962.209.813 hoặc Email: tuank6tthv1@gmail.com
 


Tôi không trồng Tulip ở Việt Nam, nên không biết bài bạn
viết có đúng không. Có một điều chắc chắn bạn viết sai
ở chỗ ánh nắng cho Tulip là hoàn toàn mặt trời chiếu giọi
bình thường, không phải che cho nhẹ bớt đi gì cả.

Trồng Tulip ở chỗ tôi, miền đông bắc Mỹ, thì rất dễ. Không
cần canh me thời gian chi cả. Nó tự mọc, và tự ra bông.
Tulip là giống cây xứ lạnh, chịu được băng giá, chứ sương
muối đã thấm vào đâu? Không cần che sương muối cho nó.

Kỹ thuật trồng nó là bây giờ, đầu tháng Bảy dương lịch, hay
muộn hơn, thì đào củ lên và xử lý. Lý do phải đào lên là
vì nếu không đào lên, không bón phân cho nó được. Xử lý củ
giống cũng rất đơn giản: chọn củ tốt nhất, không bị xây xước
vì đào bới. Sau khi chọn củ rồi, có thể để vào nơi khô ráo,
nhưng bắt buộc phải trồng củ giống xuống trước khi có tuyết.
Khi có tuyết, thì đất đóng băng cứng như đá, không thể đào
đựoc. Tốt nhất là sau khi đào củ lên, thì trồng xuống luôn,
khỏi phải giữ củ cho mệt. Muốn trồng thì phải đào sâu xuống
1 gang tay so với mặt đất, rồi đổ thật nhiều phân hữu cơ
xuống, nhất là cứt trâu bò, cứt ngựa, hay cứt lợn. Phân hữu
cơ có thể đã hoai, có thể còn tươi nguyên cũng chẳng sao.
Đặt củ ở độ sâu 1 gang tay, rồi lấp phân lên trên. Cứ thế
củ trải qua một mùa đông băng giá ở dưới đất. Đến chừng tháng
Ba thì củ tự nảy mầm mà chồi lên. Lúc đó có thể vẫn còn băng
giá ở trên mặt. Tulip là một trong những cây mọc mầm trước
nhất ở Mỹ. Nó nảy mầm thì cỏ mới nảy mầm sau. Sau khi nó mọc
lên, có thể có những trận tuyết muộn phủ lên, nhưng sau khi
tuyết đó tan, nó vẫn tươi tốt như thường.

Tôi có khá nhiều Tulip mọc trong vườn. Tôi không đào củ lên
mà bón phân, nên nó ra bông khá nhỏ, và lèo tèo. Cũng ít đẻ
nhánh, vì tôi bón phân rất nông trên mặt đất, chủ yếu cho các
cây rau tôi ăn, chứ không phải bón cho Tulip. Nó ở 1 gang tay
dưới mặt đất, nên hầu như không được hưởng phân bón cho rau.

Nếu ở Việt Nam, sau khi Tulip tàn, phải đợi thêm 1 tháng nữa
cho hoàn toàn khô kiệt, chỉ có củ còn tươi thôi, thì đào lên, chọn
củ giống, và phải bỏ vào tủ đông lạnh thàng băng đá ít nhất là
1 tuần lễ, để củ trải qua mùa đông. Nếu không đào lên và cho vào
tủ lạnh, nó vẫn ở trạng thái củ tàn của năm cũ, chưa qua mùa đông,
để sang năm mới, không thể nảy mầm được. Vì lý do đó, nhiều người
Mỹ, nhất là các công ty trồng cây cảnh và hoa, vẫn phải mua củ
giống tận Hòa Lan.

Tôi không trồng Tulip ở Việt Nam, nhưng theo suy nghĩ của tôi, sau
khi cất giữ trong tủ đá, lúc nào mang ra trồng, thì lúc đó nó nảy
mầm, lớn lên, và trổ bông. Vì vậy, hoàn toàn có thể khống chế thời
gian trổ bông của nó bằng cách đào củ và cất giữ trong tủ đá. Muốn
bông to đẹp, thì bón phân chuồng thật tốt và nhiều.
 
ruộng tulip tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chụp ngày 30/12/2013

b.jpg

14566915183_eace48ceb1_o.jpg
 
Tulip là loài hoa phù hợp với khí hậu ôn đới hoặc hàn đới, có mùa đông tuyết phủ. Không biết ở Việt nam Tulip sẽ phù hợp với vùng nào?
 
Tôi không trồng Tulip ở Việt Nam, nên không biết bài bạn
viết có đúng không. Có một điều chắc chắn bạn viết sai
ở chỗ ánh nắng cho Tulip là hoàn toàn mặt trời chiếu giọi
bình thường, không phải che cho nhẹ bớt đi gì cả.

Trồng Tulip ở chỗ tôi, miền đông bắc Mỹ, thì rất dễ. Không
cần canh me thời gian chi cả. Nó tự mọc, và tự ra bông.
Tulip là giống cây xứ lạnh, chịu được băng giá, chứ sương
muối đã thấm vào đâu? Không cần che sương muối cho nó.

Kỹ thuật trồng nó là bây giờ, đầu tháng Bảy dương lịch, hay
muộn hơn, thì đào củ lên và xử lý. Lý do phải đào lên là
vì nếu không đào lên, không bón phân cho nó được. Xử lý củ
giống cũng rất đơn giản: chọn củ tốt nhất, không bị xây xước
vì đào bới. Sau khi chọn củ rồi, có thể để vào nơi khô ráo,
nhưng bắt buộc phải trồng củ giống xuống trước khi có tuyết.
Khi có tuyết, thì đất đóng băng cứng như đá, không thể đào
đựoc. Tốt nhất là sau khi đào củ lên, thì trồng xuống luôn,
khỏi phải giữ củ cho mệt. Muốn trồng thì phải đào sâu xuống
1 gang tay so với mặt đất, rồi đổ thật nhiều phân hữu cơ
xuống, nhất là cứt trâu bò, cứt ngựa, hay cứt lợn. Phân hữu
cơ có thể đã hoai, có thể còn tươi nguyên cũng chẳng sao.
Đặt củ ở độ sâu 1 gang tay, rồi lấp phân lên trên. Cứ thế
củ trải qua một mùa đông băng giá ở dưới đất. Đến chừng tháng
Ba thì củ tự nảy mầm mà chồi lên. Lúc đó có thể vẫn còn băng
giá ở trên mặt. Tulip là một trong những cây mọc mầm trước
nhất ở Mỹ. Nó nảy mầm thì cỏ mới nảy mầm sau. Sau khi nó mọc
lên, có thể có những trận tuyết muộn phủ lên, nhưng sau khi
tuyết đó tan, nó vẫn tươi tốt như thường.

Tôi có khá nhiều Tulip mọc trong vườn. Tôi không đào củ lên
mà bón phân, nên nó ra bông khá nhỏ, và lèo tèo. Cũng ít đẻ
nhánh, vì tôi bón phân rất nông trên mặt đất, chủ yếu cho các
cây rau tôi ăn, chứ không phải bón cho Tulip. Nó ở 1 gang tay
dưới mặt đất, nên hầu như không được hưởng phân bón cho rau.

Nếu ở Việt Nam, sau khi Tulip tàn, phải đợi thêm 1 tháng nữa
cho hoàn toàn khô kiệt, chỉ có củ còn tươi thôi, thì đào lên, chọn
củ giống, và phải bỏ vào tủ đông lạnh thàng băng đá ít nhất là
1 tuần lễ, để củ trải qua mùa đông. Nếu không đào lên và cho vào
tủ lạnh, nó vẫn ở trạng thái củ tàn của năm cũ, chưa qua mùa đông,
để sang năm mới, không thể nảy mầm được. Vì lý do đó, nhiều người
Mỹ, nhất là các công ty trồng cây cảnh và hoa, vẫn phải mua củ
giống tận Hòa Lan.

Tôi không trồng Tulip ở Việt Nam, nhưng theo suy nghĩ của tôi, sau
khi cất giữ trong tủ đá, lúc nào mang ra trồng, thì lúc đó nó nảy
mầm, lớn lên, và trổ bông. Vì vậy, hoàn toàn có thể khống chế thời
gian trổ bông của nó bằng cách đào củ và cất giữ trong tủ đá. Muốn
bông to đẹp, thì bón phân chuồng thật tốt và nhiều.
Chào bạn anhmytran, mình rất cảm ơn bài viết của bạn. Mình đọc tương đối kỹ bài viết của bạn. Mình viết ra bài viết trên là từ kinh nghiệm mình có và các tài liệu có thể nói là hàng đầu nghiên cứu về Tulip ở miền bắc Việt Nam. Ko biết bạn đã từng sống tại miền bắc nươc ta chưa, nhưng theo bài viết của ban thì mình thấy khí hậu miền Bắc Việt Nam khác xa so với miền Đông Bắc nước Mỹ nơi bạn sống.
Quả thật nói về nghiên cứu củ giống hoa Tulip ở miền bắc nước mình là chưa có, chúng ta phải nhập khẩu giống 100%.
Bài viết của mình là áp dụng với miền bắc nước ta, đó là các thử nghiệm về cách trồng mà mình cảm thấy là tốt.
MÌnh rất quan tâm về cách sử lý củ của bạn là cho vào ngăn đá, hoặc kho lạnh có nhiệt độ <0 độ. Nhưng mình đang thắc mà dựa vào đâu mà bạn đưa ra mức 1 tuần. Mình cũng hơi thắc mắc về cánh bạn đặt củ tulip sâu 1 gang tay dưới mặt đất, và trong bài viết của bạn có nói là có thể sử dụng phân tươi.
Mình rất mong chúng ta có thêm những buổi chao đổi về loại hoa này. Cảm ơn bạn !
Khoa học tân tiến quá.
Chẳng bù cho người Mỹ trồng Tulip ngoài trời,
chịu mưa nắng, băng tuyết, không che đậy chi.
Đối với người trồng hoa để kinh doanh thì việc chỉnh đúng thời điểm là yếu tố quan trọng nhất bạn ah
 
Last edited by a moderator:
Tôi đẻ ra và lớn lên ở ngoài bắc. Tôi từng sống và làm
việc ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, và đã từng đi qua
Lai Châu, Điện Biên vào mùa đông. Cho đến 35 tuổi tôi
mới rời khỏi Việt Nam.

Cái lý lẽ phải cho vào tủ đá hay giữ ở nhiệt độ dưới
Không độ là để các giống cây xứ lạnh được trải qua mùa
đông. Cái lý lẽ phải giữ ít nhất một tuần là để thời
gian lạnh đủ cho từng tế bào của giống cây đã từng thấp
xuống độ âm. Tuy vậy, lý lẽ này chưa đủ vững chắc, vì
nó chỉ để ý đến tính chất vật lý của giống, mà chưa chắc
tính chất hóa học trong giống đã thay đổi chưa. Bạn đã
rất tinh ý nhìn ra điều này. Thực ra, hạt giống cây mùa
đông của tôi, thì tôi để trong tủ lạnh cả vài tháng. Về
việc củ Tulip, có lẽ chúng ta phải làm thí nghiệm và đối
chứng thì mới có lý lẽ đúng.

Phải đặt củ 1 gang tay dưới mặt đất, vì lý thuyết sách
vở ở Mỹ nói như vậy, và thực tế tôi đã trồng như vậy và
Tulip mọc tốt. Nên biết Tulip đẻ nhánh như Hành, Tỏi, và
các nhánh mọc ra đều cùng một độ sâu, chứ không cao dần
lên như Chuối. Trồng Chuối mấy năm, đến đời Cháu thì gốc
Chuối sẽ trồi lên mặt đất. Trồng Hành, Tỏi ở độ sâu nào,
thì con cháu nó cũng ở độ sâu ấy. Tulip cũng vậy. Khoai
Môn thì cũng đẻ nhánh cao hơn củ mẹ, nhưng củ mẹ còn đẻ
ra Giãi Khoai. Đó là củ con, nhưng ở đầu một nhánh rễ có
thể chui sâu 1 gang tay xuống để tránh mùa đông, và có
thể cách xa củ mẹ cả mét để cho khỏi bị cớm nắng. Tulip
không có tài giỏi như vậy, nên con cháu nó mọc ra cứ túm
lại một chỗ, không có đất làm ăn. Vì thế, cứ mỗi mùa hè,
Tulip tàn, thì phải đào hết lên, tách củ ra xa nhau mà
trồng thì đời con cháu mới tốt được.

Có thể bón phân tươi cho Tulip, vì trồng Tulip là bón lót
chứ không phải bón thêm. Ta đã biết bón lót là khi cây
chưa trồng, hay chưa mọc. Vì vậy, có thể bón phân tươi.
Thời gian Tulip mọc từ củ lên, thì phân đã không còn tươi
nữa rồi, và thời gian phân tan rã ra chất vô cơ, cũng là
lúc rễ Tulip hút các chất vô cơ đó. Nếu bón phân đã mục,
các chất vô cơ đó có thể bị tan ra nước trước khi rễ Tulip
hút được. Khi Tulip nảy mầm trồi lên mặt đất, bón phân hữu
cơ không mấy tác dụng, vì rễ Tulip ở cách mặt đất 1 gang
tay. Lúc đó nên bón phân đã hòa tan ra nước để ngấm sâu
xuống hơn 1 gang tay.

Bạn ở Việt Nam trồng Tulip, thì tôi không được cái kinh
nghiệm ấy. Bạn biết lúc nào nó tàn, lúc nào củ hoàn toàn
co cụm lại. Ở nơi tôi, thì Tulip tàn vào tháng Năm, tháng
Sáu, nhưng củ hoàn toàn tụ lại khô thì phải tháng Bảy tháng
Tám, nên lúc đào lên phải tháng Tám hay muộn hơn. Ở xứ băng
tuyết của tôi, người ta đào lên, rồi bón lót và trồng xuống
ngay để qua băng tuyết. Có người trồng xuống vào tháng Mười
hay giữa tháng Mười Một, trươc khi mặt đất có tuyết mà đóng
băng không thể đào đất trồng Tulip được nữa. Như vậy, thì
phân dù tươi dù hoai, cũng sẽ bị băng tuyết tan ra đông lại,
cho đến khi Tulip mọc vào tháng Ba, thì phân cũng chẳng còn
mấy chất dinh dưỡng nữa rồi. Điều đó được chứng minh là ở
đây các công ty trồng bông làm cảnh phải bón cho Tulip rất
nhiều phân, mà bông Tulip không to đẹp như Tulip Hà lan, rồi
sang năm lại phải trồng lại.

Theo lý lẽ của tôi, thì phải tìm ra thời gian giữ củ giống
Tulip bao nhiêu lâu trong tủ lạnh. Sau đó mang ra trồng ngay,
và lúc đó mới bón phân cho thích hợp, thì không tốn nhiều
phân, mà Tulip mới mọc tốt. Trước thời gian tủ lạnh, thì củ
Tulip cứ phải để ở nhiệt độ ấm bên ngoài. Ở Việt Nam không có
băng tuyết, nên ta có thể trồng bất cứ lúc nào, và có trổ bông
quanh năm theo ý muốn. Chỉ cần cái thời gian trong tủ đông lạnh
trước khi đem ra cấy mà thôi.
 

không biết tới khi nào thì VIỆT NAM mình mới không phải nhập khẩu củ giống tại HÀ LAN nữa? bản thân mình rất muốn cùng kết hợp nghiên cứu để nhân giống củ hoa tulip phục vụ thị trường trong nước nhưng trình độ kĩ thuật còn non kém rất mong nhận được nhiều thông tin hơn trên diễn đàn.
 
các bác cho e hỏi. cách trồng và chăm sóc Tuy Lip có thể áp dụng cho củ hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương) được không nhỉ
 
ở việt nam.trồng được hoa tulip,nhưng hiệu quả ko cao,hoa khi thu hoạch hay bị dài thân ngã gục và íu,nên ko được ưa chuộng
 
các bác cho e hỏi. cách trồng và chăm sóc Tuy Lip có thể áp dụng cho củ hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương) được không nhỉ
K dc đâu nè. Dạ lan hương vùi trong đất là nó thối củ luôn bạn ạ
 
Hoa Tulip là một loại hoa không mới xa lạ đối với những bạn chơi hoa, với nhiều màu sắc phong phú, và với mỗi màu sắc của nó lại có ý nghĩa riêng. Vì vậy có rất nhiều người yêu quý loại hoa này. Tuy nhiên để trồng đươc loại hoa này và nở vào thời điểm chúng ta mong muốn thì không phải chuyện đơn giản. Vì vậy bằng những tài liệu mình có và một chut kinh nghiệm thực tế của mình, mình viết bài viết dưới đây để chia sẻ cùng các bạn.

I. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.
1. Ánh sáng :Tulip yêu cầu cường độ ánh sáng ở mức trung bình đến yếu.
Trong điều kiện trồng vào những ngày nắng, thì cần che bớt ánh sáng, nêu trời dâm mát, không cần che ánh sáng, chỉ cần che mưa, sương muối.

2. Nhiệt độ : Tuylip là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 14-20oC, ban đêm là 10oC - 12oC. Dưới 8oC và trên 22oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.

3. Độ ẩm: Đất (hoặc giá thể) quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Tuylip. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75-80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm đất 65-70%). Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây Tuylip.

4. Đất : Tuylip không nên trồng trực tiếp vào đất mà trồng trên giá thể, tốt nhất là giá thể 2/3 mụn sơ dừa (hoặc mùn cưa) + 1/3 phân chuồng khô hoai, thoát nước tốt, pH từ 5,5-6,5.

III. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

3.1. Thời vụ trồng

Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Mộc Châu, SaPa có thể trồng quanh năm, còn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chỉ nên trồng vào tháng 11 âm lịch, để thu hoạch vào tết Nguyên Đán. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống Tuylip (từ 45-55 ngày) để chọn thời điểm trồng cho phù hợp.

Tùy theo các giống mà thời gian sinh trưởng khác nhau, sau đây là 1 số giống phổ biến:

I. Ở điều kiện Hà Nội


TT


Chủng loại


Mức độ sinh trưởng


TG sinh trưởng (ngày)*

1


Ad rem


Trung bình


36

2

Leen van der mark


Chậm


38

3


Ile france


Trung bình


36

4


Purpleflag


Nhanh


34

5


Strong gold


Trung bình


36

6


Kees Nelis


Trung bình


36

Trong đó thời gian để trong kho lạnh với điều kiện nhiệt độ 10-120C là 14-16 ngày
Ghi chú : Ad rem ( Màu cam ), Leen van der mark ( Màu Đỏ viền trắng ), Ile france ( Màu đỏ tươi ), Purpleflag ( Màu tím ), Strong gold ( Màu vàng ), Kees Nelis ( Màu đỏ viền vàng ).
II. Ở điều kiện Mộc Châu


TT


Chủng loại


Mức độ sinh trưởng


TG sinh trưởng (ngày)*

1


Ad rem


Trung bình


46

2

Leen van der mark


Chậm


48

3


Ile france


Trung bình


46

4


Purpleflag


Nhanh


44

5


Strong gold


Trung bình


46

6

Kees Nelis


Trung bình


46

Trong đó thời gian để trong kho lạnh với điều kiện nhiệt độ 10-120C là 5-7ngày

3.2. Chuẩn bị nhà che : Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng Tuylip trong nhà có mái che: có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới trung bình, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.

3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Chọn củ giống

Củ giống phải đồng đều, không bị trầy xước, đã bật mầm, cỡ củ 12/14( hoặc 12+), củ nhập từ Hà Lan, đã xử lý nảy mầm....

Chọn giống hoa: nên chọn các loại giống có các màu sắc khác nhau như Vàng, đỏ, viền đỏ, tím, hồng, cà rốt...Mộ số giống đã được thử nghiệm và kết luận phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam là các giống : Strong gold; Ad rem; Ile france , Barcelona; Purpleflag, Kung Fu..

2. Kỹ thuật vào chậu

Chọn chậu trồng Tuylip bằng sành, nhựa hoặc túi bầu nilong có đường kính 18-20cm. 1 chậu trồng 3 -5 củ. Cho giá thể vào 2/3 chậu, (thành phần giá thể như nói ở trên) đặt củ tulip vàp đó, sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ, đặt chậu vào trong kho lạnh, để chế độ kho lạnh như sau:

Ngày đầu tiên để 120 C; 3 ngày sau giảm dần, mỗi ngày giảm 10 C, cho đến ngày thứ 4 để ở chế độ 8-90 C, và giữ điều kiện nhiệt độ này ổn định trong thời gian 4-5 ngày, sau đó lại tăng dần nhiệt độ nên mỗi ngày 20 C, khi nhiệt độ đạt được 13-140C giữ, thêm nhiệt độ này trong 1 ngày nữa, sau đó cho ra ngoài tự nhiên, hoặc nhà lưới. Như vậy tổng thời gian từ khi cho vào kho lạnh xử lý, đến khi đưa ra ngoài, mất 12-14 ngày.

Tùy theo tình hình thời tiết ngoài tự nhiên lúc đó mà ta có thể cho ra ngoài sớm hơn, hoặc muộn hơn, nếu thời tiết ngoài trời dâm mát, thì ta cho ra sớm hơn 1-2 ngày, ngược lại nếu thời tiết nóng, ta có thể cho ra muộn hơn 2-3 ngày

Khi cho ra ngoài kho lạnh, ta xếp chậu theo luống cho bằng phẳng, mỗi luống 6 -8 chậu/ hàng

Tù khi đưa cây ra khỏi kho lạnh đến lúc cây ra hoa kéo dài khoảng 22- 24 ngày

3. Kỹ thuật tưới nước

Luôn chú ý giữ giá thể luôn ẩm tránh để củ khô, giúp rễ củ hút nước và dinh dưỡng tốt. Có thể kiểm tra bằng dụng cụ đo độ ẩm ( gọi là ẩm kế), để độ ẩm đất đạt 80-85%, nếu không có dụng cụ đo thì kiểm tra bằng tay, bằng mắt, sao cho không được khô quá hoặc đọng lại nước ở giá thể

4. Kỹ thuật bón phân thúc

- Lượng phân bón cho 1.000 chậu

Dùng phân Soul plant ( trong đó đã có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng để bón cho cây)

- Cách bón:

Trong 1 tuần đầu sau trồng, chưa cần bón phân. Sau khi mầm Tuylip cao 10-12cm thì tiến hành tưới (hoặc phun), cứ 3-5 ngày phun 1 lần, hòa phân trên với nồng độ 0,2% để phun, phun đều ướt đẫm lá.

Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu..…

5. Điều khiển sinh trưởng cho Tuylip

- Biện pháp tăng tốc độ sinh trưởng, phát dục:

Trong điều kiện mùa đông, khi đã ấn định thời điểm thu hoạch, nếu trước khi thu hoạch 8 - 10 ngày, nụ hoa vẫn nhỏ hơn 1cm, có thể dùng nilon quây kín và thắp điện 4 tiếng vào ban đêm có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của Tuylip (làm hoa nở sớm hơn khoảng 2-3 ngày so với không tác động).

- Biện pháp giảm tốc độ sinh trưởng, phát dục: Muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của Tuylip cần tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách che nắng.

IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA
4.1. Thu hoạch

Thời gian thu tốt nhất khi nụ phình to và bắt đầu có màu. Có thể mang cả chậu đi tiêu thụ.

4.2. Bao gói

Bao giấy cho từng chậu hoa và cho các chậu hoa vào thùng caton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 8-10oC.

V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
5.1. Sâu hại: Tuylip rất ít bị sâu hại, một số loại sâu hại chính là:

1. Rệp:chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.

- Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở những năm độ ẩm cao.

- Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

2. Sâu đục rễ, củ:

- Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ.

- Phòng trừ: Không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất 1kg/ 1m3 giá thể

3. Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám)

- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non

- Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 10 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 10 lít, Ofatox 400 EC liều lượng 8 - 10 ml/bình 10 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 10 lít, phun 2 bình cho 1.000 chậu.

5.2. Bệnh hại

1. Bệnh thối gốc, rễ:

- Triệu chứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên, lá bị vàng, nếu bệnh nặng, thân bị cong queo, dòn, gãy

- Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất; dùng thuốc sát khuẩn phun vào giá thể trước khi trồng; giữ cho đất thoát nước tốt, không được để đất ẩm ướt lâu; che nắng để giảm nhiệt độ đất và giữ ẩm.

2. Bệnh mốc tro:

- Triệu chứng: Bệnh hại lá, nụ, hoa. Trên lá thường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều, màu nâu trong suốt, trời ẩm ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng. Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa

- Phòng trừ : Không tưới đẫm nước, không tưới lên lá và để nước đọng ở rãnh; Dùng thuốc phun phòng : Funguran 50 WP, champion 75WP, liều lượng 15-20 g / bình 10 lít, phun 2 bình cho 1.000 chậu.


Chúc các bạn thành công !

Các bạn nào có nhu cầu mua củ giống về trồng kinh doanh, hoặc mua hoa thành phẩm bán vào dịp tết liên hệ với mình nhé.
Nguyễn Tuấn 0962.209.813 hoặc Email: tuank6tthv1@gmail.com
bạn có tài liệu nào nghiên cứu mới nhất về hoa tulip và các thống kê về chủng loại, diện tích, số lượng, ... về các loại hoa ở việt nam và trên thế giới không.
nếu có cho mình xin với. mình đang làm đề tài tốt nghiệp về hoa tulip, đang thiếu một số tài liệu trong phần tổng quan tài liệu mà toàn các số liệu cũ không ak, hx. từ 2010 trở xuống thôi.
mình cảm ơn bạn nhiều nhé !
Tôi đẻ ra và lớn lên ở ngoài bắc. Tôi từng sống và làm
việc ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, và đã từng đi qua
Lai Châu, Điện Biên vào mùa đông. Cho đến 35 tuổi tôi
mới rời khỏi Việt Nam.

Cái lý lẽ phải cho vào tủ đá hay giữ ở nhiệt độ dưới
Không độ là để các giống cây xứ lạnh được trải qua mùa
đông. Cái lý lẽ phải giữ ít nhất một tuần là để thời
gian lạnh đủ cho từng tế bào của giống cây đã từng thấp
xuống độ âm. Tuy vậy, lý lẽ này chưa đủ vững chắc, vì
nó chỉ để ý đến tính chất vật lý của giống, mà chưa chắc
tính chất hóa học trong giống đã thay đổi chưa. Bạn đã
rất tinh ý nhìn ra điều này. Thực ra, hạt giống cây mùa
đông của tôi, thì tôi để trong tủ lạnh cả vài tháng. Về
việc củ Tulip, có lẽ chúng ta phải làm thí nghiệm và đối
chứng thì mới có lý lẽ đúng.

Phải đặt củ 1 gang tay dưới mặt đất, vì lý thuyết sách
vở ở Mỹ nói như vậy, và thực tế tôi đã trồng như vậy và
Tulip mọc tốt. Nên biết Tulip đẻ nhánh như Hành, Tỏi, và
các nhánh mọc ra đều cùng một độ sâu, chứ không cao dần
lên như Chuối. Trồng Chuối mấy năm, đến đời Cháu thì gốc
Chuối sẽ trồi lên mặt đất. Trồng Hành, Tỏi ở độ sâu nào,
thì con cháu nó cũng ở độ sâu ấy. Tulip cũng vậy. Khoai
Môn thì cũng đẻ nhánh cao hơn củ mẹ, nhưng củ mẹ còn đẻ
ra Giãi Khoai. Đó là củ con, nhưng ở đầu một nhánh rễ có
thể chui sâu 1 gang tay xuống để tránh mùa đông, và có
thể cách xa củ mẹ cả mét để cho khỏi bị cớm nắng. Tulip
không có tài giỏi như vậy, nên con cháu nó mọc ra cứ túm
lại một chỗ, không có đất làm ăn. Vì thế, cứ mỗi mùa hè,
Tulip tàn, thì phải đào hết lên, tách củ ra xa nhau mà
trồng thì đời con cháu mới tốt được.

Có thể bón phân tươi cho Tulip, vì trồng Tulip là bón lót
chứ không phải bón thêm. Ta đã biết bón lót là khi cây
chưa trồng, hay chưa mọc. Vì vậy, có thể bón phân tươi.
Thời gian Tulip mọc từ củ lên, thì phân đã không còn tươi
nữa rồi, và thời gian phân tan rã ra chất vô cơ, cũng là
lúc rễ Tulip hút các chất vô cơ đó. Nếu bón phân đã mục,
các chất vô cơ đó có thể bị tan ra nước trước khi rễ Tulip
hút được. Khi Tulip nảy mầm trồi lên mặt đất, bón phân hữu
cơ không mấy tác dụng, vì rễ Tulip ở cách mặt đất 1 gang
tay. Lúc đó nên bón phân đã hòa tan ra nước để ngấm sâu
xuống hơn 1 gang tay.

Bạn ở Việt Nam trồng Tulip, thì tôi không được cái kinh
nghiệm ấy. Bạn biết lúc nào nó tàn, lúc nào củ hoàn toàn
co cụm lại. Ở nơi tôi, thì Tulip tàn vào tháng Năm, tháng
Sáu, nhưng củ hoàn toàn tụ lại khô thì phải tháng Bảy tháng
Tám, nên lúc đào lên phải tháng Tám hay muộn hơn. Ở xứ băng
tuyết của tôi, người ta đào lên, rồi bón lót và trồng xuống
ngay để qua băng tuyết. Có người trồng xuống vào tháng Mười
hay giữa tháng Mười Một, trươc khi mặt đất có tuyết mà đóng
băng không thể đào đất trồng Tulip được nữa. Như vậy, thì
phân dù tươi dù hoai, cũng sẽ bị băng tuyết tan ra đông lại,
cho đến khi Tulip mọc vào tháng Ba, thì phân cũng chẳng còn
mấy chất dinh dưỡng nữa rồi. Điều đó được chứng minh là ở
đây các công ty trồng bông làm cảnh phải bón cho Tulip rất
nhiều phân, mà bông Tulip không to đẹp như Tulip Hà lan, rồi
sang năm lại phải trồng lại.

Theo lý lẽ của tôi, thì phải tìm ra thời gian giữ củ giống
Tulip bao nhiêu lâu trong tủ lạnh. Sau đó mang ra trồng ngay,
và lúc đó mới bón phân cho thích hợp, thì không tốn nhiều
phân, mà Tulip mới mọc tốt. Trước thời gian tủ lạnh, thì củ
Tulip cứ phải để ở nhiệt độ ấm bên ngoài. Ở Việt Nam không có
băng tuyết, nên ta có thể trồng bất cứ lúc nào, và có trổ bông
quanh năm theo ý muốn. Chỉ cần cái thời gian trong tủ đông lạnh
trước khi đem ra cấy mà thôi.
bạn có tài liệu nào nghiên cứu mới nhất về hoa tulip và các thống kê về chủng loại, diện tích, số lượng, ... về các loại hoa ở việt nam và trên thế giới không.
nếu có cho mình xin với. mình đang làm đề tài tốt nghiệp về hoa tulip, đang thiếu một số tài liệu trong phần tổng quan tài liệu mà toàn các số liệu cũ không ak, hx. từ 2010 trở xuống thôi.
mình cảm ơn bạn nhiều nhé !
 
Mình dang trồng thủy canh tuylip, đã cao tầm 20 phân rồi, nhưng hiện tại phần thân cây có hiện tượng như bị úng nước , mọi người có biết là tại sao không ạ
 
Thủy canh thì bị úng nước là đúng rồi.
Thủy canh mà bị khô hạn thì mới lạ chứ.

Nước Mỹ trồng Tulip không bao giờ cắt
bông đi cả. Người ta trồng làm cảnh.
 
Thủy canh thì bị úng nước là đúng rồi.
Thủy canh mà bị khô hạn thì mới lạ chứ.

Nước Mỹ trồng Tulip không bao giờ cắt
bông đi cả. Người ta trồng làm cảnh.
Chào Bác ammytran. Lâu rồi em mới vào đọc lại bài kỹ thuật trồng Tulip em đăng. Em đọc lại những bình luận của bác. Thật sự cảm ơn các góp ý của Bác. Nhưng theo em nhìn nhận, bài viết này em viết lên để các thành viên trong diễn đàn trồng Tulip tại Việt Nam. Bác thường đề cập đến việc trồng tại Mỹ. Tuy các yếu tố ảnh hưởng đến cây Tulip giữa Việt Nam và Mỹ sẽ khác nhiều Bác ah.
Em không biết Bác đã trồng Tulip tại Việt Nam, cụ thể là miền Bắc chưa ah. Nhưng em đang trồng kinh doanh về Lily và Tulip đến số lượng chục vạn cho mỗi loại rồi ah. Nên em nghĩ rằng những gì Bác đưa ra lời khuyên cho các thành viên nên gần với thực tế hơn ah. Vì chủ yếu các thành viên muốn hỏi để các bạn trồng tại Việt Nam.
Em xin giới thiệu với Bác, em là người bán củ giống Lily và Tulip, nhưng không phải vì bán giống mà em chỉ tư vấn trồng cho những khách hàng mua giống của em. Tất cả các bạn khi gọi cho em dù là khách hàng của em hay lấy giống nơi khác em đều tư vấn nhiệt tình, mong sao cho tất cả cùng phát triển vì nền nông nghiệp Việt Nam.
Em vậy không có ý trách Bác, tất nhiên mình còn phải học hỏi rất nhiều đặc biệt là những nước phát triển về nông nghiệp. Hiện nay Việt Nam mình chưa sản xuất được củ giống hoa Lily và Tulip. 100% mình phải nhập khẩu. Mong được Bác chỉ giáo thêm!
bạn có tài liệu nào nghiên cứu mới nhất về hoa tulip và các thống kê về chủng loại, diện tích, số lượng, ... về các loại hoa ở việt nam và trên thế giới không.
nếu có cho mình xin với. mình đang làm đề tài tốt nghiệp về hoa tulip, đang thiếu một số tài liệu trong phần tổng quan tài liệu mà toàn các số liệu cũ không ak, hx. từ 2010 trở xuống thôi.
mình cảm ơn bạn nhiều nhé !

bạn có tài liệu nào nghiên cứu mới nhất về hoa tulip và các thống kê về chủng loại, diện tích, số lượng, ... về các loại hoa ở việt nam và trên thế giới không.
nếu có cho mình xin với. mình đang làm đề tài tốt nghiệp về hoa tulip, đang thiếu một số tài liệu trong phần tổng quan tài liệu mà toàn các số liệu cũ không ak, hx. từ 2010 trở xuống thôi.
mình cảm ơn bạn nhiều nhé !
Chào bạn, xin lỗi vì đã trả lời thư của bạn muộn. Mình có việc nên lâu rồi chưa vào diễn đàn. Bạn có thể trực tiếp đến Viện Rau Quả gặp chú Đông, cô Hồng bên bộ môn hoa. Đây là nơi nghiên cứu nên mình nghĩ những tài liệu bạn cần các Bác đấy sẽ có, vì trong đấy có nhiều đề tài cấp nhà nước về cây này bạn ah. Chúc bạn thanh công!
 
Bạn nói bạn có kinh nghiệm trồng Tulip ở Việt Nam
mà tôi thì không có. Đúng vậy. Nhưng bạn có sai,
và tôi chỉ ra chỗ sai đó. Kinh nghiệm mà có sai,
thì không phải kinh nghiệm tốt, và mọi người không
nên học cái sai đó. Cái sai tôi kể ra sau đây:

1- Tulip không sợ sương muối và băng tuyết. Nếu
nó bị sương muối, khi sương muối tan, nó trở lại
tươi tốt ngay.

2- Thực tế Tulip trồng ở vườn nhà tôi, nắng có
thể nóng trên 30 độ, và đêm rét có thể 0 độ, nhưng
Tulip vẫn nở bông tốt. Nó không phải trổ bông trong
vài ngày, mà thực tế là vài tháng, vi trổ bông từ
củ nó ở dưới đất khi còn âm dưới 0 độ vào cuối tháng
Tư đến giữa tháng Năm, đến khi bông nở thì có ngày
rét, cũng có ngày nắng. Ngày nắng trên 30 độ thì
rất thường xảy ra. Vậy có khác chi Hà Nội? Chỉ khác
Sài Gòn thôi. Sài gòn không nóng bằng Hà Nội, nhưng
không thể rét như Hà Nội. Chuối cũng vậy. Buồng nó
mọc từ củ lên rồi trổ ra trên ngọn. Trong thời gian
dài ấy, bất cứ rét nóng nào cũng đều ảnh hưởng đến
buồng chuối. Thế nhưng chúng ta ít thấy cây chuối
nào trổ buồng đến lưng chừng rồi không ra buồng
chuối nữa. Tulip cũng vậy. Bất cứ mầm nào đã trổ
lá trên đất, cho dù thời tiết xấu, nóng rét đến
đâu, đều trổ bông, và đều cỡ cả vườn. Có thể chắc
chắn rằng, nếu ta chăm sóc từ sớm, mỗi lá mọc lên
đều to, thì sau 4-5 lá,lá sau to hơn lá trước, sẽ
là một bông Tulip to, và to thì mới đẹp.

3- Tulip hàng vạn cây ở Mỹ đều trồng xuống đất.
Chả lẽ Việt Nam lại khác? Chỉ khác ở chỗ, trồng xuống
đất, khi bán, phải đào lên, và chuyện đó nhất định
ảnh hưởng xấu tới cả cụm. Người Mỹ trồng Tulip làm
cảnh, cũng có người bày cụm Tulip trong nhà, và cũng
có người cắt bông Tulip bỏ bình. Bày cụm Tulip trong
nhà thì ắt phải trồng trong chậu rồi, và đặt ngoài
trời, cho đến khi bông sắp nở, mới bày trong nhà.
Trồng trong chậu, thì không nên cho đất, vì đất nặng
và bẩn. Trồng bằng xơ dừa trộn phân hữu cơ đã hoai
(cho khỏi có mùi thối) thì rất nhẹ, mang vác dễ dàng.
Nếu trồng làm cảnh, thì đương nhiên trồng xuống đất.
 
có thể chỉ cho em cách trồng tulip bằng thủy canh không ạ? hiện nay em đã bóc vỏ để vào tủ lạnh vs giấy ẩm, bầy giờ bỏ ra trồng thủy canh thì chỉ cần đổ nước lạnh cho sỏi vào đặt củ lên trên vừa chạm vào nước, phải không ạ?
 
có thể chỉ cho em cách trồng tulip bằng thủy canh không ạ? hiện nay em đã bóc vỏ để vào tủ lạnh vs giấy ẩm, bầy giờ bỏ ra trồng thủy canh thì chỉ cần đổ nước lạnh cho sỏi vào đặt củ lên trên vừa chạm vào nước, phải không ạ?
Chào bạn, để trồng thủy canh tốt bạn nên trồng củ Tulip vào dung dịch thủy canh. Vì dung dịch này có đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển, nếu bạn chỉ trồng vào nước Tulip vẫn sử dụng dinh dưỡng trong củ là chủ yếu, nên cây vẫn phát triển nhưng không được đẹp bạn ah.
Hiện nay Tulip chưa phải vụ chính ngoài Bắc nên gần như chưa có đơn vị nào chuyển củ giống nhập khẩu về mà chỉ nhận đặt hàng. Nếu bạn lấy hàng tại Đà Lạt thì có thể là hàng chuẩn, nhưng nến thời điểm này bạn mua ngoài Hn thì 100% củ sử lý lại, rất khó ra hoa bạn ah!
Chúc bạn thành công!
 


Back
Top